Luận án Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long

Vai trò trung gian của năng lực tâm lý trong mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ, giữa TNXHDN và sự hài lòng công việc(H7): Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực tâm lý có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa TNXHDN và sự hài lòng công việc (giá trị P-value <0,05; hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0,212). Theo Larson & Luthans (2006), những giá trị năng lực tâm lý mang lại có thể tiên đoán thái độ của NLĐ với công việc, với tổ chức. Những giá trị này có được nhờ vào kết quả thực hiện các chương trình TNXHDN đối với NLĐ. Kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng việc hiểu tích cực về các hoạt động TNXHDN của một tổ chức không chỉ giúp tổ chức nâng cao năng lực tâm lý NLĐ bằng cách mang lại cho họ nhiều sự tự tin, sự hy vọng, sự lạc quan, sự kiên cường mà còn đem lại sự hài lòng của họ với công việc. Thực tiễn cho thấy, NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL dường như thích làm việc cho các tổ chức có thực hiện các chương trình TNXHDN vì nó cung cấp cơ hội phát triển cá nhân và cung cấp sự hỗ trợ tâm lý cần thiết cho NLĐ giúp họ luôn có sự tự tin, sự hy vọng, sự lạc quan và sự kiên cường, điều này ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ với công việc. Kết quả này tương đồng với kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây như Demerouti et al. (2010), Luthans et al. (2010), Avey et al. (2011), Idris & Manganaro (2017), Al-Ghazali et al. (2021), Al-Ghazali & Sohail (2021), Hazzaa et al. (2022). Như vậy có thể kết luận, năng lực tâm lý có vai trò là trung gian trong mối quan hệ giữa TNXHDN và sự hài lòng công việc của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL. (H8): Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực tâm lý có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức (giá trị P-value <0,05; hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0,197). Kết quả thú vị này ngụ ý rằng các hoạt động TNXHDN có thể xây dựng nhận thức tích cực ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, từ đó có thể kích hoạt việc tạo ra năng lực tâm lý tai nơi làm việc, thúc đẩy sự gắn kết tổ chức.

pdf235 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯỜNG KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ NGÀNH: 62340102 THÁNG 3/2024 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯỜNG KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG MSNCS: P1316005 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ NGÀNH: 62340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS. VÕ HÙNG DŨNG TS. NGUYỄN VĂN HỒNG THÁNG 3/2024 THÔNG TIN TỔNG QUÁT Họ tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG Mã số NCS: P1316005 Giới tính: Nữ Ngày tháng năm sinh: 21/11/1978. Nơi sinh: Tiền Giang Điện thoại: 0903.119.218 Đơn vị công tác: Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang Địa chỉ hiện nay: 722 Ấp 2, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Tốt nghiệp Đại học ngành: Ngoại Thương. Năm: 2000, tại: Trường Đại học Cần Thơ. Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh. Năm: 2013, tại: Trường Đại học Cần Thơ. Hình thức đào tạo tiến sĩ: Không tập trung Thời gian đào tạo: 4 năm Tên luận án tiến sĩ (định hướng): Trách nhiệm xã hội trong quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam. Tên luận án tiến sĩ (đề cương): Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh. Mã ngành: 62340102 Người hướng dẫn chính: TS. Võ Hùng Dũng. Địa chỉ: Thành phố Cần Thơ Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Văn Hồng. Địa chỉ: Thành phố Cần Thơ. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận án này với tựa đề là “Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” do nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Phương thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Võ Hùng Dũng và TS. Nguyễn Văn Hồng. Luận án đã báo cáo và được Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ thông qua ngày ................... Luận án đã được chỉnh sửa theo góp ý và được Hội đồng đánh giá luận án xem lại. Thư ký Ủy viên Ủy viên Phản biện 3 Phản biện 2 Phản biện 1 Người hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học TS. Võ Hùng Dũng và TS. Nguyễn Văn Hồng đã tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và trách nhiệm giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn tập thể Quý Thầy Cô Trường Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Xin gửi lời cám ơn chân thành đến Quý Lãnh đạo, anh, chị, em đang làm việc tại các Sở, Cơ quan ban ngành, Cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp thủy sản các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp thông tin quý báu cho tôi thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2024 Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Phương i TÓM TẮT Thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long là xu hướng tất yếu khi Việt Nam bước vào quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cam kết về quyền và lợi ích của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế. Trong những năm gần đây, tình hình nhân sự tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long luôn có nhiều biến động cả về số lượng lẫn chất lượng, người lao động chưa thật sự gắn kết với doanh nghiệp, chưa đặt hết tình cảm vào doanh nghiệp, chưa tận tâm và có trách nhiệm với công việc. Trước thực trạng này, nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến với sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện nhằm đo lường nhận thức của người lao động về tác động trách nhiệm xã hội xã hội doanh nghiệp đến với sự gắn kết tổ chức thông qua vai trò trung gian của sự hài lòng công việc và năng lực tâm lý tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu vận dụng kết hợp hai lý thuyết bản sắc xã hội (SIT) và lý thuyết trao đổi xã hội (SET). Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được áp dụng. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Vasep, báo cáo thường niên của các doanh nghiệp. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 518 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long, sau đó xử lý và đánh giá bộ dự liệu thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu đã xác nhận sự tồn tại của các khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai, lý thuyết bản sắc xã hội (SIT) và lý thuyết trao đổi xã hội (SET) phù hợp để vận dụng đo lường tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động qua hai biến số trung gian năng lực tâm lý và sự hài lòng công việc. Kết quả có tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và sự gắn kết của người lao động; có tồn tại mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và sự gắn kết thông qua vao trò trung gian của năng lực tâm lý và sự hài lòng công việc. Ngoài ra, năng lực tâm lý còn là biến số trung gian trong mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và sự hài lòng công việc. Đây là điểm mới của luận án giải quyết khoảng trống kiến thức của các nghiên cứu trước góp phần xác định cấu trúc của tác động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long. ii Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, năng lực tâm lý, sự hài lòng công việc và sự gắn kết thay đổi theo loại hình doanh nghiệp (nơi làm việc). Căn cứ vào kết quả, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, hài lòng công việc, năng lực tâm lý và sự gắn kết giúp các doanh nghiệp thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nâng cao sự gắn kết của người lao động, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần khẳng định vị thế của ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu là cơ sở nền tảng giúp các nghiên cứu tương lai khám phá sâu hơn mối quan hệ này ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau giúp cho các nhà hoạch định có chiến lược đúng đắn trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Từ khóa: năng lực tâm lý, sự gắn kết, sự hài lòng công việc, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. iii ABSTRACT Towards the process of economic market integration and sustainable development in Vietnam, several seafood companies in the Mekong Delta make an effort to implement corporate social responsibility (CSR) for the employees. However, there exists several constraints regarding the rights and interests of employees under the commitments in those companies. In recent years, the situation of employees at seafood companies in the Mekong Delta has been increasing and fluctuated in quantity and quality. Employees are not really committed to the seafood companies, do not put all their loving into seafood companies, do not care and responsible for work. Given this situation, research on the impact of CSR to employees commitment at seafood companies in the Mekong Delta to measure employees’ perceptions of the impacting of CSR to employees commitment via the mediating role of job satisfaction and psychological capacity at seafood companies in the Mekong Delta. To achieve the above aims, a combination of two theories, namely, the social identity (SIT) and the social exchange (SET) was used in this reasearch. Moreover, both qualitative and quantitative research methods were employed for the analysis of data. Secondary data is collected from Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP) reports and annual reports of seafood companies in the Mekong Delta. Primary data was collected from 518 employees working at seafood companies in the Mekong Delta, then processed and evaluated through Cronbach’s Alpha reliability coefficient, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA), linear structural model analysis (SEM). The research results have confirmed the existence of the concepts of CSR, psychological capacity, job satisfaction and employees commitment at seafood companies in the Mekong Delta. Secondly, SIT and SET are suitable to apply to measure the impacts of CSR on employees commitment via two intermediate variables: psychological capacity and job satisfaction. As a result, existing a direct relationship between CSR and employees commitment; existing an indirect relationship between CSR and employees commitment via the mediating role of psychological capacity and job satisfaction. In addition, psychological capacity is also an intermediate variable in the relationship between CSR and job satisfaction. This is a new point of the research that addresses the knowledge gap of previous studies, contributing to determining the structure of the impact of CSR on employees commitment at seafood companies in the Mekong Delta. iv In addition, the result of multi-group structural analysis shows that business type (workplace) significantly influenced the relationship between CSR, psychological capacity, job satisfaction and employees commitment. Based on the results, the study proposes management implications related to CSR, job satisfaction, psychological capacity and employees commitment to help the seafood companies in the Mekong Delta Region perform CSR well, enhancing employees commitment, improving business performance, contributing to affirming the position of the seafood industry in the Mekong Delta in particular and Vietnam in general. The research results are the foundation for future research to further explore this relationship in different fields and industries, helping the managers have the right strategies in human resource management. Keywords: employees commitment, job satisfaction, psychological capacity, corporate social responsibility v LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Ngọc Phương, là nghiên cứu sinh ngành Quản trị kinh doanh, khóa 2016 (đợt 1). Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến với sự gắn kết của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi được sự hướng dẫn của TS. Võ Hùng Dũng và TS. Nguyễn Văn Hồng. Các thông tin được sử dụng tham khảo trong luận án được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được tôi trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở phần Danh mục Tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là do chính tôi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác đã được công bố trước đây. Tôi xin lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này. Cần Thơ, ngày 12 tháng 3 năm 2024 Người hướng dẫn chính Tác giả thực hiện TS. Võ Hùng Dũng Nguyễn Thị Ngọc Phương vi MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................................................1 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn................................................................................................... 1 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết................................................................................................... 3 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................5 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................... 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 5 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 6 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 6 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 6 1.4.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................................. 6 1.4.3 Phạm vi không gian nghiên cứu ...........................................................................6 1.4.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu ................................................................................ 7 1.4.5 Phạm vi về nội dung nghiên cứu ........................................................................... 7 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA LUẬN ÁN .............................. 7 1.5.1 Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................7 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................8 1.6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN................................................................................... 9 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................11 2.1 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ........................................................11 2.1.1 Sự ra đời và phát triển các quan niệm TNXHDN...................................................11 2.1.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động.....................................14 2.1.3 Các thành phần đo lường TNXHDN đối với người lao động.................................16 2.2 SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ..........................................19 2.2.1 Khái niệm sự gắn kết tổ chức của người lao động ................................................19 2.2.2 Các thành phần đo lường sự gắn kết tổ chức của người lao động........................20 2.3 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CÓ LIÊN QUAN ...............................................22 2.3.1 Lý thuyết các bên có liên quan (Stakeholders Theory) .............................22 2.3.2 Lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory - SIT) .......................................23 2.3.3 Lý thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory - SET)....................................24 2.4 CÁC TRUNG GIAN TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA TNXHDN VÀ SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG................................................................26 2.4.1 Sự hài lòng công việc của người lao động .............................................................28 vii 2.4.2 Năng lực tâm lý của người lao động ......................................................................30 2.5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................33 2.5.1 Các nghiên cứu liên quan đến TNXHDN..............................................................33 2.5.2 Các nghiên cứu liên quan đến TNXHDN đối với người lao động .........................34 2.5.3 Các nghiên cứu liên quan đến TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của người lao động .......................................................................................................................................36 2.5.4 Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL .........................................42 2.6 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .......................................................................44 2.7 GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................46 2.7.1 Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................46 2.7.2 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................................55 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................58 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................................58 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU......................................................................................61 3.2.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................61 3.2.2 Nghiên cứu định lượng..........................................................................................72 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 88 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................89 4.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN ĐBSCL .........................89 4.1.1 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL .............................89 4.1.2 Tình hình lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL ...................................93 4.1.3 Tình hình thực hiện TNXHDN đối với người lao động tại các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL ...................................................................................................................94 4.2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TNXHDN ĐẾN SỰ GẮN KẾT TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN ĐBSCL .................99 4.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................................99 4.2.2 Kết quả kiểm định thang đo..................................................................................102 4.2.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................................111 4.3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................120 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 127 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................128 5.1 KẾT LUẬN............................................................................................................128 5.2 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ....................................................................129 5.3 HÀM Ý QUẢN TRỊ ..........................................................................................131 5.3.1 Nâng cao thực hiện các hoạt động TNXHDN....................................................131 viii 5.3.2 Nâng cao sự hài lòng công việc của người lao động..........................................134 5.3.3 Nâng cao năng lực tâm lý người lao động..........................................................134 5.3.4 Nâng cao sự gắn kết tổ chức của người lao động ..............................................136 5.3.5 Hàm ý khác .........................................................................................................137 5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...139 5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu.....................................................................................139 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................140 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 141 ix PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1: Đánh giá tổng quan tài liệu lược khảo ......................................................... 1 Phụ lục 2: Danh sách lãnh đạo, chuyên gia, người lao động tham gia khảo sát ............ 7 Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn nghiên cứu định tính ......................................................... 9 Phụ lục 4: Tóm tắt kết quả khảo sát định tính lần 1 ..................................................... 11 Phụ lục 5: Thang đo gốc các yếu tố trong mô hình nghiên cứu ................................... 15 Phụ lục 6: Kết quả hiệu chỉnh các thang đo ................................................................. 21 Phụ lục 7: Phiếu phỏng vấn sơ bộ .............................................................................. 27 Phụ lục 8: Danh sách doanh nghiệp tham gia khảo sát chính thức .............................. 32 Phụ lục 9: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ.......................................................... 36 Phụ lục 10: Phiếu phỏng vấn chính thức ...................................................................... 39 Phụ lục 11: Kết quả EFA cho nghiên cứu chính thức .................................................. 44 Phụ lục 12: Kết quả CFA cho mô hình tới hạn............................................................. 53 Phụ lục 13: Kết quả SEM mô hình lý thuyết ............................................................... 54 Phụ lục 14: Kết quả kiểm định vai trò trung gian ........................................................ 56 Phụ lục 15: Phân tích đa nhóm ..................................................................................... 59 x DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Sự ra đời và phát triển các quan niệm TNXHDN .......................................... 12 Bảng 2.2 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu............................................................... 54 Bảng 2.3 Các thành phần trong mô hình nghiên cứu .................................................... 56 Bảng 3.1 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính (lần 1) ........................................ 62 Bảng 3.2 Kết quả tham vấn ý kiến các chuyên gia (lần 2)........................................... 64 Bảng 3.3 Thang đo TNXHDN đối với người lao động ................................................. 66 Bảng 3.4 Thang đo năng lực tâm lý của người lao động .............................................. 69 Bảng 3.5 Thang đo sự hài lòng công việc của người lao động ..................................... 70 Bảng 3.6 Thang đo sự gắn kết tổ chức của người lao động ......................................... 71 Bảng 3.7 Kết quả kiểm định sơ bộ hệ số tin cậy Cronbach's Alpha các thang đo......... 74 Bảng 3.8 Tổng hợp kết quả kiểm định sơ bộ nhân tố khám phá EFA........................... 77 Bảng 3.9 Thang đo chính thức các khái niệm trong mô hình nghiên cứu..................... 78 Bảng 3.10 Kích thước mẫu nghiên cứu.......................................................................... 82 Bảng 4.1 Tình hình phát triển các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL ................................89 Bảng 4.2 Sản lượng thủy sản ĐBSCL giai đoạn 2016-2022........................................ 90 Bảng 4.3 Lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL ................. 94 Bảng 4.4 Kết quả mẫu khảo sát ......................................................................................99 Bảng 4.5 Thống kê thời gian làm việc của người lao động.......................................... 101 Bảng 4.6 Vị trí công việc của người lao động............................................................... 101 Bảng 4.7 Thống kê thu nhập của người lao động.......................................................... 102 Bảng 4.8 Thống kê tình trạng hôn nhân của người lao động......................................... 102 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ....................................................... 103 Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA................................... 106 Bảng 4.11 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình tới hạn CFA............................... 108 Bảng 4.12 Kiểm định độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt ................................110 Bảng 4.13 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình SEM........................................... 112 Bảng 4.14 Mối quan hệ giữa biến bậc 2 và biến bậc 1............................................... 113 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định các mối tác động trong mô hình SEM........................ 114 Bảng 4.16 Kết quả kiểm định tác động trung gian..................................................... 115 Bảng 4.17 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......................... 117 Bảng 4.18 Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap ............................................ 117 Bảng 4.19 Kết quả kiểm định sự khác biệt về các mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp..........................................................................................................................119 Bảng 4.20 Sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp .......................................... 120 xi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Các thành phần đo lường TNXHDN đối với người lao động ........................ 18 Hình 2.2 Các thành phần đo lường sự gắn kết tổ chức của người lao động .....................22 Hình 2.3 Các trung gian giữa TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của người lao động .......28 Hình 2.4 Các thành phần đo lường năng lực tâm lý của người lao động ...................... 32 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 56 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 60 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức ..................................................................... 65 Hình 4.1 Giá trị xuất khẩu thủy sản ĐBSCL giai đoạn 2016-2022............................... 92 Hình 4.2 Thống kê giới tính người lao động ............................................................. 99 Hình 4.3 Thống kê độ tuổi người lao động ...............................................................100 Hình 4.4 Thống kê trình độ học vấn người lao động ............................................... 100 Hình 4.5 Kết quả CFA (chuẩn hóa) mô hình đo lường tới hạn ................................. 107 Hình 4.6 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .......................,......... 111 xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Asia – Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á APEC - Thái Bình Dương) AMOS Analysis of MOment Structures (Phân tích cấu trúc mô măng) ASC Aquaculture Stewardship Council (Hội đồng Quản lý nuôi trồng Thủy sản) CFA Confirmatory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khẳng định) Comprehensive and Progressive Agreement for Trans – Pacific Partnership CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) EU The European Union (Liên minh Châu Âu) European-Vietnam Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do EVFTA Việt Nam - EU) FTA Free Trade Area (Hiệp định thương mại tự do) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GRDP Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh) GlobalGAP Global Good Agricultural Practice (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích mối nguy và điểm HACCP kiểm soát tới hạn) ICAFIS Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững ILO International Labor Organization (Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế) International Organization for Standardization (Tổ chức Quốc tế về tiêu ISO chuẩn hoá) Occupational Health and Safety Assessment Series (Hệ thống quản lý An OHSAS toàn và sức khỏe nghề nghiệp) NLĐ Người lao động POB Positive Organization Behavior Theory (lý thuyết hành vi tổ chức tích cực) SA 8000 Social accountability (Quản trị trách nhiệm xã hội) SEM Structural Equation Modeling (Mô hình phương trình cấu trúc) SET Social Exchange Theory (Lý thuyết trao đổi xã hội) xiii SIT Social Identity Theory (Lý thuyết bản sắc xã hội) Statistical Package for the Social Sciences (Các sản phẩm thống kê cho các SPSS dịch vụ xã hội) TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNXHDN Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp USD Đô la Mỹ (United States dollar) VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng thương mại công VCCI nghiệp Việt Nam) The World Business Council for Sustainable Development (Thế giới kinh WBCSD doanh hội đồng phát triển bền vững) WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) xiv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Các nội dung chính được trình bày trong Chương 1 bao gồm: (1) Vấn đề nghiên cứu; (2) Mục tiêu nghiên cứu; (3) Câu hỏi nghiên cứu; (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (5) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án; (6) Cấu trúc của luận án. 1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Hằng năm, ngành thủy sản nói chung và các doanh nghiệp (DN) thủy sản ĐBSCL nói riêng đã cung cấp hơn 50% sản lượng khai thác, 70% sản lượng nuôi trồng cả nước, mang lại hơn 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tiêu thụ nội địa mỗi năm khoảng 22.000 tỷ đồng, giải quyết gần 4 triệu lao động góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển đất nước (Vasep, 2022). Có được những thành tựu này là do chính sách đổi mới, mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước, mang lại những ưu đãi về thuế quan, những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng. Song song với những cơ hội, các DN thủy sản ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội DN (TNXHDN). Chủ đề TNXHDN đã thu hút sự quan tâm của nhiều DN thủy sản ĐBSCL như Minh Phú (Cà Mau), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Gò Đàng (Tiền Giang), Biển Đông (Cần Thơ)... Nhiều DN ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn việc thực hiện TNXHDN đối với khách hàng, cộng đồng, người tiêu dùng, môi trường (Vasep, 2022). Họ nhận thức được rằng, ngoài mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, thực hiện TNXHDN đối với các bên có liên quan sẽ tạo lập cho DN một chổ đứng vững chắc trên thị trường, hướng đến sự phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới (Châm & Việt, 2019). Tuy nhiên, TNXHDN đối với NLĐ tại các DN này còn hạn chế (Linh và cộng sự, 2020). Hàng loạt các vụ việc vi phạm về quyền lợi NLĐ đã và đang khiến họ bức xúc và mất dần lòng tin vào DN. Trong khi đó ngày càng nhiều những nhà nhập khẩu yêu cầu nhà cung cấp tôn trọng và thực hiện các tiêu chuẩn TNXHDN đối với NLĐ. Đây là một trong những vấn đề đau đầu nhất của các DN thủy sản ĐBSCL. Theo kết quả thống kê Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO), năm 2020 số giờ làm việc trung bình người/tuần của lao động trong ngành cao hơn nhiều so với quy định của nhà nước (54,7/48 giờ), trong khi đó năng suất lao động thấp hơn năng suất lao động toàn ngành kinh tế (54,8/117,4 triệu đồng/lao động/năm). Thu nhập mỗi năm tăng dao động từ 500 - 800 ngàn đồng giai đoạn 2016-2022, mức tăng này chưa tạo động lực để NLĐ gắn kết với tổ chức. Ngoài ra, an toàn lao động trong các DN hiện nay chưa được giải quyết, NLĐ chưa hài 1 lòng về môi trường làm việc, cơ hội giáo dục và đào tạo, phân biệt đối xử (Linh và cộng sự, 2020). Một số DN chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc theo mùa vụ. Nhiều trường hợp không có hợp đồng, chỉ thỏa thuận làm việc với DN và ăn lương theo sản phẩm, họ không chịu trách nhiệm và ràng buộc nào khác đối với NLĐ. Vì thế số lượng lao động tại các DN thủy sản liên tục giảm (từ 527.565 lao động năm 2016 còn 429.098 lao động năm 2020) (Tổng Cục Thống kê và Niên giám Thống kê các tỉnh ĐBSCL). Thực trạng biến động lao động cả về số lượng lẫn chất lượng trong những năm gần đây cho thấy rằng NLĐ chưa thật sự gắn kết với DN, chưa đặt hết tình cảm vào DN, chưa tận tâm và có trách nhiệm với công việc (Linh và cộng sự, 2020). Rõ ràng TNXHDN đối với NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Tất cả điều này dẫn đến những sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật và quy định lao động về lợi ích lương, thưởng, các khoản phúc lợi của NLĐ; những vi phạm về an toàn lao động trong sản xuất, chế biến thủy sản gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe NLĐ; vi phạm đạo đức kinh doanh, thiếu trách nhiệm với an sinh an toàn của cộng đồng dân cư, quyền và lợi ích của NLĐ không được đảm bảo (Hương & Thuận, 2017). Thậm chí dẫn đến những mâu thuẩn, những bất đồng trong quan hệ giữa NLĐ và chủ DN, nhận thức tích cực của NLĐ về danh tiếng DN mất dần, sự gắn kết của họ không còn bền vững (Linh và cộng sự, 2020). Thực hiện TNXHDN đối với NLĐ trong các DN thủy sản là xu hướng tất yếu khi Việt Nam bước vào quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, bởi lẽ các Hiệp định Thương mại tự do (CPTPP, EVFTA) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đều nhấn mạnh đến quyền và các lợi ích của NLĐ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù trên thế giới đã có một số tiêu chuẩn của các tổ chức đưa ra liên quan đến TNXHDN, chẵn hạn như Hướng dẫn của OECD về tập đoàn đa quốc gia, Thỏa ước toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC), các tiêu chuẩn ISO 26000, SA 8000, GRI4, EU nhưng hiện nay các tiêu chuẩn này trong ngành thủy sản chưa có sự thống nhất nên khi áp dụng tại các DN thủy sản tại ĐBSCL còn tương đối khó khăn, chưa rõ nét nên việc giữ chân NLĐ là thách thức lớn cho các DN (Vasep, 2022). Ngoài ra, bản thân các DN chưa bắt kịp xu hướng, chưa hiểu biết đúng đắn và chưa thật sự quan tâm đến việc thực hiện TNXHDN (Linh và cộng sự, 2020). Do đó rất cần thiết có các nghiên cứu các tiêu chuẩn TNXHDN riêng, cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế nhưng đảm bảo dễ dàng tiếp cận hơn cho các DN thủy sản ĐBSCL khi tham gia vào thị trường quốc tế. Tất cả những điều nói trên một lần nữa là cơ sở luận chứng cần thiết có thêm các nghiên cứu về TNXHDN và sự gắn kết tổ chức của NLĐ tại các DN thủy sản ĐBSCL. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để trách nhiệm xã hội trở thành động cơ bên trong của mỗi DN. Việc triển khai TNXHDN đối với các DN thủy sản ĐBSCL một cách nghiêm túc, tự giác không chỉ 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_tac_dong_cua_trach_nhiem_xa_hoi_doanh_ngh.pdf
  • pdf2. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH _NTNPHUONG.pdf
  • pdf2. TÓM TẮT LUẬN ÁN TVIET_ NTNPHUONG.pdf
  • docx3. Trang thông tin LA_Tiếng Anh.docx
  • docx3. Trang thông tin LA_Tiếng Việt.docx
Luận văn liên quan