Chăn nuôi bò sữa là lĩnh vực có tính rủi ro cao, tập trung chủ yếu ở khâu SX như rủi ro dịch bệnh, rủi ro tăng giá yếu tố đầu vào. Rủi ro cao, lợi nhuận thấp có thể khiến hộ CNBS không có động lực trong việc tái đàn, ảnh hưởng tới nguồn sữa tươi nguyên liệu được cung cấp cho các NMS và ảnh hưởng tới việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Vì vậy, bảo hiểm cho CNBS được cho là công cụ tài chính nhằm chia sẻ rủi ro đối với hộ CNBS. Công cụ này đã được áp dụng trong mô hình liên kết giữa Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu với các hộ CNBS tại đây (Nguyễn Mậu Dũng & Lê Kim Oanh 2016).
Mộc Châu là một huyện thuộc tỉnh Sơn La, vùng trung du & miền núi Việt Nam. Năm 2015, quy mô đàn bò sữa ở đây chiếm 82,61% tổng đàn bò của tỉnh và chiếm 69,77% tổng đàn bò của khu vực (Tổng cục Thống kê, 2016). Đàn bò sữa tại huyện Mộc Châu được chăn nuôi chủ yếu tại các hộ xung quanh Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu và gặp nhiều khó khăn về phát triển đàn do rủi ro về dịch bệnh và thị trường. Vì vậy, để giúp các hộ CNBS yên tâm chăn nuôi, ổn định nguồn sữa tươi nguyên liệu cho công ty, từ năm 2004 Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đã xây dựng mô hình bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) cho CNBS và được đánh giá là thành công do cơ chế hoạt động phù hợp.
Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Dũng & Lê Kim Oanh (2016) đã làm rõ cơ chế hoạt động cũng như bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thành công của mô hình này. Cụ thể: (1) Loại bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm bò sữa và bảo hiểm giá sữa. Đây là 2 loại bảo hiểm về 2 nội dung rất quan trọng đối với hộ CNBS, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của hộ; (2) Đối tượng tham gia: là các hộ CNBS của công ty, được công ty kiểm soát về đất đai và những hộ cam kết ký hợp đồng bán sữa nguyên liệu cho công ty. Hộ chỉ được mua bảo hiểm khi đảm bảo các tiêu chuẩn về chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật. Các hộ có bảo hiểm sẽ được công ty hỗ trợ về tập huấn, kỹ thuật phòng bệnh, đầu vào và thưởng sữa. Các hoạt động này cũng góp phần giảm rủi ro cho hộ CNBS; (3) Cơ cấu tổ chức: Quỹ bảo hiểm thuộc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu và Ban quản lý quỹ sẽ đại diện công ty quản lý quỹ. Ban quản lý quỹ bảo hiểm có 13 thành viên, trong đó 10 thành viên là do các hộ CNBS mua bảo hiểm bầu ra nên có thể coi đây là mô hình tự quản của hộ CNBS; (4) Việc giám định để xác định nguyên nhân rủi ro, tổn thất có sự tham gia của nhiều thành phần nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác; (5) Hình thức bồi thường linh hoạt: bằng bò hoặc bằng tiền, tùy thuộc vào quy mô đàn bò tính trên một đơn vị diện tích của hộ (10-15 con/ha) và nhu cầu của hộ (khi đã đảm bảo quy mô đàn), qua đó góp phần ổn định quy mô đàn bò cung cấp sữa cho NMS.
Tuy nhiên, một số hạn chế của mô hình BHNN này đã được nghiên cứu cũng chỉ ra là: Cần có hỗ trợ của công ty do doanh thu của quỹ bảo hiểm vật nuôi không đủ bù đắp tiền bồi thường rủi ro về vật nuôi của hộ và việc xác định nguyên nhân xảy ra rủi ro chưa thực sự thuyết phục. Đây cũng là 2 hạn chế lớn trong BHNN dẫn tới khó khăn trong việc triển khai mô hình BHNN trên diện rộng tại Việt Nam.
261 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ THỊ THANH HẢO
NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH CHO CHUỖI GIÁ TRỊ SỮA TƯƠI
TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ THỊ THANH HẢO
NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH CHO CHUỖI GIÁ TRỊ SỮA TƯƠI
TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã só : 9 34 01 01
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Bùi Thị Nga
HÀ NỘI – 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất ký học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngàythángnăm 2023
Tác giả luận án
Lê Thị Thanh Hảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từ các giảng viên, nhà khoa học, sự động viên giúp đỡ từ
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS. Bùi Thị Nga, Người hướng dẫn khoa học, Cô đã rất tận tình định
hướng và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài.
- Tập thể Bộ môn Tài chính, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh (đơn vị tôi
đang công tác và sinh hoạt chuyên môn) đã động viên, khích lệ tôi tham gia vào quá
trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc học Tiến sĩ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình công tác, học tập và sinh hoạt chuyên môn tại Bộ môn.
- Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Kế toán và Quản trị
kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong công tác, học tập và nghiên cứu.
- Các giảng viên, nhà khoa học và đồng nghiệp đã nhiệt tình, nghiêm túc góp ý
cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, tổ chức đoàn thể
(Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh) của UBND các xã trong nghiên cứu,
UBND thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và UBND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các hộ CNBS, cơ sở thu gom
sữa, cơ sở chế biến, nhà phân phối, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng Chính
sách xã hội tại địa bàn nghiên cứu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngàythángnăm 2023
Tác giả luận án
Lê Thị Thanh Hảo
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Danh mục phụ lục ............................................................................................................ xi
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii
Thesis abstract ................................................................................................................. xv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 5
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 6
2.1. Cơ sở lý luận về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi ............................................ 6
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi ............................... 6
2.1.2. Nội dung nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi .................................. 16
2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng tới tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi .................................. 23
iv
2.2. Cơ sở thực tiễn về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi ...................................... 25
2.2.1. Kinh nghiệm về tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp ....................................... 25
2.2.2. Kinh nghiệm về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi .............................................. 26
2.2.3. Một số bài học rút ra về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực
đồng bằng sông Hồng ......................................................................................... 33
2.3. Khoảng trống trong nghiên cứu .......................................................................... 34
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 36
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 37
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực đồng bằng sông Hồng ............................................ 37
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng ....................................... 37
3.1.3. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại khu vực đồng bằng sông Hồng ......................... 39
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 41
3.2.1. Phương pháp tiếp cận ......................................................................................... 41
3.2.2. Khung phân tích ................................................................................................. 43
3.2.3. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu ................................................. 45
3.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 49
3.2.5. Phương pháp xử lý thông tin .............................................................................. 52
3.2.6. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 52
3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................. 56
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 58
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 59
4.1. Thực trạng chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng ................. 59
4.1.1. Khái quát về chuỗi giá trị sữa tươi khu vực đồng bằng sông Hồng ................... 59
4.1.2. Đặc điểm cơ bản của các tác nhân và các bên liên quan .................................... 61
4.2. Tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng ................. 65
4.2.1. Tự tài trợ ............................................................................................................. 65
4.2.2. Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sữa tươi ...................... 81
4.2.3. Tài chính gián tiếp từ bên ngoài chuỗi giá trị sữa tươi ....................................... 90
4.2.4. Kết quả tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông
Hồng ................................................................................................................. 106
v
4.3. Yếu tố ảnh hưởng tới tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng
bằng sông Hồng. ............................................................................................... 112
4.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 112
4.3.2. Chính sách của Nhà nước và các địa phương ................................................... 113
4.3.3. Đặc điểm tín dụng nông nghiệp, nông thôn và sự gắn kết chuyên môn của tổ
chức tín dụng với chuỗi giá trị ............................................................................. 115
4.3.4. Khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng .............................................................. 118
4.3.5. Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm ................................................................... 120
4.3.6. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sữa tươi .................................... 121
4.3.7. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của các tác nhân chuỗi giá trị ............. 124
4.4. Giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực
đồng bằng sông Hồng ....................................................................................... 129
4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 129
4.4.2. Định hướng tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng
sông Hồng ......................................................................................................... 138
4.4.3. Giải pháp thúc đẩy tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi .................................... 139
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 148
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 149
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến kết quả luận án ............................ 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục .......................................................................................................................... 160
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
BHNN Bảo hiểm nông nghiệp
BQ Bình quân
CGHL Cô gái Hà Lan
CGT Chuỗi giá trị
CNBS Chăn nuôi bò sữa
DN Doanh nghiệp
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GTGT
HĐ
Giá trị gia tăng
Hợp đồng
HND Hội nông dân
HPN Hội phụ nữ
HTX
HTX CNBS
Hợp tác xã
Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa
ND Nông dân
NMS Nhà máy sữa
NH Ngân hàng
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
NHTM
NN&PTNT
Ngân hàng thương mại
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
SX
SXKD
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
TACN Thức ăn chăn nuôi
TAHH Thức ăn hỗn hợp
TCTC
TD
TDTM
Tổ chức tài chính
Tín dụng
Tín dụng thương mại
TGĐL Thu gom độc lập
TK&VV Tiết kiệm & Vay vốn
TT Trang trại
WTO Tổ chức thương mại thế giới
vii
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
3.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Gia Lâm năm 2020 ................... 46
3.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại thị xã Duy Tiên năm 2020 .................. 47
3.3. Kết quả chọn mẫu ................................................................................. 48
3.4. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp chủ yếu của nghiên cứu .................. 49
3.5. Bảng đánh giá Likert 5 mức độ ............................................................ 51
3.6. Mô tả các biến và dự kiến tác động của các biến trong mô hình
hồi quy hai bước của Heckman áp dụng trong nghiên cứu .................. 55
3.7. Định nghĩa các biến trong mô hình hồi quy bội ................................... 56
4.1. Đặc điểm hộ chăn nuôi bò sữa theo chuỗi giá trị sữa tươi ................... 63
4.2. Tự tài trợ trong vốn đầu tư của hộ chăn nuôi theo chuỗi giá trị ........... 67
4.3. Tự tài trợ trong vốn đầu tư của hộ vay vốn và không vay vốn ............. 68
4.4. Tự tài trợ tài sản cố định theo hình thức tái đàn của hộ ....................... 69
4.5. Tự tài trợ trong chi phí bằng tiền hàng năm của hộ chăn nuôi ............. 69
4.6. Tự tài trợ tài sản của cơ sở thu gom trong các chuỗi giá trị ................. 71
4.7. Tự tài trợ tài sản của cơ sở thu gom vay vốn và không vay vốn .......... 71
4.8. Tự tài trợ trong chi phí thu gom trong 1 kg sữa thu gom ..................... 72
4.9. Tự tài trợ trong đầu tư tài sản của cơ sở chế biến ................................. 73
4.10. Tự tài trợ trong chi phí chế biến tính cho 1 kg sữa ............................... 74
4.11. Tự tài trợ trong vốn đầu tư của tác nhân phân phối sữa ....................... 74
4.12. Tự tài trợ trong chi phí phân phối ......................................................... 75
4.13. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chăn nuôi bò sữa của hộ ............ 77
4.14. Kết quả sử dụng tự tài trợ đối với hoạt động chăn nuôi bò sữa ............ 78
4.15. Kết quả sử dụng tự tài trợ đối với hoạt động thu gom .......................... 79
4.16. Kết quả sử dụng chi phí bằng tiền tự tài trợ của tác nhân chế biến ...... 80
4.17. Kết quả sử dụng chi phí bằng tiền tự tài trợ của tác nhân phân
phối ....................................................................................................... 81
4.18. Số lượng và tỷ lệ hộ chăn nuôi được cấp tín dụng đầu vào .................. 83
viii
4.19. Kết quả hoạt động tín dụng đầu vào đối với hộ chăn nuôi ................... 85
4.20. Kết quả tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 1 ...... 87
4.21. Kết quả tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 2 ....... 88
4.22. Kết quả tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 3 ....... 88
4.23. Số lượng và tỷ lệ các tác nhân nhận được hỗ trợ tài chính từ Nhà
nước và các địa phương ........................................................................ 92
4.24. Nguồn hình thành vốn vay của các tác nhân chuỗi giá trị sữa tươi ...... 92
4.25. Kết quả vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức ............................ 93
4.26. Tỷ lệ hộ chăn nuôi vay vốn xét theo chuỗi giá trị ................................ 95
4.27. Điều kiện vay vốn, thời gian chờ đợi, tỷ lệ vốn vay so với nhu cầu .... 97
4.28. Lãi suất vay vốn bình quân của các tác nhân ....................................... 98
4.29. Mức vốn vay bình quân của các tác nhân chuỗi giá trị ...................... 100
4.30. Số nguồn vay của các tác nhân trong chuỗi giá trị sữa tươi ............... 102
4.31. Thời gian vay vốn của các tác nhân chuỗi giá trị sữa tươi ................. 103
4.32. Thực trạng sử dụng vốn vay của các tác nhân .................................... 104
4.33. Đánh giá kết quả sử dụng vốn vay của các tác nhân chuỗi giá trị ...... 105
4.34. Tổng hợp về nguồn tài chính của các tác nhân trong chuỗi giá trị ..... 106
4.35. Ảnh hưởng của vốn vay đến giá trị gia tăng của hộ chăn nuôi .......... 110
4.36. Liên kết ngang giữa các hộ chăn nuôi bò sữa ..................................... 124
4.37. Đánh giá của các tác nhân về tài chính trực tiếp trong chuỗi giá trị ... 131
4.38. Mức độ hài lòng về tài chính gián tiếp từ bên ngoài chuỗi ................ 135
ix
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
2.1. Các dòng chảy trong chuỗi giá trị sữa tươi ............................................. 8
2.2. Hoạt động tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ...... 17
2.3. Mô hình tài chính gián tiếp từ bên ngoài chuỗi giá trị.......................... 20
2.4. Mô hình tài chính gián tiếp từ bên ngoài chuỗi dựa trên liên kết
của các tác nhân .................................................................................... 20
3.1. Khung phân tích tài chính cho giá trị sữa tươi tại khu vực đồng
bằng sông Hồng .................................................................................... 44
3.2. Bản đồ chăn nuôi bò sữa khu vực đồng bằng sông Hồng và các
điểm được lựa chọn nghiên cứu trong khu vực .................................... 45
4.1. Chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng ..................... 59
4.2. Các chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng............... 60
4.3. Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sữa tươi ....... 82
4.4. Nguồn tài chính gián tiếp từ bên ngoài chuỗi giá trị sữa tươi tại
khu vực đồng bằng sông Hồng ............................................................. 90
4.5. Rào cản tiếp cận tài chính chính thức của hộ chăn nuôi ..................... 117
4.6. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 1 ................................. 122
4.7. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 2 ................................. 122
4.8. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 3 ................................. 123
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT Tên biểu đồ Trang
3.1. Cơ cấu đàn bò sữa theo vùng ở Việt Nam năm 2020 ........................... 40
3.2. Cơ cấu sản lượng sữa theo vùng ở Việt Nam năm 2020 ...................... 40
3.3. Cơ cấu đàn bò sữa tại khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2020 ......... 41
3.4. Cơ cấu sản lượng sữa tại khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2020 .......... 41
4.1. Tỷ lệ số khoản vay theo nguồn của các tác nhân chuỗi giá trị ............. 94
4.2. Phân phối lợi ích – chi phí trong các chuỗi giá trị sữa tươi ................ 107
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
TT Tên phụ lục Trang
1. Mô hình tài chính cho chuỗi giá trị sữa tại Bang Gujarat, Ấn Độ ...... 160
2. Tài chính cho chuỗi giá trị sữa tại vùng Altiplano, Bolivia ................ 160
3. Tình hình chăn nuôi bò sữa theo vùng ở Việt Nam giai đoạn
2016-2020 ........................................................................................... 161
4. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại khu vực đồng bằng sông Hồng g