Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng một số dòng tế bào ung2 thư của rễ cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Hoa môi (Lamiaceae)

Những năm gần đây, xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên ngày càng nhiều, không chỉ ở các nước Á Đông mà còn ở các nước phương Tây do tác dụng phụ của thuốc tổng hợp hóa dược. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú với khoảng trên 12000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 4000 loài được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền. Mặc dù nước ta có nguồn dược liệu dồi dào, tuy nhiên cho đến nay việc khai thác tiềm năng của các cây thuốc vẫn còn hạn chế, vẫn còn phần nhiều các cây thuốc chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý trên thực nghiệm, từ đó đưa ra các dẫn chứng khoa học cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thuốc theo hướng hiện đại. Ðan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) là một cây thuốc quý được di thực vào Việt Nam từ Trung Quốc vào những năm 1960. Hiện nay, ở nước ta cây được trồng nhiều và sinh trưởng tốt ở vùng Tây Bắc [1-4]. Rễ cây Đan sâm được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền của Trung Quốc và Nhật Bản để điều trị các bệnh về tim mạch, giúp tăng cường tuần hoàn máu [5-8]. Các nghiên cứu dược lý đã được công bố trên cây Đan sâm cả trong và ngoài nước chủ yếu theo hướng chứng minh công dụng trong y học cổ truyền. Gần đây tác dụng chống ung thư của Đan sâm, đặc biệt là của thành phần Tan (Tanshinon) được phát hiện và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học.

pdf109 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng một số dòng tế bào ung2 thư của rễ cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Hoa môi (Lamiaceae), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐĂṬ VẤN ĐỀ Những năm gần đây, xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên ngày càng nhiều, không chỉ ở các nước Á Đông mà còn ở các nước phương Tây do tác dụng phụ của thuốc tổng hợp hóa dược. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú với khoảng trên 12000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 4000 loài được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền. Mặc dù nước ta có nguồn dược liệu dồi dào, tuy nhiên cho đến nay việc khai thác tiềm năng của các cây thuốc vẫn còn hạn chế, vẫn còn phần nhiều các cây thuốc chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý trên thực nghiệm, từ đó đưa ra các dẫn chứng khoa học cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thuốc theo hướng hiện đại. Ðan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) là một cây thuốc quý được di thực vào Việt Nam từ Trung Quốc vào những năm 1960. Hiện nay, ở nước ta cây được trồng nhiều và sinh trưởng tốt ở vùng Tây Bắc [1-4]. Rễ cây Đan sâm được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền của Trung Quốc và Nhật Bản để điều trị các bệnh về tim mạch, giúp tăng cường tuần hoàn máu [5-8]. Các nghiên cứu dược lý đã được công bố trên cây Đan sâm cả trong và ngoài nước chủ yếu theo hướng chứng minh công dụng trong y học cổ truyền. Gần đây tác dụng chống ung thư của Đan sâm, đặc biệt là của thành phần Tan (Tanshinon) được phát hiện và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Dược liệu nói chung và Đan sâm nói riêng khi sinh trưởng và phát triển trong các môi trường thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau thì thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học sẽ có sự khác biệt. Cho đến nay ở trong nước có rất ít báo cáo về thành phần hóa học và đặc biệt là hoạt tính chống ung thư của dược liệu Đan sâm. Nhằm cung cấp cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chống ung thư của Đan sâm cũng như tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng chống ung thư từ nguồn dược liệu Đan sâm trồng ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng một số dòng tế bào ung 2 thư của rễ cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Hoa môi (Lamiaceae)” với 02 mục tiêu sau: 1. Xác định được cấu trúc hóa học của một số hợp chất và hàm lượng các Tanshinon chính trong rễ Đan sâm. 2. Đánh giá được tác dụng chống ung thư in vitro của cao chiết và các hợp chất phân lập từ rễ Đan sâm. Để đaṭ đươc̣ 02 muc̣ tiêu trên, luận án tiến hành với các nôị dung sau:  Thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu - Thu hái mẫu nghiên cứu. - Mô tả đăc̣ điểm hình thái, phân tích đăc̣ điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) để thẩm điṇh tên khoa hoc̣ của mẫu Đan sâm nghiên cứu.  Nghiên cứu về hóa hoc̣ - Chiết xuất, phân lâp̣ và xác định cấu trúc của các hơp̣ chất từ rê ̃ cây Đan sâm. - Xây dựng quy trình định lượng đồng thời một số Tan chính trong rễ Đan sâm.  Nghiên cứu về tác dụng chống ung thư - Đánh giá tác dụng ức chế sự phát triển trên một số dòng tế bào ung thư - Nghiên cứu cơ chế gây chết tế bào theo chương trình. + Nghiên cứu cơ chế gây chết tế bào theo chương trình ở cấp độ tế bào. + Nghiên cứu cơ chế gây chết tế bào theo chương trình ở cấp độ phân tử. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY ĐAN SÂM 1.1.1. Vị trí phân loại Đan sâm còn gọi là đơn sâm, huyết sâm, xích sâm. Về phân loại, loài này thuộc chi Hoa xôn (Salvia), họ Hoa môi (Lamiaceae), bộ Hoa môi (Lamiales), phân lớp Hoa môi (Lamiidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), giới Thưc̣ vâṭ (Plantae) [1-6]. Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Hoa môi (Lamiidae) Bộ: Hoa môi (Lamiales) Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Chi: Hoa xôn (Salvia) Họ Hoa môi hay Bạc hà (Lamiaceae) là họ thực vật lớn nhất trong bộ Hoa môi (Lamiales) với khoảng 250 chi và hơn 7000 loài [9]. Tên gọi nguyên gốc của họ này là Labiatae, do hoa của chúng có các cánh hoa hợp thành môi trên và môi dưới [10], [11]. Tuy nhiên, hiện nay tên gọi "Lamiaceae" được sử dụng rộng rãi hơn khi nói về họ này. Họ Hoa môi được chia làm 07 phân họ bao gồm Ajugoideae, Lamioideae, Nepetoideae, Prostantheroideae, Scutellarioideae, Symphorematoideae và Viticoideae [9], [10]. Các chi lớn nhất thuộc họ này là Salvia, Scutellaria, Stachys, Plectranthus, Hyptis, Teucrium, Thymus, Vitex, Nepeta...Ở Việt Nam đã phát hiện trên 40 chi và khoảng 145 loài thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) [6]. Chi Salvia là một trong những chi thực vật lớn nhất trong họ Lamiaceae, với khoảng hơn 900 loài phân bố khắp nơi trên thế giới [12]. Chi này thuộc phân họ Nepetoideae. Ở Việt Nam đã tìm thấy 08 loài thuộc chi Salvia với tên gọi Xôn bao gồm S. coccinea (Xôn đỏ), S. eberhardtii (Xôn eberhardt), S. farinacea (Xôn xanh), S. miltiorrhiza (Xôn củ, Đan sâm), S. plebeia (Xôn dại), S. 4 scapiformis (Xôn cuống dài), S. sonchifolia (Xôn hai hoa) và S. splendens (Hoa xôn) [6]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật Đan sâm là cây cỏ sống lâu năm, cao 30-80 cm, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5-1,5 cm, màu đỏ nâu. Thân vuông trên có các gân dọc. Lá kép, mọc đối 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7 lá. Lá chét mọc giữa thường lớn hơn cả. Lá kép có cuống dài, cuống lá chét ngắn có dìa. Lá chét dài 2-7,5 cm, rộng 0,8-5 cm. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mặt dưới, chia phiến lá thành nhiều múi nhỏ. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, chùm hoa dài 10-20 cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa, thường là 5 hoa. Hoa có tràng màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi trên trông nghiêng hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ 3 thùy, thùy giữa có răng cưa tròn. Hai nhị ở môi dưới, bầu có vòi dài lòi ra ở môi trên. Quả nhỏ, dài 3 mm, rộng 1,5 mm [1] , [3], [4]. Hình 1.1. Hình ảnh cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) (A) và dược liệu rễ Đan sâm (B) (Nguồn Internert) 1.1.3. Phân bố và sinh thái Cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) được phân bố rộng rãi ở Trung Quốc (nhiều nhất ở tỉnh Tứ Xuyên), ngoài ra còn có ở Nhật Bản, Triều Tiên [1], [3]. Về nguồn gốc, Đan sâm không phân bố trong tự nhiên ở Việt Nam. Từ 5 những năm 1960, Việt Nam đã di thực giống Đan sâm từ Trung Quốc về trồng tại nhiều nơi có khí hậu thích hợp, thường là nơi có đất cát ẩm, khí hậu lạnh [3]. Ở Việt Nam, Đan sâm được trồng ở một số tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ như Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Phú Thọ, Thanh Hóa[1], [7]. Kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu cho thấy, năng suất của dược liệu Đan sâm khi trồng tại vùng đồng bằng (Hà Nội, Phú Thọ) cao hơn so với vùng núi cao (Sa Pa, Tam Đảo). Thời gian sinh trưởng trung bình của Đan sâm ở các vùng đồng bằng là 240 ngày trong khi ở vùng núi là 330 ngày [7], [8]. Đan sâm được nhân giống bằng rễ củ, trồng tốt nhất vào tháng 2-3 [3], [4]. Mùa hoa từ tháng 5-8, mùa quả tháng 7-10. Thu hoạch rễ từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân [1], [4]. 1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐAN SÂM Thành phần hóa học của cây Đan sâm chủ yếu được công bố bởi các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản. Cho đến nay, đã có khoảng gần 200 hợp chất đã được tìm thấy trong thành phần hóa học của loài Salvia miltiorrhiza. Các hợp chất đã phân lập và xác định bao gồm các diterpenoid thân dầu, các acid phenolic thân nước, các nhóm hợp chất khác và tinh dầu. Ngoại trừ thành phần tinh dầu được tìm thấy trong hoa, các hợp chất còn lại đều phân lập được từ rễ (bộ phận sử dụng làm thuốc của cây Đan sâm). 1.2.1. Các hợp chất diterpenoid Diterpenoid là những hợp chất có khung cơ bản 20 carbon trong cấu trúc. Đây là nhóm hợp chất chính và có nhiều tác dụng sinh học nổi bật trong dược liệu Đan sâm [13-15]. Dựa vào đặc điểm cấu trúc, các diterpenoid phân lập từ Đan sâm được chia thành 03 phân nhóm chính bao gồm các hợp chất tanshinon có nhóm mang màu ortho-naphthoquinon (Phân nhóm 1), các hợp chất abietan diterpenoid có nhóm mang màu para-naphthoquinon (Phân nhóm 2), các hợp chất diterpenoid khác (Phân nhóm 3) [13], [16]. Các hợp chất thuộc phân nhóm 1 và phân nhóm 2 (Các hợp chất diterpenoid quinon) là những diterpenoid chỉ được tìm thấy trong thành phần hóa học của các loài thuộc chi Salvia [13], [17]. Trong số các hợp chất diterpenoid, tanshinon IIA (9) là thành phần chính và có rất nhiều các nghiên cứu dược lý của hợp chất này đã được báo cáo. Con đường 6 sinh tổng hợp của các hợp chất tanshinon từ Đan sâm đã được chứng minh thông qua con đường mevalonat và methylerythritol phosphat [13], [16], [18]. Tên và cấu trúc của các diterpenoid đã phân lập từ Đan sâm được trình bày trong Bảng 1.1 và Hình 1.2-1.4. Bảng 1.1. Các hợp chất diterpenoid đã phân lập từ Đan sâm TT Tên chất Tài liệu Phân nhóm 1 1 Miltiron (1) [19] 2 7β-hydroxy-8,13-abietadien-11,12-dion (2) [20] 3 4-methylenemiltiron (3) [20] 4 2-isopropyl-8-methylphenanthren-3,4-dion (4) [13] 5 Methylenedihydrotanshinquinon (5) [20] 6 1,2,5,6-tetrahydrotanshinon I (6) [20] 7 Methylentanshiquinon (7) [16] 8 3-hydroxymethylentanshinquinon (8) [16] 9 Tanshinon IIA (9) [13], [21], 10 Tanshindiol A (10) [22] 11 Tanshindiol B (11) [22] 12 Tanshindiol C (12) [22] 13 3α-hydroxytanshinon IIA (13) [22] 14 Tanshinon IIB (14) [23] 15 Methyl tanshinonat (15) [24] 16 Tanshinaldehyd (16) [24] 17 Nortanshinon (17) [22] 18 15,16-dihydrotanshinon I (18) [21] 19 Tanshinon I (19) [21] 20 Formyltanshinon (20) [20] 21 Tanshinol A (21) [25] 22 Przewaquinon B (22) [26] 23 Cryptotanshinon (23) [21] 24 Isotanshinon II (24) [13] 25 Przewaquinon A (25) [26] 26 Hydroxytanshinon IIA (26) [24] 27 Przewaquinon C (27) [24] 28 Trijuganon C (28) [13] 7 29 1,2-dihydortanshinquinon (29) [13] 30 1,2-dihydrotanshinquinon (30) [27] 31 Dihydronortanshinon (31) [28] 32 1,2-didehydromiltiron (32) [20] 33 Dihydroisotanshinon II (33) [29] 34 1-dehydrotanshinon ⅡA (34) [16] 35 1-dehydromiltiron (35) [20] 36 Tanshinon Ⅴ (36) [13] 37 Neo-przewaquinon A (37) [13] 38 Saprorthoquinon (38) [13] 39 Salviadionether (39) [30] 40 R-(+)-salmiltiorin E (40) [30] 41 R-(+)-grandifolia D (41) [30] Phân nhóm 2 42 Danshenxinkun F (42) [30] 43 Danshenxinkun G (43) [30] 44 Neodanshenxinkun A (44) [30] 45 Neocryptotanshinon II (45) [31] 46 Danshenxinkun B (46) [21] 47 (−)-Danshexinkun A (47) [32] 48 Oleoyl neocryptotanshinon (48) [33] 49 Miltionone I (49) [27] 50 Oleoyl danshenxinkun A (50) [33] 51 Dihydroisotanshinon I (51) [21] 52 Isotanshinon I (52) [13] 53 Isototanshinon (53) [16] 54 1-ketoisocryptotanshinon (54) [13] 55 Neocryptotanshinon (55) [34] 56 Isotanshinon IIA (56) [35] 57 Isotanshinon IIB (57) [34] 58 Isocryptotanshion II (58) [35] 59 Danshexinkun C (59) [36] 60 Danshexinkun D (60) [37] 61 Sibiriquinon A (61) [38] 62 Sibiriquinon B (62) [38] 8 63 Trijuganon A (63) [13] Phân nhóm 3 64 Ferruginol (64) [21] 65 Sugiol (65) [21] 66 6,12-dihydroxyabieta-5,8,11,13-tetraen-7-on (Montbretol) (66) [13] 67 11,12-dihydroxy-20-nor-5(10),6,8,11,13-abietapentaen-1- on (67) [20] 68 Neotanshinlacton (68) [13] 69 Salvianan (69) [39] 70 Neosalvianen (70) [39] 71 Salvianen (71) [39] 72 Salviadion (72) [39] 73 Salviamin G (73) [40] 74 Microstegiol (74) [41] 75 epi-cryptoacetalide (75) [42] 76 Cryptoacetalide (76) [42] 77 Epi-danshenspiroketallacton (77) [22] 78 Danshenspiroketallacton (78) [21] 79 9-isopropyl-2,2,5-trimethyl-8H-phenaleno[1,9bc]furan- 8-on (salvilenon) (79) [43] 80 Miltipolon (80) [13] 81 Salviacoccin (81) [41] 82 Sclareol (82) [41] 83 Salviolon (83) [13] 84 Tanshinlacton (84) [20] 85 Salvilenon (85) [43] 86 Miltionon II (86) [27] 87 Danshenol A (87) [22] 88 Danshenol B (88) [22] 89 Acid salvianolacton E (89) [30] 90 Acid salvianolacton F (90) [30] 91 Normiltioan B (91) [30] 92 Salprzelacton B (92) [30] 93 Salprzelacton C (93) [30] 94 Salvianone este A (94) [30] 9 95 Salvianone este B (95) [30] 96 Acid tanshinoic A (96) [44] 97 Acid tanshinoic B (97) [44] 98 Acid tanshinoic C (98) [44] 99 Acid 4-methyl-9-(ethoxycarbonyl)-8-naphthoic (99) [40] 10 Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của các hợp chất tanshinon có nhóm mang màu ortho-naphthoquinon từ Đan sâm 11 Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của các hợp chất abietan diterpenoid có nhóm mang màu para-naphthoquinon từ Đan sâm 12 13 Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của các hợp chất diterpenoid khác từ Đan sâm Theo tra cứu cho đến nay đã có gần 100 diterpenoid (1–99) được tìm thấy trong thành phần hóa học của dược liệu Đan sâm. Trong số 99 diterpenoid đã phân lập, có 41 hợp chất (1–41) tanshinon có nhóm mang màu ortho- naphthoquinon (Phân nhóm 1) (Hình 1.2), 22 hợp chất abietan diterpenoid (42– 63) có nhóm mang màu para-naphthoquinon (Phân nhóm 2) (Hình 1.3), 36 hợp chất (64–99) diterpenoid khác (Phân nhóm 3) (Hình 1.4). Sự khác nhau trong cấu trúc của các hợp chất thuộc phân nhóm 1 và phân nhóm 2 là vị trí 02 nhóm carbonyl của khung naphthoquinon. Theo đó, các diterpenoid thuộc phân nhóm 1 có 02 nhóm carbonyl ở vị trí 1,2 trong khi các diterpenoid thuộc phân nhóm 2 có 02 nhóm carbonyl ở vị trí 1,4. Sự xuất hiện của khung naphthoquinon tạo nên màu đỏ đặc trưng của các diterpenoid có trong dược liệu Đan sâm [13], [18]. Các hợp chất diterpenoid từ Đan sâm đều tồn tại dưới dạng monome, duy nhất chỉ có hợp chất neo-przewaquinon A (37) tồn tại dưới dạng dime. Hợp chất neo-przewaquinone A (37) được cấu tạo từ 02 đơn vị tanshinon IIA (9), lần đầu tiên được phân lập từ rễ của 01 loài khác thuộc chi Salvia là S. przewalskii vào năm 2003. Sau đó neo-przewaquinon A (37) cũng đã được tìm thấy trong thành phần hóa học của cây Đan sâm [13], [16]. Ngoài hợp chất tanshinon dime neo-przewaquinon A (37) khác biệt với các diterpenoid còn lại, sự có mặt của 02 tanshinon liên kết với một chuỗi mạch dài carbon (acid oleic) là oleoyl neocryptotanshinon (48) và oleoyl danshenxinkun A (50) trong rễ Đan sâm cũng đã được báo cáo bởi Lin HC và cộng sự. Hai hợp chất 48 và 50 14 có phần diterpen lần lượt là neocryptotanshinon và danshenxinkun A. Oleoyl neocryptotanshinon (48) và oleoyl danshenxinkun A (50) thể hiện tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu do acid arachidonic gây ra. Cho đến nay, đây là 02 hợp chất fatty tanshinon duy nhất phân lập được từ Đan sâm [33]. Các diterpenoid thuộc phân nhóm 3 (64–99) không chứa nhóm mang màu naphthoquinon như các diterpenoid thuộc phân nhóm 1 và 2. Sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất diterpenoid thuộc phân nhóm 3 được thể hiện trong hình 1.4. Các hợp chất này có thể tồn tại dưới dạng 2 vòng, 3 vòng hoặc 4 vòng với sự đa dạng trong cách liên kết giữa các vòng và liên kết giữa các vòng với các nhóm thế. Đáng chú ý, trong số các hợp chất diterpenoid thuộc phân nhóm 3 có 05 hợp chất salvianan (69), neosalvianen (70), salvianen (71), salviadion (72) [39] và salviamin G (73) [40] là những hợp chất tanshinon diterpenoid có chứa nguyên tử N trong cấu trúc. Các cấu trúc này không phổ biến trong tự nhiên. Con đường sinh tổng hợp của các hợp chất được đề xuất bắt nguồn từ tiền chất tanshinon IIA (9) và acid glutamic, sau đó trải qua một loạt các phản ứng bao gồm thế nucleophin, đóng vòng và khử cacboxyl [40]. Các hợp chất 69–71 và 73 có vòng oxazol trong khi hợp chất 72 có vòng pyrrol. Các chất này thể hiện tác dụng kháng ung thư, kháng virus và đều là những hợp chất mới tại thời điểm công bố [39], [40]. 1.2.2. Các hợp chất acid phenolic thân nước Bên cạnh diterpenoid, các hợp chất acid phenolic thân nước cũng là những thành phần chính và có hoạt tính sinh học đáng chú ý của cây Đan sâm. Cho đến nay, đã có 35 hợp chất acid phenolic (100–134) được tìm thấy trong thành phần hóa học của dược liệu Đan sâm. Tên và cấu trúc của các hợp chất acid phenolic được trình bày trong bảng 1.2 và hình 1.5. Bảng 1.2. Các hợp chất acid phenolic đã phân lập từ Đan sâm TT Tên chất Tài liệu 1 Acid caffeic (100) [45] 2 Acid isoferulic (101) [46] 3 Danshensu (102) [47] 15 4 3-(3,4-Dihydroxyphenyl)lactamid (103) [48] 5 Acid salvianolic F (104) [49] 6 Acid salvianic C (105) [45] 7 Acid rosmarinic (106) [50] 8 Methyl rosmarinat (107) [50] 9 Salviaflasid (108) [16] 10 Acid salvianolic D (109) [46] 11 Acid prolithospermic (110) [16] 12 Acid salvianolic G (111) [51] 13 Salvinal (112) [52] 14 Acid lithospermic (113) [50] 15 Acid litherospermic monomethyl este (114) [16] 16 Acid litherospermic dimethyl este (115) [16] 17 Ethyl lithospermat (116) [46] 18 Acid salvianolic A (117) [47] 19 Acid salvianolic C (118) [53] 20 Acid methyl salvianolic C (119) [16] 21 Dimethyl lithospermat (120) [50] 22 9′′-methyl lithospermat (121) [50] 23 Acid isosalvianolic C (122) [54] 24 Acid isosalvianolic I (123) [16] 25 Acid isosalvianolic J (124) [16] 26 Acid isosalvianolic E (125) [46] 27 Acid isosalvianolic B (126) [53] 28 Acid lithospermic B (127) [46] 29 Ethyl lithospermat B (128) [46] 30 Magnesium lithospermat B (129) [55] 31 Ammonium-potassium lithospermat B (130) [56] 32 Acid protocatechuic (131) [16] 33 Protocatechuic aldehyd (132) [16] 34 2-(3-Methoxy-4-hydroxyphenyl)-5-(3-hydroxypropyl)-7- methoxybenzofuran-3-carbaldehyd (133) [57] 35 Ailanthoidol (134) [57] 16 17 18 Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của các hợp chất acid phenolic từ Đan sâm Các dẫn xuất acid phenolic thân nước lần đầu tiên được phân lập từ Đan sâm vào những năm 1980 của thế kỷ trước bởi các nhà khoa học của Nhật Bản và Trung Quốc. Các acid phenolic từ Đan sâm đã được chứng minh là có tác dụng chống ôxy hóa, chống viêm và chống đông máu [13], [16]. Cho đến nay đã tìm thấy 35 hợp chất (100–134) acid phenolic trong thành phần hóa học của loài S. miltiorrhiza. Các acid phenolic trong Đan sâm được chia thành 02 phân nhóm chính bao gồm acid monophenolic và acid polyphenolic [16]. Các acid monophenolic mang khung phenylpropanoid (C6-C3) (100–103) hoặc vòng phenyl (131–132). Danshensu (acid β-(3,4-dihydroxyphenyl) lactic 102) là hợp chất acid phenolic đầu tiên phân lập được từ Đan sâm [13]. Hầu hết các acid polyphenolic được cấu thành bởi danshensu (102) và dẫn xuất hoặc dime của acid caffeic (100). Trong số các acid polyphenolic, có 02 dẫn xuất acid phenolic tồn tại dưới dạng muối là magnesium lithospermat B (129) [55] và ammonium- potassium lithospermat B (130) [56]. Các hợp chất này được tạo bởi acid lithospermic B (127) và các ion kim loại Mg2+, K+ và NH4+. Quá trình sinh tổng hợp các acid phenolic trong Đan sâm được xác định thông qua con đường phenylpropanoid và tyrosine [13], [15]. 1.2.3. Các nhóm chất khác Ngoài 02 nhóm hợp chất chính diterpenoid thân dầu và acid phenolic thân nước, từ rễ cây Đan sâm các nhà khoa học đã phân lập được nhiều các nhóm hợp chất khác như triterpenoid, sterol, flavonoid, lignan, furan, acid hữu cơ. Tên và cấu trúc của các hợp chất này được trình bày trong Bảng 1.3 và Hình 1.6. 19 Bảng 1.3. Các nhóm chất khác đã phân lập từ Đan sâm TT Tên chất Tài liệu 1 Acid ursolic (135) [18] 2 Acid oleanolic (136) [18] 3 Acid oleanolic 3-O-β-D-glucuronopyranosid (137) [18] 4 α-amyrin (138) [18] 5 β-sitosterol (139) [13] 6 Daucosterol (140) [13] 7 Luteolin (141) [13] 8 Baicalin (142) [13] 9 Salvianonol(4-(1-hydroxy-5-methylnaphthalen-2-yl)-2- methyl-4-oxobutyl acetat) (143) [16] 10 (E)-4-[5-(hydroxymethyl)-2-furanyl]-3-butene-2-on (144) [16] 11 Acid succinic (145) [16] 12 1-hydroxy-pinoresinol-1-O-β-Dglucosid (146) [58] Theo tra cứu, có 12 hợp chất (135–146) thuộc các nhóm khác nhau đã được tìm thấy trong thành phần hóa học của dược liệu Đan sâm. Trong số 12 hợp chất, có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_tac_dung_khang_mot.pdf
  • pdf1. Trích yếu LATS (tiếng Anh).pdf
  • pdf1. Trích yếu LATS (tiếng Việt).pdf
  • pdf2. Đóng góp mới của luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf2. Đóng góp mới của luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf3. Tóm tắt Luận án Đan sâm pdf viện.pdf
  • pdf4. 1. Bìa, mục lục, danh mục bảng, hình Viện.pdf
  • pdf4. 3. Tài liệu tham khảo Viện.pdf
  • pdf4. 4. Phụ lục luận án viện.pdf
  • pdfQĐ 1334 Thành lập HĐ bảo vệ cấp Viện của Lê Quốc Hùng.pdf
Luận văn liên quan