Luận án Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và độc tính cấp của họ nấm amanitaceae r.heim ex pouzar ở Tây Nguyên

Nấm là những sinh vật sống hoại sinh trong môi trường sinh thái. Nấm có khả năng tiết ra các enzyme vào môi trường để phân giải các phân tử phức tạp thành các chất đơn giản, vì thế chúng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tốc độ chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, khoáng hoá các hợp chất hữu cơ, làm sạch môi trường sinh thái và tăng độ phì nhiêu cho đất thông qua đó làm tăng năng suất cây trồng và cây rừng. Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía Tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và 2 tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri - Campuchia, chiếm 1/6 diện tích nước ta gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Địa hình Tây Nguyên bị phân cắt nhiều bởi các dãy núi khác nhau (dãy Ngọc Linh, dãy An Khê, dãy Chư Dju, dãy Chư Yang Sin.) độ cao trung bình từ 400-2200 m so với mực nước biển. Khí hậu Tây Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 trong năm, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình khá lớn từ 1500- 3600 mm/năm. Khoảng 95% lượng mưa đổ xuống vào mùa mưa tạo nên độ ẩm khá cao trong thời điểm này, nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng có độ cao 500-800m dao động từ 21-230C, ở những vùng có độ cao lớn hơn nhiệt độ trung bình từ 18- 210C, độ ẩm trung bình từ 80-86% . Hệ sinh thái ở Tây Nguyên rất đa dạng với 6 kiểu hệ sinh thái chính gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, rừng lá kim, rừng hỗn giao tre nứa, hệ sinh thái trảng cây bụi và đồng cỏ, hệ sinh thái đồng ruộng và khu dân cư đã tạo nên các hệ động vật, thực vật và hệ nấm khá đa dạng và phong phú trong đó có rất nhiều loài có trong sách đỏ và một số loài đang trong tình trạng báo động tuyệt chủng. Với điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm lớn nói chung và chi nấm Amanita nói riêng. Nấm lớn Việt Nam hiện nay có rất ít tác giả nghiên cứu, nếu có nghiên cứu chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng trung du. Đối với khu vực Tây Nguyên chủ yếu tập trung nghiên cứu ở Nam Tây Nguyên còn ở các khu vực còn lại hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu Họ nấm Amanitaceae đóng vai trò rất quan trọng trong khu hệ nấm lớn nói chung, chúng có ý nghĩa rất lớn về tính đa dạng và đặc biệt là độc tính của chúng đây là loài nấm có hàm lượng độc tố cao và rất dễ nhầm lẫn với một số loài nấm ăn được

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và độc tính cấp của họ nấm amanitaceae r.heim ex pouzar ở Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA HỌ NẤM AMANITACEAE R.HEIM EX POUZAR Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9 42 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội, 2018 2 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trần Huy Thái Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Lê Bá Dũng Phản biện 1: GS.TS Phạm Quang Thu Phản biện 2: PGS.TS Trần Thế Bách Phản biện 3: TS. Hà Minh Tâm Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ ..’, ngày tháng năm 201. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 3 Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nấm là những sinh vật sống hoại sinh trong môi trường sinh thái. Nấm có khả năng tiết ra các enzyme vào môi trường để phân giải các phân tử phức tạp thành các chất đơn giản, vì thế chúng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tốc độ chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, khoáng hoá các hợp chất hữu cơ, làm sạch môi trường sinh thái và tăng độ phì nhiêu cho đất thông qua đó làm tăng năng suất cây trồng và cây rừng. Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía Tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và 2 tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri - Campuchia, chiếm 1/6 diện tích nước ta gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Địa hình Tây Nguyên bị phân cắt nhiều bởi các dãy núi khác nhau (dãy Ngọc Linh, dãy An Khê, dãy Chư Dju, dãy Chư Yang Sin...) độ cao trung bình từ 400-2200 m so với mực nước biển. Khí hậu Tây Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 trong năm, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình khá lớn từ 1500- 3600 mm/năm. Khoảng 95% lượng mưa đổ xuống vào mùa mưa tạo nên độ ẩm khá cao trong thời điểm này, nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng có độ cao 500-800m dao động từ 21-230C, ở những vùng có độ cao lớn hơn nhiệt độ trung bình từ 18- 21 0C, độ ẩm trung bình từ 80-86% . Hệ sinh thái ở Tây Nguyên rất đa dạng với 6 kiểu hệ sinh thái chính gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, rừng lá kim, rừng hỗn giao tre nứa, hệ sinh thái trảng cây bụi và đồng cỏ, hệ sinh thái đồng ruộng và khu dân cư đã tạo nên các hệ động vật, thực vật và hệ nấm khá đa dạng và phong phú trong đó có rất nhiều loài có trong sách đỏ và một số loài đang trong tình trạng báo động tuyệt chủng. Với điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm lớn nói chung và chi nấm Amanita nói riêng. Nấm lớn Việt Nam hiện nay có rất ít tác giả nghiên cứu, nếu có nghiên cứu chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng trung du. Đối với khu vực Tây Nguyên chủ yếu tập trung nghiên cứu ở Nam Tây Nguyên còn ở các khu vực còn lại hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu Họ nấm Amanitaceae đóng vai trò rất quan trọng trong khu hệ nấm lớn nói chung, chúng có ý nghĩa rất lớn về tính đa dạng và đặc biệt là độc tính của chúng đây là loài nấm có hàm lượng độc tố cao và rất dễ nhầm lẫn với một số loài nấm ăn được. 4 Với thói quen sử dụng nấm ngoài tự nhiên và từ rừng làm thực phẩm là khá phổ biến đối với người dân ở địa phương nơi đây. Và đây cũng là vùng có nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mức sống của người dân còn rất thấp đa số là hộ nghèo sống phụ thuộc vào rừng là chủ yếu. Vì vậy rừng là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho sinh hoạt của người dân sống ở gần rừng, trong các nguồn thức ăn từ rừng nấm là một loại thực phẩm mà người dân cho rằng là đặc sản, nấm ngoài tự nhiên làm thực phẩm rất ngon và thơm hàm lượng dinh dưỡng rất cao vì vậy đây là món ăn ưa thích của họ. Bên cạnh đó cũng là mối đe doạ tính mạng và sức khoẻ của người dân ở đây, vì sự nhầm lẫn đáng tiếc giữa nấm độc và nấm ăn được. Trong tự nhiên có nhiều loài nấm độc thuộc các chi khác nhau như Amanita, Galerina, Lepiota, inobybe, Agaricus chẳng hạn các loài thuộc chi Amanita như loài Amanita verna (nấm độc tán trắng), Amanita virosa (nấm độc hình nón), Amanita phalloides là những loài có thể gây nên sự nhầm lẫn cho người dân khi sử dụng nấm ngoài tự nhiên làm thức ăn mà thực tế đã diễn ra rất nhiều trường hợp ngộ độc nấm gây chết người vì không hiểu biết về nấm độc trong thời gian qua đã gây xôn xao dư luận ở nước ta. Việc cung cấp về kiến thức cho người dân am hiểu và phân biệt nấm độc và nấm ăn được là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae R.Heim ex Pouzar ở Tây Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc họ Amanitaceae phân bố ở khu vực Tây Nguyên - Xác định độc tính cấp của một loài nấm độc thuộc chi Amanita. 3. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chi nấm Amanita - Góp phần bổ sung vào danh mục nấm lớn ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu khác sâu hơn. 4. Ý nghĩa thực tiễn Nhận diện được các loài nấm độc ngoài tự nhiên hạn chế sự ngộ độc do nấm độc. 5. Những điểm mới của luận án Lần đầu tiên nghiên cứu họ nấm Amanitaceae, lập danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae ở khu vực Tây Nguyên. Định danh tên được 13 loài trong số 25 loài và kiểm tra định danh loài bằng sinh học phân tử 12 loài thuộc họ Amanitaceae ở khu vực Tây Nguyên. Ghi nhận mới bổ sung 6 loài 5 vào danh mục nấm lớn Việt Nam và 06 loài có thể là loài mới cho khoa học Xác định các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc chi Amanita. - Xây dựng phương trình hồi qui đa biến dự báo sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita là Tansoxuathien = C + a*l + b*m + c*h - d*t - Xác định được độc tính cấp của loài Amanita sp.1, nghiên cứu gây chết động vật thí nghiệm theo đường uống với liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50) là 4750 mg/kg thể trọng. 6. Bố cục luận án Luận án bao gồm 159 trang 12 bảng 37 hình, 1 bản đồ và các phần phụ lục. Luận án bao gồm các phần: Mục lục, danh mục các bảng, danh mục hình của luận án, Danh mục ký hiệu viết tắt, danh mục các biểu đồ. Mở đầu (3 trang); Chương 1: Tổng quan tài liệu (30 trang); Chương 2: Đối tượng địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu (23 trang); Chương 3: kết quả nghiên cứu (90 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang); danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án (2 trang); Tài liệu tham khảo (8 trang); phụ lục. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hệ thống phân loại nấm 1.1.1. Lược sử phân loại nấm 1.1.2. Nấm đảm và hệ thống phân loại 1.1.3. Hệ thống nấm đảm theo Trịnh Tam Kiệt Ngành Basidiom cota R. T. Moore 1980 - Nấm đảm Họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983):3 chi (+23 syns) Đặc điểm của họ: Quả thể chất thịt, dễ thối nát. Mũ nấm dạng ô dù, 6 cuống nấm đính trung tâm, cuống nấm dễ tách rời mũ nấm. Bào tầng dạng phóng xạ trên phiến nấm. Phiến nấm tự do. Bào tử nhẵn bóng, dưới kính hiển vi thì không màu, khi thành đám có màu phấn hồng. Quả thể khi non có hai màng bao quanh, khi lớn lên còn để lại vết tích ở gốc và trên cuống.[Error! Reference source not found.] * Chi Amanita Pers. (1987): phân bố rộng. Rất nhiều loài tạo rễ nấm, một số loài sống hoại sinh. Chi Amanita có các đặc điểm gồm: - Có màu sắc đa dạng và phong phú như: đỏ, cam, vàng,... - Mũ nấm chất thịt, dạng ô dù - Phiến nấm lớn, màu trắng, vàng,.. - Cuống nấm chất thịt, đính trung tâm và dễ tách khỏi mũ nấm. - Bào tử không màu, hình cầu đến hình bầu dục, nhẵn bóng. - Nấm mọc hoại sinh trên đất. - Khi hình thành quả thể ở giai đoạn nấm non thường có bao chung và bao riêng nối liền mép mũ và cuống nấm. Sau đó bị tách ra hình thành nên bao gốc và vòng nấm – đây là đặc điểm nổi bật của các loài nấm thuộc chi Amanita * Chi Limacella Murrill (1911): gồm 3 loài * Chi Catatrama Franco-Mol. 1991gồm 02 loài Theo điều tra của một số tác giả Trịnh Tam Kiệt, Lê Bá Dũng, Ngô Anh, Lê Văn Liễu hiện tại liệt kê 37( 33loài có tên khoa học và 04 loài sp) loài nấm thuộc họ Amanitaceae trong đó đã mô tả chi tiết được 12 loài CHƢƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài nấm thuộc họ Amanitaceae ngoài tự nhiên phân bố ở khu vực Tây Nguyên 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu - Kính hiển vi Olympus (Nhật), kính lúp Olympus (Nhật), bảng so màu, dung dịch KOH - Các dụng cụ: + Ngoài tự nhiên như: Đục, dao, túi ni lông, máy ảnh + Trong phòng thí nghiệm: Banh, dao lam, lamen, lam kính + Kim để cho uống có đầu tù, ống eppendof, nước cất vô trùng, cân phân tích và các hóa chất cần thiết khác. 7 Động vật: chuột thuần chủng dòng BALB/c khoẻ mạnh, được nuôi tại khu nuôi động vật của Viện Công nghệ sinh học thuộc viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Chuột được cho ăn thức ăn tiêu chuẩn và nước uống tự do. Dụng cụ, hóa chất: kim để cho uống có đầu tù, ống eppendof, nước cất vô trùng, và các hóa chất cần thiết khác. Một số hóa chất thông dụng dùng trong sinh học phân tử của các hãng Sigma, Merck,...CTAB, Tris base, Boric acid, NaCl, dNTPs, EDTA, 6X orange loading dye solution, Taq Polymeraza, Ethanol, 2-propanol, Acetic acid glacial, Phenol, Chloroform, isoamyalcohol, Agarose, các mồi ITS. Danh sách các mồi ITS (White et al. 1989) TT Mồi Trình tự Nucelotid ITS1 TCCGTAGGTGAACCTGCGG ITS4 TCCTCCGCTTATTGATATGC 2.1.3. Địa điểm thu mẫu Khu vực Tây Nguyên (Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin, Vườn Quốc Gia York Đôn, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô tỉnh Đăk Lăk, Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà tỉnh Lâm Đồng, Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum, Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai). 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra và thu thập mẫu nấm thuộc họ Amanataceae tại khu vực Tây Nguyên - Phân tích các đăc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc họ Amanitaceae thu thập được tại khu vực Tây Nguyên. - Định danh tên loài các mẫu nấm thu thập được và xây dựng danh lục các loài nấm thuộc họ Amanataceae tại khu vực Tây Nguyên. - Phân tích độc tính cấp của 1 loài nấm độc thuộc họ Amanataceae. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu nấm ngoài thực địa - Thu mẫu nấm độc thuộc họ Amanataceae theo tuyến xương cá trên các sinh cảnh khác nhau (rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao...) ở khu vực Tây Nguyên - Thu mẫu: vào các tháng mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11 trong năm) Khi thu mẫu chúng tôi dựa vào một số đặc điểm cơ bản của họ nấm Amanitaceae để làm cơ sở thu mẫu. 2.3.2. Phƣơng pháp xử lý mẫu bảo quản mẫu vật Mẫu lấy được bảo quản nơi thoáng mát. Nếu giấy bọc bị bẩn hay ướt thì được thay thế, mô tả, ghi chép tiếp những đặc điểm của nấm vào phiếu điều tra: 8 kích thước, hình dạng, màu sắc, các đặc điểm của mặt mũ, mép mũ, bào thể, bụi bào tử, cuống nấm, thịt nấm... Những mẫu chưa phân tích được và đủ tiêu chuẩn thì cần tiến hành làm bách thảo nấm (bách thảo ngâm). 2.3.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu 2.3.3.1. Phân tích các đặc điểm về hình thái ngoài Khi thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên chúng tôi ghi chép đầy đủ các chi tiết như hình dạng, kích thước, màu sắc mùi vị, các phản ứng với dung dịch hoá học ngay tại nơi thu mẫu (đặc biệt ghi nhận đầy đủ các đặc điểm dễ mất khi bảo quản tiêu bản ở trạng khô). Quan sát bằng mắt thường với sự trợ giúp của kính lúp độ phóng đại 20, 50 lần, lần lượt xem xét và mô tả những đặc điểm về hình thái, màu sắc của nấm 2.3.3.2. Phân tích các đặc điểm hiển vi trong phòng thí nghiệm Phân tích đặc điểm hiển vi của mẫu vật thuận lợi nhất là dùng các mẫu tươi vừa mới thu hái được. Trước hết ta cắt lấy một quả thể gồm mô mũ nấm và bào tầng (phiến nấm hay ống nấm). Từ phần quả thể này chúng tôi phân tích được mối quan hệ giữa mô của quả thể ngoài ra còn phân tích được màu sắc, mùi vị và độ dày thịt nấm. Cũng từ phần quả thể này ta dùng kim nhọn tách một phần nhỏ đặt lên lam kính để phân tích cấu trúc của hệ sợi (hoặc phân lập giống để quan sát hệ sợi). Dùng dao nhọn cắt vuông gốc với phiến nấm hay ống nấm (cắt song song với chiều thẳng đứng của quả thể) để quan sát và phân tích các hình thái và cấu trúc của các yếu tố trên bào tầng như đảm, đảm bào tử, liệt bào, gai nhọn trên kính hiển vi với độ phóng đại từ 400 tới 1000 lần. 2.3.4. Định danh 2.3.4.1 Định danh theo phƣơng pháp hình thái so sánh giải phẫu Dựa trên tư liệu của tác giả Trịnh Tam Kiệt (2012,2013) [Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.], Lê Bá Dũng (2003) [Error! Reference source not found.], Teng (1964) [Error! Reference source not found.], Singer R.(1986) [Error! Reference source not found.], Jiri Baier (1991) [Error! Reference source not found.], Denis R. Benjamin (1995) [Error! Reference source not found.], Theodor Wieland (1986) [Error! Reference source not found.], Rodham e. Tulloss (2009)[Error! Reference source not found. ]. 2.3.4.2. Định danh theo phƣơng pháp sinh học phân tử Trong số mẫu nấm thu thập được có một số loài có đặc điểm hình thái gần tương đồng nhau vì vậy để phân biệt và định danh những loài này chúng tôi tiếp hành định danh bằng phương sinh học phân tử để thể hiện sự khác biệt giữa các loài có hình thái tương đồng nhau. 2.3.5. Phƣơng pháp thử độc tính cấp Nguyên lý 9 Phương pháp thử độc tính cấp liên quan đến việc xác nhận tính độc ở các liều khác nhau của chất thử nghiệm khi thử nghiệm trên động vật được phân thành các nhóm khác nhau. Các động vật trong mỗi nhóm nhận được 01 mức liều cụ thể, tăng liều tiến triển từ nhóm này sang nhóm khác (bắt đầu từ nhóm 1 nhận được liều thấp nhất). Ghi nhận số lượng động vật tử vong trong mỗi nhóm, sự khác biệt giữa liều của mỗi nhóm và số lượng động vật tử vong trong mỗi nhóm là thông số quan trọng trong phương pháp thử độc cấp Đỗ Trung Đàm [Error! Reference source not found.], (Dodehe Yeo và cộng sự, 2012).[Error! Reference source not found.] Trong thí nghiệm của chúng tôi, độc tính cấp được tiến hành theo phương pháp của Dodehe Yeo và cộng sự (2012)[Error! Reference source not found.], N’dia Kouadio Frédéri và cộng sự (2013)[Error! Reference source not found.], Aristide Traore và cộng sự (2014)[Error! Reference source not found.]. 2.3.6. Phƣơng pháp xác định các nhân tố sinh thái Phương pháp xác định các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ cao) sử dụng các thiết bị như Tiger Direct HMAMT-110 (USA), TigerDirect LMLX1010B (USA), GPS Garmine Trex Vista HCx (USA) 2.3.7. Phƣơng pháp phân tích mối tƣơng quang của các nhân tố sinh thái Phần mềm MS TAT 2009 và Excel để xử lý thống kê. Sử dụng phần mềm Statgraphic Centurion XV để thiết lập các hàm hồi quy đa biến và phân tích mối quan hệ mật độ, tần số xuất hiện các loài Nấm với các nhân tố sinh thái CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm phân loại của họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983) Họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983): gồm 2 chi Đặc điểm của họ: Quả thể chất thịt, dễ thối nát. Mũ nấm dạng ô dù, cuống nấm đính trung tâm, cuống nấm dễ tách rời mũ nấm. Bào tầng dạng phóng xạ trên phiến nấm. Phiến nấm tự do. Bào tử nhẵn bóng, dưới kính hiển vi thì không màu, khi thành đám có màu phấn hồng. Quả thể khi non có hai màng bao quanh, khi lớn lên còn để lại vết tích ở gốc và trên cuống. Đặc điểm chi Amanita Dill. ex Boehm. 1760 Bao gồm một trong số các loài nấm độc nhất được biết đến phân bố trên toàn thế giới. Phần lớn các vụ ngộ độc nấm ngộ độc nấm do bởi chi nấm Amanita này. Chi Amanita có các đặc điểm gồm: - Có màu sắc đa dạng và phong phú như: đỏ, cam, vàng,... - Mũ nấm chất thịt, dạng ô dù - Cuống nấm chất thịt, đính trung tâm và dễ tách khỏi mũ nấm. 10 - Bào tử không màu, hình cầu đến hình bầu dục, nhẵn bóng. - Kích thước bào tử từ 5-7 x 10-12 µm - Nấm mọc hoại sinh, cộng sinh trên đất. - Lỗ nảy mầm lệch từ 20 - 300 - Khi hình thành quả thể ở giai đoạn nấm non thường có bao chung và bao riêng nối liền mép mũ và cuống nấm. Sau đó bị tách ra hình thành nên bao gốc và vòng nấm – đây là đặc điểm nổi bật của các loài nấm thuộc chi Amanita. Chi Limacella Murrill 1911 có số các loài ít (03 loài) và rất ít xuất hiện ở vùng châu á Chi Catatrama Franco-Mol. 1991trên thế giới có 02 loài 3.2. Danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae tại khu vực Tâ Ngu ên Đề tài đã điều tra, thu thập, mô tả, định danh và lập danh mục được 25 loài thuộc chi Amanita, họ Amanitaceae được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae tại khu vực Tâ Ngu ên ST T Tên loài Sinh cảnh Ghi chú RT RT X RB TX RH G LK &L R TC, CB 1 Amanita caesarea Gillet 1874 ++ + + ++ 2 Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 1950 + ++ +++ Ghi nhận mới ở Việt Nam 3 Amanita crocea Quél. Singer 1951 ++ + + ++ Ghi nhận mới ở Việt Nam 4 Amanita eliae Quél. 1872 ++ + 5 Amanita excelsa Fr. Bertill. 1866 ++ + ++ 6 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 ++ ++ Ghi nhận mới ở Việt Nam 7 Amanita fulva Fr. 1815 ++ + + ++ 8 Amanita multisquamosa Peck 1901 ++ + Ghi nhận mới ở Việt Nam 9 Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 ++ + + ++ 10 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 + + + + 11 Amanita pilosella Corner & Bas 1962 + ++ ++ Ghi nhận mới ở Việt Nam 12 Amanita similis Boedijn 1951 ++ + ++ Ghi nhận mới ở Việt Nam 11 13 Amanita spreta Peck& acc 1887 + ++ ++ 14 Amanita sp1. ++ + + + ++ 15 Amanita sp2. + + ++ 16 Amanita sp3. ++ + ++ 17 Amanita sp4. ++ + ++ + 18 Amanita sp5. + +++ ++ 19 Amanita sp6. + +++ + 20 Amanita sp7. (DL274) ++ + ++ + 21 Amanita sp8. (DL89) ++ + + + 22 Amanita sp9. (DH048) ++ + + 23 Amanita sp10. (DL001) + + + 24 Amanita sp11. (DL127) ++ + + ++ 25 Amanita sp12. (DL019) + + +++ + (RT: Rừng thông; RTX: Rừng thường xanh; RBTX: Rừng bán thường xanh; RHGLK&LR: Rừng hỗn giao lá kim và lá rộng; TC, CB: Thảm cỏ, cây bụi) Trong đó: +: Loài ghi nhận bắt gặp ít , ++: Loài bắt nhiều , +++: Loài bắt gặp rất nhiều 3.3. Khóa phân loại đến loài Chi Amanita 1. Cuống nấm hoàn chỉnh, có bao gốc dạng đế hoa ............................................................................ 2 1. Cuống nấm hoàn chỉnh, có bao gốc không phải dạng đế hoa ......................................................... 3 2. Cuống nấm có vòng dạng cổ áo ................................................................................................... 11 2. Cuống nấm có vòng không dạng cổ áo ......................................................................................... 12 3. Bao gốc dạng hình củ, cuống nấm có vòng ..................................................................................... 4 3. Bao gốc dạng hình củ, cuống nấm không có vòng .......................................................................... 5 4. Mũ nấm và cuống nấm có màu vàng nghệ đậm ngả về màu rỉ sắt, vòng nấm có dạng cổ áo đính ở 1/3 cuống nấm về phía trên. Kích thước bào tử 5-7 x 8-10 µm ............................... ..............................................................................................................
Luận văn liên quan