Sự cần thiết phải có chất đối chiếu trong kiểm nghiệm dược liệu
Tiêu chuẩn hóa chất lượng dược liệu nhằm mục đích đảm bảo chất lượng
dược liệu được sử dụng làm thuốc, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Để tiêu
chuẩn hóa chất lượng dược liệu thì ngoài các chỉ tiêu về cảm quan, định tính bằng
soi bột, vi phẫu, phản ứng hóa học, còn cần có các chỉ tiêu định tính đảm bảo tính
đặc hiệu hơn, định lượng được hoạt chất, chất đánh dấu trong dược liệu. Vì vậy,
việc nghiên cứu chiết xuất, phân lập, tinh chế các hoạt chất, chất đánh dấu từ dược
liệu nhằm tiêu chuẩn hóa chất lượng dược liệu là xu thế chung trong đảm bảo chất
lượng dược liệu trên thế giới.
Châu Âu là cái nôi của thuốc hóa dược, tuy nhiên Dược điển Châu Âu cũng
rất chú trọng trong xây dựng các chuyên luận dược liệu. Dược điển Châu Âu 10
(EP 10) có 214 chuyên luận dược liệu, trong đó có 208 chuyên luận bắt buộc phải
sử dụng chất đánh dấu trong định tính, định lượng, 116 chuyên luận sử dụng các
phương pháp phân tích đặc hiệu như HPLC, GC để định lượng chất đánh dấu [44].
Dược điển Nhật 17 (xuất bản năm 2016), bản tiếng Anh có 143 chuyên luận
dược liệu. Trong đó 38 chuyên luận sử dụng chất đánh dấu trong định tính, định
lượng [56]. Dược điển Nhật 18 (xuất bản năm 2021), bản tiếng Anh có 145 chuyên
luận dược liệu. Trong đó số chuyên luận sử dụng chất đánh dấu trong định tính,
định lượng tăng lên 66 chuyên luận [57].
Dược điển Trung Quốc 2015, bản tiếng Anh có 583 chuyên luận dược liệu.
Trong đó 332 chuyên luận sử dụng phương pháp HPLC, GC định lượng chất đánh
dấu [67].
Tiêu chuẩn Hồng Kông về dược liệu (từ tập 1- tập 10, xuất bản năm 2015 –
2020) có 323 chuyên luận dược liệu. Trong đó 310 chuyên luận định lượng chất
đánh dấu bằng HPLC, GC [42].
DĐVN IV có hiệu lực năm 2010 có 264 chuyên luận dược liệu. Có 26 chuyên
luận (chiếm 10%) bắt buộc sử dụng chất đánh dấu trong định tính, định lượng.
Trong đó chỉ có 07 chuyên luận (chiếm 3%) định lượng chất đánh dấu bằng
HPLC/GC [7].
DĐVN V (có hiệu lực từ năm 2018) có 372 chuyên luận về dược liệu và
thuốc từ dược liệu tăng 58 chuyên luận so với DĐVN IV. Trong đó có 310 chuyên
luận dược liệu. Số lượng các chuyên luận sử dụng các phương pháp phân tích đặc
hiệu để định tính, định lượng chất đánh dấu “marker” tăng hơn gấp ba so với
DĐVN IV nhưng vẫn còn rất hạn chế, 83 chuyên luận (chiếm 27%) bắt buộc sử
dụng chất đánh dấu cho định tính, định lượng. Trong đó chỉ có 59 chuyên luận
(chiếm 19%) có định lượng chất đánh dấu bằng phương pháp HPLC, GC [8].
Như vậy có thể thấy sử dụng chất đánh dấu trong kiểm tra chất lượng dược
liệu là xu hướng chung từ các nước phát triển mạnh về công nghiệp hóa dược như
các nước Châu Âu đến các nước Châu Á có nền y học cổ truyền phát triển như
Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc. Nhận thức được tầm quan trọng đó DĐVN
V đã có đột phá về số chuyên luận bắt buộc sử dụng chất đánh dấu cho định
tính/định lượng cũng như số chuyên luận có sử dụng HPLC/GC để định lượng
chất đánh dấu so với DĐVN IV – tăng tương ứng là 3 lần và 8 lần. Tuy nhiên do
chưa có nhiều nghiên cứu xác định thành phần chính, chất đánh dấu, chất có hoạt
tính sinh học trong các dược liệu trồng tại Việt Nam, xây dựng phương pháp định
tính/định lượng chất đánh dấu, thiết lập chất chuẩn dùng trong kiểm nghiệm dược
liệu nên số chuyên luận bắt buộc sử dụng chất đánh dấu trong định tính/định lượng
còn rất khiêm tốn.
444 trang |
Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thiết lập một số chất chuẩn được chiết xuất từ dược liệu để góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng Hy thiêm và Vối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP MỘT SỐ
CHẤT CHUẨN ĐƯỢC CHIẾT XUẤT
TỪ DƯỢC LIỆU ĐỂ GÓP PHẦN
HOÀN THIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT
LƯỢNG HY THIÊM VÀ VỐI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP MỘT SỐ
CHẤT CHUẨN ĐƯỢC CHIẾT XUẤT
TỪ DƯỢC LIỆU ĐỂ GÓP PHẦN
HOÀN THIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT
LƯỢNG HY THIÊM VÀ VỐI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGHÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 9720210
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Phương Thiện Thương
TS. Nguyễn Thị Liên
HÀ NỘI, NĂM 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Luận án “Nghiên cứu thiết lập một số chất chuẩn được chiết xuất từ
dược liệu để góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng Hy thiêm và Vối Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.
Phương Thiện Thương và TS. Nguyễn Thị Liên.
Các kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và được công bố
một phần trong các bài báo khoa học của nhóm nghiên cứu. Luận án chưa từng
được công bố, không trùng lặp với luận văn, luận án hoặc các công trình nghiên
cứu khoa học của các tác giả khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Phương Thảo
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và có hiệu
quả của nhiều tập thể và cá nhân, của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình. Cho phép tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Phương Thiện Thương – Phó Viện trưởng Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc, TS. Nguyễn Thị Liên – Viện Kiểm nghiệm
thuốc Trung ương, những người thầy đã định hướng, hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện luận án.
Ban Lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, các Khoa/Phòng
trong Viện đã tạo điều kiện về môi trường nghiên cứu, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành luận án.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí cho Nhiệm vụ Khoa học và
Công nghệ cấp Bộ, mã số 01.2020M001, đồng nghiệp tại Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam – Hàn Quốc đã phối hợp và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu này được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và
sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, xin cảm ơn mọi người đã luôn sát cánh bên tôi,
động viên khích lệ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2022
NCS. Nguyễn Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐỐI CHIẾU TRONG KIỂM NGHIỆM DƯỢC
LIỆU .................................................................................................................... 3
1.1.1. Sự cần thiết phải có chất đối chiếu trong kiểm nghiệm dược liệu ............ 3
1.1.2. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về lựa chọn chất đánh dấu trong dược
liệu ....................................................................................................................... 4
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................. 5
1.2.1. Hy thiêm .................................................................................................... 5
1.2.1.1. Vị trí phân loại ........................................................................................ 5
1.2.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố ................................................................ 6
1.2.1.3. Thành phần hóa học ................................................................................ 6
1.2.1.4. Tác dụng sinh học ................................................................................. 10
1.2.1.5. Tiêu chuẩn hóa dược liệu Hy thiêm ..................................................... 11
1.2.1.6. Hợp chất darutosid ................................................................................ 12
1.2.2. Vối ........................................................................................................... 13
1.2.2.1. Vị trí phân loại ...................................................................................... 13
1.2.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố .............................................................. 13
1.2.2.3. Thành phần hóa học .............................................................................. 14
1.2.2.4. Tác dụng sinh học ................................................................................. 18
1.2.2.5. Tiêu chuẩn hóa dược liệu Vối .............................................................. 19
1.2.2.6. Hợp chất 2',4'-dihydroxy-6'-methoxy-3',5' –dimethylchalcon (CO1) .. 20
1.3. TỔNG QUAN VỀ THIẾT LẬP CHẤT CHUẨN HÓA HỌC................... 22
1.3.1. Định nghĩa, phân loại chất chuẩn hóa học ............................................... 22
1.3.2. Thiết lập chất chuẩn hóa học ................................................................... 23
1.3.2.1. Yêu cầu về hàm lượng với chất đánh dấu trong dược liệu ................... 23
1.3.2.2. Thiết lập chất chuẩn hóa học gốc ......................................................... 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 32
2.1.1. Dược liệu Hy thiêm ................................................................................. 32
2.1.2. Dược liệu nụ Vối và lá Vối...................................................................... 32
2.2. HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ ........................................................ 33
2.2.1. Vật tư, hóa chất ........................................................................................ 33
2.2.2. Thiết bị ..................................................................................................... 34
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 34
2.3.1. Chiết xuất, phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc các hợp chất............ 36
2.3.2. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu để thiết
lập chuẩn ............................................................................................................ 36
2.3.2.1. Xây dựng bộ dữ liệu nhận dạng............................................................ 37
2.3.2.2. Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định tạp chất liên quan bằng
HPLC/DAD ....................................................................................................... 37
2.3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu thiết lập chuẩn gốc ....... 38
2.3.3. Thiết lập chất chuẩn gốc .......................................................................... 39
2.3.3.1. Đóng lọ ................................................................................................. 39
2.3.3.2. Kiểm tra độ đồng nhất của quá trình đóng gói ..................................... 40
2.3.3.3.Xác định giá trị ấn định công bố trên chứng chỉ với chuẩn gốc định
lượng .................................................................................................................. 40
2.3.3.4. Xác định độ không đảm bảo đo ............................................................ 43
2.3.3.5. Dán nhãn và bảo quản ống chuẩn ......................................................... 44
2.3.3.6. Theo dõi độ ổn định của chất chuẩn đã thiết lập .................................. 44
2.3.4. Xây dựng quy trình định tính, định lượng đồng thời kirenol, darutosid bằng
HPLC ................................................................................................................. 45
2.3.4.1. Khảo sát phương pháp chuẩn bị mẫu ................................................... 45
2.3.4.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định tính, định lượng bằng HPLC .. 45
2.3.5. Xây dựng quy trình định tính, định lượng CO1 trong lá Vối và nụ Vối bằng
HPLC ................................................................................................................. 46
2.3.5.1. Khảo sát phương pháp chuẩn bị mẫu ................................................... 46
2.3.5.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định tính, định lượng bằng HPLC .. 46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 47
3.1. CHIẾT XUẤT, TINH CHẾ VÀ KHẲNG ĐỊNH CẤU TRÚC ................. 47
3.1.1. Chiết xuất, tinh chế và xác định cấu trúc darutosid................................. 47
3.1.1.1. Chiết xuất, tinh chế ............................................................................... 47
3.1.1.2. Xác định cấu trúc, nhận dạng chất đã tinh chế ..................................... 49
3.1.2. Chiết xuất, tinh chế và xác định cấu trúc CO1 ........................................ 52
3.1.2.1. Chiết xuất, tinh chế ............................................................................... 52
3.1.2.2. Xác định cấu trúc, nhận dạng chất CO1 đã tinh chế ............................ 56
3.2. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU THIẾT LẬP
CHUẨN ............................................................................................................. 59
3.2.1. Nguyên liệu darutosid để thiết lập chuẩn gốc định lượng ....................... 59
3.2.1.1. Xây dựng phương pháp xác định độ tinh khiết của nguyên liệu thiết lập
chuẩn darutosid .................................................................................................. 59
3.2.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu darutosid để thiết lập chuẩn định
lượng .................................................................................................................. 68
3.2.2. Nguyên liệu CO1 để thiết lập chuẩn gốc định lượng .............................. 70
3.2.2.1. Xây dựng phương pháp xác định độ tinh khiết của nguyên liệu CO1 . 70
3.2.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu CO1 để thiết lập chuẩn định
lượng .................................................................................................................. 78
3.3. THIẾT LẬP CHẤT CHUẨN ..................................................................... 80
3.3.1. Kiểm tra chất lượng, đóng lọ và đánh giá đồng nhất quá trình đóng gói 80
3.3.2. Xác định giá trị ấn định với chất chuẩn gốc định lượng ......................... 81
3.2.2.1 Xác định độ tinh khiết sắc ký ................................................................ 81
3.2.2.2. Xác định tạp chất bay hơi ..................................................................... 84
3.2.2.3. Xác định tạp chất vô cơ ........................................................................ 85
3.2.2.4. Giá trị ấn định và độ không đảm bảo đo .............................................. 85
3.3.3. Theo dõi độ ổn định của các chất chuẩn thiết lập được .......................... 86
3.3.3.1. Chất chuẩn darutosid ............................................................................ 87
3.3.3.2. Chất chuẩn CO1 .................................................................................... 88
3.4. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG CHẤT ĐÁNH
DẤU TRONG DƯỢC LIỆU HY THIÊM, NỤ VỐI VÀ LÁ VỐI ................... 89
3.4.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định tính định lượng đồng thời kirenol
và darutosid trong Hy thiêm bằng HPLC .......................................................... 89
3.4.1.1. Xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu ........................................................ 89
3.4.1.2. Thẩm định quy trình định tính, định lượng đồng thời kirenol và darutosid
bằng HPLC ........................................................................................................ 90
3.4.1.3. Khảo sát hàm lượng kirenol và darutosid trong Hy thiêm ................. 100
3.4.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định tính định lượng CO1 trong nụ Vối
và lá Vối bằng HPLC ....................................................................................... 100
3.4.2.1. Xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu ...................................................... 100
3.4.2.2. Thẩm định quy trình định tính, định lượng CO1 bằng HPLC ........... 102
3.4.2.3. Khảo sát hàm lượng CO1 trong nụ Vối và lá Vối .............................. 109
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 111
4.1. VỀ CHIẾT XUẤT, TINH CHẾ CÁC CHẤT ĐỂ LÀM NGUYÊN LIỆU
THIẾT LẬP CHUẨN ...................................................................................... 111
4.1.1. Lựa chọn hợp chất trong cây Vối và cây Hy thiêm cần phân lập ......... 111
4.1.1.1. Lựa chọn hợp chất trong cây Hy thiêm .............................................. 111
4.1.1.2. Lựa chọn hợp chất trong cây Vối ....................................................... 112
4.1.2. Về chiết xuất và tinh chế các chất ......................................................... 113
4.1.3. Về xây dựng bộ dữ liệu nhận dạng ........................................................ 115
4.2. VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGUYÊN LIỆU THIẾT LẬP CHUẨN . 116
4.2.1. Định tính, xác định cấu trúc chất chuẩn gốc ......................................... 116
4.2.2. Xác định độ tinh khiết của chất chuẩn gốc định lượng ......................... 116
4.2.2.1. Xác định tạp chất bay hơi ................................................................... 117
4.2.2.2. Xác định tạp chất vô cơ ...................................................................... 117
4.2.2.3. Xác định tạp chất hữu cơ .................................................................... 118
4.3. VỀ THIẾT LẬP CHẤT CHUẨN............................................................. 121
4.3.1. Đóng lọ và đánh giá đồng nhất .............................................................. 121
4.3.1.1. Đóng lọ ............................................................................................... 121
4.3.1.2. Đánh giá đồng nhất ............................................................................. 122
4.3.2. Xác định giá trị ấn định ......................................................................... 123
4.3.3. Theo dõi độ ổn định ............................................................................... 125
4.4. VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG CHẤT
ĐÁNH DẤU TRONG DƯỢC LIỆU NỤ VỐI, LÁ VỐI VÀ HY THIÊM ..... 126
4.4.1. Định tính, định lượng đồng thời kirenol, darutosid trong Hy thiêm bằng
HPLC ............................................................................................................... 126
4.4.2. Định tính, định lượng CO1 trong nụ Vối và lá Vối bằng HPLC .......... 128
4.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................... 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 131
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
AOAC Association of Official
Analytical Chemists
Hiệp hội các nhà phân tích hóa học
ASEAN Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CO1 2′,4′-dihydroxy-6′-methoxy-
3′,5′-dimethylchalcone
2′,4′-dihydroxy-6′-methoxy-3′,5′-
dimethylchalcon
CRS Chemical Reference Standard Chất chuẩn hóa học
DAD Diode Array Detector Đầu dò dãy diod quang
DĐVN Dược điển Việt Nam
DMSO Dimethyl sulfoxide Dimethyl sulfoxid
DSC Differential Scanning
Calorimetry
Phương pháp quét nhiệt vi sai
EP European Pharmacopoeia Dược điển Châu Âu
ESI-MS Electrospray Ionisation Mass
Spectrum
Khối phổ ion hóa tia điện
GACP Good Agricultural and
Collection Practices
Thực hành tốt trồng trọt và thu hái
GC Gas Chromatography Sắc ký khí
GMP Good manufacturing practice Thực hành sản xuất tốt
GTAĐ Giá trị ấn định
HL Hàm lượng
HPLC High-Performance Liquid
Chromatography
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
HR-LC-
ESI-MS
High Resolution Liquid
Chromatography Electrospray
Ionisation Mass Spectrum
Sắc ký lỏng khối phổ ion hóa tia
điện phân giải cao
ICH International Conference on
Harmonisation
Hội nghị quốc tế về hòa hợp
Int’P International Pharmacopeia Dược điển Quốc tế
IR Infrared spectroscopy Quang phổ hồng ngoại
ISO International Standard
Organization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
KL Khối lượng
KHCN Khoa học và Công nghệ
KNV Kiểm nghiệm viên
KTCL Kiểm tra chất lượng
LOD Limit of Detection Giới hạn phát hiện
LOQ Limit of Quantitation Giới hạn định lượng
NIST National Institute of Standard
and Technology
Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn và
Công nghệ Hoa Kỳ
NSX Nhà sản xuất
PCRS Primary Chemical Reference
Standard
Chất chuẩn hóa học gốc
PHPLC Preparative High-Performance
Liquid Chromatography
Sắc ký lỏng điều chế
PTN Phòng thí nghiệm
RS Reference Substance Chất chuẩn đối chiếu
RSD Relative Standard Deviation Độ lệch chuẩn tương đối
SCRS Secondary Chemical
Reference Standard
Chất chuẩn hóa học thứ cấp
S/N Signal/Noise Tín hiệu/Nhiễu đường nền
Spic Diện tích pic
TCCL Tiêu chuẩn chất lượng
TCLQ Tạp chất liên quan
TGA Thermogravimetric Analysis Phân tích nhiệt trọng lượng
TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng
TKSK Tinh khiết sắc ký
USP United State Pharmacopeia Dược điển Mỹ
UV-VIS Ultravioliet – Visible
Spectrophotometer
Quang phổ tử ngoại – khả kiến
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Vị trí phân loại của chi Sigesbeckia 5
Bảng 1.2 Một số hợp chất phân lập từ Hy thiêm 9
Bảng 1.3 Vị trí phân loại của chi Cleistocalyx 13
Bảng 1.4 Một số hợp chất phân lập từ Vối 17
Bảng 2.1 Mẫu Dược liệu Hy thiêm dùng trong nghiên cứu 32
Bảng 2.2 Mẫu Dược liệu nụ Vối và lá Vối dùng trong nghiên cứu 33
Bảng 3.1 Dữ liệu phổ 1H-NMR (600 MHz) và 13C-NMR (150 MHz)
của chất darutosid và tài liệu tham khảo
51
Bảng 3.2 Dữ liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz)
của chất CO1 và tài liệu tham khảo
58
Bảng 3.3 Khảo sát phương pháp HPLC xác định TCLQ trong nguyên
liệu darutosid
60
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống với pic darutosid 63
Bảng 3.5 Kết quả tiêm lặp lại dung dịch LOD và LOQ của darutosid 64
Bảng 3.6 Khoảng tuyến tính darutosid 65
Bảng 3.7 Độ lặp lại dung dịch darutosid 66
Bảng 3.8 Độ chính xác trung gian dung dịch darutosid trên KNV 2 66
Bảng 3.9 Tổng hợp độ chính xác trung gian dung dịch darutosid 67
Bảng 3.10 Khảo sát phương pháp xác định TCLQ trong nguyên liệu CO1 70
Bảng 3.11 Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống với pic CO1 74
Bảng 3.12 Kết quả tiêm lặp lại dung dịch LOD và LOQ của CO1 74
Bảng 3.13 Khoảng tuyến tính CO1 75
Bảng 3.14 Độ lặp lại dung dịch CO1 76
Bảng 3.15 Độ chính xác trung gian dung dịch CO1 trên KNV 2 76
Bảng 3.16 Tổng hợp độ chính xác trung gian dung dịch CO1 77
Bảng 3.17 Kết quả đánh giá đồng nhất trong quá trình đóng gói 80
Bảng 3.18 Kết quả đánh giá hàm lượng TKSK chất chuẩn darutosid 82
Bảng 3.19 Kết quả đánh giá hàm lượng TKSK chất chuẩn CO1 83
Bảng 3.20 Tổng hợp hàm lượng TKSK chất chuẩn darutosid và CO1 84
Bảng 3.21 Hàm lượng tạp chất bay hơi trong chất chuẩn CO1 và
darutosid
85
Bảng 3.22 Hàm lượng tạp chất vô cơ trong chất chuẩn CO1 và
darutosid
85
Bảng 3.23 Theo dõi độ ổn định chất chuẩn darutosid 87
Bảng 3.24 Theo dõi độ ổn định chất chuẩn CO1 88
Bảng 3.25 Kết quả đánh giá phương pháp chiết Hy thiêm 89
Bảng 3.26 Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống với pic kirenol 93
Bảng 3.27 Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống với pic darutosid 94
Bảng 3.28 Khoảng tuyến tính kirenol và darutosid 94
Bảng 3.29 Kết quả đánh giá độ đúng với kirenol 96
Bảng 3.30 Kết quả đánh giá độ đúng với darutosid 96
Bảng 3.31 Kết quả khảo sát độ lặp lại trên mẫu Hy thiêm 97
Bảng 3.32 Kết quả khảo s