Luận án Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012

Đề tài nghiên cứu được xác định từ 5 lý do sau đây: Thứ nhất, từ vai trò của cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xuất phát từ yêu cầu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế cần được hiểu không chỉ là sự tăng lên về quy mô mà còn cả sự thay đổi CCKT theo hướng tích cực. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng của CCKT, đặc biệt là cơ cấu theo ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội. Thứ hai, từ định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

pdf14 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  TrÇn thÞ thanh h−¬ng Nghiªn cøu thèng kª c¬ cÊu kinh tÕ viÖt nam giai ®o¹n 1986-2012 CHUY£N NGµNH: kinh tÕ hỌc (thèng kª kinh tÕ) M· sè: 62 31 01 01 Hµ néi, n¨m 2016 0 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phan C«ng NghÜa Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi ..... ngày ....... tháng ....... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đề tài nghiên cứu được xác định từ 5 lý do sau đây: Thứ nhất, từ vai trò của cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xuất phát từ yêu cầu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế cần được hiểu không chỉ là sự tăng lên về quy mô mà còn cả sự thay đổi CCKT theo hướng tích cực. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng của CCKT, đặc biệt là cơ cấu theo ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội. Thứ hai, từ định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đại hội VI là bước đột phá đầu tiên về đổi mới tư duy của Đảng về phát triển kinh tế. Đó là việc xác lập, xây dựng CCKT phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan và trình độ của nền kinh tế. Đây là cơ sở thực tiễn, lý luận quan trọng cho Đại hội VII đề ra chủ trương hoàn thiện CCKT và Đại hội VIII, IX đề ra chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có một CCKT tương đối hợp lý và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đến nay mô hình tăng trưởng kinh tế đang có những bất cập.Chuyển dịch CCKT có xu hướng chững lại.Để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, việc tổng kết những bài học của quá trình chuyển dịch CCKT ở Việt Nam từ đổi mới đến nay là hết sức cần thiết. Thứ ba, từ vai trò của thống kê trong nghiên cứu CCKT và chuyển dịch CCKT Nghiên cứu thống kê CCKT và chuyển dịch CCKT cho phép xây dựng luận cứ khoa học cho quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xác định bản chất và đặc trưng CCKT của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua các nghiên cứu mang tính chất lý luận và thực tiễn. Thứ tư, từ các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thống kê CCKT và chuyển dịch CCKT. Nghiên cứu thống kê CCKT vẫn chưa thực sự được coi trọng trong giai đoạn hiện nay, thể hiện: thứ nhất, chưa có một hệ thống chỉ tiêu thống kê riêng về CCKT. Thứ hai, các phương pháp thống kê được vận dụng trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT còn khá nghèo nàn và thiếu sự kết hợp, dẫn đến chất lượng của các phân tích về CCKT còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được các nhiệm vụ cần thiết trong phân tích CCKT. 2 Thứ năm, xuất phát từ các khoảng trống trong các nghiên cứu trong và ngoài nước về CCKT và chuyển dịch CCKT Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về CCKT và chuyển dịch CCKT cho thấy, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này hiện tại vẫn chưa giải quyết được triệt để các nhiệm vụ trong nghiên cứu CCKT và chuyển dịch CCKT. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012” làm luận án tiến sỹ. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước CCKT và chuyển dịch CCKT đã được các trường phái, các lý thuyết kinh tế đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau trong đóđiển hình là 10 lý thuyết: lý thuyết của Karl Marx (1909); lý thuyết "cất cánh" của Rostow, W.W. (1960); lý thuyết nhị nguyên của Lewis (1954); lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu của Moshe Syrquin (1988); lý thuyết phát triển cân đối của Nurkse (1961) và Rosentein-Rodan (1943); lý thuyết về tác động của dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế của Fabricant (1942), A Fontfria (2005); T.Gyfason và G.Zoega (2004), Ở Việt Nam, CCKT và chuyển dịch CCKT cũng được nghiên cứu từ lâu, trong đó tiêu biểu là các công trình:Ngô Đình Giao (1994)“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân”; Đỗ Hoài Nam (1996),“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam”;Nguyễn Quang Thái (2004) “Mấy vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam”; Bùi Tất Thắng (2006) “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam”. Trên giác độ nghiên cứu thống kê về CCKT và chuyển dịch CCKT có 1 công trình điển hình của Phan Công Nghĩa (2007)“Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch CCKT-Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, Các nghiên cứu về CCKTmà tác giả đã tổng quan mới chỉ dừng lại ở việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận về CCKT; đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT của Việt Nam và một số vùng lãnh thổ, thành phố lớn trong các giai đoạn; đánh giá tác động của chuyển dịch CCKT tới tăng trưởng kinh tế.Các nghiên cứu về thống kê CCKT mới chỉ đề xuất các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu trong nội bộ ngành NLTS và mới chỉ đề xuất phương pháp luận nghiên cứu thống kê CCKT nói chung và CCKT nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói riêng. Còn thiếu những công trình nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê sử dụng trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT cho Việt Nam. Một số nghiên cứu đã lượng hóa được ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT theo ngành đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên các mô hình này mới lượng hóa được ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT theo chỉ tiêu đầu ra (GDP), hoặc mới chỉ lượng hóa ảnh hưởng các nhân tố đầu vào (VĐT, lao động) đến tăng trưởng GDP thông qua mô hình hồi quy đa biến. Chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp chỉ số để lượng hóa ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT (theo cả ba phân tổ: ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ) theo chỉ tiêu đầu vào (VĐT, lao động) đến 3 tăng trưởng kinh tế (thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VĐT, năng suất lao động xã hội (NSLĐXH), GDP). Cũng chưa có nghiên cứu nào lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT giai đoạn 1986-2012 và đưa ra kết quả dự báo CCKT của Việt Nam đến năm 2020. Điểm khác biệt, tạm gọi là “khoảng trống nghiên cứu/khoảng trống lý luận” chưa được nghiên cứu, giải quyết, dự kiến sẽ thực hiện so với các nghiên cứu trước đây được thể hiện khái quát trên các mặt sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về CCKT; Thứ hai,lựa chọn hệ phương pháp thống kê vận dụng trong nghiên cứu CCKT và chuyển dịch CCKT; Thứ ba, bổ sung mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT; Thứ tư, bổ sung các mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch CCKT đến tăng trưởng và phát triển kinh tế; Thứ năm, dự báo được CCKT cho Việt Nam đến năm 2020. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung vào các nội dung chính: 1) hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về CCKT, chuyển dịch CCKT; 2) làm rõ các yếu tố hình thành và tác động đến CCKT và chuyển dịch CCKT;3) hoàn thiệnhệ thống chỉ tiêu thống kê về CCKT; 4) xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện trong nghiên cứu về CCKT và chuyển dịch CCKT; 5) lựa chọn và chỉ rõ đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê để giải quyết các nhiệm vụ trong nghiên cứu về CCKT và chuyển dịch CCKT; 6) đánh giá vai trò của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT; 7) đánh giá vai trò của chuyển dịch CCKT tới tăng trưởng và phát triển kinh tế; 8) Khẳng định được tính khả thi của hệ thống chỉ tiêu thống kê được đề xuất và hệ phương pháp thống kê được lựa chọn thông qua việc vận dụng vào phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT ở Việt Nam sau chặng đường gần 30 năm đổi mới (giai đoạn 1986-2012);9) đưa ra kết quả dự báoCCKT của Việt Nam đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu thống kê CCKT và chuyển dịch CCKT của Việt Nam. - Phạm vi về không gian:Nghiên cứu CCKT và chuyển dịch CCKT của Việt Nam theo cả nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ. - Phạm vi về thời gian: Luận án phân tích, đánh giá CCKT và chuyển dịch CCKT của Việt Nam từ năm 1986 đến 2012; dự báo CCKT của Việt Nam đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp: phương pháp biện chứng, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, lịch sử, phương pháp tiếpcận hệ thống, phương pháp phân tích tư liệu, thông tin sẵn có; phương pháp phân tổ phân loại, phân tổ kết cấu, biểu đồ, phương pháp tính các loại số tương đối;phương pháptính các chỉ tiêu phân tích CCKT, phương pháp dãy số thời gian, biểu đồ, chỉ số, hồi quy-tương quan, so sánh dãy số song song, dịch chuyển tỷ trọng, véc tơ. Nguồn dữ liệu sử dụng chủ yếu là nguồn thứ cấp: số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Đảng và Nhà nước (Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4 TCTK,); Niên giám thống kê, các kết quả đã công bố qua các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Luận án đã đề xuất được Hệ thống chỉ tiêu thống kê về cơ cấu kinh tế (CCKT) bao gồm 9 nhóm: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư (CCVĐT) theo ngành kinh tế, cơ cấu lao động (CCLĐ) theo ngành kinh tế, cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (TPKT), CCVĐT theo TPKT, CCLĐ theo TPKT, cơ cấu GDP theo vùng lãnh thổ, CCVĐT theo vùng lãnh thổ, CCLĐ theo vùng lãnh thổ. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có một hệ thống chỉ tiêu thống kê độc lập về CCKT và cũng chưa có nghiên cứu nào đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê về CCKT một cách toàn diện trên cơ sở kết hợp cả theo tiêu thức phân tổ và theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán. Luận án đã xây dựng được mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của nhóm ngành phi nông nghiệp bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng; đã xây dựng được mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch CCLĐ, CCVĐT theo cả ba phân tổ (ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ) đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội (NSLĐXH), hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và GDP bằng phương pháp chỉ số; đã xây dựng được mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế đến GDP bình quân đầu người bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng. Luận án đã bổ sung mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chỉ tiêu đầu vào (cơ cấu lao động) đến GDP. Trong mô hình này, luận án bổ sung thêm hai nhân tố: năng suất lao động (NSLĐ) của nhóm ngành công nghiệp xây dựng (CNXD) và NSLĐ của nhóm ngành dịch vụ (DV). Các nghiên cứu trước đây (Nguyễn Thị Minh (2008), Nguyễn Thị Lan Hương (2012)) đã xây dựng mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chỉ tiêu đầu ra (cơ cấu GDP) đến GDP. 5.2. Những đóng gớp mới về mặt thực tiễn Luận án đã phân tích được quá trình chuyển dịch CCKT của Việt Nam theo cả ba phân tổ (nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ), theo cả chỉ tiêu đầu vào (lao động, vốn đầu tư) lẫn chỉ tiêu đầu ra (GDP). Luận án đã lượng hóa được tác động của tỷ trọng lao động của nhóm ngành CNXD và nhóm ngành DV đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của nhóm ngành phi nông nghiệp bằng mô hình hồi quy dữ liệu mảng. Kết quả ước lượng cho thấy, tỷ trọng lao động của cả 2 nhóm ngành đều tác động tích cực đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của nhóm ngành phi nông nghiệp của Việt Nam, trong đó tỷ trọng lao động của nhóm ngành DV có tác động mạnh hơn.Luận án đã lượng hóa được tác động của chuyển dịch CCLĐ, CCVĐT theo cả ba phân tổ (ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ) đến tăng trưởng NSLĐXH, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và GDP bằng phương pháp chỉ số. Kết quả tính toán cho thấy, chuyển dịch CCLĐ theo cả ba phân tổ đều có tác động tích cực đến NSLĐXH và GDP của Việt Nam. Chuyển dịch CCVĐT theo cả ba phân tổ đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng 5 vốn đầu tư và GDP của Việt Nam. Luận án đã lượng hóa được tác động của chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế đến GDP và GDP bình quân đầu người bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng. Kết quả ước lượng cũng cho thấy, tỷ trọng lao động của cả 2 nhóm ngành CNXD và DV đều có tác động tích cực đến GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam, trong đó tỷ trọng lao động của nhóm ngành DV có tác động mạnh hơn. NSLĐ của cả 2 nhóm ngành CNXD và DV đều tác động tích cực đến GDP và GDP bình quân đầu người, trong đó NSLĐ của nhóm ngành DV có tác động tích cực hơn. Luận án đã dự báo được CCKT Việt Nam đến năm 2020 dựa vào các mô hình dự báo theo chuỗi thời gian. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng các chính sách chuyển dịch CCKT theo nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ được hiệu quả. Dựa trên kết quả nghiên cứu luận án đã đưa ra một số đề xuất về công tác thống kê cơ cấu kinh tế: 1) Để đảm bảo nguồn số liệu trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT theo vùng lãnh thổ, Tổng cục Thống kê cần sớm công bố số liệu về vốn đầu tư, lao động và GDP của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân tổ theo nhóm ngành kinh tế, TPKT; và để đảm bảo nguồn số liệu đáp ứng yêu cầu phân tích cơ cấu và chuyển dịch CCKT trong nội bộ từng ngành kinh tế, Tổng cục Thống kê cần sớm công bố số liệu về giá trị tăng thêm, vốn đầu tư và lao động chi tiết đến ngành kinh tế cấp 2 và cấp 3. 2) Tổng cục Thống kê cần đảm bảo tính nhất quán và thống nhất cách phân tổ của các chỉ tiêu biểu hiện CCKT. Cụ thể, với các chỉ tiêu vốn đầu tư, lao động và GDP cần được phân tổ chi tiết theo cùng một cấp độ (với ngành kinh tế chi tiết đến ngành cấp 1 và cấp 2; với TPKT chi tiết theo 5 thành phần). 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương 2: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn hệ phương pháp thống kê phân tích cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương 3: Phân tích cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2012 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Cơ cấu kinh tế 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về CCKT. Cơ cấu kinh tế chủ yếu được hiểu và vận dụng trong phân tích luận án là chỉ tiêu số tương đối kết cấu (tỷ trọng-tính bằng phần 6 trăm) hoặc chỉ tiêu tuyệt đối biểu hiện các bộ phận cấu thành tổng thể nền kinh tế quốc dân xét theo một tiêu thức nào đó. 1.1.2.Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế CCKTbao gồm 4 đặc trưng: 1/ CCKT mang tính khách quan và tính lịch sử; 2/ CCKT có mối quan hệ cân đối đồng bộ; 3/ CCKT có tính đa dạng và tính mở và 4/ Chuyển dịch CCKT là một quá trình. 1.1.3.Các loại cơ cấu kinh tế 1.1.3.1.Các loại cơ cấu kinh tế theo tiêu thức phân tổ Theo tiêu thức phân tổ, CCKT gồm: cơ cấu theo ngành kinh tế; cơ cấu theo TPKT và CCKT theo vùng lãnh thổ. 1.1.3.2. Các loại cơ cấu kinh tế theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán Theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán, chúng ta có: CCKT xét theo chỉ tiêu đầu vào (VĐT và lao động); CCKT xét theo chỉ tiêu đầu ra (GDP). 1.1.3.3. Các loại cơ cấu kinh tế được hình thành trên cơ sở kết hợp cả theo tiêu thức phân tổ và theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán Từ các phân loại CCKT theo tiêu thức phân tổ và theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán, chúng ta có thể biểu hiện kết hợp theo bảng dưới đây. Bảng 1.1. Các loại cơ cấu kinh tế theo tiêu thức phân tổ và theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán Theo tiêu thức phân tổ Theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán Ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế Thành phần kinh tế Vùng lãnh thổ 1. Các chỉ tiêu đầu vào VĐT X X X Lao động X X X 2. Chỉ tiêu đầu ra GDP X X X Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kết hợp CCKT theo tiêu thức phân tổ và chỉ tiêu làm cơ sở tính toán, có các loại CCKT sau:1) CCVĐT theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế;2)CCVĐT theo TPKT; 3)CCVĐT theo vùng lãnh thổ;4) CCLĐ theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế;5) CCLĐ theo TPKT;6) CCLĐ theo vùng lãnh thổ;7) Cơ cấu GDP theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế;8) Cơ cấu GDP theo TPKT; 9) Cơ cấu GDP theo vùng lãnh thổ. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch CCKT được đề cập và phân tích trong luận án là sự thay đổi tỷ trọng hoặc mức độ của các bộ phận cấu thành tổng thể nghiên cứu qua thời gian. 7 1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành,chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.2.1. Nhóm nhân tố cầu đầu ra của sản xuất và các chỉ tiêu biểu hiện Nhóm nhân tố này bao gồm: dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng, chính sách của nhà nước,Để biểu hiện nhân tố cầu đầu ra có thể sử dụng chỉ tiêu dân số. 1.2.2.2. Nhóm nhân tố cung đầu vào của sản xuất và các chỉ tiêu biểu hiện Nhóm nhân tố cung đầu vào của sản xuất bao gồm: VĐT, nguồn lực con người, tiến bộ KHCN, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,Để biểu hiện nhóm nhân tố cung đầu vào của sản xuất có thể sử dụng các chỉ tiêu: VĐT phát triển toàn xã hội;số lao động đang làm việc trong nền kinh tế;tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo; tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật;số sáng chế được cấp bằng bảo hộ;số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng;chi cho đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. 1.2.2.3. Nhóm nhân tố thể chế chích sách Các chính sách kinh tế của nhà nước có tác động mạnh đến xu hướng hình thành và chuyển dịch CCKT. 1.2.3. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Chuyển dịch CCKT có thể có tác động tích cực và cả tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Chuyển dịch CCKT theo hướng làm tăng hay giảm NSLĐXH, hiệu quả sử dụng VĐT, GDP, GDP bình quân đầu người được các nhà kinh tế gọi là “phần thưởng” hay “gánh nặng” cơ cấu. Để biểu hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế có thể sử dụng 7 chỉ tiêu:NSLĐ của các ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ; NSLĐXH; Hiệu quả sử dụng VĐT của các ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ; Hiệu quả sử dụng VĐT của toàn nền kinh tế; Tốc độ tăng (giảm) GDP; Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, luận án đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về CCKT và chuyển dịch CCKT. Làm rõ khái niệm, đặc điểm của CCKT trên cả hai khía cạnh: thứ nhất, theo tiêu thức phân tổ gồm: 1) CCKT theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế (xét trên giác độ phân công lao động xã hội theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế); 2) CCKT theo TPKT (xét theo quan hệ sở hữu); 3) CCKT theo vùng lãnh thổ (xét trên giác độ phân công lao động xã hội theo lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ hay còn gọi là theo không gian địa lý). Thứ hai, theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán gồm: 1) CCKT theo chỉ tiêu đầu vào (lao động, VĐT); 2) CCKT theo chỉ tiêu đầu ra (GDP). Chương 1 cũng đã phân tích đặc điểm của 8 CCKT theo từng phân tổ (nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ); phân tích và chỉ rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT và các chỉ tiêu biểu hiện;phân tích và chỉ rõ ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và các chỉ tiêu biểu hiện tăng trưởng, phát triển kinh tế. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về CCKT và chuyển dịch CCKT, tác giả đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về CCKT và kiến nghị hệ phương pháp thống kê vận dụng trong phân tích CCKT trong chương 2. Sau khi làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT và ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, tác giả đã bổ sung các mô hình đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT và ảnh hưởng của chuyển dịch CCKT đến tăng trưởng và phát triển kinh tế trong
Luận văn liên quan