Luận án Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh từ ở Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển của TSA gắn liền với SNA đã được đề cập khá chi tiết trong United Nations (2009, tr.20-22). Năm 1983, trong cuộc họp lần thứ năm của Đại hội đồng UNWTO tại Niu-đê-hi đã trình bày báo cáo giải thích khả năng mô tả ngành du lịch dựa vào các khuyến nghị của SNA 1968. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận hoạt động du lịch như là một công cụ đo lường thống nhất, toàn diện và bảo đảm tính so sánh với các ngành kinh tế khác. Bản báo cáo này được coi là một tài liệu hướng dẫn chung cho hầu hết các hoạt động, các khái niệm và số liệu thống kê quốc tế của UNWTO. Năm 1985, OECD đã tiến hành lồng ghép, gắn kết thống kê du lịch vào SNA. Khi xây dựng cuốn Sổ tay hướng dẫn về tài khoản kinh tế du lịch (TEA), OECD đã xem xét các vấn đề phức tạp nổi cộm liên quan đến đo lường thống kê du lịch, gồm kết hợp nguồn cung của các hoạt động du lịch và tiêu dùng của du khách, cũng như cách xử lý các chuyến du lịch trọn gói.

pdf122 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh từ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  NGUYÔN THÞ H¦¥NG NGHI£N CøU THèNG K£ T¸C §éNG TæNG HîP CñA DU LÞCH §ÕN T¡NG TR¦ëNG KINH TÕ ë VIÖT NAM CHUY£N NGµNH: KINH TÕ HäC (THèNG K£ KINH TÕ) M· sè: 62310101 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.TS. PHAN C¤NG NGHÜA Hµ Néi - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tác giả Nguyễn Thị Hương ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .......................................................................... 14 1.1. Lý luận về du lịch và phương pháp xác định một số chỉ tiêu thống kê du lịch ... 14 1.1.1. Các khái niệm về du lịch và thống kê du lịch ............................................... 14 1.1.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu thống kê du lịch ................................ 26 1.2. Lý luận về tăng trưởng kinh tế và phương pháp xác định một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế ............................................................................... 31 1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ................................................................. 31 1.2.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế ............ 33 1.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu biểu hiện ... 40 1.3.1. Tác động trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ................................. 40 1.3.2. Tác động gián tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ................................ 41 1.3.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ................................ 42 1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.............. 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ......................................................................................... 46 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............................................................... 47 2.1. Mô hình nghiên cứu tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế .... 47 2.1.1. Giới thiệu Bảng cân đối liên ngành .............................................................. 47 2.1.2. Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế dựa trên Bảng I-O .................................................................................................. 55 2.1.3. Ứng dụng Bảng I-O dạng phi cạnh tranh đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ................................................................................... 58 2.1.4. Ý nghĩa của đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp trong Bảng I-O.... 60 2.2. Xác định nguồn thông tin đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................ 61 iii 2.2.1. Xác định nguồn thông tin về du lịch ............................................................. 61 2.2.2. Xác định nguồn thông tin từ Bảng I-O ......................................................... 64 2.2.3. Xác định nguồn thông tin có liên quan khác ................................................. 66 2.3. Các bước tính toán số liệu đánh giá tác động tổng hợp của du lịch tới tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................ 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 72 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM NĂM 2013 ............................................... 73 3.1. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin phục vụ đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013 .................................... 73 3.1.1. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về du lịch .......................................... 74 3.1.2. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ Bảng I-O ....................................... 88 3.1.3. Thu thập, tổng hợp và xử lý khác về thu nhập và lao động ........................... 89 3.2. Tính toán các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013 ............................................................................................... 91 3.2.1. Giá trị sản xuất của du lịch năm 2013 .......................................................... 91 3.2.2. Giá trị tăng thêm của du lịch năm 2013 ........................................................ 92 3.2.3. Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du lịch năm 2013 ............ 95 3.2.4. Thu nhập của người lao động từ du lịch ....................................................... 96 3.2.5. Lao động du lịch .......................................................................................... 97 3.3. Nhận xét, đánh giá và khuyến nghị ............................................................... 99 3.3.1. Nhận xét, đánh giá ....................................................................................... 99 3.3.2. Khuyến nghị đẩy mạnh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ......... 102 3.3.3. Khuyến nghị về tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ........................................................................................ 104 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 107 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................ 109 Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 110 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa CPI Chỉ số giá (Consumer Price Index) Eurostat Ủy ban Thống kê Châu Âu (European statistics) FISIM Dịch vụ trung gian tài chính đo lường gián tiếp (Financial intermediation services indirectly measured) GDP Tổng sản phẩm trong nước (Gross domestic product) GO Giá trị sản xuất (Gross Output) IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Moneytary Fund) IC Chi phí trung gian (Intermediate Consumption) IO Bảng Vào – Ra hay Bảng Cân đối liên ngành (Input – Ouput table) ISIC Bảng phân ngành hoạt động quốc tế (International Industrial Classification of All Economic Activities OECD Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (Organization of Economic Cooperation and Development) OM Nhân tử sản lượng (Output Multiplier) PPI Chỉ số giá sản xuất (Production price index) SAM Ma trận hạch toán xã hội (Social Accounting Matrix) SNA Hệ thống tài khoản quốc gia (System of national accounts) SXKD Sản xuất kinh doanh TCDL Tổng cục Du lịch TCTK Tổng cục Thống kê TKQG Tài khoản quốc gia TSA Tài khoản vệ tinh du lịch (Tourism Satelite Account) TSCĐ Tài sản cố định UNWTO Tổ chức du lịch thế giới (United National World Travel Organization) v Viết tắt Nguyên nghĩa VA Giá trị tăng thêm (Value Added) VSIC Bảng phân ngành kinh tế Việt Nam (Vietnam system of industry classification) VAT Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax) WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (World Trade &Tourism Council - WTTC) WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mã số và nội dung hoạt động du lịch theo VSIC 2007 ............................... 17 Bảng 1.2: So sánh giữa khái niệm du lịch trong TSA và hoạt động du lịch của SNA ........ 19 Bảng 1.3: Bảng phân loại sản phẩm du lịch ............................................................... 24 Bảng 1.4: Bảng phân loại du lịch theo phạm vi thường trú ......................................... 26 Bảng 2.1: Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến/ nội địa năm .............................. 67 Bảng 3.1: Số lượt khách du lịch tại Việt Nam năm 2013 ............................................ 82 Bảng 3.2: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế đến và nội địa tại Việt Nam theo khoản chi năm 2013 ................................................................................... 82 Bảng 3.3: Chi tiêu của khách du lịch năm 2013 theo giá sử dụng ............................... 84 Bảng 3.4: Ngành sản phẩm lựa chọn tương ứng với khoản chi tiêu của khách du lịch ........ 84 Bảng 3.5: Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến theo giá cơ bản ............................. 85 Bảng 3.6: Chi tiêu của khách du lịch nội địa theo giá cơ bản ..................................... 87 Bảng 3.7: Hệ số chi phí trực tiếp dạng phi cạnh tranh năm 2012 của Việt Nam ......... 88 Bảng 3.8: Hệ số tác động gián tiếp dạng phi cạnh tranh năm 2012 của Việt Nam ...... 88 Bảng 3.9: Hệ số chi phí toàn pần dạng phi cạnh tranh năm 2012 của Việt Nam ......... 88 Bảng 3.10: Lao động, giá trị sản xuất và các véc tơ hệ số năm 2012 .......................... 90 Bảng 3.11: Giá trị sản xuất của du lịch năm 2013 ...................................................... 92 Bảng 3.12: Giá trị tăng thêm của du lịch năm 2013 .................................................... 93 Bảng 3.13: Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du lịch năm 2013 ........ 96 Bảng 3.14: Thu nhập của người lao động tạo ra do tác động của du lịch năm 2013 .... 97 Bảng 3.15: Lao động du lịch năm 2013 ...................................................................... 98 Bảng 3.16: So sánh giữa chi tiêu và giá trị tăng thêm của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa .................................................................................................. 99 Bảng 3.17: Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam tạo ra từ tác động của du lịch năm 2013 ................................................................................................................. 101 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Tác động của du lịch đến nền kinh tế .......... Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.1: Bảng I-O ..................................................... Error! Bookmark not defined. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015 ... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giá trị tăng thêm tổng hợp của du lịch quốc tế đến của Việt Nam năm 2013 ................................................................................................................... 94 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giá trị tăng thêm tổng hợp của du lịch nội địa của Việt Nam năm 2013 .......................................................................................................................... 95 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hoạt động du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Du lịch đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa, xã hội của con người. Hơn thế, cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu về du lịch tăng lên không ngừng với các hình thức du lịch ngày càng đa dạng. Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói vì đã có tác động và đóng góp không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của nhiều vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Theo thống kê của World Travel & Tourism Council –WTTC (2012), tổng doanh thu tạo ra từ du lịch chiếm khoảng 9,2% tổng sản phẩm trong nước (GDP) toàn cầu với trên 6,5 nghìn tỷ đô la Mỹ và việc làm cho hơn 260 triệu người. Dự báo trong mười năm tới, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 4% năm, hoạt động du lịch sẽ tạo ra giá trị chiếm khoảng 10% GDP toàn cầu, tương ứng với 10 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Sản phẩm tiêu dùng trong du lịch vừa để đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của đời sống hàng ngày (ăn, mặc, ở, đi lại,..), vừa để thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con người (tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, ). Chính vì vậy, hoạt động du lịch có liên quan đến rất nhiều ngành hoạt động trong nền kinh tế. Mức độ ảnh hưởng và lan tỏa của hoạt động du lịch đối với kinh tế trong mối liên hệ liên ngành, liên quốc gia là rất đáng kể. Để có thể quan sát, đo lường, đánh giá, phân tích được hoạt động du lịch cần có phương pháp luận khoa học và thống nhất trên phạm vi quốc tế. Cho đến nay có nhiều cách đánh giá và ghi nhận những tác động của hoạt động du lịch vào phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Có thể đánh giá tác động của hoạt động du lịch dựa trên đo lường trực tiếp kết quả hoạt động du lịch (từ phía cung): Theo doanh thu, theo vốn, lao động, hoặc đánh giá dựa trên tổng số chi tiêu của khách du lịch (từ phía cầu). Vấn đề đặt ra là cách đánh giá nào phản ánh toàn diện nhất, tổng hợp nhất đồng thời cho phép phân chia chi tiết theo từng loại khách du lịch để đo lường tác động, đồng thời xem xét, đánh giá và phân tích được đóng góp của chúng đối với nền kinh tế trong nước và trên toàn cầu. 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trên thế giới và trong nước, đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu về phản ánh, đo lường và đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong phạm vi một vùng, một quốc gia. 2 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Các tài liệu đã công bố ở nước ngoài về du lịch gồm các tài liệu nhằm xác định, mô tả và phản ánh kết quả của hoạt động du lịch và các nghiên cứu về đánh giá, đo lường tác động và đóng góp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. 1.1.1.1. Các nghiên cứu phản ánh kết quả hoạt động du lịch Trong các tài liệu ở nước ngoài liên quan đến xác định, mô tả hoạt động du lịch, trước hết cần nói đến Tài khoản vệ tinh du lịch (viết tắt là TSA) do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) biên soạn trong khuôn khổ của Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được giới thiệu phiên bản mới nhất năm 2009 trong United Nations (2009).. (1). Tài khoản vệ tinh du lịch Quá trình hình thành và phát triển của TSA gắn liền với SNA đã được đề cập khá chi tiết trong United Nations (2009, tr.20-22). Năm 1983, trong cuộc họp lần thứ năm của Đại hội đồng UNWTO tại Niu-đê-hi đã trình bày báo cáo giải thích khả năng mô tả ngành du lịch dựa vào các khuyến nghị của SNA 1968. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận hoạt động du lịch như là một công cụ đo lường thống nhất, toàn diện và bảo đảm tính so sánh với các ngành kinh tế khác. Bản báo cáo này được coi là một tài liệu hướng dẫn chung cho hầu hết các hoạt động, các khái niệm và số liệu thống kê quốc tế của UNWTO. Năm 1985, OECD đã tiến hành lồng ghép, gắn kết thống kê du lịch vào SNA. Khi xây dựng cuốn Sổ tay hướng dẫn về tài khoản kinh tế du lịch (TEA), OECD đã xem xét các vấn đề phức tạp nổi cộm liên quan đến đo lường thống kê du lịch, gồm kết hợp nguồn cung của các hoạt động du lịch và tiêu dùng của du khách, cũng như cách xử lý các chuyến du lịch trọn gói. Năm 1991, Hội thảo quốc tế về Thống kê du lịch và lữ hành tổ chức tại Ottawa từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 6 năm 1991, UNWTO đã đặt nền móng cho việc xây dựng các định nghĩa thống kê về du lịch quốc tế và du lịch nội địa cũng như phân loại các hoạt động du lịch, và các vấn đề liên quan đến thống kê quốc tế khác. Hội thảo đã đặc biệt quan tâm tới việc gắn kết của hệ thống thông tin du lịch với SNA. TSA chủ yếu mô tả một cách tự nhiên và không đo lường những ảnh hưởng gián tiếp cũng như các hiệu ứng tạo ra từ tiêu dùng của du khách đến toàn bộ nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là những tác động của du lịch đến nền kinh tế không được phản ánh một cách đầy đủ và 3 toàn diện trong các biểu bảng TSA. Năm 1993, UNWTO đã giới thiệu tiêu chuẩn thống kê trong du lịch trong tài liệu mang tên “Khuyến nghị về Thống kê Du lịch năm 1993”. Đây là tài liệu đầu tiên đề cập đến các tiêu chuẩn quốc tế trong thống kê du lịch. Tài khoản vệ tinh du lịch - Khuyến nghị về phương pháp luận năm 2000 (TSA: RMF 2000) là phiên bản có cấu trúc thống nhất với các khung hướng dẫn của SNA 1993. TSA: RMF 2000 đã điều chỉnh các định nghĩa trong bản khuyến nghị thống kê du lịch năm 1993. TSA: RMF 2000 cũng đề cập tới các hình thức du lịch, phân loại tiêu dùng du lịch, phân loại sản phẩm và các hoạt động liên quan đến du lịch. Sự khác nhau chính giữa TSA: RMF 2000 và các tài liệu cập nhật hiện nay tập trung theo hướng làm rõ các khái niệm về chi tiêu du lịch và tiêu dùng du lịch, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa của du khách và xem xét các hình thức mới về quyền sở hữu nhà ở cũng như hoạt động chuyên tổ chức sự kiện, hội thảo. Khi trở thành một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc vào năm 2001, UNWTO đã chủ động, tích cực thực hiện lồng ghép hệ thống khái niệm, định nghĩa trong TSA phù hợp hơn nữa với SNA; đồng thời khuyến khích các nước thành viên thống nhất áp dụng nhằm đảm bảo tính so sánh quốc tế của thống kê du lịch thế giới. Tháng 2/2008 tại New York, hệ thống tiêu chuẩn quốc tế mới về thống kê đã được Uỷ ban Thống kê của Liên hợp quốc phê duyệt cùng với tài liệu mang tên “Khuyến nghị về Thống kê du lịch năm 2008” (TSA: RMF 2008) do UNWTO hoàn thiện và giới thiệu. TSA: RMF 2008 trình bày một hệ thống các khái niệm, định nghĩa, cách thức phân loại và chỉ tiêu thống nhất với nhau và đặt trong mối liên hệ với SNA 2008, cán cân thanh toán và số liệu thống kê về lao động, Nội dung mới trong TSA: RMF 2008 liên quan đến cập nhật các hoạt động kinh tế vĩ mô của các nước thành viên. Một số điểm mới của TSA: RMF 2008: (i) Làm rõ sự khác nhau giữa chi tiêu du lịch và tiêu dùng du lịch; (ii) Cải tiến phân loại các hoạt động sản xuất gắn với phân loại sản phẩm riêng phục vụ mô tả và phân tích hoạt động du lịch; (iii) Làm rõ vấn đề việc làm trong ngành du lịch; (iv) Giải thích rõ hơn về ý nghĩa và sử dụng các bảng số liệu tổng hợp; Áp dụng TSA: RMF 2008 giúp các nước thành viên thực hiện theo tiêu chuẩn thống nhất về thống kê về du lịch trong mối liên hệ với thống kê các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế. Từ đó, đánh giá được vai trò của ngành du lịch trong mối liên hệ, so sánh với các ngành kinh tế khác đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia; so sánh hoạt động du lịch giữa các quốc gia; đồng thời hỗ trợ việc đánh giá, phân tích 4 và dự đoán sự phát triển của du lịch trên toàn thế giới. TSA: RMF 2008 được biên soạn nhờ sự đóng góp to lớn của nhiều tổ chức, quốc gia và cá nhân với mục đích xây dựng một hệ thống đo lường đầy đủ và toàn diện phản ánh hoạt động du lịch. Lịch sử hình thành và phát triển của TSA có liên quan chặt chẽ với các khuyến nghị về thống kê du lịch và sự phát triển của SNA. Dựa tr
Luận văn liên quan