Luận án Nghiên cứu tính bền vững của ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu

4.4.2.3. Hoàn thiện hệ thống dữ liệu quản lý thu cân đối xuất nhập khẩu Tiếp thu khuyến nghị từ Tổ chức Hải quan Thế giới, cùng với thực trạng những hạn chế về hệ thống thông tin quản lý đối với thu cân đối xuất nhập khẩu trong giai đoạn nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện hệ thống dữ liệu quản lý thu cân đối xuất nhập khẩu cần được thực hiện trong giai đoạn hiện nay đến năm 2030, cụ thể:Xây dựng đầy đủ hoặc nâng cấp các cơ sở dữ liệu về mức thuế; trị giá hải quan; quản lý xuất xứ cũng như thông tin hàng hóa; danh mục quản lý nguồn thu chuyên biệt, phát triển đa dạng hóa các phần mềm ứng dụng để liên kết thông tin trong hệ thống dữ liệu, tiến tới thực hiện phân loại hàng hóa từ đó xác định tự động, chính xác mức thuế tương ứng. Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cần tập trung tạo lập cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế trong phạm vi ngành, cập nhật thường xuyên hệ thống thông tin thuế nhằm tạo nên hệ thống thông tin công nghệ nhanh, đảm bảo thu đúng, thu đủ từ người nộp thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.Xây dựng Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin Hải quan số, Hải quan thông minh trên nền tảng số, cơ sở dữ liệu tập trung cấp Tổng cục, đáp ứng các yêu cầu:+ Hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ hải quan hiện đại, thông minh đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan; Hệ thống dịch vụ công điện tử, hướng tới dịch vụ công số thông minh, mức độ tự động hóa cao, tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia như tiếp nhận, trao đổi thông tin, tra cứu và theo dõi quá trình giải quyết thủ tục hành chính, trả kết quả thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan với các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục, trao đổi các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hải quan, quản lý Nhà nước về Hải quan với Ngân hàng, các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế, trao đổi dữ liệu với hệ thống quản lý hải quan phục vụ quản lý, thông quan hàng hóa, phương tiện, ra quyết định về kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

pdf199 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tính bền vững của ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------------- NGUYỄN HỒNG TRANG NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NGUỒN THU CÂN ĐỐI XUẤT NHẬP KHẨU LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------------- NGUYỄN HỒNG TRANG NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NGUỒN THU CÂN ĐỐI XUẤT NHẬP KHẨU Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN HỮU NGHỊ 2. TS. TRẦN ĐÌNH THĂNG HÀ NỘI - 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam đoan rằng nghiên cứu này là công trình nghiên cứu độc lập, do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Hồng Trang ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc và lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Phan Hữu Nghị và TS. Trần Đình Thăng đã nhận lời hướng dẫn, định hướng, đồng hành và tận tình hỗ trợ tác giả trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân và các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài Trường đã truyền thụ kiến thức và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận án này. Những kiến thức, phương pháp được tiếp thu từ quá trình nghiên cứu đã tạo một hành trang quan trọng cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này. Đồng thời, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ, đóng góp, động viên của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, những người luôn sát cánh bên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với nguồn lực còn hạn chế, luận án không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong tiếp tục nhận được sự đóng góp, chia sẻ của quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để có thể tiếp tục hoàn thiện, mở rộng vấn đề nghiên cứu trong tương lai. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Hồng Trang iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 6 1.1. Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố trong và ngoài nước về tính bền vững của ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu ............ 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tính bền vững ngân sách nhà nước ................. 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thu cân đối xuất nhập khẩu và tác động thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước ...................................... 10 1.2. Tổng hợp đánh giá tổng quan nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài ............................................................................................................ 15 1.2.1. Tổng hợp đánh giá tổng quan nghiên cứu .................................................... 15 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài ............................................................. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THU CÂN ĐỐI XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ..................................................................................................... 19 2.1. Khái quát về tính bền vững của ngân sách nhà nước .................................... 19 2.1.1. Các vấn đề chung về Ngân sách nhà nước ................................................... 19 2.1.2. Tính bền vững của ngân sách nhà nước ....................................................... 27 2.2. Thu cân đối xuất nhập khẩu ............................................................................ 39 2.2.1. Khái niệm và cơ cấu thu cân đối xuất nhập khẩu ......................................... 39 2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá thu cân đối xuất nhập khẩu .............................................. 43 iv 2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới thu cân đối xuất nhập khẩu ...................................... 45 2.3. Tác động của nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu tới tính bền vững của ngân sách nhà nước .................................................................................................. 52 2.3.1. Cơ sở xây dựng mô hình định lượng ............................................................ 52 2.3.2. Biến nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ...................................................... 53 2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu .................................................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 58 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG TỪ NGUỒN THU CÂN ĐỐI XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 2022 ....................................................... 59 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2022 .................................................................................................. 59 3.2. Thực trạng thu cân đối xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2022 .... 65 3.2.1. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu .............................................................. 65 3.2.2. Thực trạng quản lý thu cân đối xuất nhập khẩu ........................................... 67 3.2.3. Thực trạng thu cân đối xuất nhập khẩu ........................................................ 72 3.3. Thực trạng bền vững ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2022 .. 81 3.3.1. Tác động tài khoá của các hoạt động hiện hành của Chính phủ .................. 81 3.3.2. Thực trạng ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2022 .............. 83 3.3.3. Đánh giá chung về các chỉ số bền vững ngân sách ...................................... 86 3.4. Tác động của nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu đến bền vững ngân sách .... 90 3.4.1. Các biến và nguồn dữ liệu ............................................................................ 90 3.4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................... 91 3.5. Đánh giá chung về tác động thu cân đối xuất nhập khẩu của Việt Nam với bền vững ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 đến 2022 ....................................... 99 3.5.1. Đánh giá từ kết quả mô hình định lượng ...................................................... 99 3.5.2. Đánh giá chung thu cân đối xuất nhập khẩu .............................................. 102 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 108 v CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NGUỒN THU CÂN ĐỐI XUẤT NHẬP KHẨU ............................................................................................................. 109 4.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam .............. 109 4.2. Định hướng chính sách đối với ngân sách nhà nước Việt Nam .................. 111 4.3. Định hướng thu cân đối xuất nhập khẩu Việt Nam ..................................... 113 4.4. Kiến nghị về công tác thu cân đối xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo tính bền vững ngân sách nhà nước ...................................................................................... 116 4.4.1. Nhóm kiến nghị về chính sách thu cân đối xuất nhập khẩu ....................... 116 4.4.2. Nhóm kiến nghị về quản lý thu cân đối xuất nhập khẩu ............................ 120 4.4.3. Kiến nghị khác hướng tới nâng cao tính bền vững ngân sách nhà nước .... 135 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 146 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 150 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 162 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường. CDXNK Cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu DSA Phân tích tính bền vững nợ FES Viện Friedrich Ebert Stiftung GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTGT Giá trị gia tăng IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TTBD Tiêu thụ đặc biệt XNK Xuất nhập khẩu vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, cán cân thương mại phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011-2021 .................................................................. 63 Bảng 3.2. Dự toán - quyết toán Thu cân đối XNK giai đoạn 2011 - 2022 ................... 72 Bảng 3.3. Các sắc thuế trong thu cân đối xuất nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2022 ........ 76 Bảng 3.4. Thu NSNN giai đoạn 2011 - 2022 ................................................................ 84 Bảng 3.5. Chi NSNN giai đoạn 2011 - 2022 ................................................................. 85 Bảng 3.6. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................................... 91 Bảng 3.7. Mô tả dữ liệu các biến nghiên cứu ................................................................ 91 Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra tính dừng - của các chuỗi dữ liệu giai đoạn 2000 - 2022 với mức ý nghĩa 5% ........................................................................................... 92 Bảng 3.9. Kết quả kiểm định nhân quả Granger ........................................................... 92 Bảng 3.10. Kết quả kiểm định đồng liên kết ................................................................. 94 Bảng 3.11. Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa các nhân tố trong ngắn hạn .................. 95 Bảng 3.12. Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa các nhân tố trong dài hạn ..................... 96 Bảng 3.13. Kiểm định tự tương quan LM ..................................................................... 98 Bảng 3.14. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đối (White Test) ........................... 99 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022 .............................................................................................. 59 Biểu đồ 3.2. Trị giá xuất khẩu hàng hoá theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2011 - 2021 .............................................................................. 60 Biểu đồ 3.3. Trị giá nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng giai đoạn 2011 - 2021 ........ 62 Biểu đồ 3.4. Dự toán và quyết toán thu cân đối xuất nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2022 .... 73 Biểu đồ 3.5. Cơ cấu thu cân đối xuất nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2022 ....................... 74 Biểu đồ 3.6. Mối quan hệ thuế xuất khẩu/KNXK, thuế nhập khẩu/KNNK giai đoạn 2011 - 2022 .............................................................................................. 78 Biểu đồ 3.7. Mối quan hệ thu CĐXNK so với tổng thu NSNN, tổng chi NSNN, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2022 ........... 80 Biểu đồ 3.8. Bội chi NSNN / GDP giai đoạn 2011 - 2022 ............................................ 87 Biểu đồ 3.9. Chỉ tiêu về nợ công giai đoạn 2011 - 2022 ............................................... 88 Biểu đồ 3.10. Chỉ tiêu về nợ nước ngoài giai đoạn 2011 - 2022 ................................... 89 Biểu đồ 3.11. Kiểm định phần dư sử dụng các yếu tố Cholesky .................................. 98 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................... 4 Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước ............................................................................. 53 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Việt Nam ................................ 68 Sơ đồ 3.2. Tác động của thu CĐXNK đến tính bền vững NSNN trong ngắn hạn ........ 96 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Thách thức hàng đầu đối với mỗi quốc gia không chỉ là duy trì tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, mà còn đảm bảo tính bền vững ngân sách nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế ngày càng mở cửa hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và nâng cao tính bền vững ngân sách càng trở nên quan trọng hơn. Tính bền vững của ngân sách nhà nước vừa phản ánh sự ổn định và bền vững của kinh tế - xã hội, vừa là yếu tố tác động tới sự ổn định kinh tế - xã hội của đất nước. Tính bền vững ngân sách nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, từ trong nước lẫn hoàn cảnh quốc tế; được thể hiện ở tính bền vững trong thu ngân sách nhà nước cũng như trong chi ngân sách nhà nước và tính bền vững của nợ công. Do đó, xây dựng, duy trì sự ổn định và bền vững của ngân sách nhà nước là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc đánh giá tính bền vững của ngân sách nước ta là rất cần thiết và cấp bách, làm thế nào để duy trì và củng cố tính bền vững của ngân sách nhà nước trước những xu thế khách quan là nhiệm vụ không thể bỏ qua trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh quốc tế ngày càng hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đóng góp một phần quan trọng vào sự đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do đã tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. Chính sách điều chỉnh thuế xuất khẩu và nhập khẩu, kèm theo các cam kết về thuế trong các hiệp định, không chỉ giảm gánh nặng cho doanh nghiệp mà còn cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Chính sách cắt giảm thuế nhập khẩu có tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua nhiều kênh khác nhau. Về tác động trực tiếp, việc giảm thuế nhập khẩu làm giảm nguồn thu từ thuế này, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước trong việc duy trì cân đối thu - chi. Chính phủ cần tái cơ cấu ngân sách, tìm kiếm các nguồn thu khác để bù đắp, chẳng hạn như tăng thu từ các sắc thuế nội địa hoặc cải thiện hiệu quả quản lý thu ngân sách. Về tác động gián tiếp, cắt giảm thuế nhập khẩu thúc đẩy hội nhập quốc tế và giảm bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguyên liệu, công nghệ và hàng hóa chất lượng cao với chi phí thấp hơn, từ đó nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp nhờ chi phí nhập khẩu thấp có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Sự gia tăng hoạt động sản xuất và xuất khẩu tạo ra thu nhập, việc làm, và tăng nguồn thu từ các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Kết quả là, dù nguồn thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm, chính phủ có thể bù đắp qua tăng trưởng kinh tế và 2 hiệu quả thu thuế khác. Bên cạnh đó, nguồn thu thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhưng vẫn có tác động tích cực đến tính bền vững NSNN khi Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, như tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm thuế xuất khẩu hoặc thậm chí cung cấp các khoản vay ưu đãi để thúc đẩy xuất khẩu, từ đó tăng nguồn thu cho NSNN. Để giải quyết những thách thức này, việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống thuế, đồng thời xem xét tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đối với tính bền vững ngân sách nhà nước là hết sức cấp thiết. Điều này đặt ra một nhiệm vụ không thể bỏ qua, đặc biệt là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế, lạm phát và mức độ mở cửa thương mại đều đang thay đổi không ngừng. Theo xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, bên cạnh thu ngân sách nhà nước nói chung và thu cân đối xuất nhập khẩu nói riêng, tính bền vững ngân sách nhà nước còn chịu tác động bởi độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Điều này đặt ra tính cấp thiết nghiên cứu tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước trong mối tương quan với độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế, lạm phát. Nắm bắt những vấn đề trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính bền vững của ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận về thu cân đối xuất nhập khẩu, tính bền vững ngân sách nhà nước và phương pháp nghiên cứu tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước. - Đánh giá thực trạng thu cân đối xuất nhập khẩu và đánh giá tính bền vững ngân sách nhà nước qua các chỉ tiêu về tổng thu, tổng chi, bội chi ngân sách nhà nước, nợ công và nợ nước ngoài. - Đánh giá tác động thu cân đối xuất nhập khẩu đến tổng thu, tổng chi và tính bền vững ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và lạm phát dựa trên mô hình định lượng. Từ đó có những kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước. 3. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án - Nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu có xu hướng chung như thế nào? - Tính bền vững NSNN là gì và nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu tác động như thế nào đến tính bền vững trong thu NSNN? - Những biện pháp đã, đang và sẽ áp dụng cần có những điều chỉnh và kiến nghị gì đối cơ quan quản lý? 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu và tính bền vững của Ngân sách nhà nước. Cụ thể là cơ cấu nguồn thu, xu hướng, đánh giá tính ổn định gắn với khả năng tài trợ nhiệm vụ chi. Từ đó là cơ sở đánh giá tác động của nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững NSNN. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Đề tài nghiên cứu cơ cấu thu cân đối xuất nhập khẩu và tính bền vững NSNN từ năm 2011 đến năm 2022, nghiên cứu định lượng tác động thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững NSNN với dữ liệu 23 năm, trong giai đoạn 2000 - 2022. Không gian: Toàn bộ các nguồn thu của cơ quan hải quan kết hợp với số liệu hoàn thuế trên cả nước để xác định số thu cân đối xuất nhập khẩu. 5. Cách tiếp cận và lý luận chung phương pháp nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu tổng quan nghiên cứu trước Bước 2: Nghiên cứu những lý luận và xây dựng mô hình định lượng Tính bền vững NSNN và Thu CĐXNK và các Mô hình đánh giá tác động chỉ tiêu đánh giá tính bền nhân tố ảnh hưởng. thu CĐXNK đến tính bền vững NSNN vững NSNN: Xây dựng, thiết kế biến Xây dựng quy trình kiểm định Lựa chọn mô hình định lượng phù hợp Bước 3: Phân tích và đánh giá thực trạng Thực trạng thu cân đối từ hoạt Kiểm định mô hình động XNK, tính bền vững NSNN Kiến nghị Phân tích kết quả và khuyến nghị chính sách 4 Sơ đồ 1. Sơ đồ nghiên cứu Từ khảo cứu lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết trong phạm vi đề tài. Theo đó, tác giả lập quy trình nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn theo 03 bước như Sơ đồ 1. Luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống trong việc tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài về tính bền vững ngân sách nhà nước, tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm và xác định các “khoảng trống” nghiên cứu cần tiếp tục được bổ sung về tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước. Luận án sử dụng phương pháp phân tích chuẩn tắc kết hợp phương pháp phân tích tổng hợp nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tính bền vững của ngân sách nhà nước và thu cân đối xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê từ các dữ liệu thực tế từ Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng biến động theo thời gian đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thu cân đối từ hoạt đông xuất nhập khẩu, tính bền vững ngân sách nhà nước. Trong phân tích định lượng, luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian của kinh tế lượng với 5 bước kiểm định chi tiết tại Chương 2 để ước lượng mối quan hệ giữa thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Cụ thể, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) sẽ được ước lượng cùng với các thủ tục như kiểm định các khuyết tật của mô hình, kiểm định tính dừng phần dư và phương sai sai số thay đổi để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ trên theo các kênh truyền dẫn. Phương pháp đánh giá định lượng thực hiện qua phần mềm EVIEWS 13. 6. Điểm mới của luận án Về lý luận, Nghiên cứu tính bền vững ngân sách nhà nước, tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đến tính bền vững ngân sách nhà nước, luận án bổ sung các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững ngân sách, bao gồm bội chi NSNN/GDP, các chỉ số về nợ công và nợ nước ngoài. Từ đó, luận án sử dụng các biến Nợ công/Thu ngân sách nhà nước (lnPDe_GRev), Tốc độ tăng thu cân đối xuất nhập khẩu (lnCDXNK), Tăng trưởng kinh tế (lnGDP), Lạm phát (lnINF), Độ mở thương mại (lnOPEN) và lựa chọn mô hình VECM đánh giá tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu đối với chỉ số Nợ 5 công/Thu NSNN, trong mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, lạm phát, độ mở thương mại. Về thực tiễn, luận án chỉ ra thực trạng thu cân đối xuất nhập khẩu và tính bền vững ngân sách nhà nước trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng theo hướng giảm xuất khẩu các nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng giới hạn nguồn cung, đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chế biến sâu và có ứng dụng công nghệ cao; phát triển và mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu với nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2011 - 2022. Cơ cấu thu cân đối xuất nhập khẩu không tăng tương ứng với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự điều chỉnh hợp lý từ năm 2011 đến năm 2022 góp phần tăng cường mở cửa thị trường và thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Thu cân đối xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng từ thực hiện cam kết cắt giảm thuế suất của Việt Nam trong các hiệp định thương mại. Tuy nhiên, nguồn thu này được bù đắp bằng cách thực hiện các biện pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia ổn định và bền vững. Kết quả phân tích định lượng tác động của các yếu tố qua mô hình VECM cho thấy trong ngắn hạn, thu cân đối xuất nhập khẩu có tác động ngược chiều đến Độ mở thương mại, từ đó tác động gián tiếp thuận chiều đến tính bền vững ngân sách nhà nước. Trong dài hạn, các yếu tố đều tác động tích cực đến tính bền vững ngân sách nhà nước theo mức quan trọng lần lượt là thu cân đối xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và độ mở thương mại. Từ đó, các đề xuất bao gồm cải thiện nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và kiểm soát lạm phát để đảm bảo tính bền vững ngân sách nhà nước. Kết luận đã được lượng hóa này là một phát hiện mới của Luận án so với những nghiên cứu trước. 7. Bố cục của luận án Luận án được kết cấu bao gồm 4 chương chính: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá tác động của thu cân đối xuất nhập khẩu tính bền vững ngân sách nhà nước Chương 3: Thực trạng tính bền vững của ngân sách nhà nước và tác động từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2022 6 Chương 4: Định hướng chính sách và kiến nghị đảm bảo tính bền vững ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố trong và ngoài nước về tính bền vững của ngân sách nhà nước từ nguồn thu cân đối xuất nhập khẩu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tính bền vững ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về tính bền vững ngân sách nhà nước Tính bền vững ngân sách nhà nước là vấn đề được tập trung nghiên cứu từ những năm 1980. Về nội dung tính bền vững ngân sách, David Gruen và Duncan Spender (2012) thảo luận về một số vấn đề của Khối thịnh vượng chung, kiểm tra tính bền vững tài khóa từ quan điểm của Khối thịnh vượng chung, cũng như tính bền vững tài khóa với các tiểu bang và vùng lãnh thổ. Nghiên cứu nhấn mạnh đến các khoản nợ dự phòng, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính bền vững ngân sách. Ngay cả khi các khoản nợ tiềm tàng được tính toán một cách đáng tin cậy thì vẫn còn khả năng chính phủ phải gánh thêm các khoản nợ mới trong thời kỳ khủng hoảng. Trong khi đó, Steve Onyeiwu (2022) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững ngân sách. Steve Onyeiwu rút ra kết luận về một số công cụ góp phần tăng tính bền vững trong bối cảnh kết hợp tăng trưởng kinh tế, bao gồm giảm chi tiêu công, tăng sản xuất hàng hóa góp phần tăng thuế xuất khẩu, giảm thuế suất. Ngoài ra, thông qua thúc đẩy xuất khẩu, hội nhập nhiều hơn với nền kinh tế toàn cầu, giảm thuế nhập khẩu, tự do hóa tỷ giá hối đoái và hệ thống thanh toán, phá giá tiền tệ, hạn chế thuế nhập khẩu và thành lập các văn phòng ngoại hối cũng là các công cụ được đánh giá cao. Evan Tanner (2013) giới thiệu khái niệm, phương pháp và các vấn đề liên quan đến tính bền vững ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong bối cảnh của thế kỷ 21. Nghiên cứu đánh giá một cách nghiêm túc các công trình gần đây liên quan đến tính bền vững của nợ công. Nghiên cứu kết luận rằng Phân tích tính bền vững của nợ (DSA) không chỉ là sự mô phỏng đơn thuần. Thay vào đó, DSA nên được liên kết với một số mục tiêu liên quan đến việc phân bổ gánh nặng tài chính và sự biến động theo thời gian (theo truyền thống về mục tiêu điều hòa thuế của Barro năm 1979). Nghiên cứu thảo luận về các hàm mục tiêu mang lại các quy tắc chính sách tài khóa đơn giản và minh bạch. 7 Về mục tiêu đánh giá tính bền vững, Peter Newell (2022) đánh giá tính bền vững trong mối quan hệ đòi hỏi sự tái cân bằng giữa tài chính công và tư nhân, đồng thời lồng ghép tài chính vào các khuôn khổ kiểm soát xã hội. Khuôn khổ tính bền vững được đánh giá hướng tới nhu cầu xã hội và tái sản xuất dựa trên nguồn lực chung. Andrew Hughes Hallett (2008) nghiên cứu sự linh hoạt trong chính sách tài khóa kết hợp tính độc lập trong chính sách tiền tệ hướng tới bền vững tài khóa. Theo đó, các nhà lãnh đạo cần kết hợp cải thiện và giải quyết các vấn đề xung đột giữa các thể chế, chính sách trong dài hạn. Theo Manel Anteloa và David Peónb (2013), đánh giá tính bền vững thể hiện mục tiêu ổn định nợ công và tăng trưởng GDP. Về tiêu chí đánh giá tính bền vững, Europe Commission (2020) phân tích tính bền vững ngân sách tại 26 quốc gia bộ tiêu chí riêng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, các tiêu chí so sánh chỉ số tài khóa và chỉ số cạnh tranh tài chính được áp dụng. Trong khi đó, các tiêu chí trung hạn tập trung đánh giá, phân tích tính bền vững nợ (DSA) với công cụ phân tích đa dạng để xác định các rủi ro tài khóa, về cơ bản, liên quan đến mức độ và vòng quay tỷ lệ nợ của các quốc gia. Các tiêu chí đánh giá bền vững ngân sách trong dài hạn liên quan đến khả năng thanh toán, đề cập đến khả năng của một quốc gia trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình, trong một phạm vi hơn 50 năm, với một dòng thặng dư tài chính trong tương lai. Theo IMF (2000) phân tích tính bền vững ngân sách trong bối cảnh trung hạn thông qua các chỉ số Nợ công/GDP và các chỉ số thu thuế. Để đo lường độ nhạy của tính bền vững, chỉ số nợ không chỉ xác định dựa trên nợ công mà còn cần được xem xét giữa các hình thức và loại hình nợ khác nhau, trong đó nợ nước ngoài được đề xuất chú trọng khi mở cửa tự do thương mại. Nợ nước ngoài được tập trung đánh giá với bộ chỉ số Nợ nước ngoài/Kim ngạch xuất khẩu, Nợ nước ngoài/GDP. Ngoài ra, WorldBank (1996) và WorldBank (1999) đề xuất các mức ngưỡng đo lường tính bền vững ngân sách qua các chỉ số Nợ/xuất khẩu, Nợ/Thu ngân sách, Nghĩa vụ nợ/xuất khẩu. Michael Bräuninger (2005) phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng nội sinh theo mô hình thế hệ chéo. Chính phủ điều chỉnh tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Nếu tỷ lệ thâm hụt vẫn ở dưới mức tới hạn thì sẽ có hai trạng thái ổn định trong đó vốn, sản lượng và nợ công tăng trưởng với cùng một tốc độ không đổi. Tỷ lệ thâm hụt tăng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Nếu tỷ lệ thâm hụt vượt quá mức tới hạn thì không có trạng thái ổn định. Tăng trưởng vốn giảm liên tục và vốn bị đẩy xuống 0 trong thời gian hữu hạn. Về đo lường, đánh giá tính bền vững ngân sách nhà nước, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng thông qua mô hình Gt + (1 + rt) Bt-1 = Rt 8 + Bt, trong đó G là chi tiêu chính phủ, R là thu ngân sách, B là nợ công. Vasco J. và Gabriel · Pataaree Sangduan (2010) sử dụng mô hình đánh giá chính sách tài khóa và bền vững ngân sách trong một thời kì nhất định và phân tích thời điểm chuyển đổi chính sách tài khóa, từ đó rút ra kết luận những thay đổi chính sách hoặc thay đổi đột ngột trong điều kiện kinh tế có thể có tác động đáng kể đến tốc độ thâm hụt tài khóa. Trong khi đó António Afonso và João Tovar Jalles (2013) sử dụng mô hình và giả định tính bền vững ngân sách liên quan đến chu kì kinh tế và các biến kinh tế vĩ mô không bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn giữa phát hành nợ công và tăng thuế suất. Điều tra tính bền vững ngân sách tại 19 quốc gia trong góc nhìn dài hạn 1880 - 2009, các tác giả kết luận rằng tính bền vững ngân sách không tồn tại trong dài hạn. Tuy nhiên trong trung hạn, hoạch định chính sách có tác động cải thiện tính bền vững ngân sách, trong trường hợp các chính sách hướng tới mục tiêu giải quyết gánh nặng của các khoản nợ tiềm ẩn sắp xảy ra ở hầu hết các quốc gia. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu đánh giá định lượng tính bền vững ngân sách tại nhiều quốc gia, thông qua nhiều phương pháp khác nhau, như Andrea Silvestrini (2007) sử dụng phân tích Bayesian kiểm định tính bền vững tại Ba Lan, Frederik Herzberg a & Angélique Herzberg (2013) kiểm định tính hội tụ các biến ngẫu nhiên Gaussian, Shyh-Wei Chen (2013) kiểm định các quốc gia G7 khi áp dụng thử nghiệm gốc đơn vị TAR, MTAR, LSTR-TAR và LSTR-MTAR. Tuy nhiên, các phương pháp định lượng đều thực hiện kiểm định tính bền vững dựa trên mức chiết khấu tài sản quốc gia, tỷ lệ nợ công và GDP. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về tính bền vững ngân sách nhà nước Các công trình trong nước chủ yếu nghiên cứu tính bền vững ngân sách từ vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước. Về yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững ngân sách, Lê Thị Diệu Huyền (2020) nghiên cứu quy mô nợ công, khả năng xảy ra khủng hoảng nợ, ảnh hưởng đến tính bền vững. Theo nghiên cứu, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt nợ công, các chỉ tiêu nghĩa vụ nợ nước ngoài so với xuất khẩu và so với thu ngân sách đều ở mức tương đối an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán khoản nợ khi đến hạn. Thông qua đánh giá thâm hụt ngân sách và nợ công tác động đến từng biến số lạm phát, lãi suất, cán cân thương mại và tỉ giá, tăng trưởng kinh tế, “hạ cánh cứng” - tình huống xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó là suy thoái, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2013) các yếu tố có thể làm tăng/giảm tính bền vững ngân sách bao gồm: (i) thâm hụt/thặng dư ngân sách cơ 9 bản hàng năm; (ii) sự mất giá/lên giá của đồng nội tệ so với các ngoại tệ trong giỏ nợ công nước ngoài; (iii) sự giảm/tăng của tốc độ tăng trưởng kinh tế; (iv) sự giảm/tăng của tỉ lệ lạm phát; và (v) sự tăng/giảm tương đối của lãi suất nợ công trong tương lai so với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa. Đánh giá riêng ảnh hưởng của cải cách thuế đến tính bền vững ngân sách, Võ Trí Thành (2019) đưa ra kết quả rằng tại Việt Nam, nguồn thu từ thuế đang có xu hướng giảm trong khi chi ngân sách đang có xu hướng tiếp tục tăng, đe dọa đến tính bền vững ngân sách ngân sách nhà nước. Điều này đặt ra yêu cầu cần có tầm nhìn dài hạn về cân đối thu chi ngân sách, dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính bền vững ngân sách, là thu thường xuyên phải lớn hơn chi vãng lai để tránh thâm hụt quá mức cũng như tránh trường hợp không có khả năng trả nợ, tạo thặng dư cho chi đầu tư phát triển. Đi sâu vào thực trạng tính bền vững ngân sách nhà nước, Võ Văn Hợp (2013) nhìn nhận tính bền vững ngân sách nhà nước thông qua tình hình thu chi ngân sách nhà nước, thâm hụt ngân sách nhà nước, nợ công, hội nhập kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Đặng Xuân Hoan (2018) phân tích thực trạng tính bền vững ngân sách nhà nước qua thu ngân sách đảm bảo cân bằng giữa thuế trực thu, thuế gián thu và thuế thu trên tài sản; chi ngân sách qua quy mô chi và áp lực chi thường xuyên. Ngô Doãn Vịnh và Nguyễn Ngô Việt Hoàng (2021) trình bày một số vấn đề quan trọng về nhu cầu thu-chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững và đề xuất một số giải pháp chủ yếu gia tăng hiệu quả thu - chi NSNN Việt Nam. Trong khi đó, Nguyễn Thị Hồng Minh (2021) chỉ ra thực trạng cấu trúc chi NSNN chưa thực sự bền vững. Trong giai đoạn từ 2006 đến 2018, việc tái cấu trúc chi ngân sách nhà nước (NSNN) ở Việt Nam đã đạt được những chuyển biến tích cực và hỗ trợ mạnh mẽ cho chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Tái cấu trúc này tập trung vào điều chỉnh quy mô chi NSNN, tương quan giữa các cấu phần chi, và tác động lớn trong duy trì cân đối thu - chi ngân sách. Điều này nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. Quy mô chi NSNN và cơ cấu chi đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong chi đầu tư nguồn NSNN. Cơ chế và chính sách phân bổ, quản lý, và sử dụng ngân sách đã được hoàn thiện, tập trung vào chính sách tài khóa chặt chẽ và tiết kiệm. Các giai đoạn 2006-2010, 2011-2015 và 2016-2018 đều chứng kiến những thay đổi tích cực trong quy mô và cơ cấu chi NSNN. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức và hạn chế. Cơ cấu chi đầu tư và chi thường xuyên chưa hợp lý, với chi lương và chi thực hiện chính sách an sinh xã hội chiếm tỷ trọng lớn. Hiệu quả đầu tư công vẫn còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_tinh_ben_vung_cua_ngan_sach_nha_nuoc_tu_n.pdf
  • pdfCV dang bo ngay 19 thang 8.pdf
  • docxLA_NguyenHongTrang_E.docx
  • pdfLA_NguyenHongTrang_Sum.pdf
  • pdfLA_NguyenHongTrang_TT.pdf
  • docxLA_NguyenHongTrang_V.docx
  • pdfQD CS Hong Trang.pdf
Luận văn liên quan