1. Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát được biết đến là một địa điểm mang
nhiều dấu ấn đặc biệt về lịch sử, văn hóa đồng thời còn là một nơi tập trung
các hệ sinh thái đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Với tính chất khác biệt về
các điều kiện khí hậu, địa hình, vị trí địa lý mà hệ thực vật ở đây mang tính
độc đáo và đặc hữu. Hệ thực vật VQG Pù Mát là nơi tập trung 3 luồng thực
vật di cư là hệ thực vật Mã Lai - Inđônêsia, Vân Nam - Quý Châu của Trung
Quốc và hệ thực vật Ấn Độ - Myanma. Thực vật có sự phong phú và khác
biệt về thành phần loài với nhiều hệ sinh thái, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài
đặc hữu có giá trị cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và kinh tế.
Tuy nhiên, đến thời điểm này mặc dù đã có nhiều công trình nghiên
cứu về hệ thực vật VQG Pù Mát, song do nhiều lý do nên tài nguyên thực vật
tại khu vực này vẫn còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ,
có hệ thống và cập nhật. Hiện tại, sức ép vào rừng ngày càng lớn hơn, tinh vi
hơn đã làm suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng cũng như số lượng, chất
lượng rừng.
Là người đã gắn bó với VQG Pù Mát 15 năm, vì vậy tác giả luôn mong
muốn có những số liệu cập nhật mới nhất, toàn diện nhất về nguồn tài nguyên
thực vật tại khu vực, cũng như đánh giá các mối đe dọa, nguyên nhân suy
giảm tài nguyên rừng và đề xuất các giải pháp bảo tồn. Bởi vậy, tác giả lựa
chọn VQG Pù Mát là điểm nghiên cứu về đa dạng thực vật nhằm cung cấp
những số liệu cơ bản, làm cơ sở cho công tác bảo tồn cũng như phát triển bền
vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh Nghệ An. Mặt khác đóng
góp những dẫn liệu mới nhất về hệ thực vật tại VQG Pù Mát của Việt Nam
cho khoa học
145 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại vườn quốc gia pù mát - Nghệ an, nguyên nhân suy giảm và các giải pháp bảo tồn bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THANH NHÀN
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO
CÓ MẠCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN,
NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM VÀ CÁC GIẢI PHÁP
BẢO TỒN BỀN VỮNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGHỆ AN - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THANH NHÀN
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO
CÓ MẠCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN,
NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM VÀ CÁC GIẢI PHÁP
BẢO TỒN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã sô: 62.42.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
2. PGS. TS. Phạm Hồng Ban
NGHỆ AN - 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tôi xin bảy tỏ lòng tôn kính và biết ơn về sự
hướng dẫn tận tình, giúp đỡ to lớn trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án của
GS. TSKH.. NGƯT - Nguyễn Nghĩa Thìn, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội; PGS. TS. Phạm Hồng Ban, Khoa sinh học, Trường Đại học Vinh.
Xin cảm ơn tới các Quý thầy, cô giáo khoa Sinh học, nguyên là khoa Sinh
học, khoa Sau đại học trường Đại học Vinh; các thầy cô giáo trường Đại Học Lâm
nghiệp Việt Nam; các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Điều tra và Quy
hoạch rừng.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng chuyên
môn nghiệp vụ, các Trạm quản lý bảo vệ rừng, Đội Kiểm lâm cơ động Vườn quốc
gia Pù Mát; các bạn bè, đồng nghiệp, các nghiên cứu sinh... đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi cũng xin cảm ơn Kỹ sư Vũ Ngọc Thảo đã giúp tôi trong quá trình đi thực địa.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp thuộc Sở Nội vụ và Ban Thi
đua khen thưởng tỉnh Nghệ An, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt thời gian cho
tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ về cả vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành bản luận án này.
Xin cảm ơn chân thành và thực sự đến tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Nghệ An, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thanh Nhàn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Nghệ An, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Ký tên
Nguyễn Thanh Nhàn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của luận án .................................................................................... 2
4. Đóng góp của luận án................................................................................. 2
5. Bố cục luận án ............................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Nghiên cứu về thực vật ........................................................................... 4
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu thực vật ở Việt Nam .................................................... 6
1.1.3. Nghiên cứu thực vật ở Vườn quốc gia Pù Mát ............................. 12
1.2. Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật .................................................... 14
1.3. Nghiên cứu về phổ dạng sống của thực vật .......................................... 16
1.4. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu ............................. 18
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 18
1.4.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội ................................................ 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp luận ......................................................................... 27
2.3.2. Phương pháp kế thừa .................................................................... 28
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa .................................. 28
2.3.4. Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày mẫu ........................... 31
1
2.3.5. Phương pháp đánh giá đa dạng thảm thực vật 33
2.3.6. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật 34
2.3.7. Phương pháp đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý 35
2.3.8. Phương pháp đánh giá về dạng sống 36
2.3.9. Phương pháp đánh giá về giá trị sữ dụng và giá trị bảo tồn 37
2.3.10. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố thực vật quý, hiếm
có nguy cơ đe dọa 38
2.3.11. Phương pháp nghiên cứu nguy cơ de dọa và các giải pháp
bảo tồn thích hợp 39
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 38
3.1. Đa dạng thảm thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát .................................... 38
3.1.1. Thảm thực vật tự nhiên ................................................................. 38
3.1.2. Thảm thực vật nhân tác ........... 65
3.2. Đa dạng hệ thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát ........................................ 65
3.2.1. Lập danh lục hệ thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát ........................ 65
3.2.2. Đa dạng về cấu trúc tổ thành hệ thực vật ...................................... 65
3.2.3. Đa dạng về thành phần loài thực vật đai cao ở VQG Pù Mát ...... 75
3.2.4. Đa dạng thành phần loài thực vật trên núi đá vôi VQG Pù Mát ...... 77
3.2.5. Đa dạng các yếu tố địa lý của hệ thực vật VQG Pù Mát .............. 81
3.2.6. Đa dạng về dạng sống ................................................................... 84
3.2.7. Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật ................................... 87
3.2.8. Các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm ........................................... 90
3.2.9. Các chi và loài ghi nhận cho hệ thực vật Pù Mát và Việt Nam .... 99
3.3. Các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật - các giải pháp
bảo tồn hợp lý, bền vững ............................................................................ 103
3.3.1. Các nguyên nhân gây suy giảm .................................................. 103
3.3.2. Các giải pháp chủ yếu để bảo tồn hệ thực vật bậc cao có
mạch VQG Pù Mát...................................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 119
1. Kết luận .................................................................................................. 119
2. Kiến nghị ................................................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................... 132
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số liệu khí hậu của 4 trạm trong vùng năm 2014 ....................... 20
Bảng 1.2. Dân tộc và dân số trên địa bàn nghiên cứu ................................. 22
Bảng 1.3. Mật độ dân số của 03 huyện vùng nghiên cứu ........................... 23
Bảng 2.1. Mô tả ô tiêu chuẩn ...................................................................... 30
Bảng 3.1. Các kiểu thảm ở khu vực nghiên cứu ......................................... 38
Bảng 3.2. Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa trên núi cao ............ 39
Bảng 3.3. Các quần xã đặc trưng của kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa trên đất thấp chưa bị tác động ............................................. 48
Bảng 3.4. Phân bố các bậc taxon trong các ngành thực vật Pù Mát ........... 66
Bảng 3.5. Số lượng họ, chi, loài và tỷ lệ % của hai lớp trong ngành
Ngọc lan ...................................................................................... 67
Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ % giữa 2 lớp thuộc ngành Ngọc lan của VQG
Pù Mát với VQG Cúc Phương và Khu BTTN Xuân Liên ......... 68
Bảng 3.7. So sánh số lượng và tỷ lệ % số loài của Pù Mát với Việt Nam ..... 68
Bảng 3.8. So sánh các chỉ số của hệ thực vật VQG Pù Mát với một số
hệ thực vật khác .......................................................................... 70
Bảng 3.9. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật VQG Pù Mát .................... 71
Bảng 3.10. Các họ đơn loài của hệ thực vật VQG Pù Mát ........................... 72
Bảng 3.11. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật VQG Pù Mát ................... 74
Bảng 3.12. Phân bố các taxon trong các ngành của thực vật đai cao
Pù Mát ........................................................................................ 75
Bảng 3.13. Phân bố các taxon trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
thuộc hệ thực vật vùng núi cao VQG Pù Mát ............................ 77
Bảng 3.14. Phân bố của các ngành trong hệ thực vật núi đá vôi VQG
Pù Mát ......................................................................................... 77
Bảng 3.15. So sánh số họ, chi, loài theo ngành giữa hệ thực vật núi đá
vôi với toàn bộ hệ thực vật VQG Pù Mát ................................... 79
Bảng 3.16. So sánh số lượng họ, chi, loài trong ngành Ngọc lan trên
núi đá vôi VQG Pù Mát .............................................................. 80
Bảng 3.17. Phổ các yếu tố địa lý hệ thực vật VQG Pù Mát ......................... 82
Bảng 3.18. Số lượng và tỷ lệ % các nhóm dạng sống của hệ thực vật
Pù Mát ........................................................................................ 93
Bảng 3.19. Nhóm công dụng của các loài trong hệ thực vật Pù Mát ........... 88
Bảng 3.20. Các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát. .............. 91
Bảng 3.21. Các chi mới bổ sung cho hệ thực vật VQG Pù Mát ................. 100
Bảng 3.22. Giá trị thương mại của một số LSNG trên thị trường
Nghệ An ................................................................................... 104
Bảng 3.23. Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn 3
huyện: Con Cuông, Tương Dương, Anh Sơn và VQG Pù
Mát từ năm 2010 đến năm 2015 ............................................... 106
Bảng 3.24. Thu nhập bình quân của 9 bản người Đan Lai trên địa bàn
nghiên cứu (năm 2015) ............................................................. 113
Bảng 3.24. Tỷ lệ phần trăm học sinh phổ thông trung học với dân số
của 3 huyện trên địa bàn nghiên cứu và một số huyện khác .... 114
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ PHẪU ĐỒ
Trang
CÁC BIỂU ĐỒ
Phẫu đồ 3.1. Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác
động trên núi cao, vị trí đỉnh đồi .............................................. 40
Phẫu đồ 3.2. Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác
động trên đai cao ở vị trí sườn đồi ........................................... 41
Phẫu đồ 3.3. Kiểu rừng thường xanh mưa mùa bị tác động mạnh ở núi
cao vị trí sườn đồi .................................................................... 45
Phẫu đồ 3.4. Phân kiểu rừng kín thường xanh thứ sinh, mưa mùa hỗn
giao cây lá rộng trên núi thấp ................................................... 46
Phẫu đồ 3.5. Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất
dốc, thấp .................................................................................. 49
Phẫu đồ 3.6. Phân kiểu rừng thường xanh mưa mùa hỗn giao sau khai
thác chọn trên đất thấp ............................................................. 52
Phẫu đồ 3.7. Trảng thường xanh cây lá rộng trên đất đã bị tác động mạnh ...... 59
Phẫu đồ 3.8. Trảng thường xanh cây lá rộng trên sườn núi .......................... 60
Phẫu đồ 3.9. Trảng thường xanh cây lá rộng trên đỉnh núi .......................... 61
CÁC PHẪU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cấu trúc hệ thực vật bậc cao có mạch Vườn quốc gia Pù Mát ..... 66
Biểu đồ 3.2. So sánh số lượng và tỷ lệ % số loài của Pù Mát với Việt Nam ...... 69
Biểu đồ 3.3. Phân bố các taxon trong các ngành của thực vật đai cao ở
Pù Mát ...................................................................................... 76
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ % số loài của các ngành trong hệ thực vật núi đá vôi
Pù Mát ...................................................................................... 78
Biểu đồ 3.5. So sánh số họ, chi, loài theo ngành giữa hệ thực vật núi
đá vôi với toàn bộ hệ thực vật VQG Pù Mát ........................... 79
Biểu đồ 3.6. Cấu trúc tổ thành về mặt địa lý các loài của hệ thực vật
Pù Mát ...................................................................................... 83
Biểu đồ 3.7. Phổ dạng sống của hệ thực vật Pù Mát .................................... 85
Biểu đồ 3.8. Phổ dạng sống nhóm cây chồi trên trong hệ thực vật
Pù Mát ..................................................................................... 86
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các nhóm cây có ích của hệ thực vật Pù Mát ................. 88
DANH LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CITES Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động,
thực vật hoang dã, nguy cấp
ĐDSH Đa dạng sinh học
IPGRI International Plant Genetic Resources Institute - Viện Tài nguyên
di truyền Quốc tế
IUCN International Union For Conservatioan Of Nature and Natural
Resources - Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên
KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển
KHKT Khoa học kỹ thuật
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
NXB Nhà xuất bản
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
THPT Trung học phổ thông
THPTNT Trung học phổ thông nội trú
UBND Ủy ban nhân dân
UNEP United Nations Environment Programm - Chương trình môi
trường Liên hợp quốc
UNESCO United nations Education Scientific and Cultural Organization -
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc
VĐT & QHR Viện Điều tra và Quy hoạch rừng
VQG Vườn quốc gia
WB World Bank - Ngân hàng thế giới
WCMC World Conservation Monitoring Centre - Trung tâm giám sát bảo
tồn Thế giới
WRI World Resources Institute - Viện Tài nguyên Thế giới
WWF World Wildlife Fund - Quỹ thiên nhiên Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát được biết đến là một địa điểm mang
nhiều dấu ấn đặc biệt về lịch sử, văn hóa đồng thời còn là một nơi tập trung
các hệ sinh thái đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Với tính chất khác biệt về
các điều kiện khí hậu, địa hình, vị trí địa lý mà hệ thực vật ở đây mang tính
độc đáo và đặc hữu. Hệ thực vật VQG Pù Mát là nơi tập trung 3 luồng thực
vật di cư là hệ thực vật Mã Lai - Inđônêsia, Vân Nam - Quý Châu của Trung
Quốc và hệ thực vật Ấn Độ - Myanma. Thực vật có sự phong phú và khác
biệt về thành phần loài với nhiều hệ sinh thái, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài
đặc hữu có giá trị cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và kinh tế.
Tuy nhiên, đến thời điểm này mặc dù đã có nhiều công trình nghiên
cứu về hệ thực vật VQG Pù Mát, song do nhiều lý do nên tài nguyên thực vật
tại khu vực này vẫn còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ,
có hệ thống và cập nhật. Hiện tại, sức ép vào rừng ngày càng lớn hơn, tinh vi
hơn đã làm suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng cũng như số lượng, chất
lượng rừng.
Là người đã gắn bó với VQG Pù Mát 15 năm, vì vậy tác giả luôn mong
muốn có những số liệu cập nhật mới nhất, toàn diện nhất về nguồn tài nguyên
thực vật tại khu vực, cũng như đánh giá các mối đe dọa, nguyên nhân suy
giảm tài nguyên rừng và đề xuất các giải pháp bảo tồn. Bởi vậy, tác giả lựa
chọn VQG Pù Mát là điểm nghiên cứu về đa dạng thực vật nhằm cung cấp
những số liệu cơ bản, làm cơ sở cho công tác bảo tồn cũng như phát triển bền
vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh Nghệ An. Mặt khác đóng
góp những dẫn liệu mới nhất về hệ thực vật tại VQG Pù Mát của Việt Nam
cho khoa học. Đặc biệt, hiện nay VQG Pù Mát là trung tâm Khu Dự trữ sinh
quyển miền Tây - Nghệ An đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh
2
đang chỉ đạo xây dựng Pù Mát trở thành một trong 5 địa điểm du lịch chính
của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An nhiệm kỳ 2010 -
2015 và 2015-2020 thì việc nghiên cứu một cách đầy đủ về nguồn tài nguyên
thực vật ở khu vực này là rất có ý nghĩa và vô cùng cần thiết. Xuất phát từ
những lý do và ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Vườn Quốc gia Pù Mát -
Nghệ An, nguyên nhân gây suy giảm và các giải pháp bảo tồn bền vững”.
2. Mục tiêu
- Nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng về hệ thực vật bậc cao có mạch
ở VQG Pù Mát một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống.
- Đánh giá, phân tích các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng thực vật
để có cơ sở đề ra các giải pháp bảo tồn bền vững.
3. Ý nghĩa của luận án
- Cung cấp đầy đủ dữ liệu chi tiết về tính đa dạng của hệ thực vật bậc
cao có mạch tại VQG Pù Mát.
- Xây dựng bản đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu.
- Đánh giá, phân tích các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học
và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
4. Đóng góp của luận án
- Lần đầu tiên điều tra, thống kê và đánh giá đầy đủ tính đa dạng của
hệ thực vật bậc cao có mạch VQG Pù Mát trên toàn bộ diện tích do Vườn
quản lý đến thời điểm hiện nay với: 8 kiểu thảm thực vật và 2.600 loài và
dưới loài thuộc 943 chi và 204 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Bổ
sung 77 loài, 10 chi cho danh lục thực vật VQG Pù Mát và bổ sung loài Ét
ling vân nam (Etling yuannanensis) cho hệ thực vật Việt Nam.
- Lần đầu tiên xây dựng được bản đồ phân bố các loài thực vật quý
hiếm, đặc hữu tại VQG Pù Mát.
3
- Hoàn chỉnh danh lục thực vật bậc cao có mạch đầy đủ nhất đến thời
điểm hiện nay cho VQG Pù Mát đồng thời xác định được phổ dạng sống và
các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật bậc cao có mạch tại khu vực.
- Làm sáng tỏ các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học nói
chung, đa dạng thực vật nói riêng ở VQG Pù Mát, để từ đó đề xuất được các
giải pháp bảo tồn bền vững làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hành động
bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên tại VQG Pù Mát.
5. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
Luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về thực vật
1.1.1. Trên thế giới
- Nghiên cứu về đa dạng
Nghiên cứu đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng cũng
như vấn đề bảo tồn chúng đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Hội
nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ
chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992 đã có 150 nước ký vào
Công ước về đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều hội thảo được tổ
chức để thảo luận và nhiều cuốn sách mang tính chất chỉ dẫn ra đời. Năm
1990, WWF đã cho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng về đa dạng sinh
vật (The importance of biological diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đưa
ra chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation strategy), Wri, IUCN and
WWF đưa ra chiến