Cấu trúc của GO
Nhà hóa học Brodie phát hiện ra GO [36], có cấu tạo từ các nguyên tử các bon
và các nguyên tố khác. Các nguyên tử này sắp xếp có trật tự tạo thành mạng phẳng
trong không gian, mạng gồm nhiều ô mạng mà ở các nút mạng là các nguyên tử các
bon. GO giống như Graphene là mạng 2 chiều của các nguyên tử các bon, có diện
tích bề mặt lớn. Mặc dù GO đã được phát hiện vào thế kỷ 19, cấu trúc và thành
phần hóa học của nó vẫn còn đang được tranh luận. Thành phần hóa học của GO đã
được đề xuất, trong đó cho thấy GO ngoài các nguyên tử các bon còn gồm các
nguyên tố như oxy và hydro. Các liên kết trong GO đáng chú ý là các liên kết sp2 và
sp3. Các liên kết sp2 là do các nguyên tử các bon liên kết với nguyên tử các bon
khác trong mạng (không được kết nối với các nhóm hydroxy hoặc epoxy). Hoặc khi
chúng được liên kết với oxy ở dạng của các nhóm carbonyl hoặc nhóm carboxyl.
Các liên kết sp3 xuất hiện do liên kết của một nguyên tử các bon với các nhóm
epoxy hoặc nhóm hydroxyl.
Tính chất hóa học phức tạp của GO cho thấy cấu trúc của GO vẫn chưa rõ ràng.
Các đề xuất cấu trúc công bố trên Hình 1.2 cho thấy GO có cấu trúc mạng 2 chiều
của các nguyên tử các bon và gắn nhiều nhóm chức chứa oxy trên bề mặt và ở các
cạnh của GO. Có nhiều loại oxy và các liên kết khác nhau với các bon trong lớp
graphene, chẳng hạn như các nhóm epoxy, hydroxyl, carbonyl, carboxylic. Tuy
nhiên, trên cơ sở của tất cả các đề xuất ta thấy điểm chung về cấu trúc của GO chứa
chủ yếu các nhóm chức hydroxyl và epoxy, với sự đóng góp rất nhỏ của nhóm
carbonyl và carboxyl, chủ yếu gắn ở các cạnh của tấm graphene. Các kết quả nghiên
cứu đã công bố đều cho cấu trúc GO có nét cơ bản đồng nhất, cấu trúc của GO trên
cơ sở là mạng than chì và có nhiều nhóm chức chứa oxy liên kết với các nguyên tử
các bon trong mạng này.
144 trang |
Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát các tính chất của vật liệu nano lai giữa hạt nano bạc và Oxit Graphene nhằm ứng dụng trong cảm biến môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------
VŨ VĂN CÁT
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT CỦA
VẬT LIỆU NANO LAI GIỮA HẠT NANO BẠC VÀ OXIT GRAPHENE
NHẰM ỨNG DỤNG TRONG CẢM BIẾN MÔI TRƯỜNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------
VŨ VĂN CÁT
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT CỦA
VẬT LIỆU NANO LAI GIỮA HẠT NANO BẠC VÀ OXIT GRAPHENE
NHẰM ỨNG DỤNG TRONG CẢM BIẾN MÔI TRƯỜNG
Ngành: Khoa học vật liệu
Mã số: 9440122
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. VŨ NGỌC PHAN
2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN QUY
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Vũ Ngọc Phan và PGS.TS. Nguyễn Văn Quy. Công trình
được thực hiện tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Các số liệu và kết quả trình
bày trong luận án cũng như trong các công bố khoa học của tôi cùng các cộng sự là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội ngày 15 tháng 06 năm 2021
Thay mặt tập thể hướng dẫn
TS. Vũ Ngọc Phan
PGS. TS Nguyễn Văn Quy
Người viết cam đoan
Vũ Văn Cát
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến tập thể hướng dẫn là các thầy
TS. Vũ Ngọc Phan và PGS. TS. Nguyễn Văn Quy, những người đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô, cán bộ,
công nhân viên, học viên cao học và tập thể NCS Viện Tiên tiến Khoa học và Công
nghệ, Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu, Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
án.
Tôi xin chân thành cám ơn cán bộ, nhân viên các phòng thí nghiệm đo UV-
vis, TEM, Xray, FT-IR, Raman, ... của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Viện Vệ sinh Dịch tễ TW
đã giúp đỡ tôi khảo sát đo đạc số liệu chính xác, tin cậy phục vụ quá trình nghiên
cứu.
Cuối cùng tôi xin dành sự biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp và các thế hệ học sinh đã dành cho tôi những tình cảm,
thời gian và luôn động viên để tôi yên tâm, vững vàng chuyên tâm nghiên cứu.
Mục lục Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan vật liệu nano lai Ag/GO, cảm biến khí QCM và
cảm biến SERS
6
1.1. Giới thiệu 6
1.2. Tổng quan về graphen oxit 7
1.2.1. Cấu trúc của graphen oxit 7
1.2.2. Tính chất hóa học của graphen oxit 9
1.2.3. Tính chất vật lý của graphen oxit 9
1.2.4. Các phương pháp tổng hợp graphen oxit 10
1.2.5. Ứng dụng của vật liệu graphen oxit 10
1.3. Tổng quan về hạt nano bạc 11
1.3.1. Cấu trúc tinh thể của hạt nano bạc 11
1.3.2. Tính chất xúc tác của hạt nano bạc 12
1.3.3. Tính chất kháng khuẩn của hạt nano bạc 13
1.3.4. Hiệu ứng plasmon của hạt nano bạc 16
1.3.5. Các phương pháp tổng hợp hạt nano bạc 18
1.3.6. Ứng dụng của hạt nano bạc 20
1.4. Tổng quan về vật liệu nano lai Ag/GO 21
1.4.1. Chế tạo vật liệu nano lai Ag/GO bằng phương pháp hóa học 21
1.4.2. Chế tạo vật liệu nano lai Ag/GO bằng phương pháp điện hóa 23
1.4.3. Chế tạo vật liệu nano lai Ag/GO bằng phương pháp vật lý 24
1.4.4. Chế tạo vật liệu nano lai Ag/GO bằng phương pháp quang hóa 25
1.4.5. Ứng dụng của vật liệu nano lai Ag/GO 25
1.5. Cảm biến QCM 27
1.5.1. Cấu trúc cảm biến QCM 27
1.5.2. Nguyên lý hoạt động cảm biến khí QCM
1.6. Cảm biến SERS 33
1.7. Kết luận 35
Chương 2: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano lai Ag/GO 36
2.1. Giới thiệu 36
2.2. Quy trình tổng hợp hạt nano Ag và nano lai Ag/GO 36
2.2.1. Hóa chất 36
2.2.2. Các thiết bị sử dụng 37
2.2.3. Quy trình tổng hợp vật liệu nano Ag 37
2.3. Đặc tính của hạt nano Ag chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt 39
2.3.1. Hình thái của hạt nano bạc tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt 39
2.3.2. Cấu trúc của hạt nano bạc tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt 40
2.4. Đặc tính hình thái, cấu trúc và tính chất của vật liệu nano lai Ag/GO 41
2.4.1. Hình thái của vật liệu nano lai Ag/GO 41
2.4.2. Đặc tính cấu trúc của vật liệu nano lai Ag/GO 43
2.4.2.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X 43
2.4.2.2. Phổ UV-Vis 45
2.4.2.3. Phổ FT-IR 47
2.4.2.4. Phổ tán xạ Raman 49
2.5. Kết luận 52
Chương 3: Đặc trưng nhạy khí của cảm biến QCM sử dụng vật liệu
nano lai Ag/GO
53
3.1. Giới thiệu 53
3.2. Quy trình chế tạo cảm biến QCM 56
3.3. Đặc tính nhạy khí của cảm biến QCM 60
3.3.1. Đặc tính nhạy khí NO2 của cảm biến QCM 60
3.3.2. Đặc tính nhạy khí SO2 của cảm biến QCM 68
3.3.3. Đặc tính nhạy khí CO của cảm biến QCM 76
3.4. Khảo sát tính ổn định của cảm biến QCM sử dụng vật liệu GO 86
3.5. Cơ chế nhạy khí của cảm biến QCM sử dụng vật liệu nano lai
Ag/GO
88
3.6. Kết luận 89
Chương 4: Ứng dụng vật liệu nano lai Ag/GO trong cảm biến SERS 91
4.1. Giới thiệu 91
4.2. Quy trình chế tạo cảm biến SERS sử dụng vật liệu nano lai Ag/GO
trong cảm biến SERS
93
4.2.1. Quy trình khảo sát đặc trưng SERS của vật liệu nano lai Ag/GO 93
4.2.2. Quy trình chế tạo cảm biến SERS sử dụng vật liệu nano lai Ag/GO
phát hiện tricyclazole
94
4.3. Đặc tính của cảm biến quang SERS sử dụng vật liệu nano lai
Ag/GO
94
4.3.1. Kết quả khảo sát đặc trưng SERS của vật liệu nano lai Ag/GO sử
dụng xanh metylen (MB)
94
4.3.2. Cảm biến quang SERS sử dụng để phát hiện thuốc trừ sâu tricyclazole 100
4.4. Cơ chế tăng cường tán xạ Raman của vật liệu nano lai Ag/GO 103
4.5. Kết luận 105
Kết luận 106
Hướng nghiên cứu tiếp theo 107
Danh mục các công trình công bố của luận án 108
Tài liệu tham khảo. 109
Danh mục các chữ viết tắt
Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
Đ.v.t.y Đơn vị tùy ý
FTIR Fourier transform infrared Hồng ngoại biến đổi
Fourier
GO Graphen oxide Graphen oxit
IR Infrared Hồng ngoại
MB Metylene blue Xanh Metylene
PVP polyvinylpyrrolidone polyvinylpyrrolidone
QCM Quartz crystal microbalance Vi cân tinh thể thạch
anh
SEM Scanning Electron Microscope Kính hiển vi điện tử
quét
SERS Surface enhanced Raman scattering Tán xạ Raman tăng
cường bề mặt
TEM Transmission electron microscopy Kính hiển vi điện tử
truyền qua
UV Ultraviolet Tử ngoại
Vis Visible Khả kiến
XRD X-ray diffraction Nhiễu xạ tia X
DANH MỤC HÌNH
Hình Trang
Hình 1.1 Các loại vật liệu nano các bon điển hình 6
Hình 1.2 Một số cấu trúc hóa học của GO đã công bố 7
Hình 1.3 A) Ảnh TEM của GO, B) Cấu trúc GO theo quan niệm của K.
Josepovits và các cộng sự
8
Hình 1.4 Các mô hình cấu trúc tinh thể bạc 11
Hình 1.5 Ảnh XRD chụp cấu trúc tinh thể Ag 12
Hình 1.6 Sự tương tác giữa các hạt nano Ag với tế bào vi khuẩn 15
Hình 1.7 Phổ hấp thụ của hạt nano Ag 16
Hình 1.8 Hiện tượng cộng hưởng plasmon trên bề mặt của hạt nano Ag 17
Hình 1.9 Cơ chế hình thành hạt nano Ag theo García-Barrasa cùng các
cộng sự (A) và Srikar và cộng sự (B).
19
Hình 1.10 Các ứng dụng khác nhau của hạt nano Ag 20
Hình 1.11 Sơ đồ cơ chế khử kim loại chế tạo vật liệu lai Ag/GO 21
Hình 1.12 Sơ đồ quy trình chế tạo vật liệu nano lai Ag/rGO bằng
phương pháp thuỷ nhiệt
22
Hình 1.13 Ảnh TEM a) của GO b) của vật liệu nano lai Ag/rGO 23
Hình 1.14 Sơ đồ quy trình chế tạo và ảnh SEM vật liệu nano lai Cu/rGO
bằng phương pháp lắng đọng điện hoá
24
Hình 1.15 Sơ đồ quy trình chế tạo và ảnh TEM vật liệu nano lai Ag/GO
bằng phương pháp ăn mòn laze
24
Hình 1.16 Một số loại linh kiện vi cân tinh thể thạch anh 28
Hình 1.17 Nguyên tắc cấu tạo của cảm biến QCM 28
Hình 1.18 Sơ đồ nguyên tắc cấu tạo của cảm biến QCM điển hình (a)
nhìn từ trên xuống và (b) nhìn bên
29
Hình 1.19 Mode dao động a) cơ bản b) họa âm bậc 3 của tinh thể thạch
anh, khi có sóng dừng trong tinh thể
29
Hình 1.20 Sự thay đổi tần số cộng hưởng của QCM theo bề dày tinh thể 30
Hình 1.21 Nguyên lý hoạt động của cảm biến QCM 32
Hình 1.22 Cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của cảm biến SERS 34
Hình 2.1 Máy đo độ pH của dung dịch trong thí nghiệm tổng hợp vật
liệu lai nano Ag/GO
37
Hình 2.2 Sơ đồ chế tạo hạt nano Ag bằng phương pháp thủy nhiệt 37
Hình 2.3 Mẫu dung dịch nano Ag tổng hợp bằng phương pháp thủy
nhiệt ở các điều kiện khác nhau
39
Hình 2.4 Ảnh TEM (a) và phân bố kích thước hạt(b) 40
Hình 2.5 Phổ UV-vis (a) và Giản đồ XRD (b) của hạt nano Ag 40
Hình 2.6 Phổ UV-vis của hạt nano Ag a)khi thời gian thủy nhiệt thay
đổi; b) khi có độ pH thay đổi
41
Hình 2.7 Ảnh TEM a) GO và các mẫu cùng nhiệt độ thủy nhiệt,
có khối lượng GO khác nhau b) AgGO1, c) AgGO2, d)
AgGO3, e) AgGO4, f) AgGO5
41
Hình 2.8 (a) Phân bố kích thước hạt nano Ag trên GO và (b) Ảnh TEM
của mẫu vật liệu lai nano Ag/GO ( Mẫu Q3)
42
Hình 2.9 Giản đồ nhiễu xạ tia X của Ag/GO thu được ở nhiệt độ thủy
nhiệt 120 ºC (a), 140 ºC (b), 160 ºC(c), 180 ºC(d), 200 ºC(e),
GO (f), của nano Ag
43
Hình 2.10 Các mẫu vật liệu lai nano Ag/GO tổng hợp ở các điều kiện
khác nhau
45
Hình 2.11 Phổ UV-vis của các mẫu vật liệu lai nano Ag/GO tổng hợp ở
các nhiệt độ khác nhau
46
Hình 2.12 Phổ FTIR các mẫu nano lai Ag/GO Q1(a), Q2(b), Q3(c),
Q4(d), Q5(e) và của GO(f)
47
Hình 2.13 Phổ Raman của a) Q1, b) Q2, c) Q3, d) Q4, e) Q5, f)GO 49
Hình 3.1 Quy trình đưa chất nhạy khí nano lên điện cực QCM 56
Hình 3.2 Phương pháp đưa chất nhạy khí nano lên điện cực QCM 57
Hình 3.3 Các mẫu cảm biến QCM đã chế tạo được khảo sát tính nhạy
khí
57
Hình 3.4 Sơ đồ hệ đo dùng QCM khảo sát tính nhạy khí 58
Hình 3.5 Ảnh chụp hệ đo dùng QCM khảo sát tính nhạy khí 58
Hình 3.6 Cấu trúc của khí thử NO2 61
Hình 3.7 Sự phụ thuộc độ dịch tần số của các cảm biến QCM1, QCM2,
QCM3 ở các nồng độ khí NO2 khác nhau theo thời gian
61
Hình 3.8 Kết quả nhạy khí NO2 đo xung theo chu kỳ của các nồng độ
khác nhau ở nhiệt độ phòng A)QCM1, B)QCM2, C)QCM3
63
Hình 3.9 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ đáp ứng theo nồng độ
khí NO2 của các cảm biến QCM1, QCM2, QCM3
65
Hình 3.10 Biểu đồ so sánh độ đáp ứng của các cảm biến QCM1, QCM2,
QCM3 đối khí thử NO2 tại nhiệt độ phòng ở nồng độ 7,5 ppm
66
Hình 3.11 Thời gian đáp ứng, thời gian hồi phục của các cảm biến
theo nồng độ khí NO2 khác nhau theo thời gian A)QCM1,
B)QCM2, C)QCM3
67
Hình 3.12 Cấu trúc của khí thử SO2 69
Hình 3.13 Sự phụ thuộc độ dịch tần số của các cảm biến QCM1, QCM2,
QCM3 theo nồng độ khí SO2 khác nhau theo thời gian
70
Hình 3.14 Kết quả nhạy khí SO2 đo xung theo chu kỳ của các nồng độ
khác nhau ở nhiệt độ phòng A)QCM1, B)QCM2, C)QCM3
71
Hình 3.15 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ đáp ứng theo nồng độ
khí SO2 của các cảm biến a)QCM1, b)QCM2, c)QCM3
72
Hình 3.16 Biểu đồ so sánh độ đáp ứng của các cảm biến QCM1, QCM2,
QCM3 đối khí thử SO2 tại nhiệt độ phòng ở nồng độ 7,5 ppm
73
Hình 3.17 Thời gian đáp ứng, thời gian hồi phục của các cảm biến
QCM1, QCM2, QCM3 theo nồng độ khí SO2 khác nhau theo
thời gian
75
Hình 3.18 Cấu trúc của khí thử CO 76
Hình 3.19 Sự phụ thuộc độ dịch tần số của các cảm biến QCM1, QCM2,
QCM3 theo nồng độ khí CO khác nhau theo thời gian
76
Hình 3.20 Kết quả nhạy khí CO của các cảm biến QCM đo xung theo
chu kỳ của các nồng độ khác nhau ở nhiệt độ phòng a)QCM1,
b)QCM2, c)QCM3
78
Hình 3.21 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ đáp ứng theo nồng độ
khí CO của các cảm biến QCM1, QCM2, QCM3
79
Hình 3.22 Biểu đồ so sánh độ đáp ứng của các cảm biến QCM1, QCM2,
QCM3 đối khí thử CO tại nhiệt độ phòng ở nồng độ 75 ppm
80
Hình 3.23 Thời gian đáp ứng, thời gian hồi phục của các cảm biến
QCM1, QCM2, QCM3 theo nồng độ khí CO khác nhau theo
thời gian
82
Hình 3.24 Đồ thị biểu diễn độ chọn lọc của các cảm biến QCM1, QCM2,
QCM3 đối với các khí thử SO2, NO2, CO tại nhiệt độ phòng
84
Hình 3.25 Kết quả khớp đường nền dùng cảm biến QCM3 đo khí thử
SO2, NO2 và khí CO với hàm đa thức bậc 5
85
Hình 3.26 Kết quả khảo sát độ bền của cảm biến QCM2 theo thời gian 87
Hình 3.27 Mô hình giải thích cơ chế nhạy khí của Ag/GO 88
Hình 3.28 Mô hình cấu trúc vật liệu nano lai Ag/GO 89
Hình 4.1 Cấu trúc hóa học của MB 92
Hình 4.2 Cấu trúc hóa học của Tricyclazole 93
Hình 4.3 Phổ Raman tăng cường tán xạ Raman bề mặt của vật liệu
nano lai Ag/GO phát hiện thuốc nhuộm MB
95
Hình 4.4 Phổ tán xạ Raman bề mặt của thuốc trừ sâu tricyclazole 100
Hình 4.5 Phổ tăng cường tán xạ Raman bề mặt của vật liệu nano lai
Ag/GO phát hiện thuốc trừ sâu tricyclazole
102
Hình 4.6 Đồ thị tuyến tính cường độ phổ tán xạ Raman tăng cường bề
mặt của vật liệu nano lai Ag/GO phát hiện thuốc trừ sâu
tricyclazole
103
Hình 4.7 Cơ chế tăng cường tán xạ Raman bề mặt của vật liệu nano lai
Ag/GO phát hiện thuốc trừ sâu tricyclazole, thuốc nhuộm
màu xanh methylen
105
DANH MỤC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 2.1 Vị trí của đỉnh đặc trưng D trong phổ Raman của các
mẫu Ag/GO
50
Bảng 2.2 Vị trí của đỉnh đặc trưng G trong phổ Raman của các
mẫu Ag/GO
50
Bảng 2.3 Cường độ các đỉnh D, G và tỷ lệ ID/IG của GO các mẫu
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5
51
Bảng 3.1 Khối lượng của Ag, GO trong các cảm biến QCM1,
QCM2, QCM3
56
Bảng 3.2 Dải nồng độ đo các khí thử SO2, NO2 60
Bảng 3.3 Dải nồng độ đo các khí thử CO 60
Bảng 3.4 Dải nồng độ đo các khí thử NH3 60
Bảng 3.5 Thời gian đáp ứng theo nồng độ khí NO2 của các cảm biến
QCM1, QCM2, QCM3
68
Bảng 3.6 Thời gian hồi phục theo nồng độ khí NO2 của các cảm biến
QCM1, QCM2, QCM3
68
Bảng 3.7 Thời gian đáp ứng theo nồng độ khí SO2 của các cảm biến
QCM1, QCM2, QCM3
75
Bảng 3.8 Thời gian hồi phục theo nồng độ khí SO2 của các cảm biến
QCM1, QCM2, QCM3
75
Bảng 3.9 Thời gian đáp ứng theo nồng độ khí CO của các cảm biến
QCM1, QCM2, QCM3
82
Bảng 3.10 Thời gian hồi phục theo nồng độ khí CO của các cảm biến
QCM1, QCM2, QCM3
83
Bảng 3.11 Độ lệch tần số trên 1 ppm nồng độ các khí thử của các cảm
biến QCM1, QCM2, QCM3
83
Bảng 3.12 Giới hạn phát hiện, thời gian đáp ứng của một số cảm biến
SO2 sử dụng vật liệu khác nhau tại nhiệt độ phòng
86
Bảng 4.1 Giá trị ISERS (cnt) đỉnh 1620cm-1của MB trên đế SERS 97
Bảng 4.2 So sánh hiệu suất SERS của Ag/GO với các phương pháp khác 99
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, vật liệu nano đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trên thế
giới, do vật liệu nano có nhiều tính chất đặc biệt [1]. Vật liệu nano có tiềm năng ứng
dụng trong cảm biến, môi trường, xúc tác và y sinh [2-3].
Trong các vật liệu nano thì các hạt nano kim loại quý, đặc biệt là các hạt
nano bạc (Ag) thu hút được sự quan tâm lớn, vì chúng có tính chất vật lý, hóa học, y
sinh độc đáo [4]. Các hạt nano Ag có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao, ổn định hóa học,
có tính kháng khuẩn và diệt nấm phổ rộng [5]. Hơn nữa các hạt nano Ag có hiệu
ứng plasmon bề mặt, có khả tăng cường tán xạ Raman bề mặt, tính chất này chính là
nguyên tắc làm việc của cảm biến SERS (Surface Enhanced Raman Scattering
Sensor) [6-9].
Vật liệu graphen ôxit (GO) có cấu trúc tương tự như tấm graphene [10].
Khác với graphen ở chỗ, vật liệu GO được gắn rất nhiều các nhóm chức chứa oxy
như nhóm epoxy, hydroxyl, carbonyl và carboxyl trên bề mặt của mặt phẳng và các
cạnh của các nguyên tử các bon [11]. Các nhóm chức trên GO đóng vai trò quan
trọng trong tính chất điện, tính chất quang và khả năng hấp phụ các phân tử khí, do
đó vật liệu GO có tính chọn lọc và nhạy cảm với các chất phân tích [12-13]. Đã có
nhiều công bố sử dụng vật liệu GO trong việc chế tạo các cảm biến khí phát hiện
SO2 [14], NH3 [15-17], NO2 [18] và khí H2 [19].
Các hạt nano Ag có nhược điểm là dễ bị kết tụ lại tạo thành các hạt có kích
thước lớn hơn, dẫn tới giảm diện tích bề mặt riêng và các đặc tính lý hóa khác, đặc
biệt trong ứng dụng kháng khuẩn. Để khắc phục nhược điểm này, nhiều nhóm
nghiên cứu tiến hành tổng hợp vật liệu nano lai giữa các hạt nano Ag và GO
(Ag/GO). Theo một số công bố, tính chất kháng khuẩn và tính chất xúc tác của các
hạt nano Ag, đã được tăng cường khi được kết hợp với GO [5]. Vật liệu nano lai
cho thấy có nhiều tính chất ưu việt hơn so với từng vật liệu riêng lẻ. Tính chọn lọc
và độ nhạy của cảm biến khí dựa trên GO cũng được cải thiện khi lai với các vật
liệu khác. Việc bổ sung các hạt nano kim loại đã làm cho GO tăng cường tính chọn
lọc và độ nhạy [20-24].
2
Vật liệu nano lai Ag/GO đã được biết đến với đặc tính là tăng cường tính
kháng khuẩn và tăng cường tán xạ Raman bề mặt. Năm 2013, Das cùng các cộng sự
tổng hợp được vật liệu nano lai Ag/GO, ứng dụng trong diệt khuẩn [25]. Năm 2019,
Ebrahim Mahmoudi cùng các cộng sự, đã gắn thành công hạt nano Ag lên các tấm
GO. Vật liệu nano lai Ag/GO cho thấy có tính diệt khuẩn mạnh nổi trội so với hạt
nano Ag và GO riêng lẻ [26].
Trong cảm biến SERS, năm 2011 Gang Lu và các cộng sự đã chứng tỏ vật
liệu nano lai Ag/GO có khả năng phát hiện DNA và protein với độ nhạy rất cao,
nhờ hiệu ứng tăng cường tán xạ Raman bề mặt (SERS) [24]. Năm 2014, Xueying Li
và nhóm của mình đã khẳng định tổ hợp hạt nano Ag và graphene có khả năng tăng
cường hiệu ứng SERS [27]. Năm 2015, Kaihang Chen và các cộng sự đã chế tạo
thành công vật liệu nano lai, tổ hợp giữa hạt nano Ag và chistosan, vật liệu này có
hiệu ứng tăng cường tán xạ Raman cao hơn hạt nano Ag riêng lẻ. Họ đã sử dụng
tính chất này để phát hiện thuốc trừ sâu Tricyclazole trong nước với nồng độ thấp
50 ppb [28]. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu của các nhóm, Soumen Dutta đã chế
tạo thành công vật liệu nano lai Ag/GO, ứng dụng để phát hiện ion urani bằng
SERS [29]. S.Lin và các cộng sự cũng tổng hợp vật liệu hạt nano Ag kết hợp với
GO bằng phương pháp thủy nhiệt với tiền chất Ag2CO3, ứng dụng cho cảm biến
SERS [30].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về vật liệu lai giữa hạt nano Ag với GO đã
được nhiều nhóm quan tâm nghiên cứu. Năm 2014, TS.Trần Quang Trung cùng
đồng nghiệp đã tổng hợp thành công vật liệu nano lai Ag/GO, vật liệu sử dụng trong
cảm biến nhạy khí NH3 cho độ nhạy và độ chọn lọc cao [31]. Năm 2014, GS.TS Lê
Anh Tuấn trường đại học Phenikaa cùng các cộng sự đã nghiên cứu về vật liệu nano
lai giữa hạt nano Ag với GO, các vật liệu này đã được thử nghiệm kháng khuẩn
[32]. Vật liệu nano lai Ag/GO của nhóm cho thấy khả năng kháng khuẩn cao hơn
hạt nano bạc đơn lẻ [33]. Vật liệu nano lai Ag/GO chế tạo cũng được ứng dụng
trong cảm biến SERS phát hiện Xanh methylene (MB) trong nước [34].
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, thì việc sử dụng vật liệu nano lai Ag/GO
nhằm nâng cao tính chọn lọc và độ nhạy của các cảm biến QCM (quartz crystal
microbalance), cảm biến quang SERS, để phát hiện chất khí độc hại, hơi hữu cơ,
3
hóa chất độc hại còn ít được báo cáo và các cơ chế hấp phụ chưa được làm sáng tỏ.
Trên cơ sở tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới, kế thừa kết quả của nhóm
nghiên cứu, tập thể hướng dẫn. Nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu luận án tiến
sĩ là: “Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát các tính chất của vật liệu nano lai giữa
hạt nano bạc và oxit graphene nhằm ứng dụng trong cảm biến môi trường”.
Luận án tập trung tổng hợp vật liệu nano lai Ag/GO và khảo sát sự nhạy khí
của nó với các khí độc hại trong không khí, thông qua việc sử dụng vật liệu này làm
vật liệu nhạy khí trong cảm biến QCM. Thử nghiệm vật liệu nano lai Ag/GO trong
cảm biến SERS để phát hiện thuốc trừ sâu Tricyclazole trong nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp được vật liệu nano lai Ag/GO.
- Xác định tính nhạy khí của vật liệu nano lai Ag/GO.
- Thử nghiệm sử dụng vật liệu nano lai Ag/GO phát hiện thuốc trừ sâu
Tricyclazole trong nước.
3. Nội dung nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hạt nano Ag và nano lai Ag/GO. Khảo sát ảnh
hưởng của nhiệt độ thủy nhiệt đến hình thái, cấu trúc và các tính chất của vật liệu
nano lai Ag/GO.
- Nghiên cứu, khảo sát tính chất nhạy khí của GO, hạt nano Ag chế tạo bằng
phương pháp thủy nhiệt sử dụng trong cảm biến khối