Luận án Nghiên cứu ứng dụng biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học ngoại thương Hà Nội

Giờ học GDTC là quá trình sư phạm, giải quyết những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng, hoàn thiện thể chất, nhân cách, năng lực vận động cho học sinh, sinh viên; đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện trong nhà trường. Trong thực hiện GDTC trường học, nội dung GDTC có các giờ học lý thuyết và giờ học thực hành. Giờ học lý thuyết là giờ học cơ bản nhằm trang bị kiến thức về TDTT và vệ sinh, sức khỏe cho người học. Những kiến thức đó không chỉ cần thiết đối với họ mà còn là yếu tố văn hoá, là một phần cấu thành của kết quả học tập các môn GDTC của người học. Giờ học thực hành là giờ học đặc trưng của dạy học TDTT, có những đặc điểm chung của hình thức lớp - bài, trong đó giảng viên giữ vai trò chủ đạo, điều khiển và trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học. Sự tác động giữa giảng viên và người học tạo nên điều kiện sư phạm tốt nhất cho quá trình GDTC. Ưu thế của giờ học thực hành còn thể hiện ở chỗ có kế hoạch học tập chặt chẽ theo thời khoá biểu chung; lớp học có số lượng người học ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động chung, đã liên kết thành tập thể. Trường Đại học Ngoại Thương có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho toàn xã hội, nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, lao động. Ban Giám hiệu, Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao nhận thức được tầm quan trọng của GDTC trong hoạt động đào tạo, do vậy trong những năm trở lại đây trường Đại học Ngoại Thương có sự quan tâm đầu tư rất lớn cho công tác GDTC và các hoạt động TDTT ngoại khóa, trong đó việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng và cấp bách nhất của nhà trường nói chung và của các môn học nói riêng, trong đó có nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho sinh viên. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, nhà trường luôn tiến hành cải tiến chương trình môn học GDTC, cải tiến phương pháp giảng dạy, đề ra các giải pháp đồng bộ từ khâu xây dựng chương trình môn học trong quá trình đào tạo giảng dạy đến khâu tổ chức tập luyện ngoại khoá nhằm phát triển phong trào trong nhà trường. Trong quá trình đào tạo, việc nâng cao hiệu quả học tập môn học GDTC nội khóa, tổ chức tốt hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa, phát triển phong trào tập luyện, thi đấu các môn thể thao cho sinh viên giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường.

pdf212 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ứng dụng biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO --------  -------- VÕ XUÂN LỘC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO --------  -------- VÕ XUÂN LỘC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương 2. PGS.TS. Ngô Trang Hưng HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Võ Xuân Lộc DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CLB - Câu lạc bộ CNXH - Chủ nghĩa xã hội GDTC - Giáo dục thể chất HDV - Hướng dẫn viên HLV - Huấn luyện viên HLTT - Huấn luyện thể thao LVĐ - Lượng vận động MĐVĐ - Mật độ vận động RLTL - Rèn luyện thể lực TDTT - Thể dục thể thao THCN - Trung học chuyên nghiệp THCS - Trung học cơ sở THPT - Trung học phổ thông TN - Thực nghiệm UBND - Ủy ban nhân dân VĐV - Vận động viên XPC - Xuất phát cao MỤC LỤC Trang bìa. Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án. Mục lục. Danh mục các biểu bảng và biểu đồ trong luận án. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 6 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. ........................ 6 1.1.1. Khái niệm giáo dục thể chất. ........................................................... 6 1.1.2. Khái niệm giờ học giáo dục thể chất. .............................................. 7 1.1.3. Khái niệm biện pháp. ....................................................................... 7 1.1.4. Khái niệm học tập, hiệu quả học tập, hiệu quả học tập môn giáo dục thể chất. ............................................................................................ 8 1.2. Khái quát về công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học hiện nay. ............................................................................................................ 9 1.2.1. Vị trí, vai trò của giáo dục thể chất trong hệ thống giáo dục. ......... 9 1.2.2. Mục đích, ý nghĩa và tác dụng của giáo dục thể chất trong trường Đại học. .......................................................................................... 11 1.2.3. Nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất và nội dung chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên. ...................................... 13 1.2.4. Các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học. ........................................................................ 15 1.3. Cơ sở lý luận về giờ học giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học giáo dục thể chất. ............................................................... 20 1.3.1. Cơ sở lý luận về giờ học giáo dục thể chất. ................................... 20 1.3.2. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên. ......................................................................... 24 1.4. Đặc điểm, cấu trúc của giờ học giáo dục thể chất chính khoá. .......... 31 1.4.1. Đặc điểm giờ học giáo dục thể chất chính khoá. ........................... 32 1.4.2. Cấu trúc giờ học giáo dục thể chất chính khoá. ............................. 33 1.4.3. Tổ chức nội dung phần cơ bản của giờ học giáo dục thể chất....... 35 1.4.4. Công việc chuẩn bị cho giờ học của giảng viên thể dục thể thao . 37 1.4.5. Mật độ vận động và phương pháp nâng cao mật độ vận động trong giờ học giáo dục thể chất. .............................................................. 38 1.5. Vấn đề nâng cao hiệu quả học tập môn học giáo dục thể chất của sinh viên. ......................................................................................................... 44 1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập giáo dục thể chất. ..... 44 1.5.2. Một số biện pháp định hướng nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn giáo dục thể chất. ........................................................................... 48 1.5.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả học tập giáo dục thể chất. ............. 50 1.6. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan ...................... 52 1.6.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan về công tác giáo dục thể chất trong trường học trên thế giới. ....................................................... 52 1.6.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan về công tác giáo dục thể chất trong trường học ở Việt Nam. ....................................................... 53 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 61 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ..................................................... 61 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 61 2.1.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................... 61 2.2. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 62 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................. 62 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. ................................................. 63 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. .................................................... 64 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh. ........................................................ 64 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm. .................................................... 67 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................. 73 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê. ................................................... 73 2.3. Tổ chức nghiên cứu. ............................................................................... 76 2.3.1. Thời gian nghiên cứu. .................................................................... 76 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu. ...................................................................... 77 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu. ..................................................................... 78 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 79 3.1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. .......................................................................... 79 3.1.1. Thực trạng về chương trình môn học giáo dục thể chất chính khoá của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ............................... 79 3.1.2. Thực trạng về phương pháp giảng dạy môn học giáo dục thể chất của giảng viên. ............................................................................... 84 3.1.3. Thực trạng về giờ học nội khóa môn giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ..................................................... 85 3.1.4. Thực trạng về hoạt động tập luyện ngoại khóa thể dục thể thao của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ...................................... 90 3.1.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập môn học giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ... 91 3.1.6. Thực trạng về kết quả học tập môn học giáo dục thể chất và năng lực thể chất của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ........... 95 3.1.7. Bàn luận về thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ................................................... 100 3.2. Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ............. 114 3.2.1. Cơ sở lý luận lựa chọn biện pháp. ............................................... 114 3.2.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn biện pháp. ............................................ 116 3.2.3. Xây dựng nội dung biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ........ 120 3.2.4. Ứng dụng và xác định hiệu quả của các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ........................................................................................ 135 3.2.5. Bàn luận về các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. ............... 149 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 155 A. Kết luận. .................................................................................................. 155 B. Kiến nghị: ................................................................................................ 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................... 133 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 134 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 141 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang Biểu bảng 1.1 Khảo sát mật độ vận động các giờ học GDTC nội khóa của sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội 36 3.1 Phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương 86 3.2 Biểu điểm đánh giá, xếp loại kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương 87 3.3 Nội dung chương trình môn học GDTC cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương 88 3.4 Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy môn học GDTC của giảng viên trường Đại học Ngoại Thương (n = 8) Sau 89 3.5 Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương về giờ học chính khoá giáo dục thể chất 92 3.6 Kết quả khảo sát mật độ vận động trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương Sau 93 3.7 Kết quả điều tra thực trạng về nhu cầu tập luyện ngoại khoá các môn thể thao của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (n = 2420) Sau 95 3.8 Thực trạng về đội ngũ giảng viên TDTT của trường Đại học Ngoại Thương 97 3.9 Thực trạng về cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ công tác GDTC tại trường Đại học Ngoại Thương 99 Thể loại Số Nội dung Trang Biểu bảng 3.10 Thực trạng kết quả học tập môn học giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (thời điểm năm học 2018 - 2019) (n = 2000) 101 3.11 Thực trạng năng lực thể chất của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Ngoại Thương (thời điểm năm học 2018 - 2019) Sau 102 3.12 Thực trạng năng lực thể chất của sinh viên năm thứ hai trường Đại học Ngoại Thương (thời điểm năm học 2018 - 2019) Sau 102 3.13 Thực trạng năng lực thể chất của sinh viên năm thứ ba trường Đại học Ngoại Thương (thời điểm năm học 2018 - 2019) Sau 102 3.14 Thực trạng năng lực thể chất của sinh viên năm thứ tư trường Đại học Ngoại Thương (thời điểm năm học 2018 - 2019) Sau 102 3.15 Tổng hợp kết quả đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (thời điểm năm học 2018 - 2019) 104 3.16 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (n = 30) 123 3.17 Kết quả phỏng vấn lần 1 xác định mức độ phù hợp về nội dung các biện pháp đã lựa chọn và xây dựng (n = 30) 143 3.18 Kết quả phỏng vấn lần 2 xác định mức độ phù hợp về nội dung các biện pháp đã lựa chọn và xây dựng (n = 30) 143 3.19 So sánh kết quả qua 2 lần phỏng vấn xác định mức độ phù hợp, tính khả thi của các biện pháp đã lựa chọn và xây dựng (n = 30) 144 Thể loại Số Nội dung Trang Biểu bảng 3.20 Kết quả phỏng vấn lần 1 xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (n = 30) Sau 145 3.21 Kết quả phỏng vấn lần 2 xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (n = 30) Sau 145 3.22 So sánh kết quả qua 2 lần phỏng vấn xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (n = 30) 145 3.23 Kết quả xác định mật độ vận động trong giờ học GDTC nội khóa của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm (học phần bắt buộc) 149 3.24 Kết quả kiểm tra trình độ thể lực trước thực nghiệm của đối tượng nghiên cứu (nnữ = 76; nnam = 187) 150 3.25 Kết quả xác định mật độ vận động trong giờ học giáo dục thể chất nội khóa của đối tượng nghiên cứu sau thực nghiệm Sau 151 3.26 Kết quả kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm của đối tượng nghiên cứu (nnữ = 76; nnam = 187) Sau 151 3.27 So sánh kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm (n = 263) 152 3.28 So sánh kết quả học tập các môn GDTC của đối tượng nghiên cứu sau thực nghiệm với sinh viên các khoá trước đây Sau 152 Thể loại Số Nội dung Trang Biểu đồ 3.1 Kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của đối tượng nghiên cứu trước sau thực nghiệm Sau 152 3.2 So sánh kết quả xếp loại các môn học GDTC của sinh viên các khoá trước đây với nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm 153 Sơ đồ 1.1 Diễn biến khả năng hoạt động thể lực trong các buổi tập thể dục thể thao (Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn - 2017) 25 1 PHẦN MỞ ĐẦU Nghị quyết số 08/NQ-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 đã nhấn mạnh: “Thực hiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao” [2] và để công tác GDTC cũng như thể thao trong trường học đạt hiệu quả cần phải “Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục, thể thao trường học” [2]. Vì thế, nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho học sinh, sinh viên hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình đào tạo tại các nhà trường. Điều đó đã được thể hiện trong các văn bản chỉ đạo hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDTC trong nhà trường [3], [5], [6]. Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và ban hành theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2016. Xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng đối với ngành Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg. Đồng thời, Bộ cũng đã chỉ đạo xuyên suốt việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2016 - 2020 thông qua các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ về công tác giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học hàng năm đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo trên toàn quốc [7], [14], [40]. 2 Giờ học GDTC là quá trình sư phạm, giải quyết những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng, hoàn thiện thể chất, nhân cách, năng lực vận động cho học sinh, sinh viên; đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện trong nhà trường. Trong thực hiện GDTC trường học, nội dung GDTC có các giờ học lý thuyết và giờ học thực hành. Giờ học lý thuyết là giờ học cơ bản nhằm trang bị kiến thức về TDTT và vệ sinh, sức khỏe cho người học. Những kiến thức đó không chỉ cần thiết đối với họ mà còn là yếu tố văn hoá, là một phần cấu thành của kết quả học tập các môn GDTC của người học. Giờ học thực hành là giờ học đặc trưng của dạy học TDTT, có những đặc điểm chung của hình thức lớp - bài, trong đó giảng viên giữ vai trò chủ đạo, điều khiển và trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học. Sự tác động giữa giảng viên và người học tạo nên điều kiện sư phạm tốt nhất cho quá trình GDTC. Ưu thế của giờ học thực hành còn thể hiện ở chỗ có kế hoạch học tập chặt chẽ theo thời khoá biểu chung; lớp học có số lượng người học ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động chung, đã liên kết thành tập thể. Trường Đại học Ngoại Thương có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho toàn xã hội, nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, lao động. Ban Giám hiệu, Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao nhận thức được tầm quan trọng của GDTC trong hoạt động đào tạo, do vậy trong những năm trở lại đây trường Đại học Ngoại Thương có sự quan tâm đầu tư rất lớn cho công tác GDTC và các hoạt động TDTT ngoại khóa, trong đó việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng và cấp bách nhất của nhà trường nói chung và của các môn học nói riêng, trong đó có nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho sinh viên. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, nhà trường luôn tiến hành cải tiến chương trình môn học GDTC, cải tiến phương pháp giảng dạy, đề ra các giải pháp đồng bộ từ khâu xây dựng chương trình môn học trong quá trình đào tạo giảng dạy đến khâu tổ chức tập luyện ngoại khoá nhằm phát triển phong 3 trào trong nhà trường. Trong quá trình đào tạo, việc nâng cao hiệu quả học tập môn học GDTC nội khóa, tổ chức tốt hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa, phát triển phong trào tập luyện, thi đấu các môn thể thao cho sinh viên giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường. Căn cứ theo hướng dẫn và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao trường Đại học Ngoại Thương đã xây dựng chương trình giảng dạy áp dụng cho sinh viên hệ đào tạo chính quy, chương trình GDTC được xây dựng theo hai hình thức đó là môn học bắt buộc và môn học tự chọn. Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn triển khai nội dung, chương trình môn học GDTC, cũng như công tác tổ chức triển khai các hoạt động TDTT đã nảy sinh một số tồn tại nhất định như: sinh viên chưa tích cực, một số sinh viên coi môn học GDTC như một rào cản khó có thể vượt qua. Qua khảo sát thực tế công tác giảng dạy cho thấy, nguyên nhân là do việc thực hiện chương trình môn học GDTC chưa triệt để; công tác tổ chức giờ học GDTC nội khóa chưa thực sự phù hợp và hiệu quả; các điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo; chưa có sự động viên thích hợp đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên trong công tác GDTC; phương pháp giảng dạy trong giờ học GDTC nội khóa chưa thực sự phù hợp Việc giải quyết vấn đề thỏa mãn được học tập theo khả năng, sức khỏe và yêu cầu kiểm tra đánh giá là một trong những yếu tố khích lệ sinh viên đến với môn học với thái độ tích cực. Chương trình GDTC lúc này sẽ trở nên gần gũi, đem lại hiệu quả học tập một cách thật sự trong quá trình đào tạo. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu các giải pháp n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ung_dung_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoc.pdf
  • pdfBIA TOM TAT LUAN AN TIEN SI.pdf
  • pdftóm tắt luận án 27.12.2022.pdf
  • docTRANG THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.doc
Luận văn liên quan