Luận án Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số, tình hình thế giới biến động đã đặt ra cho xã hội loài người nhiều thách thức về các vấn đề như nạn đói nghèo, dịch bệnh, xung đột tôn giáo sắc tộc, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, dự báo khoảng 45% diện tích đất nông nghiệp bị phá hủy và nhiễm mặn, 22 triệu người có khả năng mất nhà cửa, do mực nước biển dâng cao đến năm 2030 gây thiệt hại có thể lên đến 10% GDP (Theo dự báo của UNDP - Chương trình phát triển Liên hợp quốc). Mức độ báo động về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gia tăng gấp ba lần so với 100 năm trước đây (Druckman & McGrath, 2019). Trước tình hình đó, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội. Những yêu cầu này được ban hành trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu chung của Liên hợp quốc theo Quyết định số 1393/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững. Vì vậy, các doanh nghiệp ở Việt Nam cần quan tâm đến việc thực hiện TNXH. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đang vươn ra các thị trường quốc tế. Để đảm bảo hàng hoá, dịch vụ có thể xâm nhập vào các thị trường lớn ở các nước phát triển, các doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế, trong đó phải tuân theo các yêu cầu về xã hội và môi trường. Điều này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải quan tâm đến thực hiện TNXH trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Trần Văn Hùng, 2017). Hơn thế nữa, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm “xanh và sạch”. Các doanh nghiệp muốn duy trì được lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng thì cần phải đảm bảo các yêu cầu và mối quan tâm của họ về các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và xã hội (Dorota Jelonek & cộng sự, 2022). TNXH và thực hành đạo đức rất quan2 trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Park & cộng sự (2021) về TNXH toàn cầu năm 2015 nhận thấy rằng 91% người tiêu dùng toàn cầu mong đợi các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường Hơn nữa, 84% nói rằng họ tìm kiếm các sản phẩm có trách nhiệm bất cứ khi nào có thể. Số liệu thống kê cho thấy, người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và tích cực tìm kiếm các sản phẩm từ các doanh nghiệp hoạt động về mặt đạo đức. Qua đó chứng minh rằng một doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã hội tác động đến lợi nhuận, điều này sẽ thu hút những khách hàng tăng nền tảng giá trị, tăng tính bền vững cho doanh nghiệp.

pdf273 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ &œ LÊ HÀ NHƯ THẢO NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM Xà HỘI ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ Đà Nẵng, năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ &œ LÊ HÀ NHƯ THẢO NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM Xà HỘI ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62 34 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Đà Nẵng, năm 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu sự tác động của TNXH đến TQHĐ ................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 7. Đóng góp của luận án ....................................................................................... 7 8. Bố cục luận án .................................................................................................. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM Xà HỘI VÀ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................................................... 9 1.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 9 1.1.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội ............................................................. 12 1.1.3. Đo lường trách nhiệm xã hội (Corporate social performance) ............... 13 1.2. Thành quả hoạt động doanh nghiệp ............................................................ 17 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 17 1.2.2. Sự phát triển của hệ thống đo lường thành quả ...................................... 19 1.2.3. Đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp .................................. 19 1.3. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động doanh nghiệp . 29 1.3.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và thành quả hoạt động doanh nghiệp ................................................................... 29 1.3.2. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nghiên cứu ở các nước ........................................................................... 36 1.3.3. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 53 1.3.4. Đánh giá khoảng trống nghiên cứu ......................................................... 60 Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 64 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 65 2.1. Khung nghiên cứu ....................................................................................... 65 2.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 67 2.2.1. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính ....................... 67 2.2.2. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh học hỏi và phát triển .... 68 2.2.3. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh quy trình nội bộ ........... 70 2.2.4. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh khách hàng .................. 72 2.2.5. Mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh đánh giá TQHĐ theo phương pháp thẻ điểm cân bằng ..................................................................................... 73 2.2.6. Vai trò trung gian của thành quả phi tài chính cho sự tác động của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính ...................................................... 74 2.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 75 2.4. Đo lường biến nghiên cứu và xây dựng phiếu khảo sát .............................. 77 2.4.1. Phát triển thang đo .................................................................................. 78 2.4.2. Xây dựng Phiếu khảo sát ......................................................................... 83 2.5. Thu thập dữ liệu .......................................................................................... 86 2.5.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi ............................................. 86 2.5.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phỏng vấn chuyên sâu bán cấu trúc ......... 89 2.5.3. Thu thập dữ liệu thứ cấp bằng nghiên cứu tài liệu của các trường hợp điển hình ............................................................................................................ 90 2.6. Xử lý dữ liệu ............................................................................................... 91 2.6.1. Xử lý dữ liệu sơ cấp để phân tích PLS-SEM ............................................ 91 2.6.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp trong phương pháp phỏng vấn chuyên sâu ........... 101 2.6.3. Xử lý dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu trường hợp điển hình ................... 101 Kết luận Chương 2 .............................................................................................. 102 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 103 3.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam .................................. 103 3.1.1. Trách nhiệm xã hội ở khía cạnh xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam ... ............................................................................................................ 103 3.1.2. Trách nhiệm xã hội ở khía cạnh môi trường của doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................................ 106 3.1.3. Trách nhiệm xã hội ở khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam 109 3.2. Thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam ......................... 112 3.2.1. Thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính ....................................... 112 3.2.2. Thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng .................................. 114 3.2.3. Thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ ........................... 119 3.2.4. Thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi và phát triển ................... 123 3.3. Sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp ....... 129 3.3.1. Kết quả nghiên cứu bằng phân tích PLS_SEM về sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp ......................................... 129 3.3.2. Kết quả nghiên cứu bằng phỏng vấn chuyên sâu về sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp ......................................... 148 Kết luận Chương 3 .............................................................................................. 154 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 155 4.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 155 4.2. Một số khuyến nghị và hàm ý chính sách ................................................. 158 4.2.1. Đối với các doanh nghiệp .................................................................. 159 4.2.2. Đối với các nhà hoạch định chính sách ............................................. 164 4.3. Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai .................................. 167 4.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 167 4.3.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................ 168 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 170 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 193 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Từ viết tắt Công bố thông tin CBTT Trách nhiệm xã hội TNXH Thị trường chứng khoán TTCK Corporate Social Responsibility CSR Corporate Social Responsibility Disclosure CSRD Return on Assest ROA Return on Equity ROE Return on Investment ROI Return on Sales ROS Thành quả hoạt động TQHĐ Global Reporting Initiatives GRI Partial Least Squares Structural Equation Modeling PLS-SEM DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 So sánh giữa các biện pháp thực hiện truyền thống và phi truyền thống 24 2.1 Kết quả tổng hợp các nội dung TNXH 79 2.2 Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu đo lường TQHĐ 81 2.3 Tổng hợp độ tin cậy thang đo 92 2.4 Thống kê quy mô và thời gian hoạt động của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 98 2.5 Thống kê lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 100 3.1 Kết quả thống kê mô tả của các biến TNXH ở khía cạnh xã hội 104 3.2 Kết quả thống kê mô tả của các biến TNXH ở khía cạnh môi trường 107 3.3 Kết quả thống kê mô tả của các biến TNXH ở khía cạnh kinh tế 110 3.4 Kết quả thống kê mô tả của các biến thành quả ở khía cạnh tài chính 112 3.5 Kết quả kiểm định theo cặp Paired Samples Test 114 3.6 Kết quả thống kê mô tả của các biến thành quả ở khía cạnh khách hàng 115 3.7 Mã hoá các nội dung Thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ 119 3.8 Kết quả thống kê mô tả của các biến thành quả ở học hỏi phát triển 123 3.9 Tổng hợp độ tin cậy thang đo 130 3.10 Trọng số chuẩn hoá (outer loading) 132 3.11 Bảng hệ số tải chéo các nhân tố 134 3.12 Bảng hệ số Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) các nhân tố 134 3.13 Kết quả bootstrap khoảng tin cậy cho HTMT 135 3.14 Hệ số phóng đại phương sai (VIF) 136 Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.15 Kết quả sự phù hợp của mô hình với số liệu nghiên cứu 137 3.16 Giá trị hệ số R2 138 3.17 Giá trị hệ số tác động f2 139 3.18 Kết quả ước lượng “Bootstrap” của mô hình cấu trúc 141 3.19 TNXH tác động đến Thành quả tài chính thông qua trung gian là thành quả phi tài chính 147 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1.1 Mô hình thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 11 2.1 Khung nghiên cứu của luận án 66 2.2 Mô hình nghiên cứu 77 2.3 Biểu đồ về số lượng lao động và thời gian lao động của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 98 2.4 Biểu đồ tỷ lệ doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu theo lĩnh vực hoạt động 99 3.1 Quy trình kiểm định liên quan hệ số tải ngoài của biến quan sát 113 3.2 Kết quả hệ số đường dẫn mô hình cấu trúc PLS-SEM 140 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu sự tác động của TNXH đến TQHĐ Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số, tình hình thế giới biến động đã đặt ra cho xã hội loài người nhiều thách thức về các vấn đề như nạn đói nghèo, dịch bệnh, xung đột tôn giáo sắc tộc, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, dự báo khoảng 45% diện tích đất nông nghiệp bị phá hủy và nhiễm mặn, 22 triệu người có khả năng mất nhà cửa, do mực nước biển dâng cao đến năm 2030 gây thiệt hại có thể lên đến 10% GDP (Theo dự báo của UNDP - Chương trình phát triển Liên hợp quốc). Mức độ báo động về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gia tăng gấp ba lần so với 100 năm trước đây (Druckman & McGrath, 2019). Trước tình hình đó, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội. Những yêu cầu này được ban hành trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu chung của Liên hợp quốc theo Quyết định số 1393/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững. Vì vậy, các doanh nghiệp ở Việt Nam cần quan tâm đến việc thực hiện TNXH. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đang vươn ra các thị trường quốc tế. Để đảm bảo hàng hoá, dịch vụ có thể xâm nhập vào các thị trường lớn ở các nước phát triển, các doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế, trong đó phải tuân theo các yêu cầu về xã hội và môi trường. Điều này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải quan tâm đến thực hiện TNXH trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Trần Văn Hùng, 2017). Hơn thế nữa, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm “xanh và sạch”. Các doanh nghiệp muốn duy trì được lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng thì cần phải đảm bảo các yêu cầu và mối quan tâm của họ về các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và xã hội (Dorota Jelonek & cộng sự, 2022). TNXH và thực hành đạo đức rất quan 2 trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Park & cộng sự (2021) về TNXH toàn cầu năm 2015 nhận thấy rằng 91% người tiêu dùng toàn cầu mong đợi các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường Hơn nữa, 84% nói rằng họ tìm kiếm các sản phẩm có trách nhiệm bất cứ khi nào có thể. Số liệu thống kê cho thấy, người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và tích cực tìm kiếm các sản phẩm từ các doanh nghiệp hoạt động về mặt đạo đức. Qua đó chứng minh rằng một doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã hội tác động đến lợi nhuận, điều này sẽ thu hút những khách hàng tăng nền tảng giá trị, tăng tính bền vững cho doanh nghiệp. Qua những luận cứ ở trên cho thấy, các doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện TNXH song song với việc phải nâng cao thành quả hoạt động. Tuy nhiên, việc tham gia tích cực vào các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội như các dự án từ thiện, hỗ trợ và chăm lo đến phúc lợi nhân viên và giảm thiểu thiệt hại môi trường có thể gây tốn kém và phát sinh gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp (Barnett & Salomon, 2006). Do đó, thực hiện TNXH tốt và vẫn đảm bảo gia tăng thành quả hoạt động, đặc biệt ở khía cạnh tài chính là vấn đề đáng quan tâm của các nhà quản lý và các học giả, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Preston & Obannon (1997); Moneva & cộng sự (2007); Byus & cộng sự, (2010); Mercedes & cộng sự (2021) đã tìm ra mối liên hệ tích cực giữa TNXH và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, ủng hộ quan điểm rằng việc thực hiện TNXH giúp doanh nghiệp gia tăng danh tiếng, thu hút khách hàng vì thế nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trái lại, một số luận điểm của các bên ủng hộ thuyết thiếu hụt tài nguyên lại tranh cãi rằng việc thực hiện TNXH sẽ gây ra nhiều chi phí hao tổn, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng nguồn lực giới hạn của mình cho việc đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (Hillman & Keim, 2001; Orliztky & cộng sự, 2003; Brammer & Pavelin, 2006). Trong khi đó, Nelling & Webb (2009), Wuttichindanon (2017) không tìm thấy quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động doanh nghiệp. 3 Ở Việt Nam, một số tác giả đã nghiên cứu về quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động doanh nghiệp nhưng còn rất hạn chế về số lượng. Hơn nữa, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích tác động của TNXH đến thành quả tài chính. Ví dụ như nghiên cứu của Hồ Ngọc Thảo Trang & Yekini (2014) đã điều tra mối quan hệ giữa các vấn đề xã hội và thành quả tài chính của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên mẫu nghiên cứu trong phạm vi khá nhỏ, bao gồm 20 công ty với dữ liệu trong ba năm từ 2010 đến 2012. Hồ Viết Tiến & Hồ Thị Vân Anh (2017) điều tra sự tác động của TNXH đến thành quả tài chính của doanh nghiệp Việt Nam được xem xét ở các góc độ thị trường và kế toán. Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2022) phân tích tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến thành quả tài chính của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này đều tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa TNXH với thành quả tài chính. Trong khi, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Bích & cộng sự (2015) về mối quan hệ giữa CBTT TNXH và giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, tức là thành quả tài chính được đo lường theo thước đo thị trường với mẫu gồm 50 công ty trên sàn chứng khoán từ năm 2010 – 2013 đã không tìm thấy quan hệ của TNXH tổng hợp với giá trị doanh nghiệp. Tóm lại, kết quả thực nghiệm của đa số các nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động tại Việt Nam cho thấy TNXH có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá thành quả TNXH theo chỉ số mức độ CBTT TNXH thu thập trên báo cáo thường niên (Hồ Ngọc Thảo Trang & Yekini, 2014; Nguyễn Thị Ngọc Bích & cộng sự, 2015; Hồ Viết Tiến & Hồ Thị Vân Anh, 2017; Nguyễn Thị Thu Nguyệt, 2022). Tuy nhiên, các chỉ số đo lường mức độ CBTT TNXH ở các nghiên cứu này còn khá đơn giản, chỉ tập trung đánh giá số lượng thông tin công bố, do đó chưa phản ánh thực chất việc thực hiện các hoạt động thể hiện TNXH của doanh nghiệp. Xem xét nội dung của TNXH chưa được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như GRI. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành quả tài chính và TNXH của các nghiên cứu cho ra nhiều kết quả, có nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ thuận chiều nhưng cũng có nghiên cứu không thấy được mối liên hệ hay quan hệ ngược chiều. Hơn nữa, các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu đánh giá 4 thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính, chưa chú trọng đến thành quả phi tài chính. Vì vậy, mở rộng nghiên cứu về sự tác động TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên hệ thống đo lường tài chính và phi tài chính ở Việt Nam là thực sự cần thiết. Từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đánh giá sự tác động của TNXH đến TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể bao gồm: - Đo lường việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; - Đánh giá sự tác động trực tiếp của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; - Đánh giá vai trò trung gian của thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) cho sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau: - Việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam đo lường như thế nào? - TNXH tác động như thế nào đến thành quả ở khía cạnh tài chính và thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ve_tac_dong_cua_trach_nhiem_xa_hoi_den_th.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an (Tieng Viet) Le Ha Nhu Thao.pdf
  • pdf3. Tom tat luan an (Tieng Anh) Le Ha Nhu Thao.pdf
  • pdf4. Trang thong tin luan an Le Ha Nhu Thao.pdf
  • docx5. Dong gop moi cua Luan an Le Ha Nhu Thao.docx
  • pdf5. Dong gop moi cua Luan an Le Ha Nhu Thao.pdf
  • pdfQĐ cấp Trường.pdf