Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội. Thể dục thể thao hiện đại là tài sản vô giá mà nhân loại đã sáng tạo ra để thỏa mãn nhu cầu sống và phát triển. Chính thể dục thể thao đã và đang là một bộ phận cấu thành lối sống của con người và xã hội. TDTT còn là một biện pháp quan trọng để nâng cao sức khỏe người tập, nâng cao thành tích thể thao và làm phong phú thêm sự hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động, làm cho con người phát triển một một cách toàn diện. TDTT là một cơ chế thông qua việc bồi dưỡng phát triển bảo vệ hồi phục duy trì sức lao động, từ đó thẩm thấu vào các ngành của nền kinh tế quốc dân đã khiến cho thể thao thông qua người lao động trở thành một nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [3], [8].
Truyền thông là cách thức truyền đạt thông tin liên tục và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến nhận thức, hành động và cách ứng xử của người dân. Trong nền kinh tế, truyền thông tác động đến tiêu dùng của người dân và giúp kinh tế phát triển. Tại Việt Nam truyền hình là phương tiện truyền thông được đại đa số người dân sử dụng để nắm bắt thông tin và giải trí, truyền hình xâm nhập mạnh mẽ và sâu sắc vào đời sống nhân dân với sự phát triển rộng khắp của hệ thống truyền hình trung ương, địa phương đã ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống chính trị tư tưởng, văn hóa và giải trí của người Việt Nam.
Truyền thông thể thao là nghệ thuật sử dụng cách thức giao tiếp khoa học và hiệu quả để đưa thể thao đến gần hơn với công chúng, đưa thể thao tiếp cận được các doanh nghiệp và ngược lại. Truyền thông thể thao có thể diễn ra ở mọi cấp của thể thao, từ các giải đấu thể thao quần chúng, các giải thể thao phong trào, cho đến các giải đấu thể thao chuyên nghiệp. Theo các nghiên cứu của các nhà kinh tế thể thao, truyền thông thể thao đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của TDTT. Trong sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông thể thao, thể thao đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống người dân. Thông qua truyền thông thể thao, nhiều người xem và quan tâm nhiều hơn đến thể thao, đến các giải đấu thể thao cũng như những quảng cáo trên truyền hình trong các chương trình thể thao.
Sự gia tăng của các phương tiện truyền thông đại chúng là sự phát triển quan trọng nhất trong thể thao hiện đại. Mối quan hệ giữa thể thao, truyền thông, quảng cáo là cộng sinh một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. [18]
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp thể thao trong những thập kỷ gần đây, vấn đề kinh doanh thể thao cũng được nhiều chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Kinh doanh thể thao phụ thuộc vào số lượng và cấu trúc của mức tiêu thụ thể thao, người dân không gia tăng mức tiêu thụ thể thao thì kinh doanh thể thao sẽ không thành công. Vì vậy, để hướng dẫn và tạo động lực cho người dân đối với tiêu thụ thể thao chiếm một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của kinh doanh thể thao.
Như vậy, truyền hình thể thao và tiêu thụ thể thao đều là những nhân tố góp phần phát triển thể dục thể thao cho mọi người nói chung và ở Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Ở mức độ nhất định, truyền hình thể thao phát triển tốt, cũng góp phần khuyến khích sự tăng trưởng người tập luyện và tăng trưởng sức tiêu thụ thể thao.
Đây là hai nhân tố cùng góp phần phát triển thể dục thể thao cho mọi người, nhưng ở mức độ nào đó, truyền hình thể thao còn góp phần quảng cáo, tiếp thị để tăng trưởng sức tiêu thụ thể thao mà đặc biệt là tiêu thụ trang phục, dụng cụ TDTT. Với ý tưởng nêu trên, tôi lựa chọn đề tài khoa học: “Nghiên cứu về truyền thông và tiêu thụ trang phục, dụng cụ thể dục thể thao ở Thành phố Đà Nẵng”.
183 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu về truyền thông và tiêu thụ trang phục, dụng cụ thể dục thể thao ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
–––––––––––––––––––––––
LÊ THỊ TRÀ LÝ
NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ
TIÊU THỤ TRANG PHỤC, DỤNG CỤ THỂ DỤC
THỂ THAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP HỒ CHÍ MINH – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH
–––––––––––––––––––––––
LÊ THỊ TRÀ LÝ
NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ
TIÊU THỤ TRANG PHỤC, DỤNG CỤ THỂ DỤC
THỂ THAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Dương Nghiệp Chí
2. PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng
TP HỒ CHÍ MINH – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào công bố.
Tác giả luận án
Lê Thị Trà Lý
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
CLB
Câu lạc bộ
DRT
Đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng
HTV
NSNN
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Ngân sách nhà nước
TDTT
Thể dục thể thao
Tp
Thành phố
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
VĐV
Vận động viên
VTV
Đài truyền hình Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
3.1
Hiện trạng chương trình phát sóng của Đài truyền hình Đà Nẵng (DRT) – năm 2015
55
3.2
Các chương trình thể thao sản xuất và phát hàng ngày trên các kênh sóng của VTV năm 2015
Sau 56
3.3
Chương trình thể thao hàng tuần của kênh HTV9
Sau 56
3.4
Khảo sát tần suất tiếp cận các chương trình truyền hình thể thao trong 1 tuần của các khán giả trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng
Sau 57
3.5
Hiện trạng kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dụng cụ thể thao trên địa bàn nội đô Tp. Đà Nẵng năm 2015.
59
3.6
Thực trạng kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dụng cụ thể thao trên địa bàn các quận của Tp. Đà Nẵng năm 2015.
60
3.7
Khảo sát giá trị mua sắm dụng cụ, trang phục thể dục thể thao
Sau 61
3.8
Thực trạng chi phí quảng bá sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh hàng hóa thể thao tại Đà Nẵng
63
3.9
Kết quả khảo sát động cơ và điều kiện tiếp cận truyền hình thể thao của khán giả lớn tuổi trên địa bàn các quân nội đô Tp. Đà Nẵng (n = 80)
Sau 64
3.10
Kết quả khảo sát động cơ và điều kiện tiếp cận truyền hình thể thao của khán giả đang làm việc trên địa bàn các quân nội đô Tp. Đà Nẵng (n = 150 )
Sau 64
3.11
Kết quả khảo sát động cơ và điều kiện tiếp cận truyền hình thể thao của khán giả trẻ tuổi trên địa bàn các quân nội đô Tp. Đà Nẵng (n = 120)
Sau 64
3.12
Kết quả khảo sát nhu cầu của khán giả lớn tuổi đối với các nội dung truyền hình thể thao trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng (n = 80)
Sau 66
3.13
Kết quả khảo sát nhu cầu của khán giả đang làm việc đối với các nội dung truyền hình thể thao trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng (n = 150)
Sau 66
3.14
Kết quả khảo sát nhu cầu của khán giả trẻ tuổi đối với các nội dung truyền hình thể thao trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng (n = 120)
Sau 66
3.15
Kết quả khảo sát nhu cầu, động cơ mua sắm dụng cụ, trang phục TDTT của người lớn tuổi trên địa bàn các quân nội đô Tp. Đà Nẵng (n = 80)
Sau 67
3.16
Kết quả khảo sát nhu cầu, động cơ mua sắm dụng cụ, trang phục TDTT của người đang làm việc trên địa bàn các quân nội đô Tp. Đà Nẵng (n = 150 )
Sau 67
3.17
Kết quả khảo sát nhu cầu, động cơ mua sắm dụng cụ, trang phục TDTT của người trẻ tuổi trên địa bàn các quân nội đô Tp. Đà Nẵng (n = 120 )
Sau 67
3.18
Két quả khảo sát các kênh thông tin có tác dụng kích thích mua sắm dụng cụ, trang phục thể dục thể thao của khách hàng
Sau 70
3.19
Kết quả khảo sát sự tương tác giữa truyền thông và kinh doanh, tiêu thụ dụng cụ, trang phụcTDTT thông qua khảo sát ý kiến chuyên gia, chủ doanh nghiệp và khán giả-khách hàng
Sau 71
3.20
Kết quả kiểm định của chuyên gia phân tích SWOT về truyền hình thể thao và tiêu thụ trang phục, dụng cụ TDTT trên địa bàn Tp. Đà Nẵng - Điểm mạnh (n=34)
Sau 81
3.21
Kết quả kiểm định của chuyên gia phân tích SWOT về truyền hình thể thao và tiêu thụ trang phục, dụng cụ TDTT trên địa bàn Tp. Đà Nẵng - Điểm yếu (n=34)
Sau 81
3.22
Kết quả kiểm định của chuyên gia phân tích SWOT về truyền hình thể thao và tiêu thụ trang phục, dụng cụ TDTT ở Tp. Đà Nẵng - Cơ hội (n=34)
Sau 81
3.23
Kết quả kiểm định của chuyên gia phân tích SWOT về truyền hình thể thao và tiêu thụ trang phục, dụng cụ TDTT Tp. Đà Nẵng – Thách thức (n=34)
Sau 81
3.24
Kết quả ý kiến chuyên gia lựa chọn các giải pháp phát triển truyền hình thể thao hỗ trợ tăng tiêu dùng, tiêu thụ TDTT và tiếp thị quảng cáo hàng hoá thể thao thông qua các chương trình truyền hình thể thao trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng (n=34)
Sau 94
3.25
Kiểm độ tin cậy của các giải pháp pháp phát triển truyền hình thể thao hỗ trợ tăng tiêu dùng, tiêu thụ TDTT và tiếp thị quảng cáo hàng hoá thể thao thông qua các chương trình truyền hình thể thao trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng (n=34)
Sau 94
3.26
Kết quả kiểm định tương quan tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp phát triển truyền hình thể thao hỗ trợ tăng tiêu dùng, tiêu thụ TDTT và tiếp thị quảng cáo hàng hoá thể thao thông qua các chương trình truyền hình thểthao trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng (n=34)
Sau 94
3.27
Kết quả kiểm chứng tương quan thứ bậc của các giải pháp pháp phát triển truyền hình thể thao hỗ trợ tăng tiêu dùng, tiêu thụ TDTT và tiếp thị quảng cáo hàng hoá thể thao thông qua các chương trình truyền hình thểthao trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng (n=34)
Sau 94
3.28
Thời lượng, hình thức, tần suất quảng cáo và chi phí thực hiện quảng cáo của các cơ sở kinh doanh TDTT
101
3.29
Chi phí quảng cáo và doanh thu từ trang phục, dụng cụ thể thao
102
3.30
Tổng doanh thu kinh doanh tiêu thụ TDTT (tỷ đồng)
103
3.31
Mối liên hệ tiêu thụ trang phục, dụng cụ thể thao liên quan đến động cơ, nhu cầu của khách hàng tại thời điểm diễn ra các sự kiện thể thao
104
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG
TRANG
3.1
Hiện trạng các Chương trình truyền hình thể thao
54
3.2
Kết quả khảo sát tần suất tiếp cận các chương trình truyền hình thể thao trong 1 tuần của các khán giả trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng
57
3.3
Hiện trạng kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dụng cụ thể thao trên địa bàn nội đô Tp. Đà Nẵng năm 2015
58
3.4
Thực trạng kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dụng cụ thể thao trên địa bàn các quận nội đô của Tp. Đà Nẵng năm 2015.
60
3.5
Kết quả khảo sát giá trị mua sắm dụng cụ, trang phục thể dục thể thao của cư dân trên địa bàn nội đô Tp. Đà Nẵng trong 1 năm
61
3.6
Tăng trưởng Chương trình thể thao của DRT, năm 2015-2016
98
3.7
Tăng trưởng doanh thu của các cơ sở kinh doanh dụng cụ thể thao trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng, năm 2015-2016 (Triệu đồng)
99
3.8
Tăng trưởng nộp ngân sáchcủa các cơ sở kinh doanh dụng cụ thể thao trên địa bàn các quận nội đô Tp. Đà Nẵng năm 2015-2016 (Triệu đồng)
100
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội. Thể dục thể thao hiện đại là tài sản vô giá mà nhân loại đã sáng tạo ra để thỏa mãn nhu cầu sống và phát triển. Chính thể dục thể thao đã và đang là một bộ phận cấu thành lối sống của con người và xã hội. TDTT còn là một biện pháp quan trọng để nâng cao sức khỏe người tập, nâng cao thành tích thể thao và làm phong phú thêm sự hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động, làm cho con người phát triển một một cách toàn diện. TDTT là một cơ chế thông qua việc bồi dưỡng phát triển bảo vệ hồi phục duy trì sức lao động, từ đó thẩm thấu vào các ngành của nền kinh tế quốc dân đã khiến cho thể thao thông qua người lao động trở thành một nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [3], [8].
Truyền thông là cách thức truyền đạt thông tin liên tục và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến nhận thức, hành động và cách ứng xử của người dân. Trong nền kinh tế, truyền thông tác động đến tiêu dùng của người dân và giúp kinh tế phát triển. Tại Việt Nam truyền hình là phương tiện truyền thông được đại đa số người dân sử dụng để nắm bắt thông tin và giải trí, truyền hình xâm nhập mạnh mẽ và sâu sắc vào đời sống nhân dân với sự phát triển rộng khắp của hệ thống truyền hình trung ương, địa phương đã ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống chính trị tư tưởng, văn hóa và giải trí của người Việt Nam.
Truyền thông thể thao là nghệ thuật sử dụng cách thức giao tiếp khoa học và hiệu quả để đưa thể thao đến gần hơn với công chúng, đưa thể thao tiếp cận được các doanh nghiệp và ngược lại. Truyền thông thể thao có thể diễn ra ở mọi cấp của thể thao, từ các giải đấu thể thao quần chúng, các giải thể thao phong trào, cho đến các giải đấu thể thao chuyên nghiệp. Theo các nghiên cứu của các nhà kinh tế thể thao, truyền thông thể thao đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của TDTT. Trong sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông thể thao, thể thao đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống người dân. Thông qua truyền thông thể thao, nhiều người xem và quan tâm nhiều hơn đến thể thao, đến các giải đấu thể thao cũng như những quảng cáo trên truyền hình trong các chương trình thể thao.
Sự gia tăng của các phương tiện truyền thông đại chúng là sự phát triển quan trọng nhất trong thể thao hiện đại. Mối quan hệ giữa thể thao, truyền thông, quảng cáo là cộng sinh một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. [18]
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp thể thao trong những thập kỷ gần đây, vấn đề kinh doanh thể thao cũng được nhiều chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Kinh doanh thể thao phụ thuộc vào số lượng và cấu trúc của mức tiêu thụ thể thao, người dân không gia tăng mức tiêu thụ thể thao thì kinh doanh thể thao sẽ không thành công. Vì vậy, để hướng dẫn và tạo động lực cho người dân đối với tiêu thụ thể thao chiếm một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của kinh doanh thể thao.
Như vậy, truyền hình thể thao và tiêu thụ thể thao đều là những nhân tố góp phần phát triển thể dục thể thao cho mọi người nói chung và ở Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Ở mức độ nhất định, truyền hình thể thao phát triển tốt, cũng góp phần khuyến khích sự tăng trưởng người tập luyện và tăng trưởng sức tiêu thụ thể thao.
Đây là hai nhân tố cùng góp phần phát triển thể dục thể thao cho mọi người, nhưng ở mức độ nào đó, truyền hình thể thao còn góp phần quảng cáo, tiếp thị để tăng trưởng sức tiêu thụ thể thao mà đặc biệt là tiêu thụ trang phục, dụng cụ TDTT. Với ý tưởng nêu trên, tôi lựa chọn đề tài khoa học: “Nghiên cứu về truyền thông và tiêu thụ trang phục, dụng cụ thể dục thể thao ở Thành phố Đà Nẵng”.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về truyền thông thể thao được xem xét thông qua các chương trình truyền hình thể thao và tình hình tiêu thụ trang phục, dụng cụ TDTT của cư dân các quận nội đô trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Truyền thông thể thao được nghiên cứu trong luận án này chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp là truyền hình thể thao với góc nhìn khuyến khích sự phát triển thể dục thể thao cho mọi người, từ đó góp phần tăng tiêu thụ hàng hóa thể dục thể thao. Với góc nhìn này, truyền hình thể thao là một nhân tố góp phần phát triển thể dục thể thao cho mọi người. Đồng thời, truyền hình thể thao cũng là một phương thức quảng cáo, tiếp thị tiêu dùng trang phục, dụng cụ thể dục thể thao, do khuyến khích số lượng người tập thể dục thể thao quần chúng ngày càng đông đảo.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở về lý luận kết hợp với thực tiễn, thực trạng của hoạt động truyền thông và tiêu thụ trang phục, dụng cụ thể thao tại Thành phố Đà Nẵng sẽ làm cơ sở khoa học để luận án đưa ra những giải pháp cụ thể để góp phần phát triển truyền thông thể thao, tiêu thụ trang phục, dụng cụ thể thao tại Thành phố Đà Nẵng phù hợp với qui luật vận động của thực tiễn khách quan thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng, động cơ và nhu cầu của truyền hình thể thao, kinh doanh, tiêu thụ dụng cụ trang phục TDTT trong địa bàn các quận nội đô Thành phố Đà Nẵng.
-Đánh giá thực trạng và tần suất tiếp cận các chương trình thể thao của các đài truyền hình được khán giả yêu thích phủ sóng trên địa bàn các quận nội đô Thành phố Đà Nẵng.
-Đánh giá thực trạng kinh doanh và tiêu thụ trang phục, dụng cụ TDTT trên địa bàn các quận nội đô của Thành phố Đà Nẵng.
-Thực trạng chi phí quảng bá sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh hàng hóa thể thao trong địa bàn các quận nội đô Thành phố Đà Nẵng.
-Khảo sát động cơ, nhu cầu và điều kiện tiếp cận các chương trình thể thao trên truyền hình của cư dân trên địa bàn các quận nội đô Thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển truyền hình thể thao và kinh doanh trang phục, dụng cụ TDTT trong địa bàn các quận nội đô Thành phố Đà Nẵng.
-Nguyên tắc lựa chọn các giải pháp.
-Lựa chọn các giải pháp phát triển truyền hình thể thao và kinh doanh tiêu thụ trang phục, dụng cụ TDTT trên địa bàn các quận nội đô Thành phố Đà Nẵng.
-Kiểm chứng hiệu quả các giải pháp phát triển truyền hình thể thao và kinh doanh trang phục, dụng cụ TDTT trong địa bàn các quận nội đô Thành phố Đà Nẵng.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài:
Nếu nghiên cứu được thực trạng công tác truyền thông, mà cụ thể trong luận án này là dưới góc độ quảng cáo, tiếp thị thông qua các chương trình truyền hình thể thao và kinh doanh tiêu thụ trang phục, dụng cụ thể dục thể thao tại Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp hữu hiệu tăng cường, phát huy hiệu quả của truyền hình sẽ có tác dụng khích lệ mọi người yêu thích thể dục thể thao và tập luyện thể dục thể thao sẽ dẫn đến tăng cường tiêu dùng hàng hóa thể dục thể thao. Sự tăng trưởng tiêu thụ trang phục, dụng cụ thể thao đồng nghĩa với việc tăng người tập luyện thể thao thường xuyên, góp phần phát triển thể thao đỉnh cao, sẽ góp phần lôi cuốn mọi người quan tâm đến các chương trình truyền hình thể thao nhiều hơn ở Thành phố Đà Nẵng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng
“Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau”. Với sự phát triển nhanh về quy mô dân số, con người cần đến sự trợ giúp của phương tiện thông tin để quá trình truyền thông nhanh và hiệu quả hơn. Hay chính các phương tiện truyền thông đại chúng điều khiển các quá trình giao tiếp mang tính xã hội rộng rãi: “Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng” [9], [87].
Truyền thông đại chúng là một bộ phận quan trọng của đời sống văn hoá xã hội nước ta. Cùng với những thành tựu to lớn của đất nước trong công cuộc đổi mới, hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng đã có những chuyển biến tích cực và tiến bộ. Trong những năm gần đây, truyền thông đại chúng phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in ấn, phát hành và truyền dẫn. Các loại hình truyền thông đại chúng bao gồm: sách, báo in, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, internet, băng, đĩa hình và âm thanh[13], [14], [40]. Trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng này, truyền hình mặc dù xuất hiện sau nhưng phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng [9], [25], [32].
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp, ngoài ra truyền hình còn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ viết¼ Âm thanh trong truyền hình bao gồm lời bình của phát thanh viên, lời nói của con người, âm nhạc, tiếng động và các âm thanh của hiện trường ghi hình. Truyền hình đang sử dụng tổng hợp tất cả các loại phương tiện chuyển tải thông tin có trong báo in, phát thanh và điện ảnh.
Truyền hình có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ việc giao tiếp với con người bằng cả thị giác và thính giác. "Sức mạnh của truyền hình tăng lên nhờ phạm vi ảnh hưởng rộng rãi của nó. Những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra khả năng cho truyền hình xâm nhập tới bất kỳ nơi nào trên trái đất" [14], [93]. Với hình ảnh động và âm thanh, truyền hình gần như đạt tới mức tuyệt đối về phạm vi công chúng xã hội. Bất cứ ai, dù là ngôn ngữ nào cũng có thể xem và hiểu được những gì được thể hiện trên truyền hình, ngoại trừ những người bị hạn chế về thị giác và thính giác. Do tính tổng hợp và chức năng đa dạng của mình mà truyền hình được gọi là "rạp hát tại nhà, quảng trường công cộng, trường học nhân dân, người hướng dẫn văn hoá đại chúng¼" [4], [31], [39].
Ở nước ta, sau hơn 30 năm ra đời, truyền hình được coi là một ngành công nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc. Mặc dù là một ngành công nghiệp non trẻ, gặp những trở ngại về kinh tế, kỹ thuật, về không gian địa lý trong sự phân bố dân cư nhưng đến năm 2005, trên 90% số hộ đã được xem truyền hình hàng ngày với 4 chương trình chính, "Đài truyền hình Việt Nam được coi là tờ báo hình lớn nhất đất nước" [59].
Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo, các cán bộ và nhân viên kỹ thuật, dịch vụ, là quá trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi [30].
Chương trình truyền hình là sự gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếu của công chúng với mục đích và ý tưởng sáng tạo của những nhà truyền thông bằng phương tiện truyền hình.
Mỗi chương trình truyền hình đều nhằm tác động đến một đối tượng phục vụ nhất định [5], [6].
1.2. Vai trò, chức năng của truyền hình trong đời sống xã hội
1.2.1. Vai trò của truyền hình khi mới xuất hiện trên thế giới và ở Việt Nam
Với vai trò là một tờ báo, khi mới xuất hiện, truyền hình chưa hề được để ý tới. Truyền hình chưa bị coi là đối thủ cạnh tranh đáng kể so với các loại hình báo chí khác, chỉ đến khi những kỹ thuật điện tử thế hệ mới ra đời, khiến cho việc sản xuất chương trình truyền hình gọn nhẹ hơn, tiện lợi hơn, đáp ứng được yêu cầu của công chúng thì vị trí của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng mới nhanh chóng được khẳng định. Trung bình mỗi ngày, công chúng trên thế giới giành 3 giờ 07' để xem truyền hình. Điều đó cho thấy truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng đối với con người, nó không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin mà còn là phương tiện giải trí rẻ, tiện lợi và hữu ích [63].
Ở Việt Nam, truyền hình ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Ngày 7 tháng 9 năm 1970 được đánh giá là mốc ra đời của ngành truyền hình Việt Nam. Tiềm năng của truyền hình rất lớn, tuy ra đời muộn hơn so với báo in và phát thanh nhưng truyền hình đã thực sự trở thành phương tiện truyền thông đại chúng thu hút đông đảo công chúng khán giả, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Ngày nay, chiếc ti vi đã trở nên thân thiết với mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, là một phương tiện giải trí không thể thay thế [63].
1.2.2. Chức năng của truyền hình trong mối liên hệ với công chúng khán giả
Truyền hình là một trong những loại hình truyền thông đại chúng, nó thực hiện các chức năng chung của các phương tiện truyền thông đại chúng như sau :
Chức năng thông tin: Chức năng thông tin được thể hiện ở các chương trình truyền hình, mọi vấn đề của các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều được thông tin một cách nhanh chóng, tức thời và đầy đủ nhất. Chức năng thông tin của truyền hình mang tính đặc trưng riêng biệt. Bằng những hình ảnh có màu sắc kết hợp với âm thanh tạo nên các cung bậc, âm điệu đa dạng, truyền hình có khả năng truyền đạt thông tin tới n