Cà phê là một trong những cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao ở
Tây Nguyên. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi nên nơi đây trở thành vùng sinh thái
rất thích hợp với phát triển cà phê, đặc biệt là cà phê vối, hàng năm mang lại nguồn
thu nhập chính cho đa số người dân sống trong vùng. Vì vậy, sự phát triển và biến
động của cây cà phê có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của khu vực.
Tuy nhiên phát triển cà phê Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn do diện tích cà phê già cỗi với trên 25 năm tuổi, năng suất thấp dưới 1,5
tấn/ha, giá bán sản phẩm không bù đắp được phần chi phí đầu vào, sản xuất trên
những diện tích này không còn có lãi đòi hỏi phải được thay thế trồng mới. Theo
báo cáo của Cục Trồng trọt hiện nay cả nước có khoảng 86.000 ha trên 20 năm tuổi,
chiếm khoảng 15% tổng diện tích cà phê và dự báo diện tích này sẽ tăng lên trên
200.000 ha trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, số diện tích cà phê cần được tái canh trong
thời gian tới là rất lớn (Cục Trồng trọt, 2013).
Quá trình tái canh diễn ra từ đầu những năm 2010 nhưng thực tế cho thấy khi
nhổ bỏ cà phê già cỗi để trồng lại trên đất đã qua một chu kỳ trồng cà phê, nhiều
diện tích cà phê tái canh chỉ tồn tạ i trong thời gian rất ngắn, sau 2-3 năm cây cà
phê thường sinh trưởng kém, vàng lá, thậm chí chết trên diện tích lớn, gây thiệt
hại cho người dân và xã hội. Để khắc phục tình trạng nói trên đã có một số
nghiên cứu tiến hành theo các hướng khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào
việc tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật để hạn chế và phòng trừ các tác nhân được
cho là nguyên nhân chính gây bệnh cho cây cà phê, chưa đi sâu tìm hiểu quan hệ
giữa đất trồng với tình trạng xuất hiện bệnh vàng lá, thối rễ và chết của cây cà
phê. Đặc biệt chưa có một nghiên cứu nào xác định được tính chất của đất tái
canh cà phê, theo đó xác định được yếu tố hạn chế chính về vật lý, hoá học và
sinh học. Từ đó xác định các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tái canh cà phê
thành công. Do vậy cho đến nay việc tái canh cà phê vẫn đang là thách thức đối
với sự ổn định và phát triển bền vững của ngành cà phê nước ta.
Theo số liệu thống kê năm 2014, diện tích cà phê của tỉnh Gia Lai có 79.122
ha, chiếm 13,8% diện tích cà phê Tây Nguyên. Trong đó diện tích cà phê già cỗi
cần thay thế để trồng tái canh có 11.925 ha, chiếm 14,28% diện tích cà phê của
tỉnh. Trong những năm gần đây, tuy giá cả thị trường thế giới có nhiều biến động2
nhưng cà phê vẫn là cây chủ lực trên địa bàn tỉnh Gia Lai, góp phần tăng thu
nhập và giải quyết phần lớn lao động trong tỉnh. Tuy nhiên tình trạng tái canh
cũng gặp những trở ngại tương tự như đã đề cập ở trên.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, việc nghiên cứu một số tính chất vật lý,
hóa học và sinh học của đất, qua đó xác định được yếu tố hạn chế về vật lý, hoá học
và sinh học đất bazan trồng tái canh cà phê tại Gia Lai và đưa ra được các biện pháp
kỹ thuật thích hợp để tái canh cà phê thành công sẽ rất có ý nghĩa về khoa học,
không những về mặt học thuật mà còn có giá trị thực tiễn giúp hàng vạn hộ nông
dân ổn định cuộc sống và cả ngành sả n xuất cà phê phát triển bền vững.
144 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ ANH TÚ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH YẾU TỐ HẠN CHẾ
CỦA ĐẤT BAZAN TÁI CANH CÀ PHÊ
TẠI TỈNH GIA LAI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ ANH TÚ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH YẾU TỐ HẠN CHẾ
CỦA ĐẤT BAZAN TÁI CANH CÀ PHÊ
TẠI TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Khoa học đất
Mã số: 62 62 01 03
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Toàn
PGS.TS. Cao Việt Hà
HÀ NỘI - 2017
iLỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực , khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất
cứ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Vũ Anh Tú
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của:
Lãnh đạo Viện Qu y hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ môn Khoa học Đất - Khoa
Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam , Tập thể và nhiều nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính
trọng đến:
- TS. Nguyễn Văn Toàn - Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp Nông thôn
và PGS.TS. Cao Việt Hà - Học viện Nông nghiệp Việt Nam , những người Thầy /cô
hướng dẫn hết mực nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành
luận án.
- TS. Trịnh Quang Pháp, Trưởng phòng Tuyến trùng học - Viện Sinh thái Tài
nguyên Sinh vật, ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai, Bộ môn Cây công nghiệp - Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, ThS. Trịnh Xuân Hồng, Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu thực nghiệm thủy lợi nông lâm nghiệp Gia Lai, đã có nhiều ý kiến đóng
góp hết sức quý báu trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
- Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô Khoa Quản lý đất đai, B an Quản lý Đào tạo -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Có được những thành quả trong luận án là được sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh
đạo Công ty Cà phê Ia Sao 1, xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, các hộ gia đình
chọn làm thí nghiệm và mô hình, cán bộ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây
Nguyên đã phối hợp và cung cấp số liệu cho l uận án.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, gia đình và người thân đã luôn kịp
thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Vũ Anh Tú
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục các hình x
Trích yếu luận án xi
Thesis abstract xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Những đóng góp mới của đề tài 2
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Một số khái niệm liên quan 4
2.1.1. Cà phê già cỗi, cà phê tái canh 4
2.1.2. Đất bazan 4
2.1.3. Yếu tố hạn chế trong đất 5
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê 5
2.2.1. Yêu cầu về khí hậu 5
2.2.2. Yêu cầu về đất trồng 7
2.3. Kết quả nghiên cứu về sử dụng đất trồng cà phê ở nước ta 11
2.4. Những nghiên cứu liên quan đến yếu tố hạn chế trong đất 13
2.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới 13
2.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 22
2.5. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan và định hướng nghiên cứu của đề tài 31
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1. Địa điểm nghiên cứu 33
3.2. Thời gian nghiên cứu 33
3.3. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 33
3.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu 34
iv
3.4. Nội dung nghiên cứu 34
3.4.1. Đánh giá một số điều kiện tự nhiên và thực trạng tái canh cà phê trên đất
bazan tại Gia Lai 34
3.4.2. Nghiên cứu một số tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất bazan
trồng tái canh cà phê tại Gia Lai 34
3.4.3. Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan trồng tái canh cà phê
tại Gia Lai. 35
3.4.4. Nghiên cứu thí nghiệm sử dụng biện pháp kỹ thuật đơn lẻ nhằm khắc
phục yếu tố hạn chế trong đất bazan trồng tái canh cà phê 35
3.4.5. Xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khắc phục
yếu tố hạn chế trong tái canh cà phê 36
3.4.6. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật khắc phục yếu tố hạn chế trong tái canh
cà phê 36
3.5. Phương pháp nghiên cứu 36
3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 36
3.5.2. Phương pháp chọn điểm (vườn) cà phê để điều tra thu thập số liệu sơ cấp
và lấy mẫu đất, mẫu rễ phân tích 36
3.5.3. Phương pháp phân tích đất 38
3.5.4. Phương pháp phân tích tuyến trùng trong đất và rễ 39
3.5.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm 40
3.5.6. Phương pháp xây dựng mô hình 43
3.5.7. Phương pháp quan trắc, thu thập các chỉ tiêu theo dõi 43
3.5.8. Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) 44
3.5.9. Phương pháp xử lý số liệu 45
3.5.10. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế, kỹ thuật 46
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. Một số đặc điểm về tự nhiên và canh tác cà phê tái canh có liên quan đến
tính chất đất 47
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 47
4.1.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp canh tác trong tái canh cà phê tại Gia
Lai 56
4.1.3. Nhận xét chung 64
4.2. Thực trạng một số tính chất lý, hóa học và sinh học của đất bazan tái
canh cà phê tại Gia Lai 65
4.2.1. Tính chất vật lý 65
v4.2.2. Tính chất hoá học 69
4.2.3. Tính chất sinh học 80
4.2.4. Nhận xét chung 87
4.3. Xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại Gia Lai 88
4.3.1. Yếu tố hạn chế về vật lý và hoá học của đất trồng tái canh cà phê 88
4.3.2. Yếu tố hạn chế về sinh học trong đất bazan trồng tái canh cà phê 92
4.3.3. Nhận xét chung 94
4.4. Kết quả thí nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật khắc phục yếu tố hạn
chế trong đất đỏ bazan tái canh cà phê 95
4.4.1. Thí nghiệm sử dụng phân hữu cơ khắc phục yếu tố hạn chế về hữu cơ 95
4.4.2. Thí nghiệm sử dụng chế phẩm trừ nấm, tuyến trùng xử lý đất 99
4.4.3. Nhận xét chung 104
4.5. Kết quả theo dõi mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong tái
canh cà phê 104
4.5.1. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đến sinh
trưởng của cà phê trong mô hình 106
4.5.2. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đến tình
trạng vàng lá hoặc chết của cà phê trong mô hình 107
4.5.3. Ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đến đến năng suất cà phê
tái canh 108
4.5.4. Hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp
trong tái canh cà phê 108
4.5.5. Nhận xét chung 109
4.6. Các biện pháp kỹ thuật khắc phục yếu tố hạn chế 110
4.6.1. Biện pháp bón phân hữu cơ 110
4.6.2. Biện pháp xử lý đất bằng chế phẩm trừ nấm, tuyến trùng 110
4.6.3. Các biện pháp kỹ thuật khác 111
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 113
5.1. Kết luận 113
5.2. Kiến nghị 114
Danh mục các công trình đã công bố 115
Tài liệu tham khảo 116
Phụ lục 128
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
CT Công thức
CV (%) Hệ số biến động
DTTN Diện tích tự nhiên
Đ/C Đối chứng
ĐKG Đường kính gốc
ĐVT Đơn vị tính
FAO Food and Agriculture Organization
HCVS Hữu cơ vi sinh
KHKT Khoa học kỹ thuật
LSD0,05 Sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05
Max Giá trị lớn nhất
Min Giá trị nhỏ nhất
MH Mô hình
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PCA Phân tích thành phần chính
STDEV Độ lệch chuẩn
TB Giá trị trung bình
TLVL Tỉ lệ vàng lá
T/N Tỉ lệ tươi/nhân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNHH-MTV Trách nhiệm hữu hạn - Một thành viên
UBND Ủy ban nhân nhân
WASI Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm ngiệp Tây Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Phân cấp độ phì nhiêu của đất trồng cà phê 9
2.2 Tình hình các vườn cà phê tái canh theo thời gian luân canh 29
2.3 Mật độ tuyến trùng trong đất và rễ tại các vườn cà phê tái canh 30
4.1 Diện tích các nhóm đất phân bố tại tỉnh Gia Lai 53
4.2 Diện tích cà phê giai đoạn 2010-2014 tại các huyện của tỉnh Gia Lai 56
4.3 Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê niên vụ 2013 -2014 tại các huyện
của tỉnh Gia Lai 57
4.4 Diện tích và tuổi cà phê già cỗi năm 2012 cần thanh lý để trồng tái canh
tại Gia Lai 58
4.5 Phương pháp nhổ bỏ cà phê thanh lý và cày bừa, rà rễ, phơi đất tái canh
cà phê tại Gia Lai 59
4.6 Thời gian luân canh để tái canh cà phê tại Gia Lai 60
4.7 Nguồn gốc và chất lượng giống cà phê trồng tái canh 61
4.8 Tình hình sử dụng cây che bóng 61
4.9 Tình hình sử dụng cây trồng xen 62
4.10 Tình hình bón phân hữu cơ cho vườn cà phê tái canh 62
4.11 Tình hình bón phân vô cơ cho vườn cà phê tái canh 63
4.12 Phương pháp bón phân vô cơ cho vườn cà phê tái canh 63
4.13 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho vườn cà phê tái canh 64
4.14 Tỉ lệ cấp hạt của đất bazan tại các vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu 66
4.15 Tỉ lệ cấp hạt của đất bazan phân theo chất lượng vườn cà phê tái canh
vùng nghiên cứu 66
4.16 Kết quả phân tích dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của đất bazan tại các
vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu 67
4.17 Kết quả phân tích dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của đất bazan phân theo
chất lượng vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu 68
4.18 Độ chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số của đất bazan tại các vườn cà
phê tái canh vùng nghiên cứu 70
4.19 Độ chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số phân theo chất lượng vườn
cà phê tái canh vùng nghiên cứu 71
viii
4.20 Hàm lượng lân, kali tổng số và dễ tiêu của đất bazan tại các vườn cà phê
tái canh vùng nghiên cứu 73
4.21 Hàm lượng lân, kali tổng số và dễ tiêu phân theo chất lượng vườn cà phê
tái canh tại vùng nghiên cứu 74
4.22 Hàm lượng cation trao đổi canxi, magiê và nhôm di động của đất bazan
tại các vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu 76
4.23 Hàm lượng cation trao đổi canxi, magiê và nhôm di động phân theo chất
lượng vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu 77
4.24 Hàm lượng lưu huỳnh và một số nguyên tố vi lượng trong đất bazan tại
các vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu 78
4.25 Hàm lượng lưu huỳnh và một số nguyên tố vi lượng phân theo chất
lượng vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu 78
4.26 Các loài tuyến trùng ký sinh trong đất và rễ cà phê tái canh vùng nghiên cứu 80
4.27 Mật độ và tần suất xuất hiện của tuyến trùng trong đất trồng cà phê tái
canh (ở tầng đất 0-20 cm) 83
4.28 Mật độ và tần suất xuất hiện của tuyến trùng trong đất trồng cà phê tái
canh (ở tầng đất >20-50 cm) 84
4.29 Mật độ và tần suất 4 loài tuyến trùng gây hại chính trong đất cà phê tái
canh vùng nghiên cứu 85
4.30 Mật độ và tần suất 4 loài tuyến trùng gây hại chính trong rễ cà phê tái
canh vùng nghiên cứu 86
4.31 Giá trị riêng của ma trận hệ số tương quan 89
4.32 Giá trị trung bình một số chỉ tiêu lý, hóa học đất phân theo tình trạng
vườn cây tại Gia Lai 91
4.33 Tương quan giữa loài, mật độ tuyến trùng ký sinh và tỷ lệ cây vàng lá,
còi cọc trên cà phê tái canh tại Gia Lai 93
4.34 Thành phần và mật độ tuyến trùng trong đất trước khi trồng 95
4.35 Các chỉ tiêu sinh trưởng sau 18 tháng trồng 96
4.36 Tỷ lệ cây vàng lá qua các thời điểm 96
4.37 Tỷ lệ cây chết qua các thời điểm 97
4.38 Thành phần và mật độ tuyến trùng 30 tháng sau khi trồng tái canh 98
4.39 Năng suất và chất lượng quả hạt 99
ix
4.40 Thành phần và mật độ tuyến trùng trong đất trước khi trồng 100
4.41 Các chỉ tiêu sinh trưởng sau 18 tháng trồng 101
4.42 Tỷ lệ cây vàng lá qua các thời điểm 101
4.43 Tỷ lệ cây chết qua các thời điểm 102
4.44 Thành phần và mật độ tuyến trùng 30 tháng sau khi trồng tái canh 103
4.45 Năng suất và chất lượng quả hạt 104
4.46 Thành phần, mật độ tuyến trùng gây hại cà phê trong đất, rễ trước và sau
khi xây dựng mô hình 106
4.47 Ảnh hưởng của việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đến sinh
trưởng vườn cây sau 18 tháng trồng 107
4.48 Tỷ lệ cây vàng lá qua các thời điểm 107
4.49 Tỷ lệ cây chết qua các thời điểm tại các mô hình 108
4.50 Năng suất của mô hình sau 30 tháng trồng 108
4.51 Hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật của mô hình sau 30 tháng trồng 109
xDANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Gia Lai 48
4.2 Sơ đồ đất tỉnh Gia Lai 54
4.3 Biểu đồ phân phối phần trăm trị riêng theo nhân tố 90
4.4 Phân tích PCA dựa trên các chỉ tiêu lý, hóa học đất tại các vườn cà phê
tái canh 90
4.5 Trị số các chỉ tiêu lý, hóa học đất tại PC2 91
xi
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Vũ Anh Tú
Tên luận án: Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh
Gia Lai.
Chuyên ngành: Khoa học Đất. Mã số: 62.62.01.03.
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định được thực trạng tính chất vật lý, hoá học và sinh học của đất bazan tái
canh cà phê.
- Xác định được yếu tố hạn chế về vật lý, hóa học và sinh học của đất bazan tái
canh cà phê.
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật khắc phục yếu tố hạn chế nhằm tái canh bền vững cà
phê trên đất bazan tỉnh Gia Lai.
Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.
- Phương pháp chọn điểm (vườn) cà phê để điều tra thu thập số liệu sơ cấp và
lấy mẫu đất, mẫu rễ phân tích: Căn cứ vào các tiêu chí đề ra chọn các điểm (vườn) cà
phê tái canh tại vùng nghiên cứu để tiến hành điều tra lấy mẫu đất phân tích tính chất
vật lý và hoá học. Lấy mẫu đất, mẫu rễ để phân tích tuyến trùng.
- Phương pháp phân tích tính chất lý học, hóa học trong đất và phân tích tuyến
trùng trong đất và rễ.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: (1) Thí nghiệm sử dụng phân hữu cơ khắc phục
yếu tố hạn chế về hữu cơ được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lặp lại, mỗi
ô cơ sở 20 cây, gồm 3 công thức thí nghiệm. (2) Thí nghiệm sử dụng hóa chất, chế
phẩm trừ tuyến trùng, nấm để xử lý đất trồng tái canh cà phê được bố trí theo kiểu khối
đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lặp lại, mỗi ô cơ sở 20 cây, gồm 5 công thức thí nghiệm.
- Phương pháp xây dựng mô hình.
- Phương pháp quan trắc, thu thập các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Các chỉ tiêu
sinh trưởng, tỷ lệ cây bị vàng lá, cây bị chết (%), năng suất và chất lượng quả.
- Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA).
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 7.0, SPSS
xii
16, Sas 9.1.
- Phương pháp tính hiệu quả kinh tế và kỹ thuật.
Kết quả chính và kết luận
- Xác định được thực trạng tính chất của đất tái canh cà phê rất biến động và có
sự phát triển theo cả 2 xu hướng, vừa xấu đi vừa được cải thiện. Các chỉ tiêu ít có biến
động so với trước khi trồng là hàm lượng sét, dung trọng, tỉ trọng, độ xốp. Các chỉ tiêu
hoá học có sự cải thiện lớn nhất là lân tổng số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu và độ chua trao
đổi. Các chỉ tiêu hoá học suy giảm mạnh gồm hàm lượng hữ u cơ, kali tổng số, magiê
trao đổi. Đặc biệt có sự xuất hiện của 12 loài tuyến trùng ký sinh trong đất và rễ cà phê.
Mật độ và tần suất xuất hiện lớn nhất là loài Pratylenchus spp., Meloidogyne spp. và
Rotylenchulus reniformis.
- Xác định được yếu tố hạn chế chính của đất bazan trồng tái canh cà phê tại Gia
Lai về vật lý là dung trọng, về hoá học là hàm lượng hữu cơ, kali dễ tiêu, magiê trao đổi
và về sinh học là do sự xuất hiện của tuyến trùng Pratylenchus spp., Meloidogyne spp.
và Rotylenchulus reniformis với mật độ cao, gây hại cà phê.
- Xác định được mối quan hệ giữa sự thiếu hụt các yếu tố như hữu cơ, kali dễ
tiêu, magiê trao đổi và dung trọng tăng cao với tình trạng vườ n cây và sự xuất hiện của
3 loài tuyến trùng trong đất có mậ t độ cao gây bệnh vàng lá, thối rễ hoặc chết cà phê.
- Thực hiện thành công 2 thí nghiệm sử dụng các biện pháp kỹ thuật đơn lẻ và 1
mô hình sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, qua đó có thể khẳng định bón phân
chuồng 20 tấn/ha, sử dụng hỗn hợp chế phẩm diệt tuyến trùng và nấm là Trichoderma +
Palila 500 có tác dụng giảm tỉ lệ cây vàng lá và chết.
- Trên cơ sở kết quả thí nghiệm và xây dựng mô hình đã đề xuất được một số
biện pháp kỹ thuật khắc phục yếu tố hạn chế bao gồm: (1) Biện pháp bón phân hữu cơ.
(2) Biện pháp xử lý đất bằng chế phẩm trừ nấm, tuyến trùng. (3) Các biện pháp kỹ thuật
khác (chuẩn bị đất và luân canh cây trồng, cây giống và biện pháp canh tác).
xiii
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Vu Anh Tu
Thesis title: Research in determination of limiting factors of basalt soils for coffee
rejuvenation in Gia Lai province
Major: Soil Science. Code: 62.62.01.03.
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Determine the current status of physical, chemical and biological properties of
basalt under coffee rejuvenation.
- Identify the limiting factors on the physical, chemical and biological properties
of basalt under coffee rejuvenation.
- Propose technical solutions to overcome the limiting factors for sustainable
coffee rejuvenation in Gia Lai’s basalt.
Materials and Methods
In the thesis, the following research methods has been used:
- The methods of survey, collection of document, secondary data.
- Method of site selection (the coffee garden) to survey and collect the primary
data; and to take soil samples and root samples for analyzing: Based on the criteria set
out to select sites (garden) under coffee rejuvenation in study area, soil sampling was
conducted for analyzing on the physical and chemical properties, and soil and root
sampling was also conducted for analyzing on nematodes.
- Analytical method of physical and chemical soil properties, analysis of
nematodes in the soil and roots.
- Method of experimental layout: (1) The experiments with application of manure
to overcome limiting factor of organic matter, with randomized layout of complete
block 3 replications, 20 plants per plot, including 3 treatments. (2) Experiments with
application of chemicals and biological products to kill nematodes, fungi to handle
coffee rejuvenation soil that was arranged in randomized block and designed with full 3
replications, 20 plants per basis plot, including 5 treatments.
- Methods of modelling.
- Methods of monitoring and collecting: monitoring indicators are growth
indicators, the percentage of yellowing leaf plants, died trees (%), yield and fruit
quality.
xiv
- Method of Principal Component Analysis (PCA).
- The method of data processing: The data processing was using softwares of
Excel 7.0, SPSS 16, Sas 9.1.
- Method of technical and eonomic efficiency calculation.
Main findings and conclusions
- The research found that characteristics of soil for coffee rejuventation
markedly varied and changed in both 2 trends of worse and improved. Indicators that
have little change as previous are clay ratio, capacity, weight ratio, porosity. Chemical
indicators that have the most improvement are total phosphorus, absorted phosphorus,
absorted potassium, and exchangable acidity. Chemical indicators that have strongly
reduced are organic matter, total potassium, exchangable magnesium. In particular,
there are an apperance of 12 nematodes in soil and coffee roots. Density and frequency
of appearance of nematodes namely Pratylenchus spp., Meloidogyne spp. và
Rotylenchulus reniformis found to be the most.
- The research has identified the key limiting factors of basalt soils for coffee
rejuvenation in Gia Lai, that are chemical factors including organic matter content,
available potassium (K2O), exchangeable magnesium (Mg++), and physical factor
including bulk density; and biological factors including the emergence with high density
of nematodes namely Pratylenchus spp., Meloidogyne spp., Rotylenchulus reniformis,
that are harmful to robusta coffee.
- The research has discovered the relationships among the lack of soil content
factors such as organic matters, available potassium, exchangeable magnesium, and the
increase of bulk density in coffee rejuvenation gardens and the appearance of 3
nematodes with high density, that cause yellowing leaf disease, damaged root disease or
died coffee.
- The research was implementing successfully two experiments using single
technical measure and one model using combination of