Tấn công và phòng thủ đối nghịch trên các mạng nơ-ron nhân tạo là một
hướng nghiên cứu thú vị nhằm kiểm tra khả năng phòng thủ của các mô hình
mạng trước các tấn công đối nghịch. Do đó đã có một số công trình tập trung
khảo sát khả năng phòng thủ của các mô hình BNN và SNN nhằm đánh giá khả
năng phòng thủ của chúng khi đưa vào ứng dụng thực tế. Trong phạm vi hiểu
biết của NCS thì tới thời điểm hiện tại chưa tìm thấy công bố nào về tấn công
và phòng thủ đối nghịch cho mô hình BSNN. Trong khi khả năng tự phục hồi
trước các tấn công đối nghịch là thách thức với bất kỳ mô hình nơ-ron nhân tạo
nào khi sử dụng nguyên lý gradient để huấn luyện.
BNN có các đặc tính tuyến tính và sử dụng huấn luyện dựa trên gradient
để học. Vì vậy, các mô hình BNN cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các tấn công đối
nghịch. Cho đến nay, chỉ có một số nghiên cứu về khả năng phục hồi của BNN
trước các tấn công đối nghịch và chúng chỉ giới hạn ở các mô hình mạng hoặc
phương pháp tấn công. Cụ thể, Galloway và cộng sự [2] lần đầu tiên tiến hành
một nghiên cứu kỹ lưỡng về các tấn công đối địch chống lại BNN, trong đó các
tác giả đã đánh giá khả năng phục hồi của mạng trước cả các tấn công “Hộp
trắng” (White-box) và “Hộp đen” (Black-box) với tập dữ liệu MNIST và
CIFAR- 10, tương ứng. Tuy nhiên, chỉ có một phương pháp tấn công đối nghịch
một bước (FGSM) được xem xét trong công bố này. Khalil và cộng sự [20] đã
đề xuất thuật toán Iprog (Integer Propagation) để tấn công BNN. Tuy nhiên,
nghiên cứu của họ chỉ giới hạn trong việc sử dụng tập dữ liệu MNIST và
Fashion-MNIST, là hai tập dữ liệu hình ảnh đen trắng. Các tác giả [52] đã phân
tích một số tấn công đối nghịch chống lại BNN bằng cách sử dụng tập dữ liệu
CIFAR-10 và ImageNet nhưng chưa đánh giá và thảo luận về kết quả với các
phương pháp cải thiện khả năng phòng thủ cho BNN.
143 trang |
Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 08/11/2024 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình mạng nơ-ron xung trọng số nhị phân hướng tới thực thi trên kiến trúc tính toán trong bộ nhớ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ/ BTTM
ĐINH VĂN NGỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH MẠNG NƠ-RON XUNG
TRỌNG SỐ NHỊ PHÂN HƯỚNG TỚI THỰC THI TRÊN
KIẾN TRÚC TÍNH TOÁN TRONG BỘ NHỚ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI - 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ/ BTTM
ĐINH VĂN NGỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH MẠNG NƠ-RON XUNG
TRỌNG SỐ NHỊ PHÂN HƯỚNG TỚI THỰC THI TRÊN
KIẾN TRÚC TÍNH TOÁN TRONG BỘ NHỚ
Ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 9 52 02 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Bùi Ngọc Mỹ
2. PGS.TS Trịnh Quang Kiên
HÀ NỘI - 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các dữ liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năng 2024
Tác giả luận án
Đinh Văn Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Viện Khoa học và Công
nghệ quân sự. Lời đầu tiên, Nghiên cứu sinh xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
tới các thầy PGS. TS Bùi Ngọc Mỹ và PGS. TS Trịnh Quang Kiên đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ trong toàn bộ quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Viện Khoa học và Công
nghệ quân sự; Thủ trưởng và cán bộ, nhân viên Phòng Đào tạo; Thủ trưởng và
các ban chức năng Viện Điện tử; Thủ trưởng Viện Công nghệ thông tin đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học,
các đồng nghiệp tại Viện Điện tử/ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện
Công nghệ thông tin/ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Học Viện kỹ thuật
quân sự đã tạo điều kiện giúp đỡ và có những ý kiến góp ý quý báu cho Nghiên
cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án này.
Cuối cùng Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình đã luôn
động viên, chia sẻ, ủng hộ, giúp đỡ Nghiên cứu sinh vượt qua khó khăn trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án
Đinh Văn Ngọc
iii
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................... vi
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ ......................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................. xiv
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG HỌC SÂU TRÊN PHẦN CỨNG
NHÚNG TÀI NGUYÊN HẠN CHẾ VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 8
1.1. Học sâu và các bài toán xử lý ảnh ............................................... 8
1.1.1. Lịch sử phát triển trí tuệ nhân tạo ............................................ 8
1.1.2. Học sâu và ứng dụng ................................................................ 11
1.1.3. Các bài toán xử lý ảnh ứng dụng học sâu ................................ 13
1.1.4. Các tác vụ trong bài toán phát hiện đối tượng ......................... 14
1.2. Một số mạng học sâu phù hợp với phần cứng nhúng tiết kiệm
năng lượng và tài nguyên hạn chế ............................................... 18
1.2.1. Giới thiệu hệ thống nhúng ........................................................ 18
1.2.2. Mạng nơ-ron nhị phân .............................................................. 23
1.2.3. Mạng nơ-ron xung .................................................................... 27
1.2.4. Mạng nơ-ron xung nhị phân ..................................................... 31
1.2.5. Tấn công và phòng thủ đối nghịch ........................................... 32
1.3. Tình hình nghiên cứu và các vấn đề còn tồn tại .......................... 36
1.3.1. Cải thiện mạng nơ-ron xung nhị phân ..................................... 36
1.3.2. Tấn công và phòng thủ đối nghịch trên BNN và BSNN ......... 40
1.3.3. Các vấn đề còn tồn tại .............................................................. 41
1.4. Định hướng nghiên cứu của luận án ........................................... 43
1.5. Kết luận chương 1 ....................................................................... 44
Chương 2 MẠNG NƠ-RON XUNG NHỊ PHÂN HƯỚNG TỚI CÁC
THIẾT BỊ EDGE-AI ............................................................................... 45
2.1. Ước lượng các trọng số nhị phân ................................................ 45
2.2. Đề xuất mạng nơ-ron xung với toàn bộ trọng số nhị phân ......... 47
iv
2.2.1. Mạng nơ-ron xung với trọng số nhị phân ................................ 48
2.2.2. Đề xuất một mạng nơ-ron xung với tất cả trọng số nhị phân .. 49
2.2.3. Đề xuất một mạng nơ-ron xung nhị phân với bước thời gian
không đồng nhất ....................................................................... 55
2.2.4. Huấn luyện mạng nơ-ron xung với trọng số nhị phân ............. 57
2.3. Đề xuất kiến trúc tính toán trong bộ nhớ thực thi BSNN ........... 63
2.3.1. Tính toán trong bộ nhớ ............................................................. 63
2.3.2. Tính MAC dựa trên phép tính XNOR ..................................... 65
2.3.3. Tính toán BSNN dựa trên mảng XNOR .................................. 67
2.4. Kết quả thực nghiệm trên các tập dữ liệu phân loại ảnh ............. 71
2.4.1. Cài đặt các tham số huấn luyện ................................................ 71
2.4.2. Ảnh hưởng bước thời gian ....................................................... 72
2.4.3. Ảnh hưởng hệ số tỉ lệ của SNG ............................................... 74
2.4.4. Ảnh hưởng số lần tích lũy tại lớp đầu tiên ............................... 75
2.4.5. Ảnh hưởng độ sâu của cấu trúc mạng ...................................... 77
2.4.6. Ảnh hưởng tính ngẫu nhiên của khối SNG .............................. 77
2.4.7. Các kết quả đánh giá và so sánh BSNN ................................... 78
2.4.8. Hiệu quả của các mô hình BSNN ............................................ 80
2.5. Kết luận Chương 2 ...................................................................... 83
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG PHÒNG THỦ MẠNG
NƠ-RON HỌC SÂU TRƯỚC CÁC TẤN CÔNG ĐỐI NGHỊCH ........... 85
3.1. Tấn công và phòng thủ đối nghịch trên các mạng nơ-ron sâu .... 85
3.1.1. Tấn công đối nghịch ................................................................. 85
3.1.2. Phòng thủ đối nghịch ............................................................... 87
3.2. Đề xuất phương pháp huấn luyện EFAT nhằm cải thiện khả năng
phòng thủ cho BNN trước các tấn công đối nghịch .................... 89
3.3. Tấn công đối nghịch trên mạng nơ-ron nhị phân ........................ 91
3.3.1. Tấn công đối nghịch trên mạng nơ-ron nhị phân ..................... 92
3.3.2. Tấn công đối nghịch trên tập dữ liệu MNIST .......................... 95
3.3.3. Tấn công đối nghịch trên tập dữ liệu CIFAR-10 ..................... 98
3.4. Tấn công đối nghịch trên mạng nơ-ron xung nhị phân ............... 103
3.4.1. Tính toán gradient cho BSNN .................................................. 104
v
3.4.2. Cài đặt thử nghiệm tấn công đối nghịch ................................. 108
3.4.3. Kết quả tấn công và phòng thủ đối nghịch trên BSNN .......... 110
3.5. Kết luận chương 3 ...................................................................... 113
KẾT LUẬN ............................................................................................. 115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 119
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
𝜔 Hệ số tỉ lệ của bộ tạo số stochastic (SNG)
𝜑 Hệ số damping của thuật toán gradient thay thế
𝜎 Độ lệch chuẩn, lớp chuẩn hóa theo batch (BN)
𝜇 Giá trị trung bình, lớp chuẩn hóa theo batch (BN)
𝜃 Ngưỡng của nơ-ron IF
𝜂 Tốc độ học (learning rate)
𝜏 Hệ số được thêm vào mẫu số để tránh chia 0
𝜀 Hệ số nhiễu/ Kích thước bước nhiễu
𝛿 Hệ số khởi tạo tấn công đối nghịch
𝛾 Tham số chia tỷ lệ, lớp chuẩn hóa theo batch (BN)
𝛽 Tham số dịch chuyển, lớp chuẩn hóa theo batch (BN)
𝑦 hoặc Y Nhãn đúng (truth label)
𝑥 hoặc X Ảnh đầu vào chưa thêm nhiễu
𝑤 hoặc 𝑊 Bộ trọng số của mô hình
𝑟 Là số ngẫu nhiên trong khoảng [−𝜔; +𝜔]
𝑝 Là số ngẫu nhiên trong khoảng min(X) và max(X)
𝑛 Số lượng trọng số tại một lớp
𝑀 Tổng số trọng số trong một phép tính MAC
𝐿 Tổng số lớp của mô hình
𝐾 Hệ số tích lũy tại lớp đầu tiên
𝐽 Hàm mất mát của mô hình (Loss)
𝐶 Số lớp phân loại của tập dữ liệu
MP2 Lớp Max Pooling, kích thước nhân là 2 × 2
FC Lớp kết nối đầy đủ
Conv Lớp tích chập
32C3 Lớp tích chập có 32 đầu ra, kích thước nhân là 3 × 3
10FC Lớp kết nối đầy đủ có 10 đầu ra
⊙ Toán tử XNOR
�̅� Ngưỡng thay thế của nơ-ron IF
𝛼𝑙 Hệ số tỉ lệ (trung bình của các giá trị trọng số tuyệt đối
vii
của lớp 𝑙)
𝛻𝑥 Đạo hàm theo 𝑥
𝑥𝑖
𝑎𝑑𝑣 Ảnh đầu vào đã thêm nhiễu ở lần lặp thứ 𝑖
𝑥𝑖−1
𝑎𝑑𝑣 Ảnh đầu vào đã thêm nhiễu ở lần lặp thứ 𝑖 − 1
𝑥𝑎𝑑𝑣 Ảnh đầu vào đã thêm nhiễu
𝑤𝑙 Bộ trọng số giá trị thực của lớp 𝑙
𝑤𝑖𝑗 Bộ trọng số kết nối giữa nơ-ron 𝑖 và nơ-ron 𝑗
𝑤𝑖,𝑗
𝑡,𝑢
Bộ trọng số nhị phân [0, 1]
𝑢𝑖
𝑡−1 Điện thế màng của nơ-ron 𝑖 tại bước thời gian 𝑡 − 1
𝑢𝑖
𝑡 Điện thế màng của nơ-ron 𝑖 tại bước thời gian 𝑡
𝑜𝑗
𝑡 Xung (spikes) đầu vào của nơ-ron 𝑗 tại bước thời gian 𝑡.
𝑖𝑛𝑝𝑡 Xung đầu vào tại bước thời gian 𝑡
𝑋𝑐𝑜𝑛𝑣1 Đầu vào của lớp đầu tiên
𝑊𝑐𝑜𝑛𝑣1
180𝑟𝑜𝑡𝑎𝑡𝑒𝑑 Bộ trọng số tại lớp đầu tiên được xoay 180 độ
𝑈𝑙
𝑡−1 Điện thế màng của lớp 𝑙 tại bước thời gian 𝑡 − 1
𝑈𝑙
𝑡 Điện thế màng của lớp 𝑙 tại bước thời gian 𝑡
𝑁𝑓𝑐_𝑤𝑒𝑖𝑔ℎ𝑡𝑠 Tổng số trọng số của lớp kết nối đầy đủ
𝑁𝑐𝑜𝑛𝑣_𝑤𝑒𝑖𝑔ℎ𝑡𝑠 Tổng số trọng số của lớp tích chập
𝑀1 Tổng số trọng số có giá trị −1 trong một MAC
Π𝑥±𝜀 Hàm projector
𝑤�̃� Bộ trọng số nhị phân của lớp 𝑙
�̃�𝑙
𝑡 Bộ trọng số nhị phân của lớp 𝑙 tại bước thời gian 𝑡
�̃�𝑖𝑗
𝑡 Bộ trọng số nhị phân [−1,+1]
�̅�𝑖
𝑡 Điện thế màng thay thế
AI Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
ALU Đơn vị lô-gic số học (Arithmetic Logic Unit)
ANN Mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Network)
BN Lớp chuẩn hóa theo batch (Batch Normalization)
BNN Mạng nơ-ron nhị phân (Binarized Neural Network)
BPTT Backpropagation Through Time
viii
BSNN
Mạng nơ-ron xung nhị phân (Binarized Spiking Neural
Network)
CIFAR Canadian Institute For Advanced Research
CNN
Mạng nơ-ron tích chập (Convolutional Neural
Network)
Conv Lớp tích chập (Convolutional)
Deep SNN Mạng nơ-ron xung sâu (Deep Spiking Neural Network)
DL Học sâu (Deep Learning)
DNN Mạng nơ-ron sâu (Deep Neural Network)
DRAM
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (Dynamic Random
Access Memory)
Edge-AI
Thiết bị biên có sử dụng trí tuệ nhân tạo (Edge
Artificial Intelligence)
EFAT Enhanced Fast Adversarial Training
FAT Fast Adversarial Training
FC Lớp kết nối đầy đủ (Fully Connected)
FGSM Fast Gradient Sign Method
GAN
Mạng đối nghịch tạo sinh (Generative Adversarial
Networks)
GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
System)
IF Tích lũy và phát xung (Integrate-and-Fire)
IMC Tính toán trong bộ nhớ (In-Memory Computing)
IMC Tính toán trong bộ nhớ (In-Memory Computing)
IoT Internet vạn vật (Internet of Things)
LIF
Tích lũy và kích hoạt có rò rỉ (Leaky Integrate-and-
Fire)
MAC Phép nhân cộng (Multiply-Accumulate)
ML Học máy (Machine Learning)
MLP Lớp Perceptron nhiều tầng (Multi-layer Perceptron)
MNIST
Modified National Institute of Standards and
Technology
ix
PCM Bộ nhớ thay đổi pha (Phase-changing Memory)
PGD Projected Gradient Descent
QR code Mã đáp ứng nhanh (Quick-Response code)
RAM Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Random Access Memory)
ReLU Đơn vị tuyến tính chỉnh lưu (Rectified Linear Unit)
ReRAM Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên điện trở (Resistive RAM)
RNN Mạng nơ-ron hồi quy (Recurrent Neural Network)
SD Giảm gradient (Gradient Descent)
SG Gradient thay thế (Surrogate Gradient)
SGD Stochastic Gradient Descent
SNG Bộ tạo số stochastic (Stochastic Number Generator)
SNN Mạng nơ-ron xung (Spiking Neural Network)
SOT-MRAM Spin Orbit Torque-Magnetoresistive RAM
SRAM
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh
(Static Random Access Memory)
STDP Spike Timing–Dependent Plasticity
STT-BSNN
A Binarized Spiking Neural Network based on
STT-MRAM
STT-MRAM
Spin-transfer torque Magnetoresistive Random Access
Memory
UAV
Phương tiện bay không người lái
(Unmanned Aerial Vehicle)
UGV
Phương tiện mặt đất không người lái
(Unmanned Ground Vehicle)
USV
Phương tiện mặt nước không người lái
(Unmanned Surface Vehicle)
UUV
Phương tiện không người lái dưới biển
(Unmanned Undersea Vehicle)
x
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ
Bản đồ đặc trưng (Feature map) Thông tin đặc trưng của dữ liệu sau mỗi
lớp của mạng nơ-ron nhân tạo
Bộ nhớ bền vững tiềm năng
(Emerging Non-Volatile
Memory)
Là loại bộ nhớ không mất dữ liệu ngay cả
khi không được cấp nguồn điện thuộc
nhóm các công nghệ tiềm năng
Bộ nhớ không bền vững
(Volatile Memory)
Các loại bộ nhớ sẽ mất dữ liệu khi không
được cấp nguồn điện
Bức tường bộ nhớ
(Memory wall)
Rào cản của bộ nhớ trong hệ thống do
phải đọc và ghi dữ liệu thấp hơn khả năng
tính toán
Bước thời gian (Time-step) Số lần tích lũy trong mạng nơ-ron xung
Đầu ra đúng (Ground truth) Là giá trị đúng của đầu ra tập dữ liệu
Điện thế màng
(Membrane potential)
Giá trị tích lũy của nơ-ron trong mạng nơ-
ron xung
Hệ số giảm lần (Damping factor) Một hệ số của thuật toán gradient thay thế
dùng để tính xấp xỉ gradient trong huấn
luyện mạng nơ-ron xung
Huấn luyện (Training) Quá trình tìm ra bộ trọng số tối ưu của các
mạng nơ-ron nhân tạo
Khả năng phòng thủ
(Robustness)
Là khả năng của mạng nơ-ron có thể duy
trì độ chính xác trước các tấn công đối
nghịch
Lớp ẩn (Hidden layer) Các lớp ẩn ở giữa của mạng nơ-ron nhân
tạo
Lớp chuẩn hóa theo batch
(Batch normalization)
Một lớp của mạng nơ-ron nhân tạo dùng
để chuẩn hóa dữ liệu theo nhóm (batch)
Lớp cuối cùng (Last layer) Là lớp cuối cùng (lớp đầu ra) của mạng
nơ-ron nhân tạo
Lớp đầu ra (Output layer) Là lớp cuối cùng (lớp đầu ra) của mạng
nơ-ron nhân tạo
xi
Lớp đầu tiên (First layer) Là lớp đầu tiên (lớp đầu vào) của mạng
nơ-ron nhân tạo
Lớp đầu vào (Input layer) Là lớp đầu tiên (lớp đầu vào) của mạng
nơ-ron nhân tạo
Lớp gộp cực đại (Max pooling) Một lớp của mạng nơ-ron nhân tạo dùng
để giảm kích thước của đầu vào bằng
cách lựa chọn giá trị lớn nhất
Lớp gộp trung bình
(Average pooling)
Một lớp của mạng nơ-ron nhân tạo dùng
để giảm kích thước của đầu vào bằng
cách lựa chọn giá trị trung bình
Lớp kết nối đầy đủ
(Fully connected layer)
Một lớp của mạng nơ-ron nhân tạo với tất
cả nơ-ron được kết nối với nhau
Lớp tích chập
(Convolutional layer)
Một lớp trích xuất đặc trưng của mạng
nơ-ron nhân tạo, sử dụng các phép tính
tích chập
Mã hóa tỉ lệ (Rate coding) Một phương pháp mã hóa ảnh tĩnh thành
các xung theo thời gian, dùng cho các
mạng nơ-ron xung
Mạch đọc dữ liệu đã hiệu chỉnh
(Modified Sense-Amps)
Là một thành phần của kiến trúc tính toán
trong bộ nhớ
Ngưỡng phát (Firing threshold) Giá trị ngưỡng mà nơ-ron xung sẽ quyết
định có tạo ra xung hay không
Nhân bộ lọc (Filter kernel) Là một ma trận sử dụng để lọc (trích xuất)
đặc trưng đầu vào
Quá trình lan truyền ngược
(Backpropagation process)
Quá trình tính toán gradient phục vụ huấn
luyện mạng nơ-ron nhân tạo
Quá trình lan truyền xuôi
(Feedforward process)
Quá trình tính toán giá trị mất mát của
mạng nơ-ron nhân tạo trong huấn luyện
hoặc suy luận
Suy luận (Inference) Quá trình thực thi nhận dạng của các
mạng nơ-ron nhân tạo
Mất mát (Loss) Giá trị sai lệch do mạng nơ-ron tạo ra
xii
giữa đầu ra của mạng và đầu ra đúng
Tấn công đối nghịch
(Adversarial attack)
Phương pháp gây nhiễu vào đầu vào làm
cho mạng nơ-ron đưa ra kết quả sai
Tích hợp và phát xung
(Integrate-and-Fire)
Một loại hàm kích hoạt của mạng nơ-ron
xung
Trọng số (Weight) Các hệ số của mạng nơ-ron nhân tạo
Xung (spike) Là đầu vào và đầu ra tại các nơ-ron của
mạng nơ-ron xung
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cấu trúc mạng nơ-ron và tham số huấn luyện ............................ 72
Bảng 2.2 Độ chính xác của FBW-SNN với các hệ số tỉ lệ khác nhau ....... 75
Bảng 2.3 Độ chính xác phân loại của BSNN với các cấu trúc mạng
khác nhau .................................................................................... 77
Bảng 2.4 Độ chính xác của NUTS-BSNN ảnh hưởng bởi tính ngẫu nhiên 78
Bảng 2.5 So sánh độ chính xác của các BSNN .......................................... 79
Bảng 2.6 Số lượng trọng số và số phép tính MAC của mô hình
FBW-SNN với một bước thời gian ............................................. 81
Bảng 3.1 Tấn công đối nghịch trên mô hình BNN .................................... 98
Bảng 3.2 Cấu trúc mạng và các tham số huấn luyện BSNN ..................... 108
xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1 Trí tuệ nhân tạo, học máy và học sâu ......................................... 9
Hình 1.2 Bài toán phát hiện đối tượng ứng dụng trong thực tế ................ 13
Hình 1.3 Các tác vụ của bài toán phát hiện đối tượng .............................. 15
Hình 1.4 Phân tầng các loại thiết bị .......................................................... 23
Hình 1.5 Minh họa phép nhân và phép cộng được thay thế bằng các
phép tính theo bit XNOR và POPCOUNT ................................ 24
Hình 1.6 Minh họa hoạt động một nơ-ron của SNN ................................. 27
Hình 1.7 Sự khác nhau giữa ANN và SNN ............................................... 29
Hình 1.8 So sánh các khối cơ bản của BNN và BSNN ............................ 32
Hình 1.9 Minh họa tấn công đối nghịch [32] ............................................ 33
Hình 1.10 Nguyên lý của tấn công đối nghịch .......................................... 34
Hình 2.1 Các khối cơ bản BSNN (minh họa tại một bước thời gian) ....... 48
Hình 2.2 Các khối cơ bản của FBW-SNN ................................................ 50
Hình 2.3 Hoạt động của các xung tại nơ-ron IF ........................................ 51
Hình 2.4 Bộ tạo số ngẫu nhiên cho các trọng số ....................................... 53
Hình 2.5 Mã hóa tỉ lệ cho hình ảnh đầu vào .............................................. 54
Hình 2.6 Các khối lớp đầu vào của BSNN: a) BSNN với các trọng số thực;
b) FBW-BSNN với các trọng số nhị phân; c) NUTS-BSNN với K
bộ trọng số nhị phân .................................................................. 56
Hình 2.7 Ảnh đầu vào của tập dữ liệu CIFAR-10 được mã hóa theo mã hóa tỉ
lệ với các bước thời gian khác nhau .......................................... 59
Hình 2.8 Hai kiến trúc In-Memory Computing. a) Bulk bitwise Computing
b) Crossbar Array Computing [11] ............................................ 64
Hình 2.9 Thành phần MAC lớp tích chập của BSNN .............................. 67
Hình 2.10 Một kiến trúc IMC dự đoán sử dụng mảng XNOR ................. 68
xv
Hình 2.11 Thực thi tại lớp đầu vào của NUTS-BSNN ............................. 70
Hình 2.12 Độ chính xác phân loại của BSNN với các trọng số giá trị thực
tại lớp đầu vào và đầu ra khi thay đổi bước thời gian ................ 73
Hình 2.13 Phân bố của bộ trọng số lớp đầu vào ........................................ 74
Hình 2.14 Độ chính xác của NUTS-BSNN