Luận án Nghiên Quản lý nguồn nhân lực thông tin. Thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam

Kết quả khảo sát cho thấy, thành phần tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại các thư viện đại học tự chủ đa dạng hơn so với thư viện đại học chưa tự chủ. Không chỉ mỗi Ban giám đốc tham gia, việc lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại các thư viện đại học tự chủ đã mở rộng thành phần đến các trưởng bộ phận và nhân viên thư viện. Điều này thể hiện được tinh thần cầu thị của viên chức quản lý, phát huy được trí tuệ tập thể cũng như tạo thêm động lực cho nhân viên thư viện lao động và cống hiến. Tuy nhiên, tỷ lệ các thư viện mở rộng thành phần tham gia vào việc lập kế hoạch chưa nhiều, chủ yếu vẫn tập trung ở các thư viện tự chủ. Các thư viện chưa tự chủ đa phần vẫn do Ban giám đốc trực tiếp lập kế hoạch mà không có sự tham gia của các thành phần khác. Do đó, các thư viện cũng cần cân nhắc và xem xét tới việc mở rộng thành phần tham gia cũng như trách nhiệm tham gia của mỗi thành phần trong việc lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thư viện. Nhìn trên tổng thể, công tác hoạch định nguồn nhân lực tại các thư viện đại học còn chưa được thực hiện đầy đủ và hoàn thiện 5 nội dung theo quy trình, trong đó thư viện đại học chưa tự chủ còn bộc lộ nhiều hạn chế hơn so với các thư viện đại học tự chủ. Cụ thể là tỷ lệ thư viện đại học chưa tự chủ thực hiện các nội dung trong quy trình hoạch định nguồn nhân lực thấp hơn so với các thư viện đại học tự chủ; việc lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và cụ thể hóa bằng các văn bản chính thức cũng đạt tỷ lệ chưa cao và đặc biệt, thành phần tham gia trong việc lập kế hoạch mới chỉ dừng đến trưởng bộ phận mà chưa mở rộng tới nhân viên thư viện. Hoạch định nguồn nhân lực là nội dung rất quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý, nhất là trong bối cảnh các trường đại học đang dần chuyển sang cơ chế tự chủ đại học như hiện nay. Bởi hoạch định nguồn nhân lực giúp các thư viện thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho việc triển khai các hoạt động, đảm bảo xếp đúng người, đúng việc vào đúng thời điểm cần thiết, giúp các thư viện luôn sẵn sàng có đủ nhân lực, luôn trong trạng thái chủ động, gắn kết các hoạt động quản trị nhân lực lại với nhau, đồng thời góp phần gắn bó, xây dựng mối quan hệ tốt giữa nguồn nhân lực và thư viện. Hoạch định nguồn nhân lực giúp cho thư viện chủ động đánh giá được các khó khăn và tìm giải pháp khắc phục đúng đắn; xác định rõ khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và định hướng tương lai của thư viện; tăng cường sự tham gia của những người quản lý trực tiếp vào quá trình hoạch định chiến lược; nhận rõ các hạn chế và cơ hội của nguồn nhân lực bên trong thư viện. Do đó, trong thời gian tới, hoạt động này cần được các thư viện đại học quan tâm và hoàn thiện hơn nữa.

pdf231 trang | Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 08/11/2024 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên Quản lý nguồn nhân lực thông tin. Thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI NGUYỄN THANH THỦY QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN HÀ NỘI - 2024 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI NGUYỄN THANH THỦY QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện Mã số: 62320203 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN THANH HÀ NỘI, 2024 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu của luận án trung thực. Trong quá trình thực hiện luận án, việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn rõ ràng, đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thanh Thủy 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. 2 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................... 10 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện ............................... 16 1.3. Thư viện đại học và những đặc thù trong quản lý nguồn nhân lực ....................... 46 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 58 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ............................................... 60 2.1. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nguồn nhân lực .................................. 60 2.2. Các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện .................. 99 2.3. Đánh giá chất lượng quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện ...................... 106 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại các thư viện đại học ở Việt Nam ............................................................................................................................. 115 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 123 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ................. 124 3.1. Tăng cường đổi mới mô hình quản lý nguồn nhân lực ........................................ 124 3.2. Tăng cường tự chủ đại học .................................................................................. 137 3.3. Hoàn thiện các nội dung quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện ................ 141 3.4. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực thông tin - thư viện ...................................... 145 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 149 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 153 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 162 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGĐ Ban giám đốc CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học KH & CN Khoa học và công nghệ KPIs (Key Performance Indicators) Các chỉ số hiệu suất cốt yếu NCS Nghiên cứu sinh NCT Nhu cầu tin NDT NVTV Người dùng tin Nhân viên thư viện NL Nhân lực NLĐ Người lao động NNL Nguồn nhân lực NNL TT -TV Nguồn nhân lực thông tin - thư viện QL Quản lý QL NNL Quản lý nguồn nhân lực QL NNL TT- TV Quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện SP&DV TT Sản phẩm và dịch vụ thông tin TT TT -TV Trung tâm Thông tin - Thư viện TT -TV Thông tin - Thư viện VH TT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch VTVL VCQL Vị trí việc làm Viên chức quản lý 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Danh mục vị trí việc làm tại thư viện đại học ................................................. 132 Bảng 3.2: Cấu trúc bản mô tả vị trí việc làm tại thư viện đại học................................... 134 Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ thư viện thực hiện các nội dung hoạch định nguồn nhân lực ............... 63 Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ các thư viện lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ........................... 64 dưới dạng văn bản chính thức ........................................................................................... 64 Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ thành phần tham gia lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ............. 65 Biểu đồ 2.4. Các bước thư viện phối hợp thực hiện trong quy trình tuyển dụng .............. 68 Biểu đồ 2.5. Mức độ phù hợp giữa nội dung thi tuyển với vị trí công việc ...................... 69 Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ thư viện đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc ......................... 70 của nhân sự được tuyển dụng ............................................................................................ 70 Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ các thư viện tiến hành xây dựng vị trí việc làm ................................... 72 Biểu đồ 2.8. Tỉ lệ thư viện xây dựng và ban hành chính thức bản mô tả công việc ......... 73 Biểu đồ 2.9. Tỉ lệ thư viện sử dụng các căn cứ để bố trí nhân sự ..................................... 75 Biểu đồ 2.10. Tần suất kiểm tra thực hiện công việc ........................................................ 76 Biểu đồ 2.11. Nội dung kiểm tra thực hiện công việc ....................................................... 77 Biểu đồ 2.12. Thời điểm kiểm tra thực hiện công việc ..................................................... 78 Biểu đồ 2.13. Tỉ lệ thư viện sử dụng công cụ để đánh giá nguồn nhân lực ...................... 79 Biểu đồ 2.14. Tần suất đánh giá tại thư viện ..................................................................... 80 Biểu đồ 2.15. Tỉ lệ nhân viên thư viện tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ................. 84 Biểu đồ 2.16. Nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân viên thư viện ............ 84 Biểu đồ 2.17. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân viên thư viện .......................... 86 Biểu đồ 2.18. Lý do nhân viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ............................. 87 Biểu đồ 2.19. Chế độ hỗ trợ cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ......... 88 Biểu đồ 2.20. Tỉ lệ viên chức quản lý tham gia các khóa về công tác quản lý ................. 89 Biểu đồ 2.21. Nội dung các khóa quản lý đối với viên chức quản lý thư viện ................. 90 Biểu đồ 2.22. Hình thức trả lương tăng thêm tại các thư viện .......................................... 93 Biểu đồ 2.23. Tỉ lệ các thư viện xây dựng danh mục hệ số lương theo vị trí việc làm..... 93 Biểu đồ 2.24. Tỉ lệ các thư viện được hưởng chế độ phụ cấp độc hại .............................. 96 Biểu đồ 2.25. Tỉ lệ thư viện đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bên ngoài ............ 99 Biểu đồ 2.26. Tỉ lệ thư viện đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bên trong .......... 102 Biểu đồ 2.27. Tỉ lệ về giới tính nguồn nhân lực tại thư viện đại học .............................. 106 Biểu đồ 2.28. Tỉ lệ nguồn nhân lực theo độ tuổi tại thư viện đại học ............................. 107 Biểu đồ 2.29. Tỉ lệ nguồn nhân lực thư viện đại học theo thâm niên công tác ............... 108 Biểu đồ 2.30. Tỉ lệ nguồn nhân lực thư viện đại học theo thời điểm tốt nghiệp gắn với thâm niên công tác ........................................................................................................... 109 Biểu đồ 2.31. Tỉ lệ nguồn nhân lực thư viện đại học theo trình độ học vấn ................... 110 Biểu đồ 2.32. Tỉ lệ nhân viên thư viện theo chuyên ngành đào tạo ................................ 111 Biểu đồ 2.33. Tỉ lệ viên chức quản lý thư viện theo chuyên ngành đào tạo ................... 112 Biểu đồ 2.34. Tỉ lệ nhân viên thư viện đánh giá mức độ hài lòng .................................. 113 về môi trường làm việc ................................................................................................... 113 Biểu đồ 2.35. Mức độ hài lòng của nhân viên thư viện về vị trí công việc .................... 114 Biểu đồ 2.36. Mức độ hài lòng của nhân viên thư viện về chính sách đãi ngộ............... 115 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh, kinh tế tri thức đã được nhiều nước trên thế giới lựa chọn làm chiến lược phát triển của quốc gia. Điều này gắn liền với việc phải coi trọng nguồn nhân lực và quan tâm phát triển nguồn nhân lực. Có như vậy mới có thể sử dụng chất xám trong mọi lĩnh vực và lấy tri thức là động lực, công cụ phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kinh tế tri thức gắn liền với việc phát triển nguồn nhân lực, nhiều quốc gia coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế và xã hội. Có thể nói, nguồn nhân lực quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Do đó, nguồn nhân lực càng có chất lượng cao bao nhiêu thì việc phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã xác định lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã chỉ rõ, để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã khẳng định con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) xác định nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhấn mạnh “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”[14]. Tại Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021), Đảng đã có nhiều định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 trong đó liên quan đến nguồn nhân lực và nhấn mạnh: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ đạo: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa 5 học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững”[21]. Nhiều chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành về vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trong đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo và chuyển đổi số trường đại học. Chỉ với nền giáo dục hiện đại mới có thể đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để thực hiện được trọng trách này, các trường đại học đang từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Trong công cuộc đổi mới đó, không thể không nói đến vai trò to lớn của các thư viện đại học, bộ phận cấu thành trường đại học có nhiệm vụ cung cấp thông tin, học liệu, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cũng như hỗ trợ hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nói một cách khác, các trường đại học khó có thể đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao nếu thiếu thư viện vì nguồn nhân lực thông tin - thư viện đại học góp phần đắc lực trong việc biến thông tin thành tri thức và còn là “người thầy thứ hai” của đông đảo sinh viên, tạo ra những con người có khả năng tự học thường xuyên, biết chọn lọc, xử lý thông tin, có khả năng sáng tạo tri thức và hội nhập quốc tế. Mặc dù có vai trò to lớn, song nguồn nhân lực thông tin - thư viện đại học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học bởi đa phần họ vẫn thiếu kiến thức về công nghệ thông tin, kiến thức chuyên ngành của trường nơi họ công tác, chưa làm chủ được chuyển đổi số cũng như ứng dụng ngoại ngữ vào công việc. Để khắc phục tình trạng này, thư viện các trường đại học đã quan tâm nhiều hơn tới nguồn nhân lực và hoạt động quản lý nguồn nhân lực.Tuy nhiên, chất lượng quản lý nguồn nhân lực trong các trường đại học vẫn chưa được đánh giá đạt yêu cầu, nhất là các trường chưa áp dụng cơ chế tự chủ và chưa áp dụng mô hình quản lý nguồn nhân lực theo vị trí việc làm. Tại nhiều thư viện, việc tuyển dụng đầu vào căn cứ vào bằng cấp chuyên môn mà bỏ qua năng lực thực hiện công việc dẫn đến việc nhân sự được tuyển dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc và hệ quả của nó là việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực cũng thiếu hiệu quả; Công tác đánh giá nguồn nhân lực được tiến hành một cách chung chung mà không gắn với các chỉ số đo lường kết quả thực thi công việc; Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho họ chưa được chú trọng thường xuyên;Vấn đề trả lương, thưởng và các chế độ chính sách khác chưa đảm bảo được sự công bằng. Chính những hạn chế này đã làm cho nguồn nhân lực chưa phát huy được hết khả năng lao động góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin - thư viện, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu trong nhà trường. 6 Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam nhằm hoàn thiện đội ngũ nhân lực thông tin - thư viện, góp phần cùng trường đại học hoàn thành tốt sứ mệnh đào tạo. Xuất phát từ vấn đề đặt ra, NCS lựa chọn đề tài: “Quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam”. Luận án đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận công tác quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện; Phân tích thực trạng những hạn chế và nguyên nhân kìm hãm chất lượng trong quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích và làm rõ thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam; Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các trường đại học công lập ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 đến nay (đây là mốc thời gian kết thúc giai đoạn thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 theo Nghị quyết 77/NQ-CP. Triển khai Nghị quyết này, các cơ sở giáo dục đại học dần từng bước chuyển đổi sang cơ chế tự chủ). 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu: 1. Quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam đã được thực hiện theo cách thức quản lý nào và đạt chất lượng ra sao? 7 2. Giải pháp nào là phù hợp giúp nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam? 4.2. Giả thuyết khoa học - Hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong các thư viện đại học ở Việt Nam đã được thực hiện nhưng chất lượng chưa cao do chưa áp dụng cơ chế tự chủ và mô hình quản lý nguồn nhân lực theo vị trí việc làm. - Trong thời gian tới, nếu các thư viện đại học ở Việt Nam áp dụng cơ chế tự chủ và mô hình quản lý nguồn nhân lực theo vị trí việc làm sẽ đảm bảo hoạt động quản lý nguồn nhân lực đạt chất lượng cao. 5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Hướng tiếp cận Luận án tiếp cận theo hướng liên ngành giữa khoa học quản lý và khoa học thư viện về quản lý nguồn nhân lực. 5.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: Luận án được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng, của Nhà nước để tiếp cận và giải quyết vấn đề. * Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin, tác giả luận tiến hành phân tích và hệ thống hóa các quan điểm lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện đại học để nhận định các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Sau khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện đại học, tác giả đối sánh các quan điểm tiếp cận, phương thức triển khai, kết quả thực hiện, các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện để có bức tranh tổng thể về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này để thống kê các số liệu điều tra, thu thập từ các phiếu khảo sát. - Phương pháp điều tra xã hội học: Luận án tiến hành điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Thông qua phương pháp này, tác giả đã thu thập được khối lượng thông tin đa dạng, đa chiều, khách quan để đánh giá thực trạng. Từ đó có cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại 8 các trường đại học ở Việt Nam. Nhằm phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam, luận án đã tiến hành phân các thư viện đại học theo các tầng như sau: Tầng thứ nhất: Phân chia theo đặc điểm địa lý vùng miền, bao gồm: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Tầng thứ hai: Phân chia theo cơ chế quản lý các trường đại học, bao gồm: đại học đã tự chủ và đại học chưa tự chủ. Trên cơ sở kết quả phân tầng, tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên từ mỗi tầng. Để đạt được độ chính xác mong đợi là 80%, luận án có sử dụng công thức tính cỡ mẫu Yamane: n= 𝑁 1+𝑁(𝑒)2 = 237 1+237(0,2)2 = 22,61. Trong đó: - n là cỡ mẫu - N là tổng số mẫu (Tổng số trường đại học tại Việt Nam là 237 trường) - e là sai số (độ chính xác mong đợi 80% tương đương sai số = 0,2) Như vậy, cỡ mẫu mà luận án tiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_quan_ly_nguon_nhan_luc_thong_tin_thu_vien_tai.pdf
  • pdf2.Tom tat luan an Tieng Viet- Nguyen Thanh Thuy (2).pdf
  • pdf3.Tom tat luan an Tieng Anh- Nguyen Thanh Thuy (2).pdf
  • pdf4.Dong gop moi cua luan an Tieng Viet- Nguyen Thanh Thuy (1).pdf
  • pdf5.Dong gop moi luan an Tieng Anh- Nguyen Thanh Thuy (1).pdf
  • pdf6.Trich yeu luan an Tieng Viet- Nguyen Thanh Thuy (1).pdf
  • pdf7.Trich yeu luan an Tieng Anh- Nguyen Thanh Thuy (1).pdf
  • pdf285 QĐ Hội đồng Tiến sĩNguyễn Thanh Thủy.pdf