Luận án Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở thủ đô Viêng Chăn

Chủ nghĩa Mác - Lênin đặt con người ở vị trí cao nhất, nguồn tài sản quý giá của sự phát triển. Xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người mới phát triển toàn diện về phẩm chất, trí tuệ, văn hoá, năng lực, thể lực, sống bình đẳng, tự do, ấm no và hạnh phúc là động lực to lớn cho sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hoá và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra của cải vật chất với hiệu quả cao. Với sự ra đời của các ngành khoa học và công nghệ cao, sản xuất hiện đại, việc sử dụng lao động trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao phổ biến hơn. Nguồn lực con người thực sự là yếu tố lâu bền, chủ yếu nhất, nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia và toàn nhân loại. Các dân tộc Lào vốn có truyền thống đoàn kết, nhân ái, cần cù lao động. Trong quá trình đổi mới, Đảng nhân dân cách mạng Lào quan tâm nhiều hơn đến con người trên các mặt nâng cao dân trí, văn hoá và thu nhập, khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ. Đời sống vật chất, văn hoá của phần lớn nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, do trải qua nhiều năm chiến tranh, điểm xuất phát thấp về kinh tế, mức sống của nhân dân còn thấp và còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn; chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp; trình độ văn hoá, dân trí và các chỉ số phát triển con người còn thấp; việc làm đang là vấn đề gay gắt. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn về vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển đất nước. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào xác 2 định: "Phải coi nguồn lực con người là yếu tố quyết định, ưu tiên hàng đầu của sự phát triển., Phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội" [135]

pdf184 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở thủ đô Viêng Chăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh SƯ LAO SÔ TU KY nguån nh©n lùc cho ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë thñ ®« viªng ch¨n luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ hµ néi - 2014 häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh SƯ LAO SÔ TU KY nguån nh©n lùc cho ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë thñ ®« viªng ch¨n Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS HOÀNG THỊ BÍCH LOAN hµ néi - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Sư Lao Sô Tu Ky MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài ở nước ngoài 7 1.2.Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài ở Lào 18 1.3. Đánh giá kết quả công trình khoa học đã nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 21 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 23 2.1. Cơ sở lý luận chung về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội 23 2.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 50 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và bài học kinh nghiệm cho Thủ đô Viêng Chăn 61 Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN GIAI ĐOẠN 2006 - 2013 79 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn 79 3.2. Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn 87 3.3. Đánh giá chung 115 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN ĐẾN NĂM 2020 126 4.1. Phương hướng chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn 126 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn 135 KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CĐ : Cao đẳng CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐH : Đại học GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HDI : Chỉ số phát triển con người NDCM : Nhân dân cách mạng ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức THPT : Trung học phổ thông THCN : Trung học chuyên nghiệp WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 2.1: Dự báo tỷ lệ lao động qua đào tạo 34 Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Việt Nam 36 Bảng 2.3: Chỉ số HDI của Lào và thế giới 39 Bảng 2.4: Quan hệ giữa GDP với HDI 42 Bảng 2.5: Đầu tư cho giáo dục từ GDP và ngân sách Nhà nước 44 Bảng 2.6: Bình quân thu nhập đầu người và tuổi thọ của dân số các nước 47 Bảng 2.7: Giáo dục đại học và cao đẳng 63 Bảng 3.1: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP của Thủ đô Viêng Chăn 81 Bảng 3.2: Tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế Thủ đô 82 Bảng 3.3: Diện tích, dân số các đơn vị Thủ đô Viêng Chăn năm 2013 83 Bảng 3.4: Tình hình lao động và việc làm ở Thủ đô Viêng Chăn năm 2002, 2010, 2013 87 Bảng 3.5: Số học sinh tốt nghiệp các trường 88 Bảng 3.6: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số của Thủ đô Viêng Chăn 88 Bảng 3.7: Quy mô và cơ cấu dân số ở Thủ đô Viêng Chăn 89 Bảng 3.8: Cơ cấu dân số Thủ đô so với cả nước năm 2013 90 Bảng 3.9: Nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ở Thủ đô Viêng Chăn năm 2002 và 2013 92 Bảng 3.10: Số lượng lao động được đào tạo nghề tại Thủ Viêng Chăn trong các giai đoạn năm 2005, 2010, 2013 99 Bảng 3.11: Chất lượng dịch vụ y tế của Thủ đô giai đoạn (2005 -2010) 103 Bảng 3.12: Trình độ cán bộ công chức Thủ đô Viêng Chăn năm 2001 - 2013 105 Bảng 3.13: Số lượng và cơ cấu lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế 112 Bảng 4.1: Dự kiến tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2030 126 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1: Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ở Thủ đô biến động qua các năm 93 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu trình độ của cán bộ, giáo viên dạy nghề năm 2013 98 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu đào tạo nghề trình độ chuyên môn kỹ thuật tại thủ đô Viêng Chăn năm 2005-2013 100 Biểu đồ 3.4: Chuyển dịch cơ cấu trình độ của cán bộ quản lý Thủ đô Viêng Chăn qua các giai đoạn 106 1MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ nghĩa Mác - Lênin đặt con người ở vị trí cao nhất, nguồn tài sản quý giá của sự phát triển. Xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người mới phát triển toàn diện về phẩm chất, trí tuệ, văn hoá, năng lực, thể lực, sống bình đẳng, tự do, ấm no và hạnh phúc là động lực to lớn cho sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hoá và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra của cải vật chất với hiệu quả cao. Với sự ra đời của các ngành khoa học và công nghệ cao, sản xuất hiện đại, việc sử dụng lao động trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao phổ biến hơn. Nguồn lực con người thực sự là yếu tố lâu bền, chủ yếu nhất, nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia và toàn nhân loại. Các dân tộc Lào vốn có truyền thống đoàn kết, nhân ái, cần cù lao động. Trong quá trình đổi mới, Đảng nhân dân cách mạng Lào quan tâm nhiều hơn đến con người trên các mặt nâng cao dân trí, văn hoá và thu nhập, khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ... Đời sống vật chất, văn hoá của phần lớn nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, do trải qua nhiều năm chiến tranh, điểm xuất phát thấp về kinh tế, mức sống của nhân dân còn thấp và còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn; chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp; trình độ văn hoá, dân trí và các chỉ số phát triển con người còn thấp; việc làm đang là vấn đề gay gắt. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn về vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển đất nước. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào xác 2định: "Phải coi nguồn lực con người là yếu tố quyết định, ưu tiên hàng đầu của sự phát triển..., Phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội" [135]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định rõ hơn, coi đây là khâu đột phá: "Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt về mặt xây dựng và bồi dưỡng trình độ của cán bộ cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển" [136]. Trong đó, phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đầu tư cho giáo dục - đào tạo và y tế; sử dụng hiệu quả kinh tế tri thức, đặc biệt là nhân tài; đào tạo lực lượng lao động và chuyên môn hoá, đào tạo các nhà kinh doanh, nhà quản lý,... để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao về trí thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm chủ khoa học - công nghệ trong sự phát triển. Nguồn nhân lực trở thành một trong những yếu tố then chốt, có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm kinh tế - chính trị, khoa học kỹ thuật và văn hoá - xã hội của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Viêng Chăn có nhiều lợi thế thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, sau hơn 25 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Đảng bộ, Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn đã có nhận thức rõ hơn; đề ra nhiều chủ trương mới khuyến khích đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hơn nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô. Tuy nhiên, cho đến nay đời sống của nhân dân lao động các dân tộc Lào anh em còn rất khó khăn, do đó quá trình phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô Viêng Chăn còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô và của đất nước Lào nói chung có số lượng ít, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế khu 3vực và quốc tế hiện nay. Trong bối cảnh khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục phát triển nhảy vọt với trình độ ngày càng cao, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Lào đang được đẩy mạnh; để xây dựng và phát triển Thủ đô Viêng Chăn xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của cả nước; có kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng cao, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh củng cố phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô Viêng Chăn đặt ra hết sức nặng nề. Với các lý do nêu trên luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài "Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn" được tác giả nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá, có những giải pháp hữu hiệu, tạo sự chuyển biến về chất đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án được nghiên cứu, nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá thực trạng làm rõ cơ sở thực tiễn nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013; đề xuất một số giải pháp chủ yếu, kiến nghị nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung vào làm rõ các nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương ở Việt Nam; 4- Trình bày thực trạng, phân tích, đánh giá thực tiễn nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020. - Kiến nghị về tổ chức thực hiện các giải pháp, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn dưới góc độ kinh tế chính trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội là một đề tài có phạm vi rộng lớn và phức tạp. Phạm vi tập trung nghiên cứu của luận án như sau: - Về không gian nghiên cứu ở Thủ đô Viêng chăn. - Về nội dung: nghiên cứu chủ yếu các mặt của chất lượng nguồn nhân lực như giáo dục đào tạo, dân số, chăm sóc sức khoẻ... - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 đến năm 2013. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về nguồn nhân lực; lý luận hiện đại phổ biến hiện nay về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. 4.2. Phương pháp luận - Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận. - Luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp trừu 5tượng hoá khoa học, phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tiếp cận có hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. - Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp kế thừa, sử dụng kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học trên góc độ kinh tế chính trị có liên quan đến đề tài. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên, mới mẻ nghiên cứu hệ thống về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn. Qua đó, luận án sẽ góp phần làm rõ những vấn đề chung cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực như: - Khái niệm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. - Làm rõ những tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. - Luận giải rõ vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thấy được sự cần thiết khách quan của nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn. - Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động nghiên cứu lý luận về phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn. Luận án có giá trị mới có thể vận dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các trường đại học, đặc biệt là trong hệ thống các trường chính trị ở nước CHDCND Lào hiện nay. 67. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Chương 3: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2006 - 2013. Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020. 7Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ở NƯỚC NGOÀI - Cuốn sách The East Asian Miracle: economic growth and public policy (Thần kỳ Đông Á: phát triển kinh tế và chính sách công) của World Bank (1993); bài viết Inequality and growth reconsidered: lesson from East Asia (Xem xét lại sự bất bình đẳng và tăng trưởng: những bài học từ Đông Á) của Nancy Birdsal, David Ross, và Richarch Sabot (1995) [182] đã phân tích và khẳng định: một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các nước Đông Á có giai đoạn tốc độ phát triển kinh tế tăng gấp hai, ba lần các nước phát triển ở Âu - Mỹ, tạo nên thần kỳ Đông Á, chính là do có chính sách đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các nước này . - Công trình nghiên cứu của các chuyên gia Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB: Asean Development Bank - 2005) [185] đã đưa ra cảnh báo với các quốc gia đang phát triển sẽ có nguy cơ rơi vào 3 cái bẫy kỹ năng thấp nếu thiếu quan tâm đầu tư vào vốn con người. Ba cái bẫy đó là: Một là: Kỹ năng của người lao động thấp, lao động ít được đào tạo, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh thấp. Nếu cố gắng khai thác lợi thế chi phí tiền lương thấp thì có thể rơi vào vòng luẩn quẩn. Hai là: Công nghệ thấp, công nhân không có đủ kỹ năng để làm chủ và vận hành máy móc thiết bị hiện đại, không khai thác hết công suất máy móc, thiết bị, gây lãng phí. Hậu quả lâu dài là không có động lực đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và nâng cao trình độ công nghệ, năng suất sẽ tiếp tục giảm. Ba là: Người lao động ít sáng kiến, sáng tạo do thiếu tích luỹ kiến thức và kỹ năng thông qua giáo dục - đào tạo . - Bài viết Asia's four little dragons: a comparison of the role of education in their development (Bốn con rồng nhỏ châu Á: một sự so sánh về 8vai trò của giáo dục trong phát triển) của Paul Moris (1996); bài Another look at East Asia Miracle (Một cái nhìn khác về thần kỳ Đông Á) của Ranis G (1996) [183]. Các tác giả đã lấy ví dụ minh chứng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… trở thành những con rồng Châu Á ở những thập kỷ cuối thế kỷ XX và tiếp tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, ổn định trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, cũng là nhờ đều quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo, có chiến lược đúng đắn phát triển nguồn nhân lực quốc gia, chú trọng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. - Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước [188]. Nội dung trong cuốn sách này chủ yếu phân tích về năng lực làm việc cán bộ công chức, khối doanh nghiệp Nhà nước. Xây dựng khung năng lực tiêu chuẩn trên cơ sở đó phân loại năng lực; Đồng thời mô tả công việc chuyên môn của một số công việc chuyên trách yêu cầu nhân lực chất lượng cao như: Phụ trách đào tạo trong một cơ quan Nhà nước, công việc của một thủ trưởng đơn vị trong doanh nghiệp Nhà nước… . - Cuốn sách Human resource policy and economic development (Chính sách nguồn nhân lực và phát triển kinh tế) xuất bản năm 1990, tái bản năm 1991 của Ngân hàng Phát triển châu Á [184], đề cập đến chính sách và xu hướng phát triển kinh tế, biến đổi cơ cấu lao động, nguồn nhân lực lao động ở các nước đang phát triển ở châu Á. - Landanov and Pronicov (1991), Tuyển chọn và quản lý công nhân viên chức ở Nhật Bản [186]. Đây là sách tham khảo tập trung vào quy trình bắt buộc khi tuyển chọn lao động với công chức Nhật Bản; Đồng thời nêu những yêu cầu cơ bản buộc khi quản lý công nhân viên chức, phân tích những ưu điểm của quy trình đồng bào nên những hạn chế đã và đang bộc lộ của quy trình trên. - Bushmarrin (2002), Trí tuệ hoá lao động ở các nước có nền kinh tế thị trường [187]. Trọng tâm của công trình nghiên cứu là luận điểm về vai trò quyết định của cá nhân trong hoạt động sống của công ty. Các công ty hiện nay 9đều mong muốn nói đến chính sách cán bộ có tính chất chiến lược, nhằm đào tạo, tiếp nhân và cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng sang tạo đến tất cả các khâu sản xuất. - Cuốn sách "International Differences in Growth Rates" (1994) [180], trong phần bàn về vai trò vốn nhân lực đối với quá trình tăng trưởng của các quốc gia trong thời gian gần đây, các tác giả đưa ra kết luận chung về vai trò ngày càng quan trọng của vốn nhân lực. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của nhân lực trình độ cao trong việc tiếp thu tri thức khoa học - công nghệ hiện đại để tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho mỗi quốc gia. - GS. TS Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội [59]. Cuốn sách này gồm 6 chương trình bày: Dân số - cơ sở tự nhiên hình thành nguồn lực xã hội; nguồn nhân lực và những đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội vào sản xuất xã hội; việc tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức phân bổ dân cư và nguồn nhân lực xã hội. Tác giả đã tham khảo và sử dụng nội dung của cuốn sách liên quan tới luận án như các khái niệm về nguồn lực xã hội; vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH; những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam; các hình thức phát triển nguồn nhân lực; chính sách và quản lý sự phát triển nguồn nhân lực. - TS. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [75]. Cuốn sách này gồm có 3 chương: Chương 1: Phát triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Chương 2: Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở nước ta hiện nay - thực trạng và một số định hướng chủ yếu. Chương 3: Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho CNH, HĐH trên cơ sở lấy phát triển giáo dục và đào tạo làm "Quốc sách hàng đầu" . 10 - Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế- xã hộ
Luận văn liên quan