Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), là thành viên của cộng đồng kinh tế các nước Đông
Nam Á (AEC). Trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, Việt
Nam cần phải nhanh chóng thúc đẩy cải cách, phát triển, hiện đại hoá cơ chế,
chính sách quản lý kinh tế nói chung và chính sách quản lý kinh tế đối ngoại,
chính sách thương mại, chính sách quản lý nhà nước về hải quan nói riêng để
thích ứng với tình hình mới nhằm vừa tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương
mại quốc tế vừa đảm bảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật,
đảm bảo an ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế quốc gia.
Theo các văn bản pháp quy của Nhà nước, Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ
thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu theo quy định của Luật Hải quan và quy định khác của pháp luật có liên
quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
198 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân lực để hiện đại hóa hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN TRÁNG
NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN
VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN TRÁNG
NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN
VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN XUÂN THỦY
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Văn Tráng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9
1.1. Những công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến phạm vi
nghiên cứu của đề tài 9
1.2. Đánh giá khái quát về kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học đã công bố và những vấn đề cần được đi sâu nghiên
cứu tiếp 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN
ĐẠI HÓA HẢI QUAN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 30
2.1. Khái quát chung về nhân lực hiện đại hóa hải quan trong hội
nhập quốc tế 30
2.2. Tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực đáp ứng
yêu cầu hiện đại hóa Hải quan 52
2.3. Kinh nghiệm về đảm bảo nhân lực để hiện đại hóa hải quan
trong hội nhập quốc tế và bài học rút ra cho Hải quan Việt Nam 69
Chương 3: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN
VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN
2011-2015 78
3.1. Tổng quan về hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội nhập
quốc tế 78
3.2. Thực trạng về nhân lực trong quá trình hiện đại hóa Hải quan
Việt Nam giai đoạn 2011-2015 86
3.3. Đánh giá chung về nhân lực theo yêu cầu hiện đại hóa Hải quan
Việt Nam trong hội nhập quốc tế 113
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025, TẦM
NHÌN 2035 127
4.1. Phương hướng phát triển nhân lực để hiện đại hóa hải quan trong
hội nhập quốc tế 127
4.2. Các giải pháp phát triển nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt
Nam trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, tầm nhìn 2035 135
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 165
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á
BTC : Bộ Tài chính
C/O : Xuất xứ hàng hóa
CBCC : Cán bộ, công chức
CBL : Chống buôn lậu
CCVC : Công chức viên chức
CNTT : Công nghệ Thông tin
CQHQ : Cơ quan Hải quan
CV/CVC : Chuyên viên/Chuyên viên chính
CVCC : Chuyên viên cao cấp
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
HS : Hệ thống hài hòa danh mục hàng hóa
HQ : Hải quan
ILO : Tổ chức lao động thế giới
KTSTQ : Kiểm tra sau Thông quan
KTV : Kiểm tra viên
KTVC : Kiểm tra viên chính
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TCHQ : Tổng cục Hải quan
TRIPS : Hiệp định Sở hữu trí tuệ
TTHQ : Thủ tục hải quan
WCO : Tổ chức HQ thế giới
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
XNK : Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thống kê tổng số cán bộ, công chức trong 5 năm 89
Bảng 3.2: Thống kê theo độ tuổi trong 5 năm 89
Bảng 3.3: Thống kê ngạch công chức trong 5 năm 91
Bảng 3.4: Thống kê trình độ đào tạo trong 5 năm 92
Bảng 3.5: Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ trong 5 năm 96
Bảng 3.6: Thống kê số lượng công chức được đào tạo các chương
trình nghiệp vụ hải quan áp dụng từ 2011 - 2015 105
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Thực trạng cán bộ lãnh đạo các cấp 92
Biểu đồ 3.2: Thực trạng trình độ cán bộ, công chức về chuyên môn
nghiệp vụ theo văn bằng 93
Biểu đồ 3.3: Thực trạng trình độ cán bộ, công chức về lý luận chính
trị và quản lý nhà nước 94
Biểu đồ 3.4: Thực trạng trình độ cán bộ công chức về tin học 95
Biểu đồ 3.5: Thực trạng trình độ cán bộ công chức về ngoại ngữ 96
Biểu đồ 3.6: Thực trạng trình độ cán bộ công chức theo độ tuổi 101
Biểu đồ 3.7: Chi phí thường xuyên cho mỗi công chức giai đoạn
2011-2015 110
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Hải quan Việt Nam 100
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), là thành viên của cộng đồng kinh tế các nước Đông
Nam Á (AEC). Trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, Việt
Nam cần phải nhanh chóng thúc đẩy cải cách, phát triển, hiện đại hoá cơ chế,
chính sách quản lý kinh tế nói chung và chính sách quản lý kinh tế đối ngoại,
chính sách thương mại, chính sách quản lý nhà nước về hải quan nói riêng để
thích ứng với tình hình mới nhằm vừa tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương
mại quốc tế vừa đảm bảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật,
đảm bảo an ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế quốc gia.
Theo các văn bản pháp quy của Nhà nước, Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ
thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu theo quy định của Luật Hải quan và quy định khác của pháp luật có liên
quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trải qua hơn 70 năm (từ ngày 10/09/1945), Hải quan Việt Nam đã
khẳng định được vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của
đất nước. Với nhiệm vụ gác cửa biên giới về kinh tế của đất nước, thu hút các
“làn gió lành” và ngăn chặn những “làn gió độc” thổi vào nước ta, ngành Hải
quan đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất nhập
khẩu, đầu tư, du lịch, hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
2
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế, ngành Hải quan đã nhanh chóng hiện đại hoá, quản lý hải quan hiện
đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất dựa trên nền tảng công nghệ thông
tin và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Trong những năm qua, Chính phủ,
Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành Hải quan, đồng thời Tổng cục Hải quan
cũng đã nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế trong
quá trình tổ chức thực hiện chương trình cải cách thủ tục hải quan. Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến
năm 2020 (Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011); Bộ Tài chính ban
hành kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn
2011- 2015, định hướng đến 2020 (Quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày
22/06/2011). Theo các quyết định nói trên, nội dung, mục tiêu cải cách
phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan Việt Nam bao hàm rất nhiều vấn
đề quan trọng, trong đó xác định công tác nhân lực Hải quan là cốt lõi.
Theo đó, tổ chức bộ máy ngành Hải quan được thiết kế, tổ chức lại đáp ứng
yêu cầu quản lý hải quan hiện đại dựa trên mô hình thủ tục hải quan điện tử,
hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, xử lý dữ liệu thông quan tập trung, áp
dụng toàn diện kỹ thuật quản lý rủi ro và sử dụng tối đa, có hiệu quả các trang
thiết bị, kỹ thuật hiện đại; bước đầu ứng dụng phương thức quản lý nhân lực
mới dựa trên mô tả chức danh công việc; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ công chức Hải quan nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, có chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp, chuyên sâu từng
bước đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.
Kể từ sau Quyết định 448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và
Quyết định 1514/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, công tác nhân lực
mặc dù đã được nâng cao hơn về chất lượng nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn
theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới, chưa ngang bằng với
3
nhóm ASEAN-4 và nhiều nước phát triển khác. Bên cạnh đó, về mặt số
lượng nhân lực Hải quan, chưa có sự rà soát đánh giá xây dựng theo vị trí
việc làm, cơ cấu tổ chức chưa thay đổi để đáp ứng theo mô hình hải quan
điện tử, một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và theo Nghị quyết số 39-
NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu
lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Với lý do trên, vấn đề “Nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt
Nam trong hội nhập quốc tế” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
của luận án tiến sĩ, mong muốn có những đóng góp mới về mặt lý luận và
những kiến giải về thực tiễn xung quanh vấn đề nhân lực Hải quan trong
quá trình hội nhập, phát triển kinh tế đất nước theo hướng hiện đại đến năm
2025 tầm nhìn 2035.
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về nhân lực để hiện đại hóa hải
quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phân tích và đánh giá thực trạng nhân lực
hải quan theo yêu cầu hiện đại hóa Hải quan Việt Nam; đề xuất phương hướng,
giải pháp nhằm phát triển nhân lực để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quan
Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của đất nước thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hóa có bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về
nhân lực hải quan trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan
trong hội nhập quốc tế.
Hai là, khảo cứu kinh nghiệm phát triển nhân lực để hiện đại hóa hải
quan tại một số nước trên thế giới có hoàn cảnh tương đồng điều kiện kinh tế
- xã hội với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, rút ra bài học cho
nhân lực Hải quan Việt Nam.
4
Ba là, phân tích và đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng nhân
lực Hải quan Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan hiện nay;
chỉ ra thành tựu đạt được, hạn chế; nguyên nhân và những vấn đề đưa ra cần
giải quyết trước yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nhân lực để
đẩy mạnh hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
thời gian tới.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân lực ngành hải quan với tư
cách là lực lượng, chủ thể của quá trình hiện đại hóa hải quan, là nhân tố có
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam.
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhân lực Hải quan có phạm vi rộng, bao gồm công chức, viên chức và
các nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP và hợp
đồng vụ việc. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu bộ phận nhân lực chủ chốt,
đặc thù là đội ngũ công chức Hải quan Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu
nhân lực với tính cách là nhân tố nội tại, cốt lõi có mặt đến thời điểm nghiên cứu
trong lực lượng hải quan mà không đề cập đến những cán bộ lão thành đã nghỉ hưu
hay cơ quan chỉ đạo trực tiếp là Bộ Tài chính và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà
nước. Phạm trù nhân lực được tiếp cận trong luận án là những thực thể nhân lực tồn
tại ở trạng thái hiện hữu và được đặt trong mối quan hệ với phạm trù nguồn nhân
lực - bộ phận nhân lực đang trong quá trình vận động, hình thành, phát triển để có
được trạng thái hiện hữu đó.
Luận án xác định phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc - nơi có các tổ
chức Hải quan, tại cả ba cấp là khối cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục Hải
quan tỉnh, liên tỉnh thành phố; Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương;
5
Xuất phát từ tính chất chuyên ngành của luận án, tác giả luận án chỉ
nghiên cứu những vấn đề của nhân lực hải quan gắn với quá trình hiện đại hóa
để hội nhập quốc tế trên lĩnh vực kinh tế.
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng nhân lực Hải
quan Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến nay, số liệu phân tích theo kế
hoạch hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011-2015 nhằm đề xuất phương
hướng và giải pháp phát triển nhân lực Hải quan Việt Nam đến 2025 và tầm
nhìn đến năm 2035 phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của đất nước.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
những vấn đề như vai trò của con người, nhân lực, lực lượng lao động xã hội đối
với đời sống kinh tế. Luận án bám sát chủ trương, chính sách có liên quan của
Đảng và Nhà nước ta về hải quan và nhân lực hải quan trong hội nhập quốc tế.
Đồng thời, kế thừa có bổ sung những kết quả nghiên cứu có liên quan trong các
công trình khoa học đã được công bố.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong luận án phương pháp trừu tượng
hóa khoa học - phương pháp đặc thù của khoa học kinh tế chính trị, được sử
dụng làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu; đồng thời sử dụng các phương
pháp của các khoa học liên ngành như: phân tích, tổng hợp, lôgic kết hợp với
lịch sử, thống kê, so sánh, khái quát hóa. Bên cạnh đó, luận án sử dụng kết
quả số liệu điều tra khảo sát của Tổng cục Hải quan năm 2015 mà NCS là
thành viên của nhóm khảo sát.
Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để đánh giá về
quan điểm của các học giả và trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, trên
6
cơ sở đó sử dụng phương pháp tổng hợp, khái quát hóa rút ra những vấn đề đã
được nghiên cứu đầy đủ và các vấn đề cần luận án cần nghiên cứu bổ sung và
cần tiếp tục nghiên cứu là rõ..
Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phân tích
tổng hợp và khái quát hóa để rút ra những khái niệm cơ bản như nhân lực,
nguồn nhân lực, nhân lực hải quan và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản
về đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực hải quan trong hội nhập
quốc tế. Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, đánh giá thực
tiễn đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực hải quan tại một số quốc gia để rút ra
bài học cho ngành Hải quan Việt Nam.
Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp và
sử dụng điều tra khảo sát nhằm làm rõ thực trạng nhân lực hải quan Việt Nam
trong hội nhập quốc tế, rút ra những kết quả tích cực, tác động tiêu cực và
nguyên nhân.
Trong phương pháp điều tra khảo sát, tác giả sử dụng Bảng hỏi để lấy ý
kiến của các doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên tiếp xúc với cán bộ,
công chức hải quan nhằm tìm hiểu, đánh giá của doanh nghiệp về mức độ đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức hải quan trong quá trình hiện đại hóa hải
quan. Số lượng phiếu khảo sát là 10.406. Thực hiện theo phương thức: gửi Phiếu
khảo sát qua đường bưu điện và nhận lại phiếu do một đơn vị độc lập (Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) tổng hợp, phân tích và báo cáo kết quả.
Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã nghiên
cứu ở chương hai và chương ba cùng với đánh giá dự báo về bối cảnh và nhu cầu
về nhân lực hải quan Việt Nam để đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển
nhân lực hải quan Việt Nam trong thời gian tới.
4. Những đóng góp mới của luận án
Một là, đưa ra khái niệm nhân lực Hải quan Việt Nam là bộ phận đặc
thù của nhân lực quản lý nhà nước với số lượng, chất lượng và cơ cấu cần
7
thiết, phù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về
hải quan trong từng giai đoạn phát triển của quốc gia, bao gồm nhân lực tại
khối cơ quan Tổng cục Hải quan, các cục hải quan tỉnh, thành phố, các chi
cục, đội kiểm soát hải quan.
Hai là, làm rõ vai trò của nhân lực với tư cách là yếu tố quan trọng để
hiện đại hóa hải quan trong hội nhập kinh tế quốc tế, đưa ra hệ thống tiêu chí
đánh giá nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan, xác định các yếu tố
chủ yếu tác động tới nhân lực hiện đại hóa hải quan trong hội nhập quốc tế.
Ba là, trong giai đoạn 2011-2015, nhân lực Hải quan Việt Nam, lực
lượng cốt lõi của ngành Hải quan đã được phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu
công việc đề ra. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: 1) Hiệu suất lao
động còn khá thấp so với hải quan các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế
giới; 2) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số ít cán bộ, công chức Hải
quan còn chưa đáp ứng yêu cầu công việc được phân công; 3) Một số kỹ năng
mềm và trình độ tin học, ngoại ngữ của một bộ phận công chức Hải quan còn
hạn chế; 4) Còn tồn tại sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận nhỏ
cán bộ, công chức hải quan.
Bốn là, đưa ra nguyên nhân của những hạn chế nêu trên: 1) Mô hình tổ
chức chưa khoa học; 2) Hệ thống tiêu chí đánh giá hiện hành chưa hoàn thiện,
còn nhiều bất cập; 3) Công tác cán bộ của ngành Hải quan còn nhiều điểm
chưa hợp lý; 4) Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập; 5) Một số cán
bộ, công chức Hải quan chưa thực sự tự giác, tích cực học tập nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng cần thiết khác, chưa chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật và kỷ luật công tác hoặc thiếu ý thức tu dưỡng đạo
đức, lối sống.
Năm là, đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhân lực để
hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế đến năm 2035: 1) Xây
8
dựng và hoàn thiện hệ thống quy định về phát triển nhân lực Hải quan; 2) Tiếp
tục hoàn thiện tiêu chí đánh giá nhân lực hải quan; 3) Tăng cường đào tạo và
đào tạo lại nhân lực Hải quan; 4) Xây dựng cơ chế quản lý cán bộ linh hoạt dựa
trên hiệu quả công việc; 5) Tạo động lực phát triển nhân lực Hải quan.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1. Về tính lý luận
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham cho các cơ sở đào tạo đại
học và sau đại học về nhân lực, nhân lực chất lượng cao, cho các cơ quan
hoạch định chính sách và quản lý nhân lực Hải quan Việt Nam.
- Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm đến nhân lực hải quan trong hội nhập quốc tế.
5.2. Về tính thực tiễn
Luận án sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước (ngành
Hải quan) trong triển khai nghiên cứu cơ chế, chính sách về nhân lực hải quan
đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan và tiến tới hội nhập quốc tế ngày một
sâu, rộng.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU LIÊN QUAN ĐẾN
PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về nguồn nhân lực
Với tính cách là yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu của lực lượng
sản xuất, nhân lực, nguồn nhân lực, sức lao động, lực lượng lao động, con
người luôn là đề tài được các cơ quan khoa học, giới nghiên cứu, quản lý đặt
sự quan tâm lớn khám phá nghiên cứu.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu, đến nay, các nhà nghiên cứu đề cập một cách
sâu, rộng liên quan đến lĩnh vực nhân lực. Có thể tổng quát theo 5 nhóm cơ
bản mà tác giả quan tâm, đó là: Công tác hoạch định chiến lược; công tác
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; công tác quản lý nhân lực; công tác đánh giá
chất lượng công việc; công tác khuyến khích, tạo động lực trong thực hiện
công việc.
1.1.1.1. Nhóm các công trình về hoạch định chiến lược nhân lực
Tác giả Tony Grundy với công trình: “Human resource management - a
strategic approach (Quản lý nguồn nhân lực - Một cách tiếp cận chiến lược)”
[69], cho rằng việc xây dựng kế hoạch chiến lược nhân lực cần bám sát, thỏa
mãn nhu cầu nhân lực ngắn hạn, dài hạn cả về số lượng, chất lượng, trình
độ,; Còn tác giả Alan Price: “Human Resource Management in a Business
Context (Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh kinh doanh)” [65], nêu lên
quá trình xây dựng chiến lược nhân sự trong công ty gồm 5 bước, bám sá