1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ở
nước ta hiện nay, việc nhận thức về vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở
nên đặc biệt quan trọng. Để bảo tồn văn hóa và làm sáng tỏ những giá trị văn học cổ
truyền mà nhân dân lao động sáng tạo nên, việc nghiên cứu các truyện kể văn học dân
gian là hết sức cần thiết. Truyện kể dân gian phản ánh những phẩm chất tâm lý mang tính
chất biểu tượng của tín ngưỡng dân gian, kinh nghiệm tập thể và đóng vai trò như một sự
tái khẳng định những giá trị của nhóm cộng đồng với những truyền thống đặc trưng.
Truyện kể dân gian cho đến nay chưa bao giờ mất đi sức sống mãnh liệt và khả năng tái
sinh không ngừng qua dòng chảy thời gian với những biến động phức tạp của lịch sử, đặc
biệt là truyện kể dân gian về giai đoạn sơ sử của dân tộc.
1.2. Việc nghiên cứu truyện kể dân gian từ góc độ chuyên ngành và liên ngành
với mục đích cắt nghĩa các giá trị là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu say mê tâm
huyết. Trong kho tàng truyện kể dân gian của các nền văn hóa trên thế giới, có một kiểu
loại nhân vật nằm ở khu vực trung tâm của các truyện kể dân gian lâu đời nhất, đó là
nhân vật anh hùng văn hóa. Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa cũng rất phổ biến
trong truyện kể dân gian Việt Nam, đặc biệt là truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc. Đó là một hình tượng trung tâm, thể hiện rõ nhận thức của dân gian về tự nhiên
và lịch sử, phản ánh khát vọng của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và
phát triển xã hội. Truyện kể dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc phong phú, nhiều lớp lang tiếp tục được kể, được tin, được lưu truyền rộng rãi
trong cộng đồng với sức hấp dẫn đặc biệt đang rất cần được nhìn nhận ở góc độ bản
chất, các lớp trầm tích văn hóa của nó cần được soi sáng từ nhiều góc độ. Nhiều lý
thuyết nghiên cứu về nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian của các nền
văn hóa trên thế giới đã mang tới cách nhìn nhận đa chiều về người anh hùng. Trong các
lý thuyết đó, mô hình chu trình vòng đời người anh hùng văn hóa của Otto Rank
165 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 112473 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn lang - Âu lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
ĐẶNG THỊ LAN ANH
NHÂN VẬT ANH HÙNG VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỀ THỜI KỲ
VĂN LANG - ÂU LẠC
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62.22.01.25
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ TRƢỜNG PHÁT
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công
trình nghiên cứu của ai khác.
- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
Tác giả Luận án
Đặng Thị Lan Anh
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
TCN : Trước Công nguyên
Tr : trang
Nxb : Nhà xuất bản
KHXH : Khoa học xã hội
HN : Hà Nội
GS : Giáo sư
PGS : Phó Giáo sư
Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VHTT : Văn hóa thông tin
VHTTTT: Văn hóa thông tin thể thao
VHNT : Văn hóa nghệ thuật
ĐTKH : Đề tài khoa học
ĐHQG : Đại học Quốc gia
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 4
5. Đóng góp mới của luận án .................................................................................................. 4
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................................ 5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..... 6
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề ................................................................................................. 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về hình tượng nhân vật anh hùng
văn hóa trong folklore ............................................................................................................. 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về nhân vật anh hùng văn hóa
và truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. ........................................................ 12
1.2. Tổng quan về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc ................................................................... 19
1.2.1. Thư tịch và việc xác định niên đại, cương vực lãnh thổ thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc .. 19
1.2.2. Tên gọi Văn Lang - Âu Lạc ........................................................................................ 24
1.2.3. Đặc điểm văn hóa vật chất - xã hội - tinh thần thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc ............... 25
1.3. Tổng quan truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc ................................. 32
1.3.1 Giới thuyết về truyện kể dân gian .............................................................................. 32
1.3.2. Cơ sở lịch sử - văn hóa của sự hình thành và phát triển dòng truyện kể
dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc ............................... 39
1.3.3. Diện mạo truyện kể dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ
Văn Lang - Âu Lạc ................................................................................................................. 41
1.4. Tổng quan về nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian ........................ 43
1.4.1. Quan niệm về nhân vật anh hùng văn hóa ............................................................... 44
1.4.2. Nguồn gốc và những kiến giải về mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa
trong folklore ............................................................................................................................ 46
1.4.3. Phân loại nhân vật anh hùng văn hóa ...................................................................... 50
1.5. Tổng quan một số vấn đề lý luận .................................................................................. 51
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................. 53
Chƣơng 2. CẤU TRÖC VÀ MOTIF VÕNG ĐỜI CỦA NHÂN VẬT ANH HÙNG
VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỀ THỜI KỲ
VĂN LANG - ÂU LẠC ....................................................................................................... 54
2.1. Cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian
về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc .............................................................................................. 54
2.1.1. Cổ mẫu anh hùng văn hóa trong thần thoại: Nguồn cội của cấu trúc hình tượng
nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc ........ 54
2.1.2. Khảo sát cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa qua một số
truyện kể dân gian tiêu biểu về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc .............................................. 62
2.2. Kiến giải những motif tiêu biểu trong cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng
văn hóa ..................................................................................................................................... 75
2.2.1. Nhóm motif liên quan đến nguồn gốc thần bí; sự sinh nở kỳ lạ và thời thơ ấu
trong chu trình vòng đời của người anh hùng văn hóa (từ điểm 1 đến điểm 9) .............. 75
2.2.2. Nhóm motif liên quan đến hành trạng và chiến công trong chu trình vòng đời
của người anh hùng văn hóa (từ điểm 10 đến điểm 17) ................................................ 85
2.2.3. Nhóm motif liên quan đến cái chết và sự hóa thân trong chu trình vòng đời
của người anh hùng văn hóa (từ điểm 18 đến điểm 22) ................................................ 97
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................. 99
Chƣơng 3. HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG VĂN HÓA THỜI KỲ
VĂN LANG - ÂU LẠC TRONG TÍN NGƢỠNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC ......... 100
3.1. Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong
tín ngưỡng dân gian ..................................................................................................... 100
3.1.1. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng dân gian với truyện kể về nhân vật anh hùng
văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc ............................................................................. 100
3.1.2. Dấu tích anh hùng văn hóa trong một số tín ngưỡng dân gian tiêu biểu .............. 103
3.2. Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong lễ hội ..... 119
3.2.1. Khái quát về việc phụng thờ nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang
- Âu Lạc qua khảo sát lễ hội ........................................................................................ 119
3.2.2. Dấu tích anh hùng văn hóa trong một số lễ hội tiêu biểu ................................. 121
3.3. Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong
phong tục tập quán ....................................................................................................... 134
3.3.1. Khái quát về phong tục tập quán Việt Nam ....................................................... 134
3.3.2. Dấu tích anh hùng văn hóa trong một số phong tục tập quán tiêu biểu ............. 135
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 147
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 148
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ............................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 152
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ PL1
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. PL12
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................. PL64
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. PL81
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ở
nước ta hiện nay, việc nhận thức về vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở
nên đặc biệt quan trọng. Để bảo tồn văn hóa và làm sáng tỏ những giá trị văn học cổ
truyền mà nhân dân lao động sáng tạo nên, việc nghiên cứu các truyện kể văn học dân
gian là hết sức cần thiết. Truyện kể dân gian phản ánh những phẩm chất tâm lý mang tính
chất biểu tượng của tín ngưỡng dân gian, kinh nghiệm tập thể và đóng vai trò như một sự
tái khẳng định những giá trị của nhóm cộng đồng với những truyền thống đặc trưng.
Truyện kể dân gian cho đến nay chưa bao giờ mất đi sức sống mãnh liệt và khả năng tái
sinh không ngừng qua dòng chảy thời gian với những biến động phức tạp của lịch sử, đặc
biệt là truyện kể dân gian về giai đoạn sơ sử của dân tộc.
1.2. Việc nghiên cứu truyện kể dân gian từ góc độ chuyên ngành và liên ngành
với mục đích cắt nghĩa các giá trị là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu say mê tâm
huyết. Trong kho tàng truyện kể dân gian của các nền văn hóa trên thế giới, có một kiểu
loại nhân vật nằm ở khu vực trung tâm của các truyện kể dân gian lâu đời nhất, đó là
nhân vật anh hùng văn hóa. Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa cũng rất phổ biến
trong truyện kể dân gian Việt Nam, đặc biệt là truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc. Đó là một hình tượng trung tâm, thể hiện rõ nhận thức của dân gian về tự nhiên
và lịch sử, phản ánh khát vọng của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và
phát triển xã hội. Truyện kể dân gian về nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc phong phú, nhiều lớp lang tiếp tục được kể, được tin, được lưu truyền rộng rãi
trong cộng đồng với sức hấp dẫn đặc biệt đang rất cần được nhìn nhận ở góc độ bản
chất, các lớp trầm tích văn hóa của nó cần được soi sáng từ nhiều góc độ. Nhiều lý
thuyết nghiên cứu về nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian của các nền
văn hóa trên thế giới đã mang tới cách nhìn nhận đa chiều về người anh hùng. Trong các
lý thuyết đó, mô hình chu trình vòng đời người anh hùng văn hóa của Otto Rank và
Lord Raglan đã gợi dẫn cho chúng tôi những phương cách để tìm hiểu cấu trúc vòng đời
và kiến giải những motif tiêu biểu trong cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn
hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. Chúng tôi mong muốn tìm
kiếm những điểm gặp gỡ giữa mô hình phổ quát về người anh hùng văn hóa trên thế
2
giới với người anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian Việt Nam, cũng như nêu bật
những đặc tính riêng của mẫu hình nhân vật này bởi những đặc tính riêng biệt về quốc
gia, dân tộc, lịch sử và nền tảng văn hóa. Đây là một vấn đề rất cần được nghiên cứu
chuyên sâu.
1.3. Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc chính là “thời đại anh hùng” của lịch sử Việt
Nam với đầy đủ những đặc trưng của “thời đại anh hùng” theo định nghĩa của Friedrich
Engels, là giai đoạn sản sinh và nuôi dưỡng những hình tượng nhân vật anh hùng văn
hóa điển hình trong các truyện kể dân gian. Đây là thời kỳ vận động lịch sử của thiết chế
xã hội liên minh bộ lạc với sự ảnh hưởng ngày một mạnh mẽ của một bộ lạc trung tâm,
sau cố kết lại trở thành cộng đồng bộ tộc, cộng đồng quốc gia với cơ cấu Nhà nước sơ
khai. Hình tượng anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu
Lạc có những nét riêng biệt điển hình. Đặc trưng của nhân vật cùng với vấn đề sức sống,
vai trò của nhân vật trong đời sống văn hóa dân tộc rất cần được tìm hiểu trên bình diện
tổng thể và toàn diện hơn. Tất cả những điều này khích lệ chúng tôi áp dụng các lý
thuyết mới vào việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Nhân vật anh hùng văn hóa trong
truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Thông qua việc khảo sát cấu trúc vòng đời, kiến giải những motif tiêu biểu
trong cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc,
chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm gặp gỡ giữa mô hình phổ quát về người anh hùng văn
hóa trên thế giới với người anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian Việt Nam.
Đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra những đặc tính riêng biệt của mẫu hình nhân vật này
được quy định bởi đặc tính riêng biệt của lịch sử và nền tảng văn hóa dân tộc. Tiếp tục
khẳng định đặc tính riêng biệt đó, chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu nhân vật anh
hùng văn hóa trong tín ngưỡng, lễ hội, phong tục nhằm nhận diện và giải mã những
dấu tích, hành trạng của nhân vật trong đời sống văn hóa dân gian.
2.2. Nhiệm vụ
- Từ việc tìm hiểu cội nguồn, xác định tọa độ không gian, thời gian và bối cảnh
lịch sử - văn hóa nảy sinh mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân
gian, chúng tôi tiến hành xác định nội hàm khái niệm về nhân vật anh hùng văn hóa, từ
3
đó tiến hành phân tích và khái quát các đặc trưng căn bản của nhân vật anh hùng văn
hóa trong truyện kể dân gian thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc.
- Trên cơ sở những lý thuyết nghiên cứu về người anh hùng văn hóa trong thần
thoại và truyền thuyết của các nền văn hóa trên thế giới, luận án tiến hành phân tích và
tìm hiểu cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa. Trên cơ sở các phân tích
đồng đại này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu lịch đại bằng những kiến giải motif
trong cấu trúc hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian thời kỳ
Văn Lang - Âu Lạc.
- Từ những phân tích theo khuynh hướng tiếp cận liên ngành và khuynh hướng
nghiên cứu ngữ văn về hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa, chúng tôi tiến hành tìm
hiểu sức sống của hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
trong nền văn hóa dân tộc. Từ các lý thuyết nhân học văn hóa đương đại, chúng tôi
nghiên cứu mối quan hệ giữa mẫu hình nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang -
Âu Lạc trong truyện kể dân gian với đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán và lễ hội
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung
Luận án nghiên cứu cấu trúc và motif vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa
trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc dựa trên mô hình cấu trúc phổ
dụng về người anh hùng truyền thống trong các nghiên cứu của Otto Rank và Lord
Ragland, đồng thời luận án cũng đặt nhân vật trong môi trường văn hóa tín ngưỡng,
phong tục, lễ hội để nhận diện đầy đủ hơn đặc trưng và sức sống của nhân vật.
Nghiên cứu nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn
Lang - Âu Lạc, chúng tôi tập trung vào hai thể loại chủ yếu chứa đựng mẫu nhân vật
anh hùng văn hóa thời kỳ này là thần thoại và truyền thuyết.
3.2. Phạm vi tư liệu
Luận án chủ yếu căn cứ vào các văn bản truyện kể đã được ghi chép qua các
thư tịch và đã được in ấn, xuất bản, tư liệu trong các sách tổng tập, tuyển tập văn học
dân gian (Viện KHXH Việt Nam (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4,
tập 5, Nxb KHXH, HN; Viện Văn học (2001), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam,
tập 1 - Nxb Giáo dục). Ngoài ra, luận án còn sử dụng thêm tư liệu tại các địa phương
do các học giả Hồng Diêu, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Nghĩa Nguyên, Ninh Viết Giao,
Hà Kỉnh, Đoàn Công Hoạt, Nguyễn Khắc Xương sưu tầm, biên soạn.
4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình học: Nghiên cứu về nhân vật anh hùng văn hóa trong
truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, chúng tôi đã đặt nhân vật trong loại
hình truyện về nhân vật anh hùng văn hóa nhằm tìm hiểu những giá trị đặc trưng.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Liên ngành không phải là sự cộng lại
của các phương pháp trong các ngành khoa học, mà là sự tổng tích hợp các cách tiếp
cận, các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành, nhưng nhất thiết phải có một
ngành nghiên cứu chủ đạo còn các ngành nghiên cứu khác đóng vai trò phụ trợ. Vì vậy
để nghiên cứu vấn đề, chúng tôi tiếp cận quan điểm của nhiều chuyên ngành khác như:
xã hội học, nhân học, sử học, khảo cổ học, tâm lý học Trong đó, hai khuynh hướng
tiếp cận chủ đạo được sử dụng là khuynh hướng tiếp cận nhân học văn hóa kết hợp với
khuynh hướng tiếp cận ngữ văn.
- Phương pháp cấu trúc: Tìm các yếu tố cơ bản và sự tổ hợp của các yếu tố để
cấu thành cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể về thời kỳ
Văn Lang - Âu Lạc. Phương pháp này dùng để mô hình hóa các dạng thức cơ bản của
chu trình vòng đời nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn
Lang - Âu Lạc dựa trên các đặc điểm chung của chúng sau khi xử lý nguồn tư liệu.
- Phương pháp phân tích ngữ văn dân gian: Trên cơ sở tư liệu, chúng tôi phân
tích, kiến giải những motif tiêu biểu trong cấu trúc vòng đời của nhân vật anh hùng
văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc.
- Phương pháp nghiên cứu điền dã: Chúng tôi tìm hiểu nhân vật anh hùng văn
hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong mối liên hệ với tín
ngưỡng, lễ hội, phong tục. Cụ thể chúng tôi tiến hành điền dã tại các vùng lưu truyền
các truyện kể ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ để nhận diện dấu tích anh hùng văn
hóa trong đời sống văn hóa dân gian.
5. Đóng góp mới của luận án
- Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về truyện kể dân
gian với những cách tiếp cận, những khuynh hướng và lý thuyết mới của giới nghiên
cứu folklore thế giới về nhân vật anh hùng văn hóa, luận án tập trung làm sáng rõ vấn
đề nhân vật anh hùng văn hóa trong folklore nói chung, trong truyện kể dân gian thời
kỳ Văn Lang - Âu Lạc nói riêng.
- Thứ hai, luận án tiến hành tìm hiểu cấu trúc vòng đời của mẫu hình nhân vật
5
anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian. Đồng thời kiến giải gốc rễ, khảo sát những
biến thể và biểu hiện của những motif có liên quan trong cấu trúc hình tượng nhân vật
anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc.
- Thứ ba, trên cơ sở những phân tích và tổng hợp để tìm kiếm những điểm gặp
gỡ giữa mô hình phổ quát về người anh hùng văn hóa trên thế giới với người anh hùng
văn hóa trong truyện kể dân gian Việt Nam, luận án tiến hành minh giải những đặc
tính riêng của mẫu hình nhân vật này ở Việt Nam bởi những điều kiện riêng biệt về
lịch sử và nền tảng văn hóa nơi hình tượng này tồn tại.
- Cuối cùng, luận án tiến hành nhận diện và giải mã những dấu tích, hành trạng
của anh hùng văn hóa trong đời sống xã hội và đời sống văn hóa dân tộc, tìm hiểu sức
sống của hình tượng anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc trong các hiện
tượng văn hóa dân gian điển hình bao gồm lễ hội, tín ngưỡng, phong tục.
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về hình tượng
nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung
luận án được triển khai thành 3 chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và lý luận
Chương 2. Cấu trúc và motif vòng đời của nhân vật anh hùng văn hóa trong
truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
Chương 3. Hình tượng nhân vật anh hùng văn hóa thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
trong tín ngưỡng, lễ hội, phong tục
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Với mục đích xác lập nền tảng lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu, trong chương
tổng quan tình hình ng