Lào là quốc gia có lịch sửlâu đời, có một nền văn hóadân tộc đặc sắc,
gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữnước oanh liệt hàng ngàn
đời của nhân dân các bộ tộc Lào. Chính những giá trị văn hóa nói chung,
những giá trị văn hóachính trị(VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đã được
hình thành và phát triển trong lịch sửdân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào sự
nghiệp đấu tranh bảo vệnền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước,
là vũ khi đểnhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưu
xâm lược, đồng hóacủa các thếlựcngoại bang. Cũng như ởcác quốc gia khác
trên thếgiới, VHCT Lào không chỉ là yếu tốrất quan trọng đối với đời sống
chính trị, mà còn góp phầnquyết định đối với đời sốngxã hội củanhân dân
các bộtộc Lào.Trong bối cảnh toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tếngày càngsâu
rộngngày nay,ranh giới giữacác quốc gia vềmọi mặt của đời sống xã hội,
nhất là đời sống tinh thần dường như ngày càngtrởnên "phẳng"hơn thì văn
hóanói chung, VHCT nói riêng của mỗi quốc gia, dân tộc càng trởnên yếu tố
quan trọng trong việc giữgìn các sắc thái đểthểhiện sựkhác biệt, tính độc
đáo, tính riêng cần phải có của các quốc gia, dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đ ạo của Đảng Nhân dân Cách
mạng (NDCM) Lào, nhân dân các bộtộc Lào đã nỗlực phấn đấu vươn lên,
đạt được nhiều thành tựu to lớn vềkinh tế -xã hội. Cùng với quá trình dân
chủ hóaxã hội, trình đ ộdân trí nói chung, trình đ ộVHCT nói riêng của các
tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao. Mỗi người dân Lào hiểu rõ hơn
vềquyền lợi, nghĩa v ụvà trách nhiệm của mình trong sựnghiệp xây dựng
đất nước, bảo vệTổquốc xã hội chủnghĩa (XHCN). Đảng và Nhà nước Lào
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát
2
triển nền văn hóađặc sắc của dân tộc,trong đó có nền VHCT nhân dân Lào.
Nhờ đó, ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân Lào ngày càng được
nâng cao, các giá trịVHCT truyền thống Lào đã th ực sựtrởthành nền tảng
tinh thần vững chắc, làm nên sức mạnh tinh thần to lớn, không chỉ góp phần
định hướng cho công cuộc đổi mới của Đảng NDCM Lào, mà nó còn là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Lào đi lên cùng các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới.
Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân (CHDCND)Lào đã phát huy s ức mạnh của mọi nguồn lực trong
xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế -xã hội. Tuy nhiên, trong nền kinh tếthịtrường cũng đã xu ất hiện
nhiều yếu tốtác động tiêu cực đến đời sống xã hội như phân hóagiàu nghèo
ngày càng gay gắt;lối sống ích kỷ, thực dụng ngày càng gia tăng; đạo đức
xã hội và những giá trị văn hóa, trong đó có giá trịVHCT truyền thống dân
tộc bịcoi nhẹ; tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng có lúc, có nơi thểhiện sự
giảm sút đáng lo ngại. Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thời
khắc phục sẽlàm ảnh hưởng đến văn hóanói chung, VHCT nói riêng, ảnh
hưởng đến quá trình phát triển kinh tế -xã hội, cản trởsựphát triển của đất
nước Lào. Do đó, vấn đề đấu tranh khắc phục những nguy cơ nêu trên để
giữgìn bảnsắc VHCT dân tộc,đồng thờikếthừa và phát huy những giá trị
VHCT truyền thống của đất nước Lào,xây dựng VHCT Làotiên tiến, thực
sựlànền tảng tinh thần vững chắccủa nền chính trị, phục vụđắc lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tếngày càngsâu rộng, ngày càngtrởnên cấp bách
ởCHDCNDLào hiện nay.
177 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án những giá trị văn hóa chính trị truyền thống lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn chÝnh trÞ - Hµnh chÝnh quèc gia Hå ChÝ Minh
ALoun Bounmixay
nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa chÝnh trÞ truyÒn thèng lµo
vµ ý nghÜa ®èi víi c«ng cuéc ®æi míi
ë CéNG HßA d©n chñ nh©n d©n lµo hiÖn nay
luËn ¸n tiÕn sÜ chÝnh trÞ häc
Hµ Néi - 2013
Häc viÖn chÝnh trÞ - Hµnh chÝnh quèc gia Hå ChÝ Minh
ALoun bounmixay
nh÷ng gi¸ trÞ v¨n hãa chÝnh trÞ truyÒn thèng lµo
vµ ý nghÜa ®èi víi c«ng cuéc ®æi míi
ë CéNG HßA d©n chñ nh©n d©n lµo hiÖn nay
Chuyªn ngµnh : ChÝnh trị học
M· số : 62 31 20 01
luËn ¸n tiÕn sÜ chÝnh trÞ häc
Ngêi híng dÉn khoa häc: 1. gS.TS. NguyÔn V¨n Huyªn
2. PGS.TS. Lª Minh Qu©n
Hµ Néi - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những
kết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất
cứ công trình khoa học nào khác.
T¸c gi¶ luËn ¸n
ALOUN BOUNMIXAY
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29
Chương 2: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT 30
TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO
2.1. Những vấn đề lý luận chung về văn hóa chính trị 30
2.2. Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa chính trị truyền thống 50
Lào
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 66
Chương 3: NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 67
TRUYỀN THỐNG LÀO
3.1. Những nét khái quát của văn hóa chính trị truyền thống Lào 67
3.2. Những giá trị: độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường 80
3.3. Những giá trị: yêu nước và đoàn kết dân tộc 93
3.4. Những giá trị: đề cao đạo lý, tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ công 103
lý
3.5. Những giá trị: hòa bình và hữu nghị, hợp tác và phát triển 112
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 125
Chương 4: Ý NGHĨA CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 126
TRUYỀN THỐNG LÀO VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở
CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
4.1. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào góp phần định 126
hướng cho công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân lào
hiện nay
4.2. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào với việc xây dựng 135
và phát triển đội ngũ cán bộ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
hiện nay
4.3. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào trong việc phát 146
triển văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 160
KẾT LUẬN 161
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TRONG LUẬN ÁN
CHDCND : cộng hòa dân chủ nhân dân
NDCM : nhân dân cách mạng
VHCT : văn hóa chính trị
XHCN : xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Lào là quốc gia có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa dân tộc đặc sắc,
gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn
đời của nhân dân các bộ tộc Lào. Chính những giá trị văn hóa nói chung,
những giá trị văn hóa chính trị (VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đã được
hình thành và phát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào sự
nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước,
là vũ khi để nhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưu
xâm lược, đồng hóa của các thế lực ngoại bang. Cũng như ở các quốc gia khác
trên thế giới, VHCT Lào không chỉ là yếu tố rất quan trọng đối với đời sống
chính trị, mà còn góp phần quyết định đối với đời sống xã hội của nhân dân
các bộ tộc Lào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng ngày nay, ranh giới giữa các quốc gia về mọi mặt của đời sống xã hội,
nhất là đời sống tinh thần dường như ngày càng trở nên "phẳng" hơn thì văn
hóa nói chung, VHCT nói riêng của mỗi quốc gia, dân tộc càng trở nên yếu tố
quan trọng trong việc giữ gìn các sắc thái để thể hiện sự khác biệt, tính độc
đáo, tính riêng cần phải có của các quốc gia, dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách
mạng (NDCM) Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã nỗ lực phấn đấu vươn lên,
đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội. Cùng với quá trình dân
chủ hóa xã hội, trình độ dân trí nói chung, trình độ VHCT nói riêng của các
tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao. Mỗi người dân Lào hiểu rõ hơn
về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng
đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đảng và Nhà nước Lào
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát
2
triển nền văn hóa đặc sắc của dân tộc, trong đó có nền VHCT nhân dân Lào.
Nhờ đó, ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân Lào ngày càng được
nâng cao, các giá trị VHCT truyền thống Lào đã thực sự trở thành nền tảng
tinh thần vững chắc, làm nên sức mạnh tinh thần to lớn, không chỉ góp phần
định hướng cho công cuộc đổi mới của Đảng NDCM Lào, mà nó còn là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Lào đi lên cùng các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới.
Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân (CHDCND) Lào đã phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực trong
xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiện
nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như phân hóa giàu nghèo
ngày càng gay gắt; lối sống ích kỷ, thực dụng ngày càng gia tăng; đạo đức
xã hội và những giá trị văn hóa, trong đó có giá trị VHCT truyền thống dân
tộc bị coi nhẹ; tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng có lúc, có nơi thể hiện sự
giảm sút đáng lo ngại. Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thời
khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa nói chung, VHCT nói riêng, ảnh
hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cản trở sự phát triển của đất
nước Lào. Do đó, vấn đề đấu tranh khắc phục những nguy cơ nêu trên để
giữ gìn bản sắc VHCT dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy những giá trị
VHCT truyền thống của đất nước Lào, xây dựng VHCT Lào tiên tiến, thực
sự là nền tảng tinh thần vững chắc của nền chính trị, phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngày càng trở nên cấp bách
ở CHDCND Lào hiện nay.
VHCT là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn ở CHDCND Lào,
đòi hỏi sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để phác hoạ những giá trị của
3
VHCT Lào, làm cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng, phát triển nền VHCT Lào,
góp phần tăng cường và phát huy tính tích cực chính trị của mọi người dân
trong quá trình tham gia quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời củng cố, nâng
cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ đảng viên ở CHDCND Lào. Mặt
khác, nếu xây dựng được một nền VHCT phù hợp với yêu cầu mới và với điều
kiện chính trị mới ở Lào, một nền VHCT vừa tiên tiến, vừa đậm bản sắc dân
tộc Lào, đặc biệt là một nền VHCT Lào được nâng cao theo yêu cầu và trình
độ quốc tế và khu vực thì nó sẽ có vị trí, vai trò quan trọng đối với quá trình
đổi mới để phát triển đất nước ở CHDCND Lào hiện nay.
Với các lý do và những yêu cầu bức thiết nêu trên và với nhận thức về
tầm quan trọng của VHCT trong sự nghiệp cách mạng Lào, nghiên cứu sinh
chọn đề tài: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối
với công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm đề tài
nghiên cứu của luận án tiến sĩ Chính trị học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án:
Trên cơ sở lý luận về VHCT, luận án phân tích làm rõ cơ sở hình thành
và phát triển VHCT truyền thống Lào, xác định những giá trị chủ yếu của
VHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích ý nghĩa của chúng đối với công cuộc
đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
- Làm rõ lý luận về VHCT và cơ sở hình thành VHCT truyền thống Lào.
- Xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào.
- Phân tích ý nghĩa của những giá trị VHCT truyền thống Lào đối với
công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu VHCT Lào với những
giá trị truyền thống tiêu biểu của nó và hướng kế thừa, phát huy giá trị VHCT
truyền thống Lào phục vụ công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu làm rõ những giá trị VHCT
truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào và ý nghĩa của chúng đối với công
cuộc đổi mới hiện nay (từ 1986 đến nay).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và các văn kiện, các nghị quyết
của Đảng NDCM Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam v.v... về văn hóa và VHCT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp nghiên cứu cụ thể như lôgíc và
lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh
v.v... trong từng vấn đề đã đặt ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về VHCT truyền thống, luận án
đã phân tích, nhằm xác định và rút ra được những giá trị VHCT truyền thống
Lào, từ đó phân tích và làm rõ những ý nghĩa và vai trò to lớn của các giá trị
VHCT truyền thống trong công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luân án cung cấp thêm những luận chứng khoa học cho việc làm rõ cơ
sở hình thành VHCT Lào; xác định các giá trị truyền thống VHCT Lào và ý
nghĩa của các giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động thực
tiễn trong việc lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước Lào; làm tài liệu
tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng
và các cơ sở đào tạo về chuyên đề VHCT.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 12 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Một số nghiên cứu chủ yếu ở phương Đông và ở phương Tây
VHCT được hình thành và phát triển gắn liền với đời sống chính trị, nó
là những dấu hiệu phân biệt, thể hiện tính đặc trưng cho nhận thức chính trị,
cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội;
trung tâm của VHCT không chỉ là tổng số những tri thức của con người về
chính trị, mà còn là những định hướng cho việc lựa chọn chính trị; do đó thể
hiện ý thức hệ, thái độ, cách thức phong cách chính trị của các chủ thể chính
trị, của các cá nhân; VHCT cũng thể hiện khả năng hoạt động chính trị, kể cả
những ứng xử theo thói quen của họ. Những tư tưởng này được nghiên cứu và
xác định rõ dần trong nhiều tác phẩm của các nhà tư tưởng cả ở phương Đông
và cả ở phương Tây.
Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 471 TCN) là một trong những nhà tư
tưởng đầu tiên đề cập đến VHCT với cách tiếp cận chính trị - đạo đức. Vấn đề
căn bản trong học thuyết của ông là người quân tử (người cầm quyền) với
những chuẩn mực cần thiết về ứng xử trong chính trị. Niềm tin của ông gắn
chặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân. Khổng Tử cho rằng, chỉ
những người quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử hay là
người có văn hóa mới được cầm quyền, tư cách của những nhân vật đó phải
kiên định với địa vị trong xã hội. Triều đại tốt cốt ở chỗ: vua làm tròn bổn phận
của vua, bề tôi làm tròn bổn phận của bề tôi, cha làm tròn bổn phận cha và con
làm tròn bổn phận của con. Học thuyết chính trị - đạo đức này thể hiện VHCT
của Khổng Tử qua những nội dung chủ yếu của các phạm trù như "nhân" "lễ"
và "chính danh", tôn trọng người hiền, v.v... Học thuyết tư tưởng thể hiện quan
7
niệm về VHCT của Khổng Tử chứa đựng những giá trị nhân văn và ý nghĩa
thời đại sâu sắc, gắn liền với VHCT ở Trung Quốc và nhiều nước khác ở
phương Đông.
Lão Tử (580 - 500 TCN) cũng là nhà tư tưởng đề cập đến đạo trị nước
theo phương châm "vô vi nhi trị" trên cơ sở nhận thức và hành động theo "đạo"
- theo quy luật vận động và phát triển tự nhiên của xã hội. Tuy chưa đề cập đến
khái niệm VHCT, nhưng điều đó không có nghĩa là Lão Tử không có quan
niệm về VHCT. Thực ra, khi bàn về chính trị, về kế sách chính trị, về hoạt
động chính trị, Lão Tử đã thể hiện quan niệm về VHCT, về các nội dung của
chính trị. Phương châm "vô vi nhi trị" của Lão Tử, thực chất đã thể hiện một
quan niệm mới về VHCT, nó thể hiện trong cách thức trị nước của Lão Tử
theo yêu cầu về các chuẩn mực ứng xử của người trị nước ở tầm của VHCT.
Ở phương Tây, Platôn (428 - 328 TCN) và Arixtốt (384 - 322 TCN) là
những người đầu tiên xem chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Mặc dù
triết lý chính trị - xã hội của các ông có những hạn chế lịch sử, nhưng ở đó vẫn
chứa đựng hạt nhân hợp lý trong quan niệm về VHCT. Platôn, trong tác phẩm
Nền cộng hoà (The Republic) cho rằng, tất cả những chế độ chính trị theo
truyền thống như dân chủ (democracy), quân chủ (monachy), chính thể đầu sỏ
(oligarchy), vốn đã đồi bại, tham nhũng và giờ đây, nhà nước nên được điều
hành bởi tầng lớp những người cầm quyền mới, đó là các triết gia được giáo
dục tốt. Các triết gia là những người được đào tạo từ thời trẻ và được lựa chọn
dựa trên năng lực: "những người có kỹ năng đặc biệt về quan sát tổng quan xã
hội". Aristốt - triết gia Hy Lạp cổ đại trong tác phẩm Chính trị (The Politic)
quả quyết rằng về bản chất, con người là một động vật chính trị. Ông cho rằng,
luân thường và chính trị có sự liên kết chặt chẽ với nhau và một đời sống thật
sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị.
Giống như Platôn, Aristốt thấy rằng có nhiều hình thức nhà nước khác
nhau và ông cho rằng hình thức đúng của nhà nước có thể biến thành một hình
8
thức nhà nước lệch lạc, nơi mà thể chế bị mục nát. Theo ông, chế độ quân chủ,
có một người cai trị, sẽ biến thành chuyên chế; chế độ quý tộc, với một nhóm
nhỏ người cai trị, sẽ biến thành chính thể đầu sỏ; xã hội có tổ chức do nhiều
người dân cùng cai trị thì sẽ biến thành chế độ dân chủ trị. Theo nghĩa này,
Aristốt không dùng từ "democracy" hay nghĩa rộng như hiện nay, mà nó mang
nghĩa đen là demos, hay thường dân cai trị. Một cái nhìn chính xác hơn về dân
chủ mà Aristốt đề cập đến chỉ là chính quyền quần chúng (ochlocracy).
N.Machiavelli, nhà lý luận chính trị người Ý thời Phục Hưng, trong tác
phẩm Quân vương (The Prince) của mình đã đề nghị cần có một tầm nhìn
thế giới về chính trị để miêu tả các phương pháp thực tế cho chế độ chuyên
quyền để giành và giữ quyền lực chính trị. Ông thường được xem là người
phản đối quan điểm đạo đức truyền thống đối với người cầm quyền. Đối với
Machiavelli, không có nền tảng đạo đức mà ở đó, việc phân xử sự khác nhau
giữa việc sử dụng quyền lực hợp pháp hay bất hợp pháp. Thuật ngữ được
Machiavellian sử dụng đó cũng có nghĩa là hành vi chính trị xảo quyệt, nó
đề cập đến một loại người thiếu đạo đức, hay dùng các thủ thuật mánh khoé
để cố thủ quyền hành. Học thuyết của ông đã được nhiều nhà lãnh đạo học
tập và thực hành, kể cả những nhà lãnh đạo chuyên chế toàn trị, những
người đã biện hộ cho những hành động tàn bạo của mình và coi đó là vì mục
đích an toàn quốc gia.
Tuy nhiên, các quan niệm có liên quan với VHCT được biết đến nhiều
hơn đối với người phương Tây trong một số công trình nghiên cứu của các
nhà tư tưởng nổi tiếng như G.Bôđanh, S.L.Môngtécxkiơ, v.v... khi việc
nghiên cứu VHCT gắn liền với đạo đức và lịch sử. Tuy nhiên, khái niệm
VHCT lần đầu tiên được biết đến trong tác phẩm Tư tưởng triết học lịch sử
của loài người (1784 - 1791) của I.G.Gerzer, khi VHCT được nghiên cứu
trong mối quan hệ với tư tưởng, dư luận xã hội, tâm lý cá nhân và tính cách
dân tộc.
9
J.S.Mill, sinh vào thế kỷ XIX, là người đi tiên phong trong việc dùng
khái niệm tự do trong chính trị. Ông đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát
triển chính trị chủ chốt trong thời đại của ông. Trong tác phẩm Luận về tự do
(On Liberty) của mình, ông đã cổ vũ cho việc bảo vệ tốt hơn các quyền cá nhân
và chống lại ảnh hưởng của nhà nước và sự cầm quyền của đa số. J.S. Mill cho
rằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người. Có ý kiến cho rằng cuốn
Luận về tự do như là một lời bảo vệ hùng hồn và mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa
tự do. Tư tưởng VHCT của Mill là một nền chính trị tự do.
Đến những năm 50 của thế kỷ XX, nhà chính trị học Mỹ G.Almond đã
đưa khái niệm VHCT vào khoa học chính trị. G.Almond đã tập trung nghiên
cứu hành vi chính trị của các cá thể, phân tích xem động cơ hành động của họ
là gì, từ đó định nghĩa VHCT là tập hợp các lập trường và các xu hướng cá
nhân của những người tham gia trong một hệ thống nào đó, là lĩnh vực chủ
quan làm cơ sở hành động chính trị và làm cho hoạt động chính trị có ý nghĩa.
Năm 1956, trong tác phẩm Các hệ thống chính trị so sánh (Comparative
Political Systems) của mình, G.Almond cho rằng VHCT gồm các yếu tố về
nhận thức, tình cảm và giá trị. Nó hàm chứa nhận thức và ý kiến, quan niệm
giá trị và tinh thần đối với chính trị. Đáng kể nhất phải nói đến tác phẩm Văn
hóa công dân (The Civic Culture), (1963), của các nhà chính trị học Mỹ
S.Verba và G.Almond - tác phẩm này có ý nghĩa kinh điển cho nghiên cứu về
VHCT ở phương Tây cho đến nay. Tác phẩm của D.Kavanagh với nhan đề
Văn hóa chính trị, London, Basinstocke, Macmillan, 1972 và các công trình
nghiên cứu của L.Pye, T.Pason và E.Silzer cũng có những đóng góp đáng kể
cho sự hình thành và phát triển các quan niệm, khái niệm và cấu trúc của
VHCT. Tuy nhiên, cần nói rằng những nghiên cứu của G.Almond và S.Verba
về VHCT nói chung và văn hóa công dân nói riêng thực sự đặt nền móng cho
những nghiên cứu hiện đại về VHCT trên thế giới.
10
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tuy chưa đưa ra một khái niệm đầy đủ về
VHCT nhưng đã đề cập tới một số nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp cận
khái niệm này một cách khoa học như vấn đề đấu tranh giành quyền lực, vấn
đề cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, vấn đề xây dựng con người XHCN,
vấn đề dân chủ XHCN. Mục đích của VHCT XHCN là hình thành những
người cộng sản chân chính, khâu đầu tiên là hình thành ở con người đó tri thức
chính trị cơ bản, có hệ thống mà cốt lõi của nó là những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị. Đó là trình độ ý thức hệ, tư duy chính trị,
phân tích, khái quát hóa kinh nghiệm xã hội, khả năng nhận thức những hiện
tượng mới; là tâm lý, tình cảm, niềm tin đối với những tri thức chính trị và khả
năng hoạt động chính trị hàng ngày. VHCT ở phương Tây hiện nay được kích
thích bởi nhiều nhân tố khách quan, như sự phát triển của kinh tế, của "văn hóa
kinh tế", của triết học và sự phát triển của bản thân nền văn hóa đó.
Cho đến nay, VHCT và những vấn đề, những chủ đề có liên quan đến
VHCT đặt ra cho giới nghiên cứu vẫn là nguồn gốc của khái niệm VHCT; có
những cách tiếp cận cơ bản nào đối với khái niệm VHCT; khái niệm VHCT có
liên quan như thế nào đối với các lý thuyết phát triển xã hội hiện đại; tiếp cận
VHCT chỉ ở nhận thức, thái độ, niềm tin hay còn hành vi; VHCT có những đặc
trưng nào; v.v... Trong hơn ba thập kỷ qua, cuộc tranh luận về VHCT từ góc độ
của các nền dân chủ đa nguyên ở phương Tây diễn ra với những khuynh hướng
lý giải khác nhau. Ở các nước thuộc Liên Xô trước đây cũng diễn ra những
trao đổi có tính học thuật về VHCT với tính cách một bộ phận cấu thành của
đời sống chính trị ở các nước đang chuyển đổi này. Có thể nêu một số nghiên
cứu của các tác giả Nga và Đức như: Batalov E.Ia với Văn hóa chính trị của xã
hội Mỹ hiện đại, Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1990; Pivovarov Iu.S. với Văn hóa
chính trị: phương pháp luận nghiên cứu, Nxb Inhion, Mátxcơva, 1994; Mayer
G. Với Nước Đức - một quốc gia hai nền văn hóa chính t