Luận án Nội dung quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người, bởi lẽ như Mác đã khẳng định: "bất cứ nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong một phạm vi, một hình thái xã hội nhất định, nơi nào không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do đó không không thể có một xã hội nào cả"1. Khái niệm sở hữu vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù pháp lý. Là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã hội và quan hệ xã hội nhất định. Sở hữu được hiểu là tài sản, tư liệu sản xuất và thành quả lao động thuộc về ai, do đó nó thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Với nội dung kinh tế như vậy, sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan. Một khi được điều chỉnh, nội dung của quá trình xác lập và vận động của các quyền năng kinh tế đối với tài sản trở thành các quyền năng pháp lý hợp thành phạm trù pháp lý về quyền sở hữu. Với tư cách là một chế định pháp lý, quyền sở hữu đồng thời mang tính chất chủ quản, vì đó là sự ghi nhận của Nhà nước. Nhưng, Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền sở hữu được quy định trước hết bởi nội dung kinh tế của sở hữu. Nhà nước quy định quyền sở hữu, tức là thể chế hóa những quan hệ chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những sản phẩm do con người tạo ra. Do đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, hầu hết các nước đều thừa nhận quyền sở hữu là một loại vật quyền trung tâm của pháp luật dân sự.

pdf318 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nội dung quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN VĂN TIẾN NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN VĂN TIẾN NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 9 38 01 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS TS. PHẠM VĂN TUYẾT 2. TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ Hà Nội 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này./. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Văn Tiến LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Phạm Văn Tuyết - Người hướng dẫn khoa học thứ nhất và TS. Lê Đình Nghị - Người hướng dẫn khoa học thứ hai; các thầy giáo, cô giáo trong các Hội đồng bảo vệ chuyên đề, bảo vệ cơ sở đã góp ý, chỉ bảo tận tình để tác giả có thể hoàn thành luận án này. Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sau sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, Khoa Pháp luật dân sự, Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Luật Hà Nội; các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, Khoa Pháp luật Dân sự và kiểm sát dân sự Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tạo điều kiện để tác giả có thể hoàn thành và bảo vệ luận án trước Hội đồng bảo vệ cấp trường. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành bản luận án này. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Văn Tiến DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự TAND Tòa án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân UBND Ủy ban nhân dân Nxb Nhà xuất bản MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của luận án .................................................................................. 1 2. Mục đích của luận án ......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ của luận án ......................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................. 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án ................................................................. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................................... 3 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................... 4 5.1. Cơ sở phương pháp luận ................................................................................. 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................................... 4 6. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 5 7. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án ................................................ 6 8. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 6 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 7 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án ............................................................................................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước ............................................ 7 1.1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học .......................................................................... 7 1.1.2. Luận án, luận văn ......................................................................................... 7 1.1.3. Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học .......................................................................................................................... 8 1.1.4. Sách chuyên khảo ....................................................................................... 10 1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài .......................................... 11 1.2.1. Sách chuyên khảo ....................................................................................... 11 1.2.2. Bài viết đăng trên tạp chí ........................................................................... 11 2. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................... 12 2.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến những vấn đề lý luận về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu ...................... 13 2.1.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến những vấn đề lý luận về quyền sở hữu ................................................................. 13 2.1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến những vấn đề lý luận về nội dung quyền sở hữu ................................................. 18 2.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật dân sự Việt Nam về nội dung quyền sở hữu .................................................................................... 22 2.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nội dung quyền sở hữu .................. 28 3. Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án .......................... 30 3.1. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu .................................................... 30 3.1.1. Cơ sở lý luận về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu ........................ 31 3.1.2. Về thực trạng pháp luật dân sự và thực tiễn thực hiện các quy định về nội dung quyền sở hữu ............................................................................................... 32 3.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................................. 32 3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 33 3.3. Hướng nghiên cứu của luận án ..................................................................... 34 3.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu của luận án ....................................................... 35 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU .................................................................................. 36 1.1. Những vấn đề lý luận về quyền sở hữu ......................................................... 36 1.1.1. Quan niệm về sở hữu và quyền sở hữu ...................................................... 36 1.1.2. Bản chất pháp lý của quyền sở hữu............................................................ 48 1.1.3. Đặc điểm pháp lý của quyền sở hữu .......................................................... 53 1.2. Những vấn đề lý luận về nội dung quyền sở hữu ........................................ 61 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về nội dung quyền sở hữu ................................................. 61 1.2.2. Khái niệm nội dung quyền sở hữu ............................................................. 81 1.2.3. Cấu trúc nội dung quyền sở hữu ................................................................ 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 96 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU .................................................................................. 97 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nội dung quyền sở hữu ..... 97 2.1.2. Quyền sử dụng .......................................................................................... 107 2.1.3. Quyền định đoạt ....................................................................................... 113 2.2. Nhận diện một số hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu .................................................................................. 117 2.2.1. Hạn chế trong lý thuyết tiếp cận và cấu trúc hệ thống pháp luật về quyền sở hữu ...................................................................................................................... 117 2.2.2. Những hạn chế cụ thể trong quy định về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu ................................................................................................................. 126 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 154 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU. .... 155 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản ................................................. 155 3.1.1. Một số kết quả tích cực trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản .......... 155 3.1.2. Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản ................... 158 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về nội dung quyền sở hữu ................................................................................................................. 168 3.2.1. Kiến nghị về lý thuyết tiếp cận và cấu trúc của hệ thống pháp luật Việt Nam về nội dung quyền sở hữu .................................................................................. 168 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành về nội dung quyền sở hữu .................................................................................. 172 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 193 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 194 PHỤ LỤC SỐ 1: NỘI DUNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................... 1 PHỤ LỤC SỐ 2: MỘT SỐ BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN ............................................................................ 17 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người, bởi lẽ như Mác đã khẳng định: "bất cứ nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong một phạm vi, một hình thái xã hội nhất định, nơi nào không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do đó không không thể có một xã hội nào cả"1. Khái niệm sở hữu vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù pháp lý. Là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã hội và quan hệ xã hội nhất định. Sở hữu được hiểu là tài sản, tư liệu sản xuất và thành quả lao động thuộc về ai, do đó nó thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Với nội dung kinh tế như vậy, sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan. Một khi được điều chỉnh, nội dung của quá trình xác lập và vận động của các quyền năng kinh tế đối với tài sản trở thành các quyền năng pháp lý hợp thành phạm trù pháp lý về quyền sở hữu. Với tư cách là một chế định pháp lý, quyền sở hữu đồng thời mang tính chất chủ quản, vì đó là sự ghi nhận của Nhà nước. Nhưng, Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền sở hữu được quy định trước hết bởi nội dung kinh tế của sở hữu. Nhà nước quy định quyền sở hữu, tức là thể chế hóa những quan hệ chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những sản phẩm do con người tạo ra. Do đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, hầu hết các nước đều thừa nhận quyền sở hữu là một loại vật quyền trung tâm của pháp luật dân sự. BLDS năm 2015 được xây dựng trên cơ sở tiếp cận theo lý thuyết vật quyền, tuy nhiên qua nghiên cứu các quy định tại Phần thứ hai của BLDS năm 2015 nói chung và các quy định về quyền sở hữu của BLDS năm 2015 tác giả nhận thấy lý thuyết vật quyền chưa được tiếp cận một cách triệt để trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu trong BLDS năm 2015. Nội dung quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm 2015 vẫn được cấu trúc gồm ba quyền hạn là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt giống như BLDS năm 1995 1 C.Mac – Ph. Ăng-ghen (1993), Toàn tập, Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội tr. 860 2 và BLDS năm 2005. Tuy nhiên, bên cạnh quyền chiếm hữu với ý nghĩa là một quyền hạn thuộc nội dung quyền sở hữu, BLDS năm 2015 còn ghi nhận chiếm hữu với ý nghĩa là một quan hệ thực tế giữa chủ thể với tài sản. Do đó, cấu trúc nội dung quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 gồm ba quyền năng như trên còn có nhiều ý kiến khác nhau. Pháp luật thực định của các quốc gia trên thế giới cũng có các quy định khác nhau về nội dung của quyền sở hữu. Chẳng hạn, Điều 206 BLDS Nhật Bản quy định: "Chủ sở hữu có quyền tự do sử dụng, thu lợi tức và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật", Điều 544 BLDS Pháp quy định: "Quyền sở hữu là quyền hưởng dụng và định đoạt một cách tuyệt đối nhất, miễn là không sử dụng tài sản vào những việc pháp luật cấm". Điều 240 BLDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì nội dung quyền sở hữu gồm bốn quyền hạn là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu lợi và quyền định đoạt. Như vậy, hầu hết pháp luật các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, nội dung quyền sở hữu đều được liệt kê cụ thể trong luật, chỉ có điều khác nhau về số lượng các quyền hạn mà thôi. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào lý giải một cách cặn kẽ cơ sở lý thuyết của việc quy định về nội dung quyền sở hữu. Tại sao pháp luật dân sự Việt Nam lại quy định nội dung quyền gồm ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt? Cấu trúc của từng quyền năng thuộc nội dung quyền sở hữu như quy định trong BLDS năm 2015 như hiện nay đã thực sự khoa học chưa? Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: "Nội dung quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn" sẽ lý giải những vấn đề lý luận về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu một cách khoa học. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành phân tích, bình luận, đánh giá các quy định về nội dung quyền sở hữu trong pháp luật dân sự hiện hành và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định về nội dung quyền sở hữu trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. 2. Mục đích của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu. Phân tích, bình luận, đánh giá các quy định trong pháp luật dân sự hiện hành về nội dung quyền sở hữu và thực tiễn áp dụng, để tìm ra những hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật pháp luật Việt Nam về nội dung quyền sở hữu. 3 3. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án tập hướng tới những nhiệm vụ nghiên cứu những sau: Thứ nhất, xác định đúng những vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu. Thứ hai, phân tích, đối chiếu lý luận về cấu trúc nội dung quyền sở hữu để đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về nội dung quyền sở hữu. Thứ ba, xác định rõ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành từ mô hình lý thuyết tiếp cận đến các quy định cụ thể về nội dung quyền sở hữu, tạo ra tiền đề trong việc đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nội dung quyền sở hữu. Thứ tư, phân tích chính xác về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam về nội dung quyền sở hữu để đề xuất, kiến hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mô hình lý thuyết tiếp cận, cấu trúc của hệ thống pháp luật và các quy định cụ thể về nội dung quyền sở hữu nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt hơn quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào những nội dung cơ bản sau: - Hệ thống các lý thuyết pháp lý điển hình hiện nay có ảnh hưởng đến việc xây dựng và thiện pháp luật về quyền sở hữu nói chung và nội dung quyền sở hữu nói riêng của các quốc gia trên thế giới; - Các quy phạm pháp Việt Nam hiện hành về nội dung quyền sở hữu. - Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản. - Các quan điểm khoa học đã được các cá nhân và các tổ chức công bố trong các nghiên cứu về quyền sở hữu nói chung và nội dung quyền sở hữu nói riêng cả trong và ngoài nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Nội dung quyền sở hữu là vấn đề rất rộng và phức tạp, vì vậy, trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản xung quanh nội dung quyền sở hữu với ý nghĩa là những quyền 4 dân sự chủ quan của chủ sở hữu đối với tài sản được quy định chủ yếu trong BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, do quy định về nội dung quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 không có nhiều khác biệt với BLDS năm 2005, thậm chí là cả BLDS năm 1995 do đó khi khảo cứu các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài luận án, tác giả khảo cứu cả các công trình nghiên cứu đã được công bố hướng đến việc phân tích về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu trong pháp luật Việt Nam trước thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực. Về thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp trong phạm vi cả nước từ thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực cho đến nay. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các vấn đề luận án đặt ra. Trong quá trình nghiên cứu, luận án bám sát các quan điểm cơ bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới để luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn được luận án đề cập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu phân tích pháp lý (phương pháp nghiên cứu pháp luật truyền thống), phương pháp phân tích tình huống thực tiễn (case study examination), phương pháp so sánh luật học và các phương pháp nghiên cứu khác. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu trong luận án được sử dụng linh hoạt, có sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu, tùy theo từng nội dung nghiên cứu, từng vấn đề nghiên cứu và từn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_noi_dung_quyen_so_huu_theo_phap_luat_viet_nam_nhung.pdf
  • pdfQUYET DINH THANH LAP HOI DONG CAP TRUONG.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN BAN HOAN THIEN (EN).pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN HOAN THIEN (VIE) - NGUYEN VAN TIEN.pdf
  • pdfTHONG TIN DIEM MOI CUA LUAN AN (VIE).pdf
  • pdfTHONG TIN DIEM MOI CUA LUAN AN (EN).pdf
Luận văn liên quan