Việc nội luật hóa các yêu cầu của các Công ước này đã góp phần đấu tranh
hiệu quả đối với tội phạm tham nhũng, quá trình nội luật hóa cũng đã trải qua được
một số bước quan trọng, BLHS 2015 ra đời đã thể hiện được nhiều yêu cầu về nội
luật hóa Công ước đối với tội phạm tham nhũng, như đã quy định về trách nhiệm
hình sự của pháp nhân, đã tội phạm hóa các hành vi tham nhũng trong khu vực tư,
quy định về lợi ích phi vật chất, tội phạm hóa hành vi đưa hối lộ cho công chức nước
ngoài và công chức của tổ chức quốc tế công. Qua nghiên cứu tác giả thấy các quy
định trong BLHS 2015 chỉ mới tương thích được một phần các yêu cầu tội phạm hóa
tội phạm tham nhũng theo quy định của CTOC và CAC, bên cạnh đó vẫn còn một số
điểm chưa tương thích với yêu cầu của các Công ước, đó là chưa quy định trách
nhiệm hình sự của pháp nhân đối với các tội phạm tham nhũng, các hành vi khách
quan của các tội phạm tham nhũng chưa được tội phạm hóa đầy đủ, hành vi làm giàu
bất hợp pháp chưa được tội phạm hóa trong BLHS. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu
nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS 2015 về tội phạm tham nhũng trên cơ sở
yêu cầu của các Công ước quốc tế là yêu cầu cần thiết. Để làm được điều này, điều
quan trọng là phải đánh giá được điểm tương thích giữa BLHS 2015 và các quy định
của Công ước trên cơ sở các yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi. Từ đó đưa ra
những kiến nghị để hoàn thiện quy định của BLHS 2015 về tội phạm tham nhũng và
một số tội phạm về chức vụ có liên quan (Tội đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, Tội lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi). Bên cạnh đó, nhằm
hoàn thiện pháp luật hình sự về nhóm tội phạm tham nhũng cũng cần có sự học tập
kinh nghiệm việc xây dựng luật hình sự một số nước tiên tiến trên thế giới cũng như
trên cơ sở các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia, các nhà làm luật
cần không ngừng có những thay đổi và tiếp thu để Bộ luật hình sự ngày càng hoàn
thiện hơn, phù hợp với nội dung CTOC và CAC cũng như đáp ứng được yêu cầu đấu
tranh và phòng, chống đối với nhóm tội phạm tham nhũng hiện nay ở Việt Nam. Xuất
phát từ tính cấp thiết, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn
đề tài “Nội luật hóa các Công ước quốc tế đối với các hành vi tham nhũng trong
Bộ luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
240 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nội luật hóa các công ước quốc tế đối với các hành vi tham nhũng trong bộ luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ NGỌC KIM
NỘI LUẬT HÓA CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP.Hồ Chí Minh, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ NGỌC KIM
NỘI LUẬT HÓA CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngành: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Mã số: 9.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA
TP.Hồ Chí Minh, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số
liệu được trình bày trong luận án là trung thực, chưa được ai công bố dưới bất kỳ
hình thức nào.
Tôi cam đoan Luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và
kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách trung
thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận án.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá tình hình nghiên cứu ........................... 9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 9
1.1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................. 23
1.2. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..... 27
1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................. 27
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ............................................. 27
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 32
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ NỘI LUẬT HÓA
CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HÀNH VI THAM NHŨNG TRONG
LUẬT HÌNH SỰ QUỐC GIA ............................................................................ 33
2.1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về nội luật hóa ...................................... 33
2.1.1. Khái niệm về nội luật hóa ......................................................................... 33
2.1.2. Quan điểm về nội luật hóa theo quy định của các Công ước quốc tế về
chống tham nhũng .............................................................................................. 38
2.1.3. Quy định của Việt Nam về nội luật hóa .................................................... 44
2.2. Những vấn đề lý luận và pháp lý về tham nhũng ..................................... 48
2.2.1. Khái niệm khoa học về tham nhũng ......................................................... 48
2.2.2. Quy định về tham nhũng ở Việt Nam ........................................................ 57
2.3. Khái niệm nội luật hóa các Công ước quốc tế đối với hành vi tham
nhũng trong Bộ luật hình sự Việt Nam ............................................................. 68
2.4. Cơ sở chính trị và pháp lý của việc nội luật hóa các quy định của các
Công ước quốc tế đối với hành vi tham nhũng trong Bộ luật hình sự Việt
Nam. ..................................................................................................................... 69
2.4.1. Cơ sở chính trị của việc nội luật hóa các quy định của các Công ước
quốc tế đối với hành vi tham nhũng trong Bộ luật hình sự Việt Nam. ............... 69
2.4.2. Cơ sở pháp lý của việc nội luật hóa các quy định của các Công ước quốc
tế đối với hành vi tham nhũng trong Bộ luật hình sự Việt Nam. ........................ 72
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 76
Chương 3: YÊU CẦU CỦA CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG
THAM NHŨNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM .................................................................................................... 77
3.1. Tương đồng của Bộ Luật hình sự Việt Nam so với các yêu cầu của các
Công ước quốc tế về chống tham nhũng ........................................................... 78
3.1.1. Đối với yêu cầu bắt buộc .......................................................................... 78
3.1.2. Đối với yêu cầu mang tính tùy nghi ........................................................ 100
3.2. Khác biệt của Bộ Luật Hình sự Việt Nam so với các yêu cầu của Công
ước quốc tế về chống tham nhũng ................................................................... 106
3.2.1. Đối với yêu cầu bắt buộc ........................................................................ 106
3.2.2. Đối với yêu cầu tùy nghi ......................................................................... 111
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 119
Chương 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM
CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NỘI LUẬT HÓA
CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG THAM NHŨNG. ...................... 120
4.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội phạm có hành vi tham
nhũng .................................................................................................................. 120
4.1.1. Thực tiễn xử lý các tội phạm về hối lộ .................................................... 120
4.1.2. Thực tiễn xử lý các tội phạm có hành vi gây ảnh hưởng ........................ 125
4.1.3. Thực tiễn xử lý các tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản .................. 128
4.1.4. Thực tiễn xử lý các tội phạm khác .......................................................... 138
4.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam .............. 147
4.2.1. Cơ sở của các kiến nghị .......................................................................... 147
4.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về nhóm
tội phạm chức vụ trên cở sở yêu cầu nội luật hóa của các Công ước quốc tế về
chống tham nhũng ............................................................................................ 158
Kết luận chương 4 ............................................................................................. 173
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 174
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTOC Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
CAC Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng
UNODC
United Nations Office on Drugs and Crime (Văn phòng Liên
hợp quốc về chống ma túy và tội phạm)
OECD
Công ước của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển về chống
hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch thương mại
quốc tế
BLHS 2015 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Số liệu về tình hình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm chức vụ
Phụ lục 2: Các yêu cầu về tội phạm hóa của các Công ước quốc tế về chống
tham nhũng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Hiện nay vấn đề tham nhũng đang là vấn nạn nhức nhối của các quốc gia đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Trên thế giới hiện nay đã có nhiều Công ước quốc
tế về chống tham nhũng mà Việt Nam đã tham gia ký kết và làm thành viên, ví dụ
như: Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000; Công ước
của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng năm 2003,... Các Công ước này đã cho thấy
sự nỗ lực của Liên hiệp quốc trong đấu tranh với tham nhũng và đây được coi là một
vấn nạn toàn cầu được nhiều quốc gia rất quan tâm. Phòng, chống tham nhũng là một
tiêu chí hàng đầu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để có thể đưa Việt Nam sánh
ngang với các nước phát triển trong khu vực và củng cố, duy trì niềm tin của nhân
dân vào chế độ. Bác Hồ từng nói: “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là ăn cắp
của công, đục khoét của nhân dân. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là ăn cắp
của công, khai gian, khai lậu thuế”. Trên tinh thần đó, Nghị quyết Ban chấp hành
trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh “Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu”. Trong công cuộc chống tham nhũng này, đòi hỏi
có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và Luật hình sự được coi là công cụ hữu hiệu và
sắc bén nhất nhờ vào những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của nó.
Bộ Luật hình sự năm 1985 (có hiệu lực vào ngày 01/7/1986) quy định tại
Chương Tội phạm chức vụ có 9 tội danh (từ điều 220 đến Điều 228). Qua bốn lần sửa
đổi, bổ sung đến Bộ Luật hình sự năm 1999 (có hiệu lực vào ngày 01/7/2000) và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2009 (có hiệu lực vào ngày
01/01/2010), các tội phạm về tham nhũng đã được quy định một cách đầy đủ và rõ
ràng hơn. Tuy nhiên qua nhiều năm thi hành, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, gây khó khăn trong việc xử lý đối
với hành vi tham nhũng. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung
bộ luật hình sự 2015 năm 2017 (có hiệu lực vào 01/01/2018) (gọi tắt là BLHS 2015)
ra đời đã có nhiều thay đổi tiến bộ, hợp lý hơn so với trước kia, góp phần nâng cao
trong việc đấu tranh đối với tội phạm tham nhũng. Mặc dù vậy, bên cạnh những mặt
đạt được, Bộ Luật này vẫn còn có những điểm hạn chế nhất định, đặc biệt đối với
nhóm tội phạm về tham nhũng. Có hai Công ước quốc tế rất quan trọng có nội dung
chống tham nhũng mà Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện rất hiệu quả đó là Công
2
ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (gọi tắt là
CTOC) và Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc (gọi tắt là CAC).
Việc nội luật hóa các yêu cầu của các Công ước này đã góp phần đấu tranh
hiệu quả đối với tội phạm tham nhũng, quá trình nội luật hóa cũng đã trải qua được
một số bước quan trọng, BLHS 2015 ra đời đã thể hiện được nhiều yêu cầu về nội
luật hóa Công ước đối với tội phạm tham nhũng, như đã quy định về trách nhiệm
hình sự của pháp nhân, đã tội phạm hóa các hành vi tham nhũng trong khu vực tư,
quy định về lợi ích phi vật chất, tội phạm hóa hành vi đưa hối lộ cho công chức nước
ngoài và công chức của tổ chức quốc tế công.... Qua nghiên cứu tác giả thấy các quy
định trong BLHS 2015 chỉ mới tương thích được một phần các yêu cầu tội phạm hóa
tội phạm tham nhũng theo quy định của CTOC và CAC, bên cạnh đó vẫn còn một số
điểm chưa tương thích với yêu cầu của các Công ước, đó là chưa quy định trách
nhiệm hình sự của pháp nhân đối với các tội phạm tham nhũng, các hành vi khách
quan của các tội phạm tham nhũng chưa được tội phạm hóa đầy đủ, hành vi làm giàu
bất hợp pháp chưa được tội phạm hóa trong BLHS... Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu
nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS 2015 về tội phạm tham nhũng trên cơ sở
yêu cầu của các Công ước quốc tế là yêu cầu cần thiết. Để làm được điều này, điều
quan trọng là phải đánh giá được điểm tương thích giữa BLHS 2015 và các quy định
của Công ước trên cơ sở các yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi. Từ đó đưa ra
những kiến nghị để hoàn thiện quy định của BLHS 2015 về tội phạm tham nhũng và
một số tội phạm về chức vụ có liên quan (Tội đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, Tội lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi). Bên cạnh đó, nhằm
hoàn thiện pháp luật hình sự về nhóm tội phạm tham nhũng cũng cần có sự học tập
kinh nghiệm việc xây dựng luật hình sự một số nước tiên tiến trên thế giới cũng như
trên cơ sở các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia, các nhà làm luật
cần không ngừng có những thay đổi và tiếp thu để Bộ luật hình sự ngày càng hoàn
thiện hơn, phù hợp với nội dung CTOC và CAC cũng như đáp ứng được yêu cầu đấu
tranh và phòng, chống đối với nhóm tội phạm tham nhũng hiện nay ở Việt Nam. Xuất
phát từ tính cấp thiết, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn
đề tài “Nội luật hóa các Công ước quốc tế đối với các hành vi tham nhũng trong
Bộ luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án được xác định là nhằm góp phần tạo lập
những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện quy định của BLHS 2015 về các tội phạm
3
tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ, trong đó đặc biệt từ góc độ của nội luật
hóa quy định của các Công ước quốc tế đối với hành vi tham nhũng trong Bộ Luật hình
sự Việt Nam, từ đó đánh giá sự hoàn thiện của Bộ Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở
yêu cầu của Công ước về nhóm tội phạm này. Đồng thời Luận án đưa ra các kiến nghị
hoàn thiện quy định tội phạm hóa của Bộ Luật hình sự Việt Nam đối với các hành vi
tham nhũng trên cơ sở đánh giá toàn diện sự tương thích giữa quy định của Bộ Luật
hình sự Việt Nam với yêu cầu của các Công ước quốc tế về chống tham nhũng.
Để đạt được mục đích trên, tác giả đã đưa ra và giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
Về mặt lý luận
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ thế nào là nội luật hóa trong các quan điểm
trên thế giới và ở Việt Nam. Vấn đề nội luật hóa CTOC và CAC được đặt ra như thế
nào trong BLHS Việt Nam;
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ thế nào là tham nhũng trong các quan điểm
trên thế giới và ở Việt Nam. Quan điểm về tham nhũng trong CTOC và CAC.
Về quy định của pháp luật
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ khái niệm và các dấu hiệu của các hành vi
tham nhũng theo quy định của CTOC và CAC.
- Nghiên cứu các yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi về nội luật hóa của
CTOC và CAC về tội phạm tham nhũng.
- Nghiên cứu, phân tích, so sánh hệ thống quan điểm, quan niệm khoa học
của các tác giả Việt Nam về tội phạm về chức vụ, từ đó có thể làm rõ khái niệm, các
dấu hiệu pháp lý về tội phạm về chức vụ trong BLHS 2015.
- Đánh giá sự tương thích giữa quy định của BLHS 2015 so với các yêu cầu
của CTOC và CAC về nhóm tội phạm tham nhũng và các tội phạm chức vụ khác có
liên quan.
Về thực tiễn:
Đánh giá thực tiễn áp dụng BLHS 2015 và các bản án xét xử ở Việt Nam về
các tội phạm về chức vụ trên cơ sở các yêu cầu của CTOC và CAC.
Về kiến nghị
Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam về tội phạm tham nhũng trên cơ sở yêu cầu của các Công ước quốc tế về
chống tham nhũng.
4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm những đối tượng sau đây:
- Các quan điểm về nội luật hóa và tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam,
trong các nghiên cứu khoa học, công trình khoa học, bài viết.
- Các quy định của CTOC và CAC, Luật Điều ước quốc tế 2016, Luật phòng,
chống tham nhũng 2018, Bộ Luật hình sự 2015.
- Các yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi về yêu cầu nội luật hóa hành vi
tham nhũng trong CTOC và CAC mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, những bản
án thực tiễn đối với tội phạm tham nhũng và một số tội phạm khác về chức vụ (Tội
đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi) ở Việt Nam.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về các tội phạm tham nhũng và một số tội
phạm khác về chức vụ (Tội đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, Tội lợi dụng ảnh hưởng
đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi).
Về phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu vấn
đề nội luật hóa các công ước quốc tế chống tham nhũng CTOC và CAC, trên cơ sở
kinh nghiệm lập pháp nước ngoài, tác giả lấy quy định của CTOC và CAC làm
chuẩn mực từ đó đánh giá, so sánh với quy định của BLHS 2015 về nhóm tội phạm
tham nhũng và một số tội phạm có liên quan đến hành vi tham nhũng bao gồm Tội
đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi. Tác giả chỉ tập trung vào yêu cầu tội phạm hóa hành vi tham
nhũng, không nghiên cứu những nội dung về biện pháp phòng ngừa tham nhũng
hay hợp tác quốc tế giữa các quốc gia thành viên về chống tham nhũng.
Về thời gian và không gian
- Về thời gian: Khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật thông qua việc khảo sát
các vụ án thực tế trong khoảng thời gian từ khi BLHS 2015 có hiệu lực (ngày
01/01/2018) cho tới tháng 10/2021
- Về không gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của BLHS
2015 trên phạm vi cả nước, đánh giá thực tiễn xét xử đối với nhóm tội phạm tham
nhũng và một số tội phạm về chức vụ khác có liên quan đến hành vi tham nhũng
5
bao gồm Tội đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có
chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để thực
hiện tốt nhiệm vụ đặt ra của luận án, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp cụ
thể để nghiên cứu là:
Phương pháp đặc thù trong lĩnh vực luật học là phương pháp lý thuyết luật
học được sử dụng để hệ thống hóa và giải thích những quy định pháp luật hiện
hành, các văn bản áp dụng pháp luật, các học thuyết pháp lý trên thế giới về nội luật
hóa, tham nhũng. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu luật pháp trong mối liên hệ
với triết học, xã hội học, chính trị cũng được sử dụng để lý giải tính đúng đắn và
hợp lý của việc nội luật hóa CTOC, CAC trong BLHS 2015 về tội phạm tham
nhũng. Phương pháp này giúp hệ thống hóa và giải thích những quy định pháp luật
hiện hành, các văn bản áp dụng pháp luật để phân tích các dấu hiệu pháp lý của
nhóm tội phạm tham nhũng.
Tác giả cũng tiếp cận nguồn tài liệu trên cơ sở những nhà xuất bản uy tín và
các trang web có tính tin cậy cao, do đây là luận án về nội luật hóa điều ước quốc tế
nên việc sử dụng tài liệu tiếng Anh rất nhiều.
Trong luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh,
phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể, đặc biệt là phương pháp phân
tích quy phạm pháp luật.
+ Trong Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu của luận án;
+ Chương 2, tác giả dùng phương pháp phân tích và tổng hợp, để trình bày
nội dung về khái niệm tham nhũng, khái niệm nội luật hóa, khái niệm nội luật hóa
hành vi tham nhũng theo các nghiên cứu khoa học và quy định pháp lý trên thế giới
và Việt Nam;
+ Chương 3, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích quy phạm pháp
luật, phương pháp so sánh để phân tích và đánh giá so sánh những điểm tương thích
và chưa tương thích của Bộ luật hình sự Việt Nam với yêu cầu của các Công ước
quốc tế về chống tham nhũng.
6
+ Tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu án điển hình trong chương 4
của luận án, bên cạnh phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để
nêu lên thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ thì
phương pháp nghiên cứu án điển hình mà tác giả sử dụng để đánh giá, nhận xét các
bản án điển hình, từ sự kết hợp với phương pháp so sánh luật học để đưa ra những
kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật thực định liên quan đến tội phạm về
tham nhũng và một số tội phạm về chức vụ khác có liên quan trong BLHS 2015 trên
cơ sở yêu cầu của các Công ước quốc tế.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án có nhiều đóng góp mới về mặt khoa học, cụ thể như sau:
- Đóng góp chung về mặt khoa học của luận án:
Thứ nhất, tình hình tham nhũng hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng là vấn đề được hết sức quan tâm. Để hạn chế tìn