Trên thế giới, cột mốc ban đầu đánh dấu sự phát triển của phương pháp lịch
sử cuộc đời xuất hiện từ thập niên 20 của thế kỷ trước qua công trình nghiên cứu
của Thomas và Znaniecki có tựa đề là Những nông dân Ba Lan ở châu Âu và châu
Mỹ. Để khám phá trải nghiệm của Ba Lan di cư đến nước Mỹ, hai tác giả trên đã
dựa trên những bản miêu tả mang tính tự thuật, bên cạnh việc thu thập các nhật ký
và thư từ. Tầm quan trọng của phương pháp lịch sử cuộc đời được hai ông nhấn
mạnh như là một phương pháp thu thập dữ liệu điển hình của các nhà khoa học xã
hội “Nếu chúng ta bắt buộc phải sử dụng những hiện tượng đại chúng hoặc bất kỳ
sự kiện nào xảy ra như những chất liệu lại bỏ qua lịch sử cuộc đời của những cá
nhân đã tham dự vào đó, thì sẽ dẫn đến khiếm khuyết, chứ không phải là lợi thế,
trong phương pháp xã hội học của chúng ta hiện nay”2.
Công trình nghiên cứu tiên phong của Thomas và Znaniecki đã mở đường
cho sự hình thành phương pháp nghiên cứu mới cho các ngành khoa học xã hội. Vị
trí của nghiên cứu lịch sử cuộc đời trong số các phương pháp nghiên cứu xã hội
được củng cố thêm vững chắc nhờ vào những công trình nghiên cứu của các nhà xã
hội học. Điển hình là những công trình nghiên cứu của Robert Park về đời sống xã
hội của những tầng lớp trong xã hội: The man Farthest Down: a Record of
Observation and Study in Europe (1912); The City: Suggestions for the Study of
Human Nature in the Urban Environment (1925); Race and Culture (1950); On
Social Control and Collective Behaviour (1976), v.v
217 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ông bà bóng trong thực hành múa bóng rỗi của người Việt Nam bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THANH TUẤN
ÔNG BÀ BÓNG TRONG THỰC HÀNH
MÚA BÓNG RỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THANH TUẤN
ÔNG BÀ BÓNG TRONG THỰC HÀNH
MÚA BÓNG RỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ
Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đoàn Thị Tuyến
2. TS. Nguyễn Đệ
HÀ NỘI – 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong
các công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi
trước đã được tiếp thu chân thực, cẩn trọng trong luận án.
Tác giả luận án
Trần Thanh Tuấn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 10
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................................ 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 11
1.1.1. Những nghiên cứu về múa bóng rỗi Nam Bộ ...................................... 11
1.1.2. Những nghiên cứu về bà bóng Nam Bộ ............................................... 14
1.1.3. Những nghiên cứu về người thực hành tín ngưỡng tôn giáo ............... 17
1.1.4. Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp lịch sử cuộc đời ................. 20
1.1.5. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra .......... 24
1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 25
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án .............. 25
1.2.2. Cơ sở lý thuyết của luận án .................................................................. 31
1.3. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 35
1.3.1. Khái quát về vùng đất Nam Bộ ............................................................ 35
1.3.2. Những vấn đề nổi bật trong đời sống văn hóa của người Việt ở Nam Bộ ....... 37
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 45
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ THỰC HÀNH MÚA BÓNG RỖI CỦA
NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ ..................................................................................... 46
2.1. Khái lược về tín ngưỡng thờ Bà ở Nam Bộ .................................................... 46
2.1.1. Thờ Bà: một nét văn hóa ở Nam Bộ .................................................... 46
2.1.2. Miễu Bà: "sân khấu" của thực hành múa bóng rỗi ............................... 49
2.2. Nguồn gốc và trình tự thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ .......................... 54
2.2.1. Nguồn gốc múa bóng rỗi Nam Bộ ....................................................... 54
2.2.2. Trình tự các tiết mục trong múa bóng rỗi ............................................ 56
2.3. Những đặc điểm của thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ ............................ 60
2.3.1. Múa bóng rỗi một loại hình nghệ thuật giàu nữ tính............................ 60
2.3.2. Múa bóng rỗi một loại hình nghệ thuật trực quan sinh động ............... 61
2.3.3. Múa bóng rỗi sự kết hợp các kỹ năng của nghệ thuật trình diễn dân
gian ................................................................................................................. 61
2.3.4. Múa bóng rỗi vừa mang tính tâm linh vừa mang tính giải trí .............. 62
2.4. Người thực hành múa bóng rỗi ....................................................................... 63
2.4.1. Bà bóng ở Nam Bộ là ai? ..................................................................... 63
2.4.2. Đặc điểm của bà bóng .......................................................................... 68
2.4.3. Ba buổi thực hành múa bóng rỗi tiêu biểu ........................................... 70
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 80
Chương 3: CUỘC ĐỜI BÀ BÓNG: HÀNH TRÌNH VỚI NGHỀ, MƯU
SINH VÀ TRẢI NGHIỆM SỐNG ......................................................................... 81
3.1. Hành trình đến với nghề của bà bóng ............................................................ 81
3.1.1. Cơ duyên với nghề ............................................................................... 81
3.1.2. Hành trình học nghề ............................................................................. 88
3.2. Câu chuyện mưu sinh ...................................................................................... 94
3.2.1. Nghề không đủ nuôi thân ..................................................................... 94
3.2.2. Chiến lược duy trì nghề nghiệp của bà bóng ....................................... 99
3.3. Trải nghiệm sống ............................................................................................ 108
3.3.1. Cảm giác dễ bị tổn thương ................................................................. 108
3.3.2. Ứng xử trong hoạt động nghề ............................................................ 111
3.3.3. Câu chuyện tình cảm .......................................................................... 116
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 123
Chương 4: BÀ BÓNG, NGHỀ MÚA BÓNG RỖI Ở NAM BỘ VÀ NHỮNG
CHIỀU TƯƠNG TÁC .......................................................................................... 124
4.1. Các bối cảnh tác động và sự chủ động của bà bóng.................................... 124
4.1.1. Tác động từ điều kiện lịch sử - xã hội ................................................ 124
4.1.2. Tác động từ chính sách ....................................................................... 126
4.1.3. Nhận thức xã hội về bà bóng và thực hành múa bóng rỗi .................. 131
4.1.4. Sự xác lập “đẳng cấp” và dấu ấn sáng tạo cá nhân của bà bóng ........ 132
4.2. Định vị bà bóng trong nghề múa bóng rỗi ................................................... 134
4.2.1. Trở thành bà bóng là vấn đề lựa chọn ................................................ 134
4.2.2. Bà bóng - yếu nhân trong thực hành múa bóng rỗi ............................ 137
4.2.3. Bà bóng và nỗ lực duy trì nghề nghiệp ......................................................... 139
4.2.4. Bà bóng - người "giữ ngọc" ........................................................................... 142
4.3. Những đóng góp của bà bóng đối với nghề múa bóng rỗi .......................... 145
4.3.1. Bà bóng - chủ thể "sân khấu hóa" thực hành múa bóng rỗi ............... 145
4.3.2. Bà bóng - chủ thể tạo tính "hiện đại" trong múa bóng rỗi ................. 147
4.3.3. Bà bóng - chủ thể góp phần lan tỏa văn hóa người Việt ở Nam Bộ ....... 151
Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................. 154
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 160
PHỤ LỤC 1: LỜI CÁC BÀI RỖI TIÊU BIỂU ................................................. Pl.1
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH .................................................................................... Pl.9
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BHYT Bảo hiểm y tế
CLB Câu lạc bộ
GS Giáo sư
GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ
NCS Nghiên cứu sinh
NNƯT Nghệ nhân Ưu tú
PSG Phó Giáo sư
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Tr Trang
TS Tiến sĩ
UBND Ủy ban Nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
VHTT Văn hóa Thể thao
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với người Việt ở Nam Bộ, thực hành múa bóng rỗi – một loại hình diễn
xướng dân gian của các ông bà bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà đã có từ lâu đời
và thấm sâu vào tâm thức của người dân nơi này. Loại hình diễn xướng dân gian
này được hình thành từ quá trình giao lưu, tiếp biến, dung hợp văn hóa của nhiều
tộc người, trong điều kiện tự nhiên và xã hội đặc biệt của vùng sông nước Nam Bộ
đa sắc tộc, đa văn hóa. Ông bà bóng – những chủ thể của thực hành múa bóng rỗi,
có chức năng thực hiện các nghi lễ thờ phụng và “làm vui lòng” các lệnh Bà. Thực
hành nghi lễ của họ mang đậm màu sắc của tâm linh và giải trí, thể hiện bản sắc văn
hóa độc đáo của người Việt ở Nam Bộ. Những buổi thực hành cúng Bà diễn ra ở
miễu, đình, tư gia có thờ Bà tại Nam Bộ không thể thiếu nghi lễ múa bóng rỗi do
các ông bà bóng thực hiện. Những ngôi miễu thờ Bà là không gian cho những ông
bà bóng quy tụ và là nơi thờ phụng các vị nữ thần mang lại may mắn, tài lộc, thịnh
vượng và bình an cho cư dân bản xứ.
Song, không phải ở thời điểm lịch sử nào của xã hội, thực hành múa bóng rỗi và
các ông bà bóng cũng được coi trọng; thực tế cho thấy, trong nhiều năm trước đây chúng
ta đã có những nhận định chưa chính xác về tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam nói chung
về thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ nói riêng. Do đó, đã đánh đồng thực hành múa
bóng rỗi của các ông bà bóng với các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cần phải loại trừ.
Một thời gian dài thực hành múa bóng rỗi và các ông bà bóng phải hoạt động lén lút, đồ
nghề bị tịch thu, thậm chí bị bắt đi cải tạo vì tuyên truyền mê tín dị đoan, v.v...
Tuy nhiên, trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, người ta đang chứng kiến sự
phục hưng trở lại với những hình thức mới và quy mô lớn hơn rất nhiều của tôn
giáo tín ngưỡng Việt Nam. Trong bức tranh chung về sự phục hưng đó là sự hồi
sinh/ trở lại của tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà nói chung và thực hành múa bóng rỗi của
ông bà bóng ở Nam Bộ nói riêng. Thực hành múa bóng rỗi ngày càng phổ biến và
những người tham gia trực tiếp vào thực hành này (ông bà bóng) được coi trọng
hơn. Chưa bao giờ người ta thấy thực hành múa bóng rỗi phát triển một cách công
khai như hiện nay, cũng chưa bao giờ người ta thấy có nhiều ông bà bóng xuất hiện
đến vậy. Các ông bà bóng thậm chí được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú và
2
được coi là cầu nối thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Nam
Bộ nói riêng thông qua thực hành nghi lễ của họ.
Sự phục hưng trở lại của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam nói chung và thực
hành múa bóng rỗi của các ông bà bóng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ
nói riêng đến từ nhiều góc độ. Về góc độ chính sách, đó có thể là những nỗ lực để
có một nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến”, “đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ Năm Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa VIII, số 03 – NQ/TW
ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, đã xác định rằng: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng
đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và
giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể
và phi vật thể” [57, tr.54-79]. Và, “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta” [58, tr.48). Đây có thể xem như một bước tái khẳng định quan
điểm về tôn giáo tín ngưỡng của Đảng, từ đó tạo nên một sự công nhận đúng đắn đối
với các nghi lễ thuộc về tín ngưỡng nói chung, thực hành múa bóng rỗi và các ông bà
bóng nói riêng.
Về học thuật, thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ là một chủ đề được nhiều học giả trong
và ngoài nước dày công nghiên cứu và tiếp cận ở các góc độ khác nhau như nhân
học, tâm lý bệnh học, văn hóa học, văn học, v.v... Các cách tiếp cận này đem đến
nhiều thành tựu trong nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà ở Nam Bộ nói chung và
thực hành múa bóng rỗi của các ông bà bóng nói riêng như: cung cấp cái nhìn tổng
quan về sự hình thành, phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà, của thực hành múa
bóng rỗi; các yếu tố về nghi lễ, lễ hội múa bóng rỗi; phân tích sâu sắc các giá trị và
phản giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà; chức năng của nghi lễ thờ Mẫu/ Bà, v.v...
Tuy nhiên, có một thực tế dễ nhận thấy khi tổng quan tư liệu về tín ngưỡng thờ
Mẫu/ Bà, về ông bà bóng và về thực hành múa bóng rỗi đó là các nguồn tài liệu này
thường chỉ tập trung nghiên cứu về bản thân tín ngưỡng thờ Bà và dường như ít
quan tâm đến việc nghiên cứu chủ thể thực hành tức nghiên cứu về các câu chuyện
cuộc đời của các ông bà bóng gắn với thực hành múa bóng rỗi như nghiên cứu về
3
câu chuyện nghề nghiệp và bối cảnh xã hội Nam Bộ tác động lên nghề nghiệp của
họ hay như nghiên cứu về mối quan hệ giữa những con người đó, về đóng góp của
họ đối với sự trở lại/ phục hồi của tín ngưỡng, v.v... Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ,
cần sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu.
Trên cơ sở những gì vừa trình bày ở trên, có thể thấy rằng thực hành múa
bóng rỗi và ông bà bóng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu/ Bà của người Việt ở Nam Bộ
là một chủ đề rất cần được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là về các
chủ thể ông bà bóng.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn: “Ông bà bóng trong thực hành múa
bóng rỗi của người Việt Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời của các ông bà bóng; tập
trung vào các khía cạnh như quá trình học nghề, mưu sinh và trải nghiệm sống, luận
án hướng tới cung cấp thêm những bàn luận về các chủ thể này trong thực hành
múa bóng rỗi cũng như cho thấy các chiều tương tác của bà bóng, nghề múa bóng
rỗi ở Nam Bộ hiện nay và làm rõ sự đóng góp của họ đối với thực hành này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
như sau:
Thứ nhất: Mô tả dân tộc học các câu chuyện cuộc đời của ông bà bóng như:
cơ duyên, hoàn cảnh đến với nghề, quá trình học nghề, làm nghề, mưu sinh và trải
nghiệm sống.
Thứ hai: Phân tích và lý giải về căn nguyên đến với nghề múa bóng rỗi của
ông bà bóng và đồng thời nêu các “chiến lược” nhằm duy trì và phát triển nghề của
các chủ thể này trong thực tiễn.
Thứ ba: Phân tích và chỉ ra những đóng góp của ông bà bóng trong việc gìn
giữ và phát huy thực hành múa bóng rỗi ở Nam Bộ hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là sáu ông bà bóng (ông bóng Ngọc
Cúc, 26 tuổi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; ông bóng Ngọc Tân, 34
4
tuổi, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; ông bóng Ngọc Hoa, 42 tuổi, quận Gò Vấp,
Thành phố Hồ Chí Minh; ông bóng Út Nhỏ, 42 tuổi, huyện Châu Thành, tỉnh Long
An; ông bóng Ngọc Long, 63 tuổi, thành phố Tân An, tỉnh Long An; ông bóng Út
Mai, 55 tuổi, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Họ đều là bóng tuồng1.
Ngoài đối tượng nghiên cứu chính này, tác giả còn mở rộng tìm hiểu thêm
một số ông bà bóng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An,
Tây Ninh, Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, v.v để có cái nhìn so sánh và khách
quan hơn.
Trong số sáu ông bà bóng là đối tượng nghiên cứu chính nêu ở trên, hai
người có độ tuổi từ 26 đến 34; bốn người có độ tuổi từ 40 đến trên 60. Sở dĩ các ông
bà bóng này được lựa chọn trong số nhiều ông bà bóng ở Nam Bộ là vì họ là những
người tác giả có điều kiện tiếp xúc nhiều nhất trong hơn 10 năm qua (từ năm 2012
tới nay) và đã tạo dựng được mối quan hệ thân thiết. Tác giả xin được nhấn mạnh
rằng sáu ông bà bóng trong nghiên cứu này không đại diện cho toàn thể ông bà
bóng ở Nam Bộ mà chỉ có thể được xem là những trường hợp điển hình trong thực
hành múa bóng rỗi. Họ là những ông bà bóng xuất sắc (ba người trong số họ được
Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú); hơn nữa độ tuổi của họ đại
diện cho hai thế hệ bà bóng và không quá gần nhau về khoảng cách thế hệ, tức họ
gần như thuộc hai thế hệ làm nghề múa bóng. Điều đó sẽ giúp cho tác giả có cái
nhìn đa chiều hơn khi tìm hiểu về các câu chuyện liên quan đến cuộc đời của ông bà
bóng. Để đảm bảo sự ẩn danh của những người cung cấp thông tin, trong luận án
này, tác giả chỉ sử dụng tên nghệ danh của các ông bà bóng thay vì dùng tên khai
sinh ghi trong Chứng minh Nhân dân/ Căn cước công dân của họ.
Trong quá trình gắn bó, “theo chân” sáu ông bà bóng là đối tượng nghiên
cứu chính của luận án nói riêng và ông bà bóng ở Nam Bộ nói chung, tác giả nhận
thấy các ông bà bóng mặc dù có cả nam và nữ (nam nhiều hơn nữ), tuy nhiên dù có
là nam giới thì nét “nữ tính” của họ cũng bộc lộ nổi trội. Với ông bà bóng dù là nam
hay nữ khi bước vào miễu Bà, thực hiện vai trò là người hầu cận, mua vui cho Bà,
thì tất cả đều được người dân gọi là các “bà/ cô bóng”. Trong cách xưng hô giao
tiếp với những người khác, các ông bà bóng cũng tự xưng là cô/ bà/ em và gọi
1
Bóng tuồng để phân biệt với bóng rí, bóng xác. Sẽ được minh định rõ trong mục 1.2.1 “Các khái niệm liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án”.
5
những người tiếp xúc với mình là anh/ chị/ tín chủ. Từ thực tế vừa nêu và để tôn
trọng, đề cao “tiếng nói của các chủ thể/ người trong cuộc”, từ đây, tác giả sẽ sử
dụng thuật ngữ bà bóng hay cô bóng xuyên suốt luận án để chỉ chung cho những
người làm nghề múa bóng rỗi thay vì dùng là ông bà bóng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các bình diện cuộc đời của bà
bóng gắn với thực hành nghi lễ múa bóng rỗi ở Nam Bộ; tìm hiểu các căn nguyên
đến với nghề bóng của họ cũng như các trải nghiệm liên quan gồm quá trình học
nghề, sống với nghề, mở rộng nghề, v.v cũng như vị trí của họ trọng thực hành
múa bóng rỗi hiện nay khi mà bối cảnh xã hội đang đặt ra không ít những cơ hội và
thách thức.
Về không gian: Luận án nghiên cứu bà bóng tại bốn tỉnh thành khác nhau ở
Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Tiền Giang. Tuy
nhiên, do các bà bóng thường xuyên đi hành nghề xa nên phạm vi nghiên cứu của
luận án không chỉ dừng lại tìm hiểu những hoạt động nghề nghiệp và mối quan hệ
diễn ra tại nơi cư trú của họ mà còn ở cả những nơi khác – nơi mà các bà bóng là
đối tượng nghiên cứu chính của luận án tới hành nghề.
Về thời gian: Luận án sẽ tập trung bàn luận về các vấn đề liên quan trong
khoảng bảy năm trở lại đây khi mà thực hành múa bóng rỗi bắt đầu bùng phát trở lại
thành một hiện tượng. Khi này bối cảnh xã hội cũng có những chuyển đổi mạnh mẽ,
xuất hiện những rủi ro, bất trắc đối với nghề múa bóng rỗi của các bà bóng và tính
chất các mối quan hệ trong công việc của họ cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn.
4. Cách tiếp cận và phương pháp