PBXH được coi là một yêu cầu để xây dựng xã hội dân chủ, tạo sự ổn định,
phát triển CT - XH ở các quốc gia. Một xã hội chấp nhận phản biện tốt sẽ góp phần
tạo ra sự đồng thuận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, hạn chế được tối đa sự phản
kháng, chống đối của dân chúng.
Ở Việt Nam cũng đã có những tiếp cận khá đầy đủ về PBXH, xuất phát từ
nhận thức: “Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì
lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” [37, tr.125]. Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và PBXH của
MTTQ, các tổ chức CT - XH và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ
trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với
công tác tổ chức và cán bộ” [37, tr.135] và đặt ra yêu cầu: “Phát huy vai trò và tạo
điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường
lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám
sát và PBXH” [37, tr.305]. “ PBXH là phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ
của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà
nước nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và
thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. PBXH là nhu cầu cần thiết
và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan
liêu ” [37, tr.182-183]. Đây được coi là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, góp
phần làm rõ hơn nội dung, phương thức PBXH của MTTQ Việt Nam.
Trong các chủ thể PBXH thì MTTQ Việt Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng, điều này được Hiến pháp 2013 ghi nhận tại Điều 9, đó là: “MTTQ Việt Nam
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; giám sát, PBXH”. MTTQ là chủ thể
có tiềm năng nhất, có khả năng phát huy cao nhất hoạt động phản biện của mình vì
MTTQ là tổ chức tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới,
MTTQ đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động của mình, tiếp tục làm tốt vai trò
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và
Nhà nước, thực sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, góp phần
quan trọng trong việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
193 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ VĂN PHONG
PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, năm 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ VĂN PHONG
PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ
Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 9.38.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS, TS LÊ THỊ HƢƠNG
Hà Nội, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thị Hương. Các số liệu, kết luận và các kết quả
nghiên cứu nêu trong luận án trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Luận án sử dụng, kế thừa và phát triển một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên
cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu và
được chú giải đầy đủ.
Nếu sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án
Vũ Văn Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ............................................. 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ..................... 26
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.................................. 29
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 30
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ................................................ 31
2.1. Khái niệm, đặc điểm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam ................................................................................................. 31
2.2. Địa vị chính trị - pháp lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vai
trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ............................ 44
2.3. Cấu thành phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ......... 60
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam ........................................................................................ 70
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN
TỔ QUỐC VIỆT NAM TẠI CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ ..................... 77
3.1. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ tác
động đối với phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ............ 77
3.2. Thực trạng pháp luật về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam ................................................................................................. 81
3.3. Những thành tựu và hạn chế trong phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc các cấp tại các tỉnh Đông Nam Bộ ........................................... 89
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 122
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHẢN
BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ................... 123
4.1. Phương hướng tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam ...................................................................................... 123
4.2. Giải pháp tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam ............................................................................................... 126
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 150
KẾT LUẬN .................................................................................................. 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
CỦA TÁC GIẢ ............................................................................................ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 155
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 170
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CT - XH Chính trị - xã hội
ĐNB Đông Nam Bộ
HĐND Hội đồng nhân dân
HTCT Hệ thống chính trị
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
PBXH Phản biện xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát việc xây dựng kế hoạch PBXH hằng năm của
MTTQ các cấp tại các tỉnh ĐNB. ................................................................... 92
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát chủ thể được lấy ý kiến PBXH đối với dự thảo
văn bản của chính quyền địa phương tại các tỉnh ĐNB. ................................. 94
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát đánh giá việc PBXH đối với dự thảo văn bản
của chính quyền địa phương tại các tỉnh ĐNB. .............................................. 95
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về loại dự thảo văn bản của chính quyền được
MTTQ tổ chức PBXH tại các tỉnh ĐNB. ...................................................... 101
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về lĩnh vực và chất lượng của các dự thảo văn
bản của chính quyền được MTTQ tổ chức PBXH tại các tỉnh ĐNB............ 102
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá về nội dung PBXH của MTTQ các cấp tại các
tỉnh ĐNB. ...................................................................................................... 105
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát hình thức PBXH của MTTQ Việt Nam tại các
tỉnh ĐNB. ...................................................................................................... 108
Bảng 3.8. Tình hình tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về công tác
PBXH của MTTQ Việt Nam các cấp. ........................................................... 112
Bảng 3.9. Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đóng góp ý kiến của MTTQ và
các tổ chức thành viên vào dự thảo văn bản của chính quyền địa phương. .. 112
Bảng 3.10. Các tác động nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả
PBXH của MTTQ Việt Nam......................................................................... 113
Bảng 3.11. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động PBXH của MTTQ tại các tỉnh
ĐNB chưa được bảo đảm. ............................................................................. 114
Bảng 3.12. Giải pháp nâng cao hiệu quả PBXH của MTTQ đối với dự
thảo văn bản của chính quyền địa phương. ................................................... 115
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
PBXH được coi là một yêu cầu để xây dựng xã hội dân chủ, tạo sự ổn định,
phát triển CT - XH ở các quốc gia. Một xã hội chấp nhận phản biện tốt sẽ góp phần
tạo ra sự đồng thuận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, hạn chế được tối đa sự phản
kháng, chống đối của dân chúng.
Ở Việt Nam cũng đã có những tiếp cận khá đầy đủ về PBXH, xuất phát từ
nhận thức: “Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì
lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” [37, tr.125]. Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và PBXH của
MTTQ, các tổ chức CT - XH và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ
trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với
công tác tổ chức và cán bộ” [37, tr.135] và đặt ra yêu cầu: “Phát huy vai trò và tạo
điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường
lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám
sát và PBXH” [37, tr.305]. “PBXH là phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ
của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà
nước nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và
thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. PBXH là nhu cầu cần thiết
và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan
liêu” [37, tr.182-183]. Đây được coi là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, góp
phần làm rõ hơn nội dung, phương thức PBXH của MTTQ Việt Nam.
Trong các chủ thể PBXH thì MTTQ Việt Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng, điều này được Hiến pháp 2013 ghi nhận tại Điều 9, đó là: “MTTQ Việt Nam
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; giám sát, PBXH”. MTTQ là chủ thể
có tiềm năng nhất, có khả năng phát huy cao nhất hoạt động phản biện của mình vì
MTTQ là tổ chức tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới,
MTTQ đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động của mình, tiếp tục làm tốt vai trò
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và
Nhà nước, thực sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, góp phần
quan trọng trong việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
2
Tuy nhiên, nhìn lại thời gian qua, PBXH của MTTQ đối với hoạt động của
nhà nước nói chung cũng như của chính quyền địa phương nói riêng khá mờ nhạt,
còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, phạm vi phản biện chưa cụ thể. Đối tượng để PBXH là những chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau.
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN và xã hội công dân, các văn bản về chủ trương, chính sách, pháp luật
ngày càng đa dạng. Điều đó không thể đòi hỏi MTTQ Việt Nam phải phản biện tất
cả mọi văn bản của Đảng, chính quyền. Tuy nhiên, đứng trước trách nhiệm đại diện,
bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, nhiều nội dung rất thiết yếu, nhiều chủ
trương, chính sách, đề án quan trọng liên quan tới quyền và nghĩa vụ cơ bản của
người dân (nhất là cấp địa phương và cơ sở) đã được cơ quan có thẩm quyền ban
hành mà chưa có sự tham gia PBXH của MTTQ Việt Nam.
Thứ hai, về cơ chế PBXH, sự phối hợp giữa Uỷ ban MTTQ các cấp với các tổ
chức thành viên trong thực hiện chức năng PBXH còn chưa rõ, hoạt động phản biện
của MTTQ còn mang tính hình thức, chiếu lệ. Chưa xác định thật rõ ràng về quyền
và nghĩa vụ của chủ thể phản biện cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ thể nhận sự
phản biện.
Thứ ba, hiệu lực pháp lý và hiệu quả thực tế của PBXH của MTTQ Việt Nam
còn thấp, chưa đạt yêu cầu. Việc tiếp thu, khắc phục, xử lý của các cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền đối với nhiều nội dung, nhiều vấn đề còn chậm, hiệu quả thấp, thậm
chí một số vấn đề không được xử lý nhưng việc trả lời, thông báo cho MTTQ Việt
Nam cũng không được thực hiện.
Thứ tư, PBXH của MTTQ Việt Nam còn lúng túng, chưa hướng vào những
vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của địa phương. Vai trò PBXH của MTTQ khá mờ
nhạt, thái độ né tránh, ngại va chạm mà MTTQ có vị trí quan trọng trong việc phát
phản biện các chính sách, các văn bản, các đề án, dự án. Ủy ban MTTQ Việt Nam các
cấp (nhất là cơ sở) thật sự “quá sức” để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Thứ năm, về chủ thể nhận sự phản biện, không ít tổ chức đảng và cơ quan nhà
nước các cấp vẫn chưa ý thức được một cách đầy đủ và đúng đắn về vai trò và tác
3
dụng PBXH của MTTQ Việt Nam nên việc tiếp nhận PBXH của MTTQ đối với dự
thảo chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, dự án của một số cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền còn hình thức.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đánh giá: “Việc đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có
mặt chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới, chưa thật sâu sát các tầng lớp nhân
dân và cơ sở; chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đều”
[40, tr.88].
Tại các tỉnh ĐNB, PBXH của MTTQ Việt Nam đã có những đóng góp tích
cực trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền. Công tác PBXH của MTTQ
được quan tâm, chú trọng, chất lượng không ngừng được nâng lên trong thời gian
vừa qua. Tuy nhiên, PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh ĐNB vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và chưa ngang tầm với vị trí, chức năng
của MTTQ, thể hiện qua một số điểm cơ bản như sau:
- MTTQ ở một số địa phương chưa tổ chức được các hình thức PBXH, còn hạn
chế ở cấp huyện, đặc biệt là ở cấp xã, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc đóng góp văn bản khi
có yêu cầu, có những năm hầu như MTTQ các huyện, xã trên địa bàn không tiến hành
được cuộc PBXH nào.
- Hoạt động PBXH của MTTQ còn lúng túng, chưa có chiều sâu, hiệu quả
pháp lý chưa cao, chưa đưa ra được những đánh giá, nhận xét, lập luận, nghi vấn có
tính khoa học, thực tiễn. Chưa phản ánh chính xác và đầy đủ chính kiến, ý kiến của
tổ chức thành viên. Chưa bám vào những vấn đề trọng yếu, đươc nhân dân và xã hội
quan tâm, hay những vấn đề nóng, nhiều bức xúc tại địa phương.
- Hình thức PBXH còn chưa phong phú, chủ yếu PBXH bằng hình thức tổ chức
hội nghị, các thành viên của MTTQ tiến hành PBXH còn hạn chế, chưa thu hút mạnh
mẽ, đông đảo lực lượng tham gia, nhất là các nhà khoa học, các chuyên gia và những
người có năng lực, trình độ trong các lực lượng xã hội.
Những hạn chế và bất cập nói trên dẫn đến hiệu quả, hiệu lực phản biện của
MTTQ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, tác dụng thực tế qua hoạt động PBXH
của MTTQ Việt Nam để đưa đến sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh dự án, đề án
do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền soạn thảo còn nhiều hạn chế; PBXH của MTTQ
4
Việt Nam hiện nay chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức góp ý. Để PBXH của
MTTQ phát huy được hiệu lực, hiệu quả cao nhất cần có những giải pháp cụ thể
hơn về cơ chế, điều kiện, kinh phí, nhân lực cho PBXH, đó là vấn đề cần được tiếp
tục nghiên cứu, giải quyết.
Xuất phát từ nhận thức đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Phản biện
xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ” để
làm luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về
PBXH của MTTQ Việt Nam; đánh giá thực trạng PBXH của MTTQ Việt Nam tại
các tỉnh ĐNB, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp phù hợp để tăng cường
PBXH của MTTQ Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm
vụ nghiên cứu như sau:
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm rõ những
vấn đề đã được nghiên cứu, làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án.
Hai là, luận giải những vấn đề lý luận về PBXH của MTTQ Việt Nam (khái
niệm, đặc điểm, vai trò, đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức PBXH của MTTQ
Việt Nam), những yếu tố ảnh hưởng đến PBXH của MTTQ Việt Nam.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh,
thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB nhằm rút ra những kết quả đạt được, những
bất cập, hạn chế và các nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong PBXH của
MTTQ Việt Nam tại các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB.
Bốn là, đề xuất phương hướng, các giải pháp tăng cường PBXH của MTTQ
Việt Nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động PBXH của MTTQ Việt Nam đối với
dự thảo văn bản của chính quyền địa phương từ thực tiễn các tỉnh, thành phố thuộc
Trung ương tại ĐNB.
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về PBXH của bản thân hệ
thống MTTQ Việt Nam ở ba cấp (tỉnh, huyện, xã) mà không nghiên cứu PBXH của MTTQ
với tính chất là liên minh (bao gồm các thành viên của MTTQ) đối với dự thảo văn bản của
chính quyền địa phương từ thực tiễn các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB dưới
góc nhìn pháp lý (về chủ thể PBXH, đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức,).
Phạm vi về không gian: luận án xác định phạm vi nghiên cứu là từ thực tiễn
địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB (bao gồm 6 địa bàn: TP. Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh).
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài này được thực hiện tập
trung nghiên cứu từ ngày 01/01/2014 - ngày Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực và
hiến định chức năng PBXH của MTTQ trong Hiến pháp đến tháng 12/2021. Tuy
nhiên, về cơ sở và nội dung những hoạt động mang tính phản biện đã thể hiện trong
vai trò, chức năng của MTTQ trong giai đoạn trước đó (từ Đại hội X của Đảng)
cũng được nghiên cứu, xem xét, đánh giá nhằm đảm bảo tính toàn diện, tạo cơ sở để
so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ hơn hoạt động PBXH của MTTQ.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở quán triệt xuyên suốt hệ thống lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin với phương pháp luận nghiên cứu trên quan điểm khách quan, toàn
diện, lịch sử - cụ thể, phát triển và thực tiễn, quán triệt hệ thống quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam, về PBXH của
MTTQ Việt Nam, các lý thuyết về chủ quyền nhân dân và sự kiểm soát quyền lực nhà
nước từ phía nhân dân, đặc biệt là đối với nhà nước pháp quyền XHCN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên
cứu từ các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được phổ biến trong và ngoài nước; các báo
cáo, văn bản của Đảng, MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT - XH và VBQPPL có liên
quan đến đề tài, từ đó tập hợp thống kê để đưa ra những phân tích, đánh giá, các số liệu
cụ thể minh chứng cho các nhận định đưa ra trong công trình nghiên cứu.
6
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
NCS xây dựng mẫu phiếu điều tra để lấy ý kiến đánh giá hoạt động PBXH của
MTTQ tại các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB, bảo đảm tính đại diện
của cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước ở địa phương và cán
bộ ở cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể (cả 3
cấp) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, tổng số 1200
phiếu, mỗi tỉnh 400 phiếu.
4.2.3. Phương pháp logic - lịch sử
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc nêu và trình bày khái quát
hóa các vấn đề gắn liền với sự kiện lịch sử theo chuỗi lôgíc trong từng giai đoạn
hoặc ở những thời điểm lịch sử cụ thể, từ đó làm nổi bật được tính hệ thống thống
nhất của các vấn đề nghiên cứu ở các chương của luận án.
4.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Các phương pháp được sử dụng để luận chứng, làm sáng rõ các nội dung của
luận án, từ đó đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá đối với các vấn đề
nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Một là, qua việc phân tích, làm rõ lý luận về PBXH của MTTQ Việt Nam, các
yếu tố ảnh hưởng đến PBXH của MTTQ Việt Nam, luận án góp phần làm sâu sắc
hơn lý luận về PBXH của MTTQ Việt Nam;
Hai là, qua việc đánh giá thực trạng PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh
ĐNB, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, chỉ rõ nguyên
nhân của những của những hạn chế, bất cập góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho
PBXH của MTTQ Việt Nam.
Ba là, đóng góp những đề xuất về phương hướng và hệ thống giải pháp phù
hợp, khả thi tăng cường PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh ĐNB và cả nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung, xây dựng hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc tiếp tục
tăng cường PBXH của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới, khẳng định, phát huy
vị trí, vai trò, chức năng của MTTQ phù hợp với thời kỳ đổi mới đất nước.
7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho PBXH của MTTQ trong tình hình
mới, góp phần tăng cường PBXH của MTTQ hiện nay tại các tỉnh ĐNB và cả nước.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và có thể vận dụng trong công tác của
MTTQ và các thành viê