Luận án Phân tích chuỗi giá trị cà phê arabica ở tỉnh Lâm Đồng

Luận án phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Lâm Đồng được thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận phân tích chuỗi giá trị của GTZ (2007) và khung phân tích SCP mở rộng nhằm phân tích cấu trúc thị trường, thực hiện thị trường và kết quả thị trường của cà phê Arabica tại Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như những thách thức của chuỗi. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cấp chuỗi nhằm nâng cao GTGT và thu nhập cho các tác nhân tham gia trong chuỗi, thông qua việc sử dụng công cụ phân tích ma trận SWOT. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, Niên giám thống kê của tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thành khác cũng như từ các kết quả nghiên cứu có sẵn về chuỗi giá trị nông sản trong và ngoài nước. Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát 10 nhà cung cấp vật tư đầu vào, 200 nông hộ trồng cà phê Arabica, 60 thương lái, 16 công ty chế biến, 15 nhà bán lẻ và 5 công ty xuất khẩu tại Lâm Đồng. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích biên ngẫu nhiên (SFA), mô hình PEST, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1985) và phân tích ma trận SWOT để thực hiện các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Luận án đã đạt được một số kết quả chính như sau: Có 5 tác nhân chính tham gia trong 5 công đoạn của chuỗi giá trị cà phê ở Lâm Đồng, bao gồm: những nhà cung cấp vật tư đầu vào, nông hộ trồng cà phê, thương lái thu mua cà phê, công ty chế biến, nhà bán lẻ và công ty xuất khẩu. Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số tăng giá, sức mạnh thị trường và chỉ số Lerner của nông hộ và của thương lái rất thấp, gần như bằng 0. Điều này chứng tỏ khúc thị trường giữa nông hộ trồng cà phê và người thu mua tại Lâm Đồng rất gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả phân tích mức độ tập trung thị trường của các công ty chế biến cũng rất thấp (CR4=12,9%). Trong khi đó mức độ tập trung thị trường của các công ty xuất khẩu cà phê Arabica là khá cao (CR4=67,1%). Chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Arabica được vận hành thông qua rất nhiều kênh thị trường khác nhau trong đó có 5 kênh chính. Cụ thể, kênh 1 là kênh có thực hiện khâu chế biến và tiêu thụ nội địa, nhưng chỉ chiếm có 3,2% khối lượng cà phê Arabica của toàn chuỗi. Bốn kênh còn lại là kênh xuất khẩu cà phê nhân thô chưa qua chế biến với sự tham gia của nông hộ, thương lái, công ty chế biến và công ty xuất khẩu. Sản phẩm trên 4 kênh này được phân phối cho các nhà rang xay lớn trên thế giới. Tổng GTGT được tạo ra trong kênh có khâu chế biến rất cao, khoảng 254 ngàn/kg, cao gấp 5 lần so với các kênh không có khâu chế biến (54-64 ngàn/kg). Tuy nhiên sản lượng của kênh có khâu chế biến rất thấp, chỉ chiếm 3,2% của toàn chuỗi. Như vậy có thể thấy khi tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, ngành hàng cà phê của Việt Nam nóiiii chung và cà phê Arabica Lâm Đồng nói riêng đang ở khâu đáy của toàn chuỗi - khâu trồng trọt, là khâu tạo ra GTGT thấp nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nông hộ trồng cà phê là tác nhân tạo ra GTGT và lợi nhuận cao nhất (trên 65%) ở hầu hết các kênh phân phối (trừ kênh 1 là kênh rang xay). Tuy nhiên, họ được phân phối lợi nhuận lại rất thấp so với các tác nhân khác trong chuỗi, chiếm chưa tới 2% của toàn chuỗi. Trong khi đó, lợi nhuận của toàn chuỗi được phân phối phần lớn cho các công ty xuất khẩu và công ty chế biến từ 74-96% tùy từng kênh. Các thương lái cũng chỉ chiếm từ 3,5-4,1% và nhà bán lẻ chỉ có 0,5%. Nông hộ trồng cà phê với quy mô sản xuất nhỏ nên chi phí đầu tư/năm thấp. Đối với các thương lái, dù không trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất hay chế biến cà phê nhưng cũng cần nhiều vốn đầu tư để thu mua cà phê từ nông hộ. Riêng các nhà bán lẻ cũng phải đầu tư vốn khá cao để chi cho việc thuê mướn mặt bằng và nhân công. So với các tác nhân khác trong chuỗi, các công ty chế biến và công ty xuất khẩu phải bỏ ra rất nhiều vốn để xây dựng nhà máy, kho bãi và đầu tư vào công nghệ chế biến. Chính vì vậy việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Lâm Đồng là tương đối hợp lý. Nghiên cứu đã đưa ra 4 giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị cà phê Arabica ở Lâm Đồng, bao gồm: (i) Giải pháp cải tiến, đổi mới sản phẩm; (ii) Giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất; (iii) Giải pháp cải thiện kênh phân phối; và (iv) Giải pháp đầu tư và việc làm.

pdf202 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích chuỗi giá trị cà phê arabica ở tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ TƯƠI PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ ARABICA Ở TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 9620115 NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ TƯƠI MÃ SỐ NCS: P0817006 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ ARABICA Ở TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 9620115 NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS. NGUYỄN PHÚ SON NĂM 2022 ii TÓM TẮT Luận án phân tích chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Lâm Đồng được thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận phân tích chuỗi giá trị của GTZ (2007) và khung phân tích SCP mở rộng nhằm phân tích cấu trúc thị trường, thực hiện thị trường và kết quả thị trường của cà phê Arabica tại Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như những thách thức của chuỗi. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cấp chuỗi nhằm nâng cao GTGT và thu nhập cho các tác nhân tham gia trong chuỗi, thông qua việc sử dụng công cụ phân tích ma trận SWOT. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, Niên giám thống kê của tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thành khác cũng như từ các kết quả nghiên cứu có sẵn về chuỗi giá trị nông sản trong và ngoài nước. Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát 10 nhà cung cấp vật tư đầu vào, 200 nông hộ trồng cà phê Arabica, 60 thương lái, 16 công ty chế biến, 15 nhà bán lẻ và 5 công ty xuất khẩu tại Lâm Đồng. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích biên ngẫu nhiên (SFA), mô hình PEST, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter (1985) và phân tích ma trận SWOT để thực hiện các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Luận án đã đạt được một số kết quả chính như sau: Có 5 tác nhân chính tham gia trong 5 công đoạn của chuỗi giá trị cà phê ở Lâm Đồng, bao gồm: những nhà cung cấp vật tư đầu vào, nông hộ trồng cà phê, thương lái thu mua cà phê, công ty chế biến, nhà bán lẻ và công ty xuất khẩu. Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số tăng giá, sức mạnh thị trường và chỉ số Lerner của nông hộ và của thương lái rất thấp, gần như bằng 0. Điều này chứng tỏ khúc thị trường giữa nông hộ trồng cà phê và người thu mua tại Lâm Đồng rất gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả phân tích mức độ tập trung thị trường của các công ty chế biến cũng rất thấp (CR4=12,9%). Trong khi đó mức độ tập trung thị trường của các công ty xuất khẩu cà phê Arabica là khá cao (CR4=67,1%). Chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Arabica được vận hành thông qua rất nhiều kênh thị trường khác nhau trong đó có 5 kênh chính. Cụ thể, kênh 1 là kênh có thực hiện khâu chế biến và tiêu thụ nội địa, nhưng chỉ chiếm có 3,2% khối lượng cà phê Arabica của toàn chuỗi. Bốn kênh còn lại là kênh xuất khẩu cà phê nhân thô chưa qua chế biến với sự tham gia của nông hộ, thương lái, công ty chế biến và công ty xuất khẩu. Sản phẩm trên 4 kênh này được phân phối cho các nhà rang xay lớn trên thế giới. Tổng GTGT được tạo ra trong kênh có khâu chế biến rất cao, khoảng 254 ngàn/kg, cao gấp 5 lần so với các kênh không có khâu chế biến (54-64 ngàn/kg). Tuy nhiên sản lượng của kênh có khâu chế biến rất thấp, chỉ chiếm 3,2% của toàn chuỗi. Như vậy có thể thấy khi tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, ngành hàng cà phê của Việt Nam nói iii chung và cà phê Arabica Lâm Đồng nói riêng đang ở khâu đáy của toàn chuỗi - khâu trồng trọt, là khâu tạo ra GTGT thấp nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nông hộ trồng cà phê là tác nhân tạo ra GTGT và lợi nhuận cao nhất (trên 65%) ở hầu hết các kênh phân phối (trừ kênh 1 là kênh rang xay). Tuy nhiên, họ được phân phối lợi nhuận lại rất thấp so với các tác nhân khác trong chuỗi, chiếm chưa tới 2% của toàn chuỗi. Trong khi đó, lợi nhuận của toàn chuỗi được phân phối phần lớn cho các công ty xuất khẩu và công ty chế biến từ 74-96% tùy từng kênh. Các thương lái cũng chỉ chiếm từ 3,5-4,1% và nhà bán lẻ chỉ có 0,5%. Nông hộ trồng cà phê với quy mô sản xuất nhỏ nên chi phí đầu tư/năm thấp. Đối với các thương lái, dù không trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất hay chế biến cà phê nhưng cũng cần nhiều vốn đầu tư để thu mua cà phê từ nông hộ. Riêng các nhà bán lẻ cũng phải đầu tư vốn khá cao để chi cho việc thuê mướn mặt bằng và nhân công. So với các tác nhân khác trong chuỗi, các công ty chế biến và công ty xuất khẩu phải bỏ ra rất nhiều vốn để xây dựng nhà máy, kho bãi và đầu tư vào công nghệ chế biến. Chính vì vậy việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Lâm Đồng là tương đối hợp lý. Nghiên cứu đã đưa ra 4 giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị cà phê Arabica ở Lâm Đồng, bao gồm: (i) Giải pháp cải tiến, đổi mới sản phẩm; (ii) Giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất; (iii) Giải pháp cải thiện kênh phân phối; và (iv) Giải pháp đầu tư và việc làm. iv ABSTRACT The thesis on analyzing the value chain of Arabica coffee in Lam Dong is carried out based on the value chain analysis approach of GTZ (2007) and the expanded SCP analysis framework. The study aims to analyze the market structure, market conduct, and market performance of Arabica coffee in Lam Dong. On that basis, the research analyses the chain's strengths, weaknesses, opportunities, and challenges to propose solutions to upgrade the chain to increase value-added and income for participating in the chain through the SWOT matrix analysis tool. Secondary data were collected from Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, People's Committee of Lam Dong province, Department of Agriculture and Rural Development, Statistical Yearbook of Lam Dong province, and some other provinces. Besides, secondary data were also collected from researches on the agricultural value chain. Primary data were collected from 10 input suppliers, 200 Arabica coffee farmers, 60 traders, 16 processing companies, 15 retailers, and 5 exporters in Lam Dong province. Descriptive statistics method, market power analysis by stochastic frontier analysis (SFA), PEST model, Porter's five forces model (1985), and SWOT matrix were applied. The research has achieved some critical results as follows: Lam Dong province's Arabica coffee value chain has five main actors: coffee farmers, traders, processors, retailers, and exporters. The analysis results of mark-up, market power, and Lerner index of farmers and traders are negligible, almost zero. These indexes indicate that the coffee market in Lam Dong is close to the perfect competitive market. The analysis results of the market concentration ratio of processing companies are also shallow (CR4=12.9%). Meanwhile, the market concentration ratio of Arabica coffee exporters is relatively high (CR4=67.1%). The Arabica coffee value chain operates through different market channels with five main channels: Channel 1 is the channel for processing and domestic consumption but only accounts for 3.2% of the volume of Arabica coffee in the whole chain. The rest four channels are the export channels of unprocessed, coffee beans with the participation of farmers, traders, processing companies, and exporting companies. Products on these channels are distributed to major roasters around the world. Total value-added created in the processing channel is high, approximately 254 thousand dongs/kg, five times higher than that in the non-processing channel (54-64 thousand/kg). However, the share of the processing channel is small, accounting for only 3.2% of the whole chain. Thus, it can be seen that when participating in the global coffee value chain, Vietnam in general and Arabica Lam Dong, in particular, are at the bottom level, cultivating, creating the lowest added value. v Regarding the profit distribution across actors in the Arabica coffee value chain in Lam Dong, coffee farmers, who are always the actors, created the highest value (over 65%) in most distribution channels except channel 1 is the roasting channel). However, the profit rate of farmers per year is shallow, accounting for 2% of the whole chain. Meanwhile, the profit of the whole chain serves most exporters and processors with more than 74-96% of each channel. Traders also have 3.5-4.1%, and retailers have only 0.5%. Almost all coffee farmers are small-scale, the investment cost per year is also meager. For traders, although they are not directly involved in the production or processing stages of coffee, they also need much money to buy coffee from farmers. Retailers also have to invest a lot of rent shop, hire employees, and other costs. Meanwhile, processors and export companies have to invest a lot of capital to build factories and in technology processing. So beneficial distribution among actors in the value chain of Arabica coffee in Lam Dong is relatively reasonable. Finally, four solutions to upgrade the value chain of Arabica coffee in Lam Dong are: (i) Product improvement and innovation solutions; (ii) Solutions to cut down production costs; (iii) Solutions to improve distribution channels; and (iv) Investment and employment solutions. vii MỤC LỤC TÓM TẮT ....................................................................................................................... II ABSTRACT ................................................................................................................. IV DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... XI DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. XIII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... XIV CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4 1.5 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................. 5 2.1 Tổng quan về chuỗi giá trị ......................................................................................... 5 2.1.1 Cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị ............................................................. 5 2.1.2 Sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị .................................................. 10 2.1.3 Mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ................................. 10 2.1.4 Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị .................... 12 2.1.5 Tổng quan về phân tích chuỗi giá trị cà phê ......................................................... 13 2.2 Phân tích sức mạnh thị trường ................................................................................. 18 2.2.1 phân tích sức mạnh thị trường nông sản ............................................................... 18 2.2.2 Phân tích sức mạnh thị trường cà phê .................................................................. 19 2.3 Phân tích ma trận SWOT và giải pháp nâng cấp chuỗi ........................................... 21 2.3.1 Phân tích ma trận SWOT ...................................................................................... 21 2.3.2 Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị nông sản ........................................................... 22 2.3.3 Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cà phê ......................................................... 23 viii 2.4 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới................................................ 25 2.4.1 Thực trạng sản xuất cà phê trên thế giới .............................................................. 25 2.4.2 Thực trạng tiêu thụ cà phê trên thế giới................................................................ 26 2.5 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê tại Việt Nam .............................................. 28 2.5.1 Thực trạng sản xuất cà phê tại Việt Nam ............................................................. 28 2.5.2 Thực trạng tiêu thụ cà phê tại Việt Nam .............................................................. 31 2.6 Tính kế thừa và những phát triển của nghiên cứu ................................................... 34 CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 38 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 38 3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 38 3.1.1 Chuỗi giá trị .......................................................................................................... 38 3.1.2 Phân tích sức mạnh thị trường .............................................................................. 44 3.2. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 48 3.2.1 Thực trạng sản xuất cà phê ở Lâm Đồng .............................................................. 48 3.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê ở Lâm Đồng ................................................................. 50 3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 52 3.3.1 Cách tiếp cận và khung phân tích ......................................................................... 52 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 53 3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................. 57 CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 64 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................... 64 4.1 Cấu trúc thị trường cà phê Arabica ở Lâm Đồng .................................................... 64 4.1.1 Số lượng các tác nhân ........................................................................................... 64 4.1.2 Sức mạnh thị trường ............................................................................................. 65 4.1.3 Rào cản gia nhập .................................................................................................. 73 4.2 Thực hiện thị trường ................................................................................................ 75 4.2.1 Đặc điểm của tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê Arabica ................................... 75 4.2.2 Kênh phân phối các sản phẩm cà phê Arabica ở Lâm Đồng................................ 88 4.2.3 Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân .............................................................. 91 4.3 Kết quả thực hiện thị trường .................................................................................... 94 ix 4.3.1 Phân tích giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân ....................................... 94 4.3.2 Phân phối lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi ............................................. 102 4.3.3 Đánh giá về giá trị gia tăng và phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân .............. 105 4.4 Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cà phê Arabica ở Lâm Đồng ............................. 106 4.4.1 Phân tích mô hình PEST ..................................................................................... 106 4.4.2 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter .............................................. 111 4.4.3 Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cà phê Arabica ở Lâm Đồng .......................... 113 CHƯƠNG 5 ................................................................................................................ 120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 120 5.1 Kết luận.................................................................................................................. 120 5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 122 5.3 Đóng góp của luận án ............................................................................................ 123 5.3.1 Những đóng góp về mặt lý luận ......................................................................... 123 5.3.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn ...................................................................... 124 5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 126 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 139 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 140 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp ........................... 140 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát nông hộ trồng cà phê Arabica ............................................ 141 Phụ lục 3: Phiếu khảo sát thương lái/đại lý thu mua cà phê Arabica .......................... 146 Phụ lục 4: Phiếu khảo sát công ty chế biến cà phê Arabica ........................................ 151 Phụ lục 5: Phiếu khảo sát cơ sở bán lẻ cà phê Arabica ............................................... 155 Phụ lục 6: Phiếu khảo sát công ty xuất khẩu cà phê Arabica ...................................... 157 Phụ lục 7: Phiếu khảo sát chuyên gia .......................................................................... 161 Phụ lục 8: Kết quả phân tích sức mạnh thị trường của nông hộ.................................. 162 Phụ lục 9: Kết quả phân tích sức mạnh thị trường của các thương lái/đại lý .............. 165 Phụ lục 10: Kết quả kiểm định tính đồng nhất trong hàm chi phí của nông hộ trồng cà phê Arabica .................................................................................................................. 167 Phụ lục 11: Kết quả kiểm định tính đồng nhất trong hàm chi phí của các thương lái 170 x Phụ lục 12: Danh sách phỏng vấn nông hộ trồng cà phê Arabica ............................... 173 Phụ lục 13: Danh sách phỏng vấn thương lái .............................................................. 181 Phụ lục 14: Danh sách phỏng vấn công ty chế biến .................................................... 183 Phụ lục 15: Danh sách phỏng vấn công ty xuất khẩu .................................................. 184 Phụ lục 16: Danh sách phỏng vấn nhà bán lẻ .............................................................. 185 xi DANH SÁCH BẢNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phan_tich_chuoi_gia_tri_ca_phe_arabica_o_tinh_lam_do.pdf
  • pdf2. Tóm tắt LA tiếng Việt.pdf
  • pdf3. Tóm tắt LA tiếng Anh.pdf
  • docx4. Trang thông tin LA tiếng Việt.docx
  • docx5. Trang thông tin LA tiếng Anh.docx
  • pdfQĐCT_Nguyễn Thị Tươi.pdf
Luận văn liên quan