Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử dụng nguyên liệu gỗ Keo
(Acacia) nhằm tìm ra các ―điểm nghẽn‖ cần thiết phải cải thiện để góp phần phát triển
ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam một cách bền vững. Tác giả đã áp dụng cách
tiếp cận chuỗi giá trị bền vững để phân tích tình hình sản xuất và thị trƣờng, phân tích
kinh tế, đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA), phân tích giá trị gia tăng bền vững, phân
tích PESLTE và phân tích SWOT của chuỗi giá trị. Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong
nghiên cứu đã đƣợc thu thập từ 1908 hồ sơ xuất khẩu đồ gỗ, 55 hồ sơ khai thác gỗ Keo
và phỏng vấn 231 ngƣời có liên quan tại 7 Tỉnh, Thành phố có trồng và chế biến nhiều
gỗ Keo ở Nam Bộ cùng với các tài liệu thứ cấp.
Nguồn cung nguyên liệu gỗ Keo chƣa đáp ứng đủ nhu cầu thị trƣờng. Chất lƣợng
gỗ tròn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ rừng trồng Keo đƣợc chứng nhận quản lý bền vững
rất thấp. Nguyên liệu đã tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị đồ
gỗ xuất khẩu. Năm 2019, chuỗi giá trị đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ Keo có 04 kênh thị
trƣờng, 6 chức năng cơ bản, 15 tác nhân hỗ trợ, tham gia gần 14% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, tiêu thụ gần 1.512.500 m3 gỗ tròn và sử dụng
khoảng 16.452.000 ngày công lao động để tạo ra kim ngạch xuất khẩu 14.689 tỷ đồng,
mang lại lợi nhuận gần 2.279 tỷ đồng. chuỗi giá trị đồ gỗ nội địa từ gỗ Keo có 03 kênh
thị trƣờng, đã tiêu thụ gần 150.000 m3 gỗ tròn và sử dụng khoảng 2.158.000 ngày công
lao động để tạo ra 2.448 tỷ đồng doanh thu, mang lại gần 1.196 tỷ đồng lợi nhuận. Quá
trình sản xuất và vận chuyển đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ Keo đã phát thải 8,981 tấn CO2/m3
gỗ tròn nguyên liệu, tƣơng ứng chi phí phát thải 1.040.900 đ/m3. Tổng chi phí xã hội
do không thực hiện đầy đủ các khoản bảo hiểm và bảo hộ lao động bắt buộc trong các
khâu sản xuất của chuỗi giá trị đồ gỗ xuất khẩu là 132.700 đ/m3 gỗ tròn nguyên liệu.
Tổng giá trị gia tăng bền vững tuyệt đối của chuỗi giá trị đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ Keo là
14.221.800 đ/m3 gỗ tròn nguyên liệu và lớn hơn tổng giá trị gia tăng. Chuỗi giá trị đồ
gỗ từ gỗ Keo đang phát triển do có nhiều thuận lợi về chính sách, thị trƣờng, điều kiện
tự nhiên, môi trƣờng xã hội và tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, chuỗi giá trị cũng có không
ít điểm nghẽn cần đƣợc cải thiện để phát triển. Các chiến lƣợc cùng với những giải
pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị bền vững đồ gỗ từ gỗ Keo bao gồm: Cải tiến sản
phẩm, đầu tƣ và tạo việc làm, cắt giảm chi phí, cải thiện kênh phân phối.
Luận án đã phân tích đồng thời các khía cạnh kinh tế, môi trƣờng và xã hội nhằm
đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các khâu sản xuất trong chuỗi giá trị, khám phá các
vấn đề có tính hệ thống, phù hợp với xu hƣớng phát triển bền vững trên thế giới hiện
nay, đóng góp thêm phƣơng pháp cho phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm nông
nghiệp khác. Kết quả nghiên cứu giúp các doanh nghiệp phát huy những lợi thế, hạn
chế những khó khăn để phát triển bền vững ở cả thị trƣờng nội địa và xuất khẩu, góp
phần phát triển nền kinh tế xanh của Việt Nam trong tƣơng lai.
232 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử dụng nguyên liệu gỗ keo (acacia), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN THANH CAO
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
ĐỒ GỖ GIA DỤNG SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU
GỖ KEO (Acacia)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 62.62.01.15
Cần Thơ, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN THANH CAO
Mã số NCS: P0815001
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
ĐỒ GỖ GIA DỤNG SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU
GỖ KEO (Acacia)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 62.62.01.15
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HUỲNH THANH NHÃ
TS. NGUYỄN HỒNG GẤM
Cần Thơ, năm 2022
iii
TÓM TẮT
Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử dụng nguyên liệu gỗ Keo
(Acacia) nhằm tìm ra các ―điểm nghẽn‖ cần thiết phải cải thiện để góp phần phát triển
ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam một cách bền vững. Tác giả đã áp dụng cách
tiếp cận chuỗi giá trị bền vững để phân tích tình hình sản xuất và thị trƣờng, phân tích
kinh tế, đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA), phân tích giá trị gia tăng bền vững, phân
tích PESLTE và phân tích SWOT của chuỗi giá trị. Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong
nghiên cứu đã đƣợc thu thập từ 1908 hồ sơ xuất khẩu đồ gỗ, 55 hồ sơ khai thác gỗ Keo
và phỏng vấn 231 ngƣời có liên quan tại 7 Tỉnh, Thành phố có trồng và chế biến nhiều
gỗ Keo ở Nam Bộ cùng với các tài liệu thứ cấp.
Nguồn cung nguyên liệu gỗ Keo chƣa đáp ứng đủ nhu cầu thị trƣờng. Chất lƣợng
gỗ tròn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ rừng trồng Keo đƣợc chứng nhận quản lý bền vững
rất thấp. Nguyên liệu đã tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị đồ
gỗ xuất khẩu. Năm 2019, chuỗi giá trị đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ Keo có 04 kênh thị
trƣờng, 6 chức năng cơ bản, 15 tác nhân hỗ trợ, tham gia gần 14% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, tiêu thụ gần 1.512.500 m3 gỗ tròn và sử dụng
khoảng 16.452.000 ngày công lao động để tạo ra kim ngạch xuất khẩu 14.689 tỷ đồng,
mang lại lợi nhuận gần 2.279 tỷ đồng. chuỗi giá trị đồ gỗ nội địa từ gỗ Keo có 03 kênh
thị trƣờng, đã tiêu thụ gần 150.000 m3 gỗ tròn và sử dụng khoảng 2.158.000 ngày công
lao động để tạo ra 2.448 tỷ đồng doanh thu, mang lại gần 1.196 tỷ đồng lợi nhuận. Quá
trình sản xuất và vận chuyển đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ Keo đã phát thải 8,981 tấn CO2/m
3
gỗ tròn nguyên liệu, tƣơng ứng chi phí phát thải 1.040.900 đ/m3. Tổng chi phí xã hội
do không thực hiện đầy đủ các khoản bảo hiểm và bảo hộ lao động bắt buộc trong các
khâu sản xuất của chuỗi giá trị đồ gỗ xuất khẩu là 132.700 đ/m3 gỗ tròn nguyên liệu.
Tổng giá trị gia tăng bền vững tuyệt đối của chuỗi giá trị đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ Keo là
14.221.800 đ/m3 gỗ tròn nguyên liệu và lớn hơn tổng giá trị gia tăng. Chuỗi giá trị đồ
gỗ từ gỗ Keo đang phát triển do có nhiều thuận lợi về chính sách, thị trƣờng, điều kiện
tự nhiên, môi trƣờng xã hội và tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, chuỗi giá trị cũng có không
ít điểm nghẽn cần đƣợc cải thiện để phát triển. Các chiến lƣợc cùng với những giải
pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị bền vững đồ gỗ từ gỗ Keo bao gồm: Cải tiến sản
phẩm, đầu tƣ và tạo việc làm, cắt giảm chi phí, cải thiện kênh phân phối.
Luận án đã phân tích đồng thời các khía cạnh kinh tế, môi trƣờng và xã hội nhằm
đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các khâu sản xuất trong chuỗi giá trị, khám phá các
vấn đề có tính hệ thống, phù hợp với xu hƣớng phát triển bền vững trên thế giới hiện
nay, đóng góp thêm phƣơng pháp cho phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm nông
nghiệp khác. Kết quả nghiên cứu giúp các doanh nghiệp phát huy những lợi thế, hạn
chế những khó khăn để phát triển bền vững ở cả thị trƣờng nội địa và xuất khẩu, góp
phần phát triển nền kinh tế xanh của Việt Nam trong tƣơng lai.
Từ khóa: Chuỗi giá trị, gỗ Keo, sản phẩm đồ gỗ.
iv
ABSTRACT
The study analyzed the value chain of acacia wood furniture products to find out
the "bottlenecks" that need to be improved for sustainable development of the wood
processing industry in Vietnam. The author has applied the sustainable value chain to
analyze the production and market situation, economic analysis, and life cycle
assessment (LCA), sustainable value-added analysis, PESTLE analysis, and SWOT
analysis of the value chain. Primary research data were collected through 1908
furniture export documents and 55 Acacia logwood harvesting records and interviews
with 231 stakeholders in 7 provinces and cities that have grown and processed a lot of
acacia wood in the South of Vietnam. Relevant secondary documents were also
referenced for the study.
The supply of acacia wood raw materials has not yet met the market demand.
Some of the qualities of the logs have remained some limitations. The percentage of
acacia plantations certified for sustainable management was very low. The raw
materials situation has negatively affected the efficiency of the export furniture value
chain. In 2019, the value chain of exported acacia wood furniture has 04 market
channels, 6 basic functions, 15 supporting agents, participating in nearly 14% of the
total export turnover of Vietnamese furniture, consumed nearly 1,512.500 m
3
of logs,
and using about 16,452,000 working days to create an export turnover of VND 14,689
billion and a profit of nearly VND 2,279 billion. The value chain of domestic acacia
wood furniture has 03 market channels, consumed nearly 150,000 m
3
of logwood, and
used about 2,158,000 man-days to generate VND 2,448 billion in revenue and nearly
VND 1,196 billion in profit. The process of producing and transporting exported
acacia wood furniture has emitted 8,981 tons of CO2 per cubic meter of the logwood,
corresponding to an emission cost of VND 1,040.900/m
3
. The total social cost of
insurance and compulsory labor protection in the production stages of the export
acacia wood furniture value chain was 132,700 VND per 1 m
3
of logwood. The total
absolute sustainable added value of the export acacia wood furniture value chain was
VND 14,221,800/m
3
of logwood and was larger than the total added value. The value
chain of acacia wood furniture is developing due to many advantages in terms of
policies, markets, natural conditions, social environment, and technologies. However,
the value chain remains some bottlenecks that need to be optimized for sustainable
development. Strategies with solutions for sustainable development of Acacia wood
furniture value chain include: Improving products, investing to create jobs, reducing
costs, improving distribution channels.
The thesis has simultaneously analyzed the economic, environmental, and social
aspects to measure the sustainable performance of the production stages in the value
chain, explored some systemic issues, align with current trends on sustainable
v
development in the world, and contributed additional value chain analysis methods for
other agricultural products. The results will help businesses promote their advantages,
overcome difficulties for sustainable development in domestic and international
markets, and contribute to the future development of Vietnam's green economy.
Keywords: acacia wood, furniture, value chain.
vi
MỤC LỤC
CẢM TẠ I
LỜI CAM ĐOAN II
TÓM TẮT III
ABSTRACT IV
MỤC LỤC VI
DANH SÁCH BẢNG IX
DANH SÁCH HÌNH X
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XI
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 5
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 6
1.4.2. Phạm vi không gian 6
1.4.3. Phạm vi thời gian 6
1.4.4. Phạm vi nội dung nghiên cứu 7
1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 8
1.6.1. Ý nghĩa khoa học của luận án 8
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án 8
1.6.3. Những đóng góp mới của luận án 9
1.7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 9
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 11
2.1.1. Tổng quan về sự hình thành chuỗi giá trị 11
2.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị 12
2.1.3. Phƣơng pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị 15
2.1.4. Công cụ phân tích CGT 20
2.1.5. Chuỗi giá trị bền vững 20
2.1.6. Phân tích chuỗi giá trị bền vững 22
2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN CHUỖI GIÁ TRỊ 24
2.2.1. Phân tích chuỗi giá trị với vấn đề kinh tế 24
2.2.2. Phân tích chuỗi giá trị với vấn đề xã hội 27
2.2.3. Phân tích chuỗi giá trị với vấn đề bảo vệ môi trƣờng 29
2.2.4. Phân tích chuỗi giá trị với vấn đề cạnh tranh kinh tế 30
2.2.5. Phân tích chuỗi giá trị bền vững 32
2.2.6. Phân tích chuỗi giá trị với vấn đề nâng cấp chuỗi 34
vii
2.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH GỖ VÀ GỖ KEO 35
2.3.1. Chuỗi giá trị ngành chế biến đồ gỗ 35
2.3.2. Chuỗi giá trị sản phẩm sử dụng nguyên liệu gỗ Keo 38
2.3.3. Các nghiên cứu liên quan đến gỗ Keo 39
2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 45
2.5. CÁC KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 46
CHƢƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 47
3.1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị 47
3.1.2. Đặc trƣng sản phẩm đồ gỗ (Furniture) 49
3.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG 50
3.2.1. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị 50
3.2.2. Đánh giá vòng đời môi trƣờng sản phẩm 55
3.2.3. Đánh giá vòng đời xã hội sản phẩm 55
3.2.4. Phân tích môi trƣờng sản xuất, kinh doanh 58
3.2.5. Nâng cấp chuỗi giá trị 62
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 63
3.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu 63
3.3.2. Khung phân tích chuỗi giá trị đồ gỗ từ gỗ keo 64
3.3.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin 65
3.3.4. Phƣơng pháp xử lý thông tin, dữ liệu 68
3.3.5. Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia 74
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 75
4.1. THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ 75
4.1.1. Thực trạng thị trƣờng đồ gỗ gia dụng thế giới 75
4.1.2. Thực trạng ngành chế biến gỗ Việt Nam 78
4.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐỒ GỖ TỪ GỖ KEO 82
4.2.1. Thực trạng cung ứng và sử dụng nguyên liệu gỗ Keo 82
4.2.2. Thực trạng sản xuất gỗ và đồ gỗ từ gỗ Keo 86
4.2.3. Thực trạng tiêu thụ gỗ và đồ gỗ từ gỗ Keo 89
4.2.4. Mô tả chuỗi giá trị đồ gỗ từ gỗ Keo 92
4.2.5. Liên kết chuỗi giá trị đồ gỗ từ gỗ Keo 97
4.3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG ĐỒ GỖ TỪ GỖ KEO 98
4.3.1. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị đồ gỗ từ gỗ Keo 98
4.3.2. Đánh giá vòng đời môi trƣờng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ keo 104
4.3.3. Đánh giá vòng đời xã hội sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ keo 116
4.3.4. Phân tích giá trị gia tăng bền vững tuyệt đối của sản phẩm 124
4.4. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ 126
4.4.1. Phân tích thị trƣờng xuất khẩu đồ gỗ từ gỗ Keo 126
4.4.2. Phân tích thị trƣờng nội địa đồ gỗ từ gỗ Keo 132
4.4.3. Phân tích PESTLE của CGT đồ gỗ từ gỗ Keo 133
4.5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ 139
4.5.1. Nhận diện những điểm nghẽn của CGT đồ gỗ từ gỗ Keo 139
viii
4.5.2. Phân tích SWOT 140
4.5.3. Phân tích các chiến lƣợc 142
4.5.4. Đề xuất giải pháp phát triển CGT bền vững 151
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 156
5.1. KẾT LUẬN 156
5.1.1. Kết luận về đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ từ gỗ Keo. 156
5.1.2. Kết luận về phân tích CGT bền vững đồ gỗ từ gỗ Keo. 157
5.1.3. Kết luận về phân tích môi trƣờng hoạt động của CGT đồ gỗ từ gỗ Keo. 157
5.1.4. Kết luận về giải pháp phát triển bền vững CGT đồ gỗ từ gỗ Keo. 158
5.2. KIẾN NGHỊ 158
5.3. CÁC HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ 172
PHỤ LỤC 1
ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp phƣơng pháp tiếp cận CGT 18
Bảng 2.2: Một số nghiên cứu về vấn đề kinh tế trong phân tích chuỗi giá trị 25
Bảng 3.1: Tổng hợp các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng bền vững 54
Bảng 3.2: Danh mục các bên liên quan và các vấn đề xã hội 56
Bảng 3.3: Tổng hợp đối tƣợng và số mẫu khảo sát theo địa phƣơng 67
Bảng 3.4: Tóm tắt thông tin nguồn dữ liệu nghiên cứu 67
Bảng 4.1: Số lƣợng doanh nghiệp chế biến gỗ năm 2020 phân chia theo vùng sinh thái, khu
vực kinh tế, quy mô và sản phẩm 80
Bảng 4.2: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ (HS 9403) năm 2019 - 2020 (USD) 81
Bảng 4.3: Chu kỳ kinh doanh và sản lƣợng gỗ trung bình của rừng trồng Keo 87
Bảng 4.4: Các tác nhân vận hành chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu 94
Bảng 4.5: Phân tích giá trị gia tăng của kênh thị trƣờng xuất khẩu 98
Bảng 4.6: Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ Keo 102
Bảng 4.7: Phân tích giá trị gia tăng của các hoạt động theo kênh thị trƣờng nội địa 102
Bảng 4.8: Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị đồ gỗ nội địa từ gỗ Keo 104
Bảng 4.9: Thông tin đầu vào tính toán phát thải CO2 trong sản xuất cây giống keo 105
Bảng 4.10: Thông tin đầu vào có phát thải CO2 trong chuẩn bị hiện trƣờng trồng Keo 107
Bảng 4.11: Thông tin đầu vào có phát thải CO2 trong trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng 107
Bảng 4.12: Thông tin đầu vào có phát thải CO2 hoạt động khai thác gỗ tròn 108
Bảng 4.13: Thông tin đầu vào có phát thải CO2 của hoạt động sơ chế gỗ 109
Bảng 4.14: Thông tin đầu vào tính toán phát thải của hoạt động tinh chế gỗ 111
Bảng 4.15: Tổng lƣợng phát thải CO2 trong vòng đời đồ gỗ từ gỗ Keo 112
Bảng 4.16: Chi phí phát thải CO2 theo CGT đồ gỗ từ gỗ Keo 116
Bảng 4.17: Chi phí xã hội của chuỗi giá trị đồ gỗ từ gỗ Keo 124
Bảng 4.18: Giá trị gia tăng bền vững tuyệt đối của đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ keo 126
Bảng 4.19: Phân nhóm doanh nghiệp theo số chủng loại đồ gỗ từ gỗ keo 128
Bảng 4.20: Phân nhóm doanh nghiệp theo số lƣợng đối tác xuất, nhập khẩu 129
Bảng 4.21. Ma trận phân tích SWOT chuỗi giá trị đồ gỗ từ gỗ Keo 140
x
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Chuỗi giá trị trong ngành đồ gỗ nội thất 14
Hình 3.1: Đƣờng cong nụ cƣời của các hoạt động có giá trị cao trong CGT toàn cầu. 53
Hình 3.2: Năm lực lƣợng định hình sự cạnh tranh trong ngành 61
Hình 3.3: Phƣơng pháp tiếp cận chuỗi giá trị bền vững 63
Hình 3.4: Khung phân tích chuỗi giá trị sản phẩm bền vững 64
Hình 3.5: Sơ đồ phân tích dấu vết các-bon vòng đời sản phẩm đồ gỗ 69
Hình 4.1: Thị phần xuất khẩu đồ gỗ TOP 10 Quốc gia hàng đầu thế giới năm 2019 77
Hình 4.2: Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới năm 2019 77
Hình 4.3: Gỗ Keo lai tại một xƣởng xẻ ở Nam Bộ. 84
Hình 4.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ theo loại gỗ, năm 2018. 91
Hình 4.5: Chuỗi giá trị đồ gỗ xuất khẩu từ gỗ Keo vùng Nam Bộ 93
Hình 4.6: Chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ nội địa từ gỗ Keo vùng Nam Bộ 96
Hình 4.7: Đƣờng lorenz về giá trị xuất, nhập khẩu đồ gỗ từ gỗ Keo năm 2018 127
Hình 4.8: Chỉ số năng lực cạnh tranh thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam giai đoạn 2000-2019 130
Hình 4.9: Chỉ số thị phần sản phẩm đồ gỗ Việt Nam giai đoạn 2000-2019 130
Hình 4.10: Chỉ số lợi thế so sánh đƣợc biểu lộ của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam 131
Hình 4.11: Chỉ số lợi thế thƣơng mại tƣơng đối của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam 132
Hình 4.12: So sánh thị phần xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam với đối thủ mạnh nhất 132
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
CGT Chuỗi giá trị
CT Công thức
CoC Chuỗi hành trình sản phẩm
CPTG Chi phí trung gian
CPTT Chi phí tăng thêm
ELCA Đánh giá vòng đời xã hội sản phẩm
GTGT Giá trị gia tăng
FM Quản lý rừng
FSC Hội đồng Quản lý Rừng (The Forest Stewardship Council)
GTGTT Giá trị gia tăng thuần
GTZ Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit
KNK Khí nhà kính
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
LCA Đánh giá vòng đời sản phẩm
PEFC Chƣơng trình xác nhận chứng chỉ rừng (Programme for
the Endorsement of Forest Certification)
PESTLE Chính trị - kinh tế - xã hội - khoa học công nghệ - hệ
thống luật pháp và môi trƣờng
SLCA Đánh giá vòng đời xã hội sản phẩm
SVCA Phân tích chuỗi giá trị bền vững
VFCS Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia Việt Nam
1
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sản phẩm gỗ của Việt Nam đƣợc xuất khẩu đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ,
đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu (KNXK), chiếm 6%
thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu và còn nhiều dƣ địa để phát triển (Thủ tƣớng Chính
phủ, 2019). Năm 2020, sản phẩm đồ gỗ nội thất (Ghế ngồi - HS 9401 và sản phẩm đồ
gỗ - HS 9403) của Việt Nam đạt KNXK 8,550 tỷ USD (Phúc và ctv, 2021). Gỗ Keo
đƣợc sử dụng để sản xuất đồ gỗ cho xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn. Riêng thị
trƣờng Châu Âu, tỷ lệ gỗ Keo đƣợc sử dụng cho mã hàng HS 94 chiếm 21% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này (Phúc và ctv., 2019). Keo là loài cây trồng
Lâm nghiệp chính cho trồng rừng sản xuất tại các vùng sinh thái của Việt Nam (Bộ
NN&PTNT, 2018) và hiện đang là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công
nghiệp chế biến gỗ trong nƣớc.
Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ nói chung, trong đó có chế biến sản phẩm từ gỗ
Keo đang đối mặt với không ít hạn chế và thách thức. Nguồn cung nguyên liệu từ rừng
trồng trong nƣớc chƣa đáp ứng về số lƣợng, hạn chế về chất lƣợng, tỷ lệ đạt chứng chỉ
quản lý rừng bền vững còn rất thấp. Điều kiện phục vụ sản xuất lâm nghiệp còn nhiều
khó khăn và trình độ công nghệ ở một số khâu còn lạc hậu. Phân công lao động trên
thế giới ngày càng chuyên sâu và chi phí lao động tăng ở Việt Nam dẫn đến mất dần
lợi thế so sánh của ngành chế biến gỗ do không còn lao động giá rẻ. Các quốc gia có
tài nguyên rừng dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế, hình thành đối thủ cạnh tranh
mới. Việc đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu cho sản phẩm đồ gỗ chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức. Rào cản kỹ thuật xuất hiện ngày càng nhiều ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Môi trƣờng
thƣơng mại quốc tế thay đổi nhanh chóng cùng với các hiệp định thƣơng mại tự do và
điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia là cơ hội nhƣng cũng là thách thức đối với
doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ đang thực hiện chuyển đổi
nền kinh tế từ dựa trên tài nguyên sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp. Trên phƣơng
diện quốc tế, phát triển bền vững và tăng trƣởng xanh đang là xu hƣớng tất yếu, đặc
biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.Hơn nữa,Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết
định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021, phê duyệt Chiến lƣợc Phát triển lâm nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một trong những giải pháp thực
hiện chiến lƣợc là phát triển các hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế, kinh tế
hợp tác, kinh tế chia sẻ trong lâm nghiệp; phát triển sản xuất kinh doanh đa dạng, gắn
trồng rừng với công nghiệp chế biến và thƣơng mại lâm sản theo chuỗi giá trị.
CGT là một hệ thống tập hợp các hoạt động có liên quan và kế tiếp nhau do một
hoặc nhiều tác nhân thực hiện để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ cụ thể phục vụ yêu cầu
thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Phạm vi phân tích CGT khá đa dạng, có thể là một
2
doanh nghiệp, một địa phƣơng, một quốc gia hay toàn cầu. Đối tƣợng phân tích CGT
rất phong phú, bao gồm: sản phẩm cụ thể (ví dụ: Cocacola, Cam sành ở Hậu Giang,
Dâu Hạ châu ở cần Thơ), dịch vụ (ví dụ: logistic, viễn thông), nhóm sản phẩm (ví dụ:
rau hữu cơ, nƣớc uống có ga), ngành hàng (ví dụ: ngành hàng Dừa ở Bến Tre, ngành
hàng cá Tra, Ba sa tại đồng bằng sông Cửu Long). Phân tích CGT cũng đƣợc áp dụng
với nhiều mục đích khác nhau nhƣ tăng cƣờng năng lực cạnh tranh; mở rộng thị trƣờng
sản phẩm; nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) của sản phẩm hoặc ngành hàng; cải thiện
thu nhập cho ngƣời nghèo; bình đẳng giới; đổi mới cơ chế, chính sách. Phƣơng pháp
tiếp cận CGT có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển bền vững sản phẩm hay
ngành hàng, đặc biệt là nông sản (Lộc và Son, 2016). Ngoài ra, cách tiếp cận phân tích
CGT trong nông nghiệp có nhiều lợi thế nhƣ: Làm cơ sở để thiết kế các hoạt động cho
dự án/chƣơng trình; tạo ra khả năng tiếp cận tổng hợp toàn ngành sản xuất; cung cấp
thông tin cho ngƣời sản xuất và các nhà quản lý; gắn kết đƣợc các chính sách một cách
đồng bộ từ sản xuất đến chế biến và thƣơng mại và cho phép phân tích và thiết lập
chính sách tổng