Luận án Pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp ở Việt Nam

Về nội dung của quản trị nhân sự Trong Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, các tác giả lựa chọn phương thức liệt kê các hoạt động nhân sự với các công việc cụ thể, bao gồm: + Kế hoạch hóa nhân sự: là quá trình đánh giá nhu cầu của tổ chức về nhân sự phù hợp với mục tiêu chiến lược và các kế hoạch của tổ chức và xây dựng các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đó; + Phân tích, thiết kế công việc: là quá trình xác định, xem xét, khảo sát những nhiệm vụ và những hành vi liên quan đến một công việc cụ thể; + Biên chế nhân sự là quá trình thu hút người có trình độ vào tổ chức, lựa chọn người đáp ứng yêu cầu công việc trong những ứng cử viên xin việc rồi sắp xếp hợp lý (đúng việc, đúng thời điểm) nhân viên vào các vị trí khác nhau trong tổ chức; + Các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong tổ chức có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển được tối đa các năng lực cá nhân. Bên cạnh việc đào tạo mới còn có các hoạt động đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hay quy trình kỹ thuật, công nghệ đổi mới; + Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên; + Xây dựng và quản lý hệ thống thù lao lao động; + Thiết lập và áp dụng các chính sách phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm xã hội; + Ký kết HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể; + Giải quyết các tranh chấp, bất bình trong lao động, giải quyết kỷ luật lao động;

pdf167 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TỐ NHƯ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TỐ NHƯ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Xuân Thu 2. T TS. Lưu Bình Nhưỡng HÀ NỘI - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Tố Như MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 1. Tình hình nghiên cứu đề tài 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và pháp luật về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 8 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp ở Việt Nam 13 2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 21 2.1 Những vấn đề luận án kế thừa trong quá trình nghiên cứu 21 2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 24 3. Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 25 3.1. Cơ sơ lý thuyết của đề tài 25 3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 30 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI DOANH NGHIỆP 32 1.1. Một số vấn đề lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 32 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 32 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của quản trị nhân sự 41 1.1.3. Các mô hình quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 46 1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật lao động quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 49 1.2.1. Khái niệm pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 49 1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 51 1.2.3. Nội dung pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 56 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 75 2.1. Thực trạng pháp luật lao động về các công cụ quản trị nhân sự và thực tiễn thực hiện 75 2.1.1. Về ban hành nội quy lao động 75 2.1.2. Về ký kết thỏa ước lao động tập thể 79 2.1.3. Về ban hành quy chế tiền lương và các quy chế khác trong doanh nghiệp 82 2.1.4. Về giao kết hợp đồng lao động 84 2.2. Thực trạng pháp luật lao động về các nội dung quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện 89 2.2.1. Về tuyển dụng nhân sự 89 2.2.2. Về quản lý và sử dụng nhân sự 92 2.2.3. Về chế độ đãi ngộ đối với nhân sự 109 2.2.4. Về đào tạo phát triển nhân sự 110 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 116 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp ở Việt Nam 116 3.2. Hoàn thiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp ở Việt Nam 123 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về công cụ quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 123 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật lao động về nội dung quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 126 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp ở Việt Nam 131 3.3.1. Nâng cao vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 131 3.3.2. Tăng cường quản lý nhà nước và công tác tranh tra, kiểm tra thực tế thi hành pháp luật lao động liên quan đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 139 3.3.3. Đổi mới và nâng cao vai trò của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để hoàn thiện cơ chế quản trị nhân sự tại doanh nghiệp 141 3.3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp, Bộ phận quản lý nguồn nhân lực và người lao động 144 3.3.5. Đào tạo kỹ năng cho người lao động đáp ứng yêu cầu thích ứng với công việc trong thời đại mới 145 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLLĐ : Bộ luật lao động HĐLĐ : Hợp đồng lao động NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động QTNL : Quản trị nhân lực DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1 Mô hình quản trị nhân sự Michigan 47 1.2 Mô hình quản trị nhân sự Havard 48 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị nhân sự là nhu cầu tất yếu của bất cứ doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh thường ngày. Đáp ứng nhu cầu này của các doanh nghiệp, rất nhiều phương pháp quản trị nhân sự đã ra đời và phát triển rộng rãi, hình thành nên một số ngành khoa học chuyên sâu trong lĩnh vực này. Sự phát triển của xã hội và trình độ khoa học - công nghệ ngày càng cao kéo theo những yêu cầu đối với các hoạt động phân công, tổ chức lao động cũng cần thiết phải phát triển tương xứng. Những yêu cầu thực tế khách quan này cũng không loại trừ các quan hệ giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) tại Việt Nam. Cho dù giới chủ doanh nghiệp áp dụng phương thức quản lý là khác nhau, các quyết định được ban hành vẫn được xây dựng dựa trên mối quan hệ xã hội cơ bản là quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ với đầy đủ các tính chất vốn có của nó. Do đó, quản trị nhân sự trong doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật lao động. Hai ngành khoa học quản trị nhân sự và khoa học pháp lý do đó có sự giao thoa với nhau và tùy thuộc từng nội dung cụ thể, việc điều chỉnh của pháp luật đối với các hoạt động trong quản trị nhân sự có thể ở các mức độ từ cho phép tùy nghi áp dụng cho đến áp đặt những khuôn khổ, trình tự hoặc giới hạn cho việc thực hiện. Nếu như khoa học quản trị nhân sự thuần túy dựa trên nền tảng cơ bản là đem lại giá trị lợi ích cao nhất cho NSDLĐ trong phân phối và sử dụng nguồn nhân lực thông qua các biện pháp khuyến khích, sắp xếp không gian, thời gian làm việc, đào tạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập nội quy, quy chế,... Quản trị nhân sự được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, pháp luật là một trong những biện pháp quan trọng. Pháp luật lao động giúp cho việc quản trị nhân sự được khoa học, hiệu quả và đặc biệt là 2 hạn chế được những rủi ro pháp lý phát sinh, hạn chế xung đột và tranh chấp trong quan hệ lao động. Quản trị nhân sự dù có thể được áp dụng bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng cuối cùng cũng phải phải hướng đến việc đảm bảo phù hợp với pháp luật. Pháp luật lao động đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực quản trị nhân sự, giúp NSDLĐ tuyển dụng, sử dụng, quản lý lao động có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật lao động về quản trị nhân sự vẫn còn có những bất cập, tồn tại, nhiều quy định còn chưa rõ ràng, có các cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng trong quản trị nhân sự không thống nhất giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa với xu thế phát triển của cách mạng 4.0 nhiều mô hình quản trị nhân sự hiện đại đã được hình thành. Các quan hệ lao động không còn mang tính chất truyền thống như trước nữa mà đã có nhiều thay đổi do sự tác động của khoa học công nghệ. Bởi vậy, nhiều quy định của pháp luật hiện hành chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của quản trị nhân sự hiện đại. Bên cạnh đó, một câu hỏi lớn cũng được đặt ra là nhà nước cũng tiến hành quản lý lao động. Vậy nhà nước nên quản lý đến đâu, quản lý ở mức độ nào, mức độ nào thì để cho NSDLĐ được tự quyết định. NSDLĐ được quyền tự chủ như thế nào trong quản trị nhân sự tại doanh nghiệp của mình. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án: luận án tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và 3 thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Nhiệm vụ nghiên cứu: xuất phát từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Phân tích những vấn đề lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và sự điều chỉnh của pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp, chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật. Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp, chỉ ra những kết quả đạt được và những điểm còn tồn tại hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và nguyên nhân. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Quản trị nhận sự tại doanh nghiệp có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong luận án này thuộc ngành Luật, chuyên ngành đào tạo Luật kinh tế, do vậy nghiên cứu sinh tiếp cận quản trị nhân sự dưới góc độ pháp luật lao động mà cụ thể là Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, các văn bản hướng dẫn thi hành và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp. Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp cũng được nghiên cứu ở mức độ nhất định. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Phạm vi về nội dung: Pháp luật lao động về quản trị nhân sự là vấn đề rộng. Trong luận án này nghiên cứu sinh chỉ nghiên cứu những nội dung cơ 4 bản pháp luật lao động về quản trị nhận sự tại doanh nghiệp. Luận án chia làm hai nội dung chính bao gồm công cụ quản trị nhân sự gồm nội quy lao động; thỏa ước lao động tập thể; quy chế tiền lương và các quy chế khác trong doanh nghiệp; hợp đồng lao động (HĐLĐ). Nội dung chính thứ hai các nội dung quản trị nhân sự gồm tuyển dụng nhân sự; quản lý và sử dụng nhân sự; đãi ngộ đối với nhân sự; đào tạo và phát triển nhân sự. Luận án không nghiên cứu về xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tranh chấp về quản trị nhân sự cũng như vấn đề đình công. Luận án cũng chỉ nghiên cứu pháp luật lao động về quản trị nhân sự cho NLĐ nói chung, không nghiên cứu những quy định riêng dành cho đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động cao tuổi, NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam... Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Do BLLĐ năm 2019 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2021 và có sự kế thừa rất nhiều quy định của BLLĐ năm 2012 nên luận án sẽ nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp ở cả thời điểm trước khi BLLĐ năm 2019 có hiệu lực pháp luật. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của học thuyết Mác - Lênin, bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp luật duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, về định hướng phát triển quan hệ lao động. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện luận án cụ thể gồm: Phương pháp hồi cứu các tài liệu được sử dụng để tập hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài dựa trên các mốc thời gian, lĩnh vực pháp luật cũng như hệ thống pháp luật nhằm lựa chọn, tập hợp một cách đầy đủ nhất các tài liệu liên quan đến đề tài luận án ở các nguồn khác 5 nhau. Phương pháp này được sử dụng để viết chương 1 của luận án và được kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình tìm hiểu các vấn đề ở chương 2 và 3 của luận án. Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tách và tìm hiểu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật lao động về quản trị nhân sự, các yêu cầu của việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật tại chương 3 của luận án. Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu các quan điểm khác nhau giữa nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu; giữa quy định của pháp luật hiện hành với quy định của pháp luật các giai đoạn trước đây và pháp luật nước ngoài; Phương pháp chứng minh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của luận án nhằm đưa ra các dẫn chứng làm rõ các luận điểm của nghiên cứu sinh trong các nội dung của luận án; Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra những nhận định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng ý, từng tiểu mục, đặc biệt được sử dụng để kết luận các chương và kết luận chung của luận án. Các phương pháp nghiên cứu nêu trong luận án được sử dụng linh hoạt, có sự kết hợp tùy theo từng nội dung, vấn đề nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã hệ thống hóa đồng thời phân tích, làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp như khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Xác định được nội dung điều chỉnh pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và sự điều chỉnh của pháp luật lao động. 6 - Luận án đã chỉ ra được mối quan hệ cũng như mức độ, giới hạn của quản lý nhà nước về lao động với quyền của NSDLĐ trong hoạt động quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. - Luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Luận án đã chỉ ra những khoảng trống của pháp luật lao động, những điểm còn tồn tại vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật lao động trong quản trị nhân sự. Kết quả nghiên cứu này giúp việc áp dụng pháp luật lao động trong các doanh nghiệp được thống nhất, đồng thời là cơ sở để hoàn thiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. - Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này góp phần sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động về quản trị nhân sự, đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về lý luận Luận án góp phần làm phong phú, đa dạng, sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Luận án cũng đã phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của pháp luật lao động hiện hành về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Bởi vậy luận án sẽ là nguồn tài liệu cung cấp về mặt lý luận cho những ai có nhu cầu nghiên cứu, học tập về quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp nói chung và pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp nói riêng. 7 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn Với việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị nhân sự và trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản trị nhân sự, luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho NSDLĐ trong việc áp dụng pháp luật lao động trong đơn vị, là tài liệu cho các nhà làm luật tham khảo trong việc xây sửa đổi bổ sung pháp luật, cũng như cho những ai có nhu cầu áp dụng pháp luật lao động. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và pháp luật lao động về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động về quản trị nhân sự và nâng cao hiệu quả thực hiện tại doanh nghiệp ở Việt Nam. 8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu đề tài 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp và pháp luật về quản trị nhân sự tại doanh nghiệp Xuất phát từ đặc điểm của lịch sử phát triển của quản trị nhân sự ở Việt Nam, hiện nay mới chỉ tồn tại hai chương trình đào tạo độc lập với hai nhóm giáo trình đề cập đến vấn đề liên quan tới đề tài, đó là giáo trình quản trị nhân lực, giáo trình luật lao động và một số giáo trình khác có liên quan như an sinh xã hội, luật người khuyết tật. Trong đó, quản trị nhân lực là lĩnh vực khoa học về quản lý con người nên trong nội dung giáo trình môn học quản trị nhân lực có đề cập đến các quy định của pháp luật lao động, yếu tố pháp luật lao động được đề cập đến trong nội dung các hoạt động của quản trị nhân sự, còn trong giáo trình luật lao động, các nội dung liên quan đến pháp luật lao động được đề cập đến tương đối đầy đủ, rõ nét nhằm phục vụ cho việc giảng dạy các hệ đào tạo ở bậc đại học của một số cơ sở đào tạo luật. Đề cập đến vấn đề quản trị nhân sự có thể kể đến một số giáo trình tiêu biểu như Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010, Giáo trình Quản trị nhân lực (tập I, II) của Trường Đại học Lao động - Xã hội năm 2009, Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học Thương mại năm 2008... Trong các giáo trình này, vấn đề pháp luật lao động được lồng ghép trong các nghiệp vụ của quản trị nhân sự như nội dung về tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền thưởng, kỷ luật lao động... Đối với các vấn đề liên quan đến hệ thống các quy định pháp luật lao động có liên quan đến quản trị nhân sự như HĐLĐ, kỷ luật lao động, tiền lương, quản lý lao động..., nhiều giáo trình của các cơ sở đào tạo luật được coi là tài liệu tham khảo thiết thực. 9 Nguồn nhân lực là một khái niệm có nội hàm rộng và thường chỉ được đề cập tới trong từng bối cảnh không gian, thời gian và mối quan hệ xã hội cụ thể. Một cách khái quát, Giáo trình Nguồn nhân lực của Nhà xuất bản Lao động xã hội có đưa ra khái niệm: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội”1. Tương tự, Giáo trình Quản trị nhân lực của Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân cũng khẳng định: “Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực”.2 Khi nguồn nhân lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_lao_dong_ve_quan_tri_nhan_su_tai_doanh_ngh.pdf
  • pdfCamScanner 17-01-24 11.05.pdf
  • pdfĐiểm mới - Eng (1).pdf
  • pdfĐiểm mới (1).pdf
  • pdfTom tat tieng Anh (9-01-2024).pdf
  • pdfTom tat tieng Viet (9-01-2024).pdf
Luận văn liên quan