Luận án Pháp luật về an ninh việc làm tại Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của người lao động (NLĐ) để bảo đảm cuộc sống và phát triển năng lực toàn diện. Tạo việc làm và bảo đảm việc làm cho NLĐ; bảo đảm quyền bình đẳng về việc làm cho NLĐ là trách nhiệm của mọi quốc gia. Tại Việt Nam, việc làm là một phần quan trọng trong quá trình dịch chuyển từ quốc gia có thu nhập thấp sang một quốc gia thu nhập trung bình, tiến tới phát triển và hội nhập toàn cầu. Chủ trương “Đổi mới” được phát động từ năm 1986 không chỉ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam mà còn tạo tiền đề quan trọng cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động (TTLĐ). Hệ thống chính sách, pháp luật lao động (PLLĐ) đã góp phần quan trọng trong đảm bảo việc làm có hiệu quả,cải thiện điều kiện làm việc, chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện, đáp ứng nhu cầu của thị trường; Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp và của toàn xã hội. Theo khoản 2 Điều 35, Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”. Để triển khai tư tưởng này, Luật Việc làm năm 2013, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Bộ luật lao động năm 2019,. và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã bước đầu điều chỉnh một số nội dung như: xác lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động (QHLĐ); xây dựng chính sách TTLĐ, tạo điều kiện chuyển đổi công việc liên tục; thiết lập hệ thống an sinh xã hội (ASXH) hiện đại và có những biện pháp bảo vệ việc làm cho các đối tượng đặc thù

pdf203 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về an ninh việc làm tại Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI --------------------------- ĐOÀN XUÂN TRƯỜNG PHÁP LUẬT VỀ AN NINH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI --------------------------- ĐOÀN XUÂN TRƯỜNG PHÁP LUẬT VỀ AN NINH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62380107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí Hà Nội – 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2022 Tác giả Đoàn Xuân Trường iii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Chí, người hướng dẫn khoa học đã đồng hành và tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thiện luận án này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã luôn động viên, chia sẻ và có những đóng góp quý báu để tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả Đoàn Xuân Trường iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Tiếng Việt ANVL An ninh việc làm ANLH An ninh linh hoạt ASXH An sinh xã hội ATLĐ An toàn lao động BLLĐ Bộ luật lao động BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NQLĐ Nội quy lao động HĐLĐ Hợp đồng lao động KTTT Kinh tế thị trường PLLĐ Pháp luật lao động QHLĐ Quan hệ lao động TAND Toà án nhân dân TTLĐ Thị trường lao động TLTT Thương lượng tập thể TƯLĐTT Thoả ước lao động tập thể TCTV Trợ cấp thôi việc TCTN Trợ cấp thất nghiệp TGLV Thời gian làm việc TGNN Thời gian nghỉ ngơi VSLĐ Vệ sinh lao động Tiếng Anh v ALMP Active Labour Market Policy Chính sách thị trường lao động tích cực CJEU Court of Justice of the European Union Toà án Công lý của Liên minh châu Âu EES European Employment Strategy Chiến lược việc làm của Liên minh châu Âu EPL Employment protection legislation Pháp luật bảo vệ việc làm EI Employment insurance Bảo hiểm việc làm LTE Lifetime employment Việc làm trọn đời NIRF New Industrial Relations Framework Khung khổ Quan hệ Lao động mới PLMP Passive labour market policies Chính sách thị trường lao động thụ động ILO International Labour Organization Tổ chức lao động quốc tế ILS International Labour Standards Tiêu chuẩn lao động quốc tế ILC International labour conference Hội nghị lao động quốc tế TLM Transitional Labour Markets Thị trường lao động chuyển tiếp UNDR Universal Declaration of Human Rights Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp Quốc UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển của Liên hợp quốc vi DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Án lệ Lawrie-Blum Land Baden-Württemberg Phụ lục 2 Các trường hợp chấm dứt ngoại lệ theo học thuyết “Employment at will” Phụ lục 3 Các trường hợp không được chấm dứt việc làm theo Công ước chấm dứt việc làm của số 158 (1982) và khuyến nghị chấm dứt việc làm của số 166 (1982) của ILO Phụ lục 4 Các điều khoản bắt buộc phải có đối với thuyền viên và người giúp việc gia đình Phụ lục 5 Trích Bản án số 1176/2018/LĐ-PT ngày 17/12/2018 của TAND TP. Hồ Chí Minh về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải Phụ lục 6 Bản án số 20/2019/LĐ-ST ngày 22/10/2019 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Phụ lục 7 Án lệ 20/2018/AL vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................... vi MỤC LỤC ........................................................................................................... vii LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................... 6 1. Những kết quả nghiên cứu về pháp luật an ninh việc làm ....................... 6 1.1. Những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận liên quan đến an ninh việc làm ..................................................................................................... 6 1.2. Những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật an ninh việc làm .......................................................................................................... 14 1.3. Những kết quả nghiên cứu về giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an ninh việc làm ở Việt Nam ................................................................................................. 21 2. Một số đánh giá, nhận xét tổng thể về tình hình nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án .............. 2425 3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...................................... 26 4. Cơ sở lý thuyết, và hướng tiếp cận của luận án ...................................... 27 4.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................. 27 4.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................. 32 4.3. Hướng tiếp cận của luận án .............................................................. 33 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ AN NINH VIỆC LÀM VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN NINH VIỆC LÀM .................................................................................... 3435 1.1 Lý luận về an ninh việc làm ................................................................ 3435 1.1.1 Khái niệm an ninh việc làm ....................................................... 3435 1.1.2. Đặc điểm của an ninh việc làm ..................................................... 38 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của an ninh việc làm ....................................... 4142 viii 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh việc làm .............................. 4344 1.2. Pháp luật về an ninh việc làm ................................................................ 49 1.2.1. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về an ninh việc làm .............. 4950 1.2.2. Nội dung pháp luật về an ninh việc làm ................................... 5758 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 79 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ AN NINH VIỆC LÀM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN .................................... 81 2.1. Pháp luật về an ninh việc làm khi xác lập quan hệ lao động và thực tiễn thực hiện ................................................................................................ 81 2.1.1. Dấu hiệu nhận diện quan hệ lao động ................................................ 81 2.1.2. Xác định năng lực chủ thể của người lao động ............................ 84 2.1.3 Hình thức xác lập quan hệ lao động........................................... 8685 2.1.4 Các loại hợp đồng lao động ....................................................... 8887 2.1.5. Nội dung thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động khi xác lập quan hệ lao động ................................................ 9392 2.1.6. Thử việc .................................................................................... 9694 2.2. Pháp luật về an ninh việc làm khi thực hiện quan hệ lao động và thực tiễn thực hiện .................................................................................... 9896 2.2.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm duy trì việc làm cho người lao động ....................................................................... 9896 2.2.2 Trách nhiệm đào tạo người lao động để nâng cao khả năng thích ứng với thay đổi công việc ..................................................... 105103 2.2.3. Trách nhiệm đảm bảo điều kiện lao động để duy trì việc làm109107 2.3. Pháp luật về an ninh việc làm khi chấm dứt quan hệ lao động và thực tiễn thực hiện ................................................................................ 115110 2.3.1. Điều kiện chấm dứt quan hệ lao động nhằm đảm bảo an ninh việc làm ........................................................................................... 115110 2.3.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt quan hệ lao động ...................................................................................... 126121 ix 2.3.3 Các các biện pháp hỗ trợ, khôi phục việc làm cho NLĐ ....... 133128 2.4. Các cơ chế đảm bảo pháp luật về an ninh việc làm ....................... 136130 Kết luận chương 2 ................................................................................. 141135 CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẲ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ AN NINH VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM143137 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về an ninh việc làm ................... 143137 3.1.1 Thể chế hoá kịp thời, đảm bảo tương thích chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về chính sách việc làm .......................... 143137 3.1.2. Hạn chế những yếu tố tiêu cực của kinh tế thị trường .......... 144138 3.1.3. Hạn chế sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa người lao động và ngưởi sử dụng lao động .............................................................. 146140 3.1.4 Thích ứng với sự biến đổi của toàn cầu hoá và khoa học kỹ thuật ................................................................................................. 147141 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về an ninh việc làm 148142 3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về an ninh việc làm ..................................... Error! Bookmark not defined.142 3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an ninh việc làm ......................................................................... 159152 Kết luận chương 3 ................................................................................. 164157 KẾT LUẬN ................................................................................................. 166158 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của người lao động (NLĐ) để bảo đảm cuộc sống và phát triển năng lực toàn diện. Tạo việc làm và bảo đảm việc làm cho NLĐ; bảo đảm quyền bình đẳng về việc làm cho NLĐ là trách nhiệm của mọi quốc gia. Tại Việt Nam, việc làm là một phần quan trọng trong quá trình dịch chuyển từ quốc gia có thu nhập thấp sang một quốc gia thu nhập trung bình, tiến tới phát triển và hội nhập toàn cầu. Chủ trương “Đổi mới” được phát động từ năm 1986 không chỉ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam mà còn tạo tiền đề quan trọng cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động (TTLĐ). Hệ thống chính sách, pháp luật lao động (PLLĐ) đã góp phần quan trọng trong đảm bảo việc làm có hiệu quả,cải thiện điều kiện làm việc, chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện, đáp ứng nhu cầu của thị trường; Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp và của toàn xã hội. Theo khoản 2 Điều 35, Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”. Để triển khai tư tưởng này, Luật Việc làm năm 2013, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Bộ luật lao động năm 2019,... và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã bước đầu điều chỉnh một số nội dung như: xác lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động (QHLĐ); xây dựng chính sách TTLĐ, tạo điều kiện chuyển đổi công việc liên tục; thiết lập hệ thống an sinh xã hội (ASXH) hiện đại và có những biện pháp bảo vệ việc làm cho các đối tượng đặc thù Ngoài ra, Việt Nam còn tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế về việc làm khi phê chuẩn nhiều văn bản của Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) như Công ước số 88 (1948) về tổ chức dịch vụ việc làm, Công ước số 100 (1959) về trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho một công việc ngang nhau, Công ước số 2 111 (1958) về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, Công ước số 122 (1964) về chính sách việc làm, Công ước số 159 (1983) của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tậtĐây là các nguồn pháp luật quan trọng đảm bảo việc xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật về việc làm. Các quy định này bước đầu đã tạo khung pháp lý điều chỉnh QHLĐ và TTLĐ. Tuy nhiên, cùng với sự hình thành và phát triển TTLĐ trong nền kinh tế thị trường (KTTT), các quan hệ xã hội về việc làm ngày càng phát triển đa dạng và linh hoạt. Tự do hóa thương mại, toàn cầu hoá, các tiến bộ kĩ thuật, dịch bệnh và biến đối khí hậu đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động, quản trị doanh nghiệp, các mô hình làm việc mới ra đời và trở lên phổ biến. Nhiều công việc mới ra đời với yêu cầu chất lượng lao động, trình độ cao. Tuy vậy, điều này tiềm ẩn những rủi ro đối với NLĐ nhằm duy trì việc làm và đảm bảo an ninh thu nhập. Nhu cầu được đảm bảo việc làm bởi những loại hình an ninh mới nằm ngoài QHLĐ là nhu cầu tất yếu của NLĐ. TTLĐ càng linh hoạt thì càng đòi hỏi các chính sách về an ninh việc làm (ANVL) cần được thực thi. Ở Việt Nam, mặc dù các quy định về ANVL đã được đề cập trong các chính sách phát triển và giải quyết việc làm của Nhà nước và các quy định của pháp luật... Tuy nhiên, các quy định được tiếp cận chủ yếkhoáu theo hướng đưa ra các giải pháp để giải quyết việc làm mà chưa xem xét chi tiết các yếu tố đảm bảo ANVL. Do vậy, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về ANVL là một nhu cầu cần thiết, cần được chú trọng. Đặc biệt, khi Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới đòi hỏipháp luật phải tiệm cận hơn các tiêu chuẩn lao động quốc tế và cập nhập các xu hướng phát triển về quan hệ . Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về an ninh việc làm ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” làm hướng nghiên cứu cho bậc học tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận về ANVL và pháp luật về ANVL; đánh giá thực trạng pháp luật về ANVL. Đây là 3 cơ sở để xây dựng các khuyến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ANVL ở Việt Nam. Để đạt được các mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được xác định bao gồm: - Tổng hợp, phân loại, đánh giá các công trình nghiên cứu về ANVL và pháp luật về ANVL; - Xây dựng khung lý thuyết về ANVL; - Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về ANVL, thực tiễn thi hành pháp luật về ANVL tại Việt Nam; - Lựa chọn những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về ANVL tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nội dung pháp luật liên quan đến ANVL; thực tiễn xây dựng và thực thi pháp luật về ANVL tại Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế và một số quốc gia đối với việc hoàn thiện pháp luật về ANVL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án Về nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận án tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ pháp lý liên quan tới các quy định về ANVL trong giai đoạn xác lập, thực hiện và chấm dứt QHLĐ. Đối tượng hướng tới của ANVL thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án là người làm việc có QHLĐ thông qua HĐLĐ. Các đối tượng NLĐ thuộc khu vực phi chính thức; NLĐ là công chức, viên chức và lực lượng vũ trang không là đối tượng nghiên cứu của luận án này. Về mặt không gian, luận án nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về ANVL trong pháp luật lao động được quy định trong Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 2019 trong mối tương quan so sánh với BLLĐ năm 2012 và một số quy định pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, Luận án cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với các tiêu chuẩn lao động quốc tế về ANVL, pháp luật một quốc gia trên thế giới về ANVL. 4 Về mặt thời gian, luận án nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về ANVL trong giai đoạn từ năm 2017 tới nay nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp về ANVL, đảm bảo tính khả thi của các giải pháp trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận án để nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về ANVL, bình luận, diễn giải các quy định pháp luật thực định về ANVL. - Phương pháp lịch sử được áp dụng trong luận án nhằm nghiên cứu lịch sử phát triển lý luận về ANVL và pháp luật về ANVL. - Phương pháp chứng minh được sử dụng trong luận án bằng các bản án, số liệu được thống kê, điều tra được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước Việt Nam và các tổ chức quốc tế có uy tín nhằm chứng minh cho những ý kiến, nhận định được đề cập trong luận án. Phương pháp này được sử dụng và đóng vai trò quan trọng đối với việc phân tích thực trạng pháp luật về ANVL. - Phương pháp giả thuyết, dự báo khoa học nhằm đưa ra các dự đoán và chứng minh dự đoán đó là có cơ sở. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 của khóa luận trên cơ sở dự báo tình hình để đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và nâng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_an_ninh_viec_lam_tai_viet_nam_ly_luan_v.pdf
  • pdfQđ Hội đồng chấm LA.Doan Xuan Truong- ĐH.pdf
  • pdf5. Tóm tắt luận án tiến sĩ. Tiếng anh.pdf
  • pdf4. Tóm tắt luận án tiếng việt.pdf
  • pdf3 điểm mới tiếng anh.pdf
  • pdf2. Điểm mới tiếng Việt.pdf
Luận văn liên quan