Cùng với phong trào bảo vệ người tiêu dùng, DNXH là một trong loại hình
doanh nghiệp đặc biệt được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Mặc dù
vậy, DNXH vẫn tiếp tục đặt ra những thách thức về nhận thức, về vai trò của nó trong
nền kinh tế thị trường cũng như các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nó trong xã
hội hiện đại. Tuy còn có sự khác biệt trong pháp luật của mỗi quốc gia, song từ
phương diện pháp lý, DNXH được tiếp cận là loại hình doanh nghiệp được hình
thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng nhu cầu giải quyết một vấn đề xã hội cụ
thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của những người sáng lập.
Tính tự phát, năng động đặc thù này khiến cho nhận thức của xã hội luôn bị bỏ lại rất
xa so với thực tiễn sinh động của mô hình doanh nghiệp xã hội. Từ phương diện mục
tiêu, DNXH được hiểu đơn giản hơn là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, được hình thành để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà
doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ các mục
tiêu xã hội và môi trường. Thực tiễn phong phú của các DNXH cũng làm cho các
quan điểm về khái niệm về doanh nghiệp xã hội rất đa dạng, nhiều chiều. Tuy nhiên,
dù ở cách tiếp cận nào thì DNXH cũng mang ba đặc điểm then chốt đó là: Có mục
tiêu, sứ mệnh xã hội được đặt lên hàng đầu, ngay từ khi thành lập; sử dụng các hoạt
động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt mục tiêu xã hội
đó; Tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng
đồng và mục tiêu xã hội.
DNXH là một hiện tượng mới trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Trong
giai đoạn trước đổi mới, Việt Nam cũng đã có một số mô hình có thể được coi là các
DNXH, đó là các Hợp tác xã tạo việc làm cho người khuyết tật. Sau năm 1986,
đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Nhà nước đã thực sự tạo điều kiện phát
triển mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức từ thiện,
phát triển cộng đồng trong và ngoài nước. Từ giữa những năm 1990, một số DNXH
thực thụ đã bắt đầu xuất hiện như trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai
Handicrafts tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhận thức xã hội vẫn in đậm sự
tách bạch giữa hai loại hình doanh nghiệp vì lợi nhuận và các tổ chức không vì lợi
nhuận, do đó, các DNXH chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô hạn chế.
179 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÙNG THỊ YẾN
PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÙNG THỊ YẾN
PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 9 38 01 07
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS BÙI NGUYÊN KHÁNH
Hà Nội, 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác
và đã được công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Nghiên cứu sinh
Phùng Thị Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc
nhất, chân thành nhất tới PGS, TS Bùi Nguyên Khánh, một nhà khoa học nhiệt
huyết đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu, học tập, và động viên khích lệ tôi hoàn
thành luận án tiến sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Ngoại Thương, Khoa Luật đã
luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, những đồng nghiệp,
bạn bè luôn khuyến khích, động viên, cảm thông, chia sẻ cả về thời gian và các
nguồn lực khác trong suốt quá trình hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh
Phùng Thị Yến
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT .................................................................................................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ................................................... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến khái niệm, đặc điểm, vai trò của
Doanh nghiệp xã hội ........................................................................................... 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về pháp luật về doanh nghiệp xã hội, hình
thức pháp lý, nội dung quan hệ pháp luật doanh nghiệp xã hội ....................... 11
1.1.3. Một số nghiên cứu khác có liên quan đến luận án: ................................ 14
1.1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ............ 16
1.2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 19
1.2.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 19
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................ 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 20
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI .............................................. 21
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp xã hội ................................................................. 21
2.1.1. Quan niệm về doanh nghiệp xã hội ........................................................ 21
2.1.2. Chức năng, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp xã hội ...................... 42
2.1.3. Các loại hình tổ chức của doanh nghiệp xã hội ...................................... 49
2.1.4. Nhu cầu phát triển của doanh nghiệp xã hội trong nền kinh tế thị trường ... 51
2.2. Pháp luật về Doanh nghiệp xã hội .................................................................. 55
2.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về doanh nghiệp xã hội ............. 55
2.2.2. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội ......................................... 58
2.2.3. Nội dung pháp luật về Doanh nghiệp xã hội .......................................... 60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 71
iv
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................................... 72
3.1 Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay ........... 72
3.1.1. Về khái niệm doanh nghiệp xã hội ......................................................... 72
3.1.2. Về thành lập doanh nghiệp xã hội .......................................................... 82
3.1.3. Các vấn đề pháp lý về hoạt động của doanh nghiệp xã hội ................... 91
3.1.4. Các vấn đề về giải thể và tổ chức lại doanh nghiệp xã hội .................. 106
3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay .. 108
3.2.1. Tổng quan doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay ......................... 108
3.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam ..... 110
3.2.3. Đánh giá................................................................................................ 119
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 124
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ................................................. 125
4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt
Nam hiện nay ......................................................................................................... 125
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
hiện nay .................................................................................................................. 130
4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật về Doanh nghiệp xã hội ...... 130
4.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng thực thi ................................. 145
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 151
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 152
DANH MỤC CÁC C NG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢ C C NG ....................................................................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 154
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 166
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty Cổ phần CTCP
Công ty Trách nhiệm hữu hạn CTTNHH
Doanh nghiệp DN
Doanh nghiệp xã hội DNXH
Doanh nhân xã hội DNhXH
Hợp tác xã HTX
Luật Doanh nghiệp LDN
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp TNXHCDN
Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng
(tên Tiếng Anh là: Centre for Social Innitiatives Promotion)
CSIP
vi
DANH MỤC ẢNG – IỂU – SƠ ĐỒ
Bảng 3.1. Số lượng DNXH ở Việt Nam từ 2015-2018.............................................. 110
Bảng 3.2: Số lượng các DNXH có cụm từ “xã hội” trong tên riêng .......................... 111
Bảng 3.3. Các loại hình pháp lý của DNXH ở Việt Nam .......................................... 112
Bảng 3.4: Địa bàn hoạt động của các DNXH ở Việt Nam......................................... 112
Bảng 3.5: Lĩnh vực hoạt động của các DNXH .......................................................... 114
Bảng 3.6: Quy mô vốn chủ sở hữu của các DNXH năm 2019 .................................. 114
Bảng 3.7: Cơ cấu nguồn vốn vay và tài trợ của các DNXH ở Việt Nam ................... 115
Bảng 3.8. Tình hình kinh doanh của các DNXH ở Việt Nam .................................... 117
Bảng 3.9: Số lượng việc làm trong các DNXH ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019 ..... 118
Biểu đồ 3.1 Các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay của DNXH ........................... 116
Biểu đồ 3.2: Các mục tiêu xã hội mà DNXH ở Việt Nam hướng tới ......................... 117
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các DNXH nhận hỗ trợ từ các chương trình hỗ trợ DNXH .......... 119
Sơ đồ 1.1. Vị trí của DNXH đối với tổ chức lai và doanh nghiệp thương mại theo cách
định nghĩa của Ofer Eldar. [122] ................................................................................ 34
Sơ đồ 1.2. Phổ DNXH [103]....................................................................................... 43
Sơ đồ 1.3. Quan hệ pháp luật DNXH [120] ................................................................ 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Cùng với phong trào bảo vệ người tiêu dùng, DNXH là một trong loại hình
doanh nghiệp đặc biệt được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Mặc dù
vậy, DNXH vẫn tiếp tục đặt ra những thách thức về nhận thức, về vai trò của nó trong
nền kinh tế thị trường cũng như các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nó trong xã
hội hiện đại. Tuy còn có sự khác biệt trong pháp luật của mỗi quốc gia, song từ
phương diện pháp lý, DNXH được tiếp cận là loại hình doanh nghiệp được hình
thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng nhu cầu giải quyết một vấn đề xã hội cụ
thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của những người sáng lập.
Tính tự phát, năng động đặc thù này khiến cho nhận thức của xã hội luôn bị bỏ lại rất
xa so với thực tiễn sinh động của mô hình doanh nghiệp xã hội. Từ phương diện mục
tiêu, DNXH được hiểu đơn giản hơn là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, được hình thành để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà
doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ các mục
tiêu xã hội và môi trường. Thực tiễn phong phú của các DNXH cũng làm cho các
quan điểm về khái niệm về doanh nghiệp xã hội rất đa dạng, nhiều chiều. Tuy nhiên,
dù ở cách tiếp cận nào thì DNXH cũng mang ba đặc điểm then chốt đó là: Có mục
tiêu, sứ mệnh xã hội được đặt lên hàng đầu, ngay từ khi thành lập; sử dụng các hoạt
động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt mục tiêu xã hội
đó; Tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng
đồng và mục tiêu xã hội.
DNXH là một hiện tượng mới trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Trong
giai đoạn trước đổi mới, Việt Nam cũng đã có một số mô hình có thể được coi là các
DNXH, đó là các Hợp tác xã tạo việc làm cho người khuyết tật. Sau năm 1986,
đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Nhà nước đã thực sự tạo điều kiện phát
triển mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức từ thiện,
phát triển cộng đồng trong và ngoài nước. Từ giữa những năm 1990, một số DNXH
thực thụ đã bắt đầu xuất hiện như trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai
Handicrafts tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhận thức xã hội vẫn in đậm sự
tách bạch giữa hai loại hình doanh nghiệp vì lợi nhuận và các tổ chức không vì lợi
nhuận, do đó, các DNXH chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô hạn chế. Từ
năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, dòng vốn tài trợ có
xu hướng giảm, không ít tổ chức phi lợi nhuận đã chuyển đổi thành DNXH để tìm
2
hướng đi mới cho mình. Mặc dù ở thời điểm sau khi Luật Doanh nghiệp Việt Nam
mới được ban hành, chính thức được thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014, trên cả
nước đã có ít nhất 200 tổ chức [55] được cho là đang hoạt động đúng theo mô hình
DNXH
1
và một trong các DNXH điển hình và tiên phong được biết đến rộng rãi là
Nhà hàng KOTO được thành lập ở Hà Nội từ năm 1999. Rõ ràng, nhiều tổ chức được
thành lập và hoạt động mà không biết bản thân mình là một DNXH, do đó số lượng
DNXH thực tế ở nước ta còn có thể lớn hơn rất nhiều con số trên. Bên cạnh đó, trước
khi Luật doanh nghiệp 2014 chính thức được thông qua, Việt Nam chưa có một văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của DNXH cũng như chưa có một
loại hình doanh nghiệp hay một địa vị pháp lý dành riêng cho DNXH. Các loại hình
tổ chức pháp lý của DNXH đến thời điểm hiện nay chia làm hai nhóm chính là Doanh
nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp; và Tổ chức xã hội (NGO) hoạt động theo
một số văn bản dưới luật điều chỉnh các loại hình tổ chức tự nguyện của nhân dân,
các hội, các quỹ từ thiện, quỹ xã hội, các tổ chức khoa học công nghệ [21]. Vì thế,
việc lựa chọn đi theo một khung khổ pháp lý nhất định là Doanh nghiệp hoặc tổ chức
NGO cho một thực thể tổ chức mang đặc tính hỗn hợp của DNXH gây nên nhiều trở
ngại trong quá trình thành lập, vận hành và phát triển của các DNXH.
Thực tế, ở Việt Nam, Nhà nước vẫn chưa đủ nguồn lực để giải quyết tất cả
những vấn đề xã hội. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2012 cho thấy, Việt Nam
đã đạt tiến độ đáng kể trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ
60% xuống còn 20,7% trong vòng 20 năm [42]. Tuy nhiên, với tỷ lệ 20,7% dân số đói
nghèo vẫn là một con số cao. Sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung
bình, nhiều tổ chức phi chính phủ, các nguồn viện trợ ODA sẽ rút dần khỏi Việt Nam.
Vì vậy, việc phát triển DNXH là rất cần thiết để tăng cường các nguồn lực cho giải
quyết các vấn đề xã hội.
Một trong điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2014 là quy định về tiêu chí,
quyền và nghĩa vụ của DNXH. Sau rất nhiều năm chờ đợi, cộng đồng DNXH ở Việt
Nam đã đứng trước một cơ hội mang tính chất bước ngoặt, lần đầu tiên DNXH được
công nhận về mặt pháp lý. Đến Luật doanh nghiệp năm 2020, dù đã có những sửa đổi
nhưng các quy định dành cho DNXH chưa nhiều. Về mặt nhận thức của xã hội, khái
niệm này vẫn còn mới mẻ, thậm chí gây tranh luận, nhất là khi bàn về ý nghĩa cũng
như các giải pháp về chính sách và pháp luật liên quan đến các thực thể kinh tế - xã
hội đặc thù này.
1
Thuật ngữ tiếng Anh của DNXH là Social Enterprise (SE),
3
Sự phát triển của DNXH sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng văn
minh, tiến bộ, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, vì vậy đây
không chỉ là xu thế chung của thế giới mà còn rất cần thiết ở Việt Nam. Kinh nghiệm
thế giới chỉ ra rằng vai trò của nhà nước với hệ thống pháp luật và chính sách là
những điều kiện thiết yếu để các DNXH phát triển. Với những lý do trên đây, tôi đã
lựa chọn đề tài “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay” thực hiện
trong khuôn khổ của Luận án tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về DNXH và pháp luật về DNXH phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực
tiễn thực thi pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay; và để từ đó đề xuất các phương
hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về DNXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản như sau :
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về DNXH và pháp luật về
doanh nghiệp xã hội;
- So sánh, phân tích, đánh giá kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc
gia: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc về doanh nghiệp
xã hội;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về DNXH ở Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là DNXH, pháp luật về DNXH; kinh nghiệm
điều chỉnh pháp luật và áp dụng pháp luật về DNXH ở một số quốc gia trên thế giới;
Thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung nghiên
cứu ở những vấn đề chung về DNXH và pháp luật về DNXH theo quan điểm chung
trên thế giới và ở Việt Nam; nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về DNXH về
4
khía cạnh địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của các DNXH ở nước ta; nghiên cứu
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của DNXH ở một số
nước trên thế giới để đề xuất pháp luật điều chỉnh pháp luật và giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật về DNXH cho Việt Nam.
- Về không gian: Luận án giới hạn ở việc tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng pháp luật về DNXH theo pháp luật của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Thái
Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh là những quốc gia phát
triển, tồn tại DNXH đầu tiên trên thế giới, đồng thời, đến nay cũng là những quốc gia
có hệ thống pháp lý phù hợp phát triển DNXH tương đối tốt. Thái Lan là một trong
những nước đi tiên phong trên lĩnh vực phát triển DNXH trong khu vực Đông Nam
Á. Còn Trung Quốc là quốc gia có hệ thống chính trị và luật pháp tương đồng với
Việt Nam, đồng thời cũng là quốc gia có được mô hình DNXH phát triển. Hàn Quốc
là một trong các quốc gia châu Á công nhận DNXH và cho ra đời đầu tiên các quy
định pháp lý dành cho DNXH.
- Về thời gian: DNXH đầu tiên xuất hiện manh nha ở Việt Nam là vào những năm
80, thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Vì vậy, luận án sẽ giới thiệu về
DNXH ở Việt Nam từ thời điểm này đến hiện nay, tuy nhiên, cũng chỉ tập trung phân
tích sâu pháp luật và áp dụng chính sách pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, Luận án còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng
hợp, hệ thống, luật học so sánh, liên ngành và dự báo qua các tài liệu thứ cấp để làm
sáng tỏ các vấn đề được nghiên cứu trong luận án.
Cơ sở lý luận của luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, đường
lối, chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để đạt
được kết quả nghiên cứu, làm rõ những vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án chú trọng
sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định
của pháp luật cũng như thực tiễn về DNXH làm cơ sở cho những kết luận khoa học.
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận
tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị.
+ Phương pháp đối chiếu - so sánh luật học được sử dụng khi phân tích, đánh
giá các quy định của pháp luật có liên quan đến DNXH của pháp luật Việt Nam với
5
pháp luật của một số nước trên thế giới; giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về DNXH
của Việt Nam và của các quốc gia trên thế giới nhằm tìm ra các điểm chung, những
điểm khác biệt trong các quy định và thực tiễn áp dụng của pháp luật Việt Nam cũng
như pháp luật của các nước trên thế giới.
+ Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng khi đánh giá thực trạng
pháp luật, xem xét về tính thống nhất, phát hiện mâu thuẫn trong nội dung quy định
pháp luật có liên quan về DNXH.
+ Phương pháp thống kê được sử dụng để đánh giá các tài liệu thu thập được
một cách trung thực, khách quan nhằm đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về địa
vị pháp lý của DNXH, trên cơ sở đó, tác giả có những khuyến nghị về pháp luật điều
chỉnh DNXH.
Trong quá trình viết luận án, các phương pháp này có thể sử dụng đan xen và
tiếp cận cả theo hướng đa ngành và liên ngành để thuận tiện cho việc phân tích, đánh
giá toàn bộ các vấn đề được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề có liên quan
đến luận án, làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề còn đang tiếp
tục nghiên cứu cũng như khoảng trống nghiên cứu mới cho luận án.
- Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về DNXH và
pháp luật về DNXH theo các nội dung như Tổng quan về DNXH, pháp luật về
DNXH.
- Luận án làm rõ thực trạng pháp luật về DNXH và thực tiễn thực hiện pháp luật
về DNXH ở Việt Nam hiện nay