Nếu như tín nhiệm là một trong những thành tố trụ cột của tín dụng ngân hàng, thì bảo
đảm cho khoản vay là một trong những cấu phần quan trọng của tín nhiệm. Mức độ quan
trọng này không chỉ dừng lại ở tính chất là một biện pháp phòng ngừa rủi ro, mà còn cơ
chế thúc đẩy tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.
Theo tổng kết của World Bank 2018, hơn 80% giá trị vốn của các doanh nghiệp tại các
nền kinh tế đang phát triển là từ động sản như: máy móc, thiết bị, các khoản phải thu1.
Tuy nhiên, trên thực tế (cũng theo báo cáo này), việc thiếu vắng hoặc sự chưa hoàn thiện
của hệ thống pháp luật là một trong những nguyên nhân căn bản khiến các NH ở các quốc
gia này còn lưỡng lự và chưa sẵn sàng nhận ĐS để BĐ cho khoản vay. Thực tiễn hoạt
động cấp tín dụng tại các NHTM ở VN, trong hơn 3 thập kỷ vừa qua, cho phép đưa ra một
nhận định tương tự. So với BĐS, cấp tín dụng BĐ bằng ĐS, mặc dù có sự tăng trưởng
nhất định, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong hoạt động của các NHTM ở VN2.
Trong khi đó, cấp tín dụng trên cơ sở BĐ bằng BĐS, không hoàn toàn bảo đảm an
toàn cho hoạt động tín dụng NH ở VN. Khi trực tiếp khảo sát hệ thống NHTM ở VN, một
số nhà nghiên cứu kinh tế cũng đưa ra kết luận này3. Thống kê của NHNN VN, cũng cho
thấy, trong giai đoạn 2016-2020, tổng số nợ xấu của các NHTM vào khoảng 300.000 tỷ
đồng. Khoảng 70% tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu này là BĐS4.
Hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS là một trong những cơ sở để bảo vệ, thúc đẩy, dung
hòa quyền và lợi ích của nhiều chủ thể trong nền kinh tế, duy trì một trật tự kinh doanh
lành mạnh và hiệu quả.
170 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu như tín nhiệm là một trong những thành tố trụ cột của tín dụng ngân hàng, thì bảo
đảm cho khoản vay là một trong những cấu phần quan trọng của tín nhiệm. Mức độ quan
trọng này không chỉ dừng lại ở tính chất là một biện pháp phòng ngừa rủi ro, mà còn cơ
chế thúc đẩy tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.
Theo tổng kết của World Bank 2018, hơn 80% giá trị vốn của các doanh nghiệp tại các
nền kinh tế đang phát triển là từ động sản như: máy móc, thiết bị, các khoản phải thu1.
Tuy nhiên, trên thực tế (cũng theo báo cáo này), việc thiếu vắng hoặc sự chưa hoàn thiện
của hệ thống pháp luật là một trong những nguyên nhân căn bản khiến các NH ở các quốc
gia này còn lưỡng lự và chưa sẵn sàng nhận ĐS để BĐ cho khoản vay. Thực tiễn hoạt
động cấp tín dụng tại các NHTM ở VN, trong hơn 3 thập kỷ vừa qua, cho phép đưa ra một
nhận định tương tự. So với BĐS, cấp tín dụng BĐ bằng ĐS, mặc dù có sự tăng trưởng
nhất định, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong hoạt động của các NHTM ở VN2.
Trong khi đó, cấp tín dụng trên cơ sở BĐ bằng BĐS, không hoàn toàn bảo đảm an
toàn cho hoạt động tín dụng NH ở VN. Khi trực tiếp khảo sát hệ thống NHTM ở VN, một
số nhà nghiên cứu kinh tế cũng đưa ra kết luận này3. Thống kê của NHNN VN, cũng cho
thấy, trong giai đoạn 2016-2020, tổng số nợ xấu của các NHTM vào khoảng 300.000 tỷ
đồng. Khoảng 70% tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu này là BĐS4.
Hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS là một trong những cơ sở để bảo vệ, thúc đẩy, dung
hòa quyền và lợi ích của nhiều chủ thể trong nền kinh tế, duy trì một trật tự kinh doanh
lành mạnh và hiệu quả.
1 World Bank (2018), Improving access to finance for small and medium enterprises,
for-SMEs.pdf
2 Theo thống kê từ báo cáo kiểm toán của 19 ngân hàng trong năm 2019 thì tỷ lệ tài sản bảo đảm bằng bất động sản vẫn
chiếm tỷ trọng ưu thế hơn hẳn so với tài sản bảo đảm là động sản, xem tại https://vietnambiz.vn/khoi-bds-khong-lo-the-chap-
tai-19-ngan-hang-co-gia-tri-hon-63-trieu-ti-dong-20190920123056057.htm truy cập lúc 12: 30 ngày 29/11/2019
3 Nghiên cứu của nhóm tác giả do GS TS Nguyễn Thị Cành chủ biên, tiếp cận mô hình logistic trong đo lường rủi ro tín dụng
của khách hàng doanh nghiệp tại NH thương mại ở VN cũng có kết luận tương tự khi xác định rằng, ngành bất động sản- xây
dựng là ngành gây rủi ro tín dụng lớn nhất đối với hệ thống NHTM VN. Xem thêm Nguyễn Thị Cành (chủ biên) (2015), sách
chuyên khảo: Hiệu quả và rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu tình huống các ngân hàng thương mại Việt Nam,
nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Lâm Chí Dũng và Phan Đình Anh (2009), “Sử dụng mô hình KMV- Merton lượng hóa mối quan hệ giữa bảo đảm tài sản, tỷ
lệ phân bổ vốn vay với rủi ro tín dụng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 2(31). 2009. Công trình này đã
sử dụng mô hình KMV để định lượng rủi ro tín dụng trong việc sử dụng tài sản bảo đảm gắn với hành vi sử dụng vốn của
người vay thông qua khảo sát các biến: tỷ lệ vốn cho vay tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay, số lần
vay vốn của người vay hay độ trễ của các phương án, số lần người vay sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản BĐ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra việc nhận BĐ bằng bất động sản là một trong những yếu tố có hệ số rủi ro tín dụng cao.
4https://cafef.vn/khoang-70-tai-san-bao-dam-cho-cac-khoan-no-xau-cua-ngan-hang-la-bat-dong-san-
20181205102859041.chn
2
Thứ nhất, ở góc độ của NHTM, sự chưa hoàn thiện, của PL về GDBĐ đối với ĐS là
một trong những nguyên nhân NH vẫn dè dặt cấp tín dụng nhận BĐ bằng ĐS. Nhu cầu
của các chủ thể trong GD, đặc tính của ĐS và sự ảnh hưởng của những đặc tính đó trong
GDBĐ, chưa được ghi nhận một cách phù hợp trong quy định PL về GDBĐ bằng ĐS. dẫn
đến vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng và ảnh hưởng đến hiệu lực thực thi
GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM. Một hệ thống quy định PL về GDBĐ bằng ĐS rõ ràng,
minh bạch, sẽ là cơ sở để NH cấp tín dụng nhận BĐ bằng ĐS, giảm chi phí GD, hạn chế
tranh chấp, góp phần giảm nợ xấu của NHTM và hoạt động NH.
Thứ hai, ở góc độ bên vay, sẽ là một mâu thuẫn lớn nếu một doanh nghiệp với nhiều
tài sản là ĐS có giá trị lại không thể vay được vốn của NH. Đồng nghĩa là, doanh nghiệp
không thể tối đa hóa được giá trị kinh tế của tài sản mà họ sở hữu. Chi phí cho vốn cao
hơn mức đáng lẽ có thể, dẫn đến giá thành của sản phẩm tăng. Điều này không có lợi cho
người tiêu dùng, cho nhà sản xuất và cho sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ ba, ở góc độ của các chủ thể không tham gia GDBĐ nhưng có lợi ích liên quan
đến ĐS, cũng cần thiết xây dựng một hệ thống quy định PL về GDBĐ bằng ĐS minh
bạch, dự liệu được những trường hợp phát sinh xung đột lợi ích giữa nhiều chủ thể cùng
có lợi ích liên quan đến ĐS và một trật tự công bằng để giải quyết các xung đột đó.
Thứ tư, ở góc độ tổng thể, với đặc thù là nền kinh tế đang phát triển, số lượng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn5, thì hiện tượng NH ưu tiên nhận BĐ bằng
BĐS là một trở ngại trong việc tiếp cận tín dụng NH của các doanh nghiệp VN. Thống kê
của Forbes VN 2020, cho thấy, dư nợ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2020
của doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ ở mức 1%, trong so sánh với mức 6% đối của các doanh
nghiệp lớn6. Vai trò khiêm tốn của ĐS BĐ trong hoạt động NH, thực sự, là một lực cản
đối với một nền kinh tế bởi bất động sản không thể sản sinh những giá trị mới nhưng tài
sản trí tuệ, khoản phải thu, quyền tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư – những
biểu hiện đa dạng của ĐS, là liều thuốc cần cho sự phát triển của kinh tế hiện đại.
Vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra đối với PL về GDBĐ là: phản ánh được những
đặc trưng của ĐS cũng như nhu cầu nội tại của các chủ thể trong quan hệ PL GDBĐ, định
hình các cơ chế pháp lý phù hợp để nâng cao hiệu quả thực thi của GDBĐ bằng ĐS trong
5 Theo sách trắng doanh nghiệp 2020, khu vực doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
cao nhất. Tại thời điểm 31/12/2018 có 382.444 doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, chiếm 62,6% số doanh nghiệp cả nước; có
189.879 doanh nghiệp quy mô nhỏ, chiếm 31,1%, có 21.306 doanh nghiệp quy mô vừa, chiếm 3,5%; có 17.008 doanh nghiệp
quy mô lớn, chỉ chiếm 2,8%. Xem thêm https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19594 truy cập
29/9/2020 lúc 21:05’
Trong các năm 2018, 2019, 2020, do một số tiêu chí thay đổi nên các đối tượng nghiên cứu được phân chia thành ba khu vực:
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực doanh nghiệp FDI. Theo Thống kê của tổng cục thống kê
tại sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020, tỷ lệ doanh nghiệp ngoài nhà nước 591.499 doanh nghiệp, chiếm 96,9% số
doanh nghiệp cả nước. Xem tại: truy
cập lúc 18: 14’ ngày 21/5/2020.
6 https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/no-xau-nha-bang-sau-thang-to-dan-12669.html truy cập ngày 2/9/2020 lúc 18:
05’
3
hoạt động NH và tạo lập một văn hóa pháp lý về nội dung này. Không phải ngẫu nhiên,
mà trong những năm gần đây, PL về GDBĐ của nhiều quốc gia (kể cả những quốc gia
trong hệ thống Civil Law), đã có nhiều thay đổi, cải cách, để phù hợp với xu hướng lập
pháp chung của thế giới và tiệm cận đến một số chuẩn mực chung của PL về GDBĐ bằng
ĐS7. Các hội thảo, diễn đàn kinh tế và pháp lý từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi về
GDBĐ là minh chứng rõ nhất của xu hướng này8.
Ở góc độ khoa học pháp lý, các nghiên cứu về PL GDBĐ bằng ĐS áp dụng trong quan
hệ tín dụng NH, đến nay, vẫn còn khiêm tốn so với các nghiên cứu về GDBĐ trong PL
dân sự và nghiên cứu về GDBĐ bằng BĐS. Mặc dù là một chế định xuất phát từ PL dân
sự, song các quy định về GDBĐ bằng ĐS áp dụng trong hoạt động NH, có những đặc
trưng và yêu cầu riêng. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở lý luận và hệ thống tiêu chí đánh giá,
từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện PL và giải pháp tổ chức thực hiện PL GDBĐ bằng ĐS
trong hoạt động NH là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Từ những lý do như trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về giao dịch bảo đảm
bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” để thực hiện luận án tiến sĩ
luật học.
Tên đề tài “Pháp luật về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM ở VN” trong phạm vi nghiên
cứu này, được hiểu là các GDBĐ bằng ĐS nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ của bên vay với
NH, phát sinh trong hoạt động cho vay của các NHTM.9
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là nhằm làm rõ, đánh giá và bổ sung những luận cứ khoa
học về GDBĐ bằng ĐS tại NHTM; đánh giá thực tiễn của pháp luật về GDBĐ bằng ĐS;
trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân của sự bất cập trong
7 Tajti Tibor (2013), Post-1990 Secured Transaction Law Reforms in Central and Eastern Europe, Szegedi Közjegyzői
Közlöny Vol 2 the 3rd and 4th issue
8 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quyết định của tín dụng với tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của King and Levine
(1993), Levine and Zervos (1998), La Porta et al (1997, 1998) và sau này là Wurgler (2000), Cetorelli and Gamberra (2001),
Fisman and Love (2004), and Beck et al. (2008). Một số nghiên cứu đưa ra kết luận: tỷ lệ cho vay dựa trên giá trị với tài sản
bảo đảm là động sản tỷ lệ thuận với mức độ bảo vệ quyền của chủ nợ. Ở những quốc gia có hệ thống quy định PL bảo vệ chủ
nợ mạnh thì tỷ lệ cho vay trên cơ sở bảo đảm bằng ĐS cao hơn những nước có hệ thống quy định yếu hơn. Thống kê cho thấy
các nền kinh tế mới nổi thường ưu tiên nhận bảo đảm bằng bất động sản hơn so với động sản. Charles W. Calomiris,
Mauricio Larrain, José Liberti, and Jason Sturgess (2005) How Collateral laws shape lending and sectoral activity, Columbia
University and NBER.
9 Chữ “tại” trong tiêu đề của luận án không mang nghĩa là địa điểm xác lập GDBĐ bằng ĐS (không mang nghĩa về mặt địa
lý, chỉ nơi chốn). Nghiên cứu này sẽ sử dụng cụm từ thống nhất là: GDBĐ bằng động sản tại các NHTM hoặc GDBĐ bằng
động sản trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
4
các qui định của PL về vấn đề trên; đồng thời nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả áp
dụng và hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM ở VN.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận để làm rõ nguồn gốc, vai trò, bản chất,
khía cạnh pháp lý, kinh tế của GDBĐ bằng ĐS và sự cần thiết của PL về GDBĐ bằng ĐS
trong hoạt động cho vay của các NH. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân và các nhân tố tác
động đến quá trình phát triển, thay đổi của PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho
vay của NHTM.
Thứ hai, phân tích và đánh giá những nội dung cơ bản và đặc thù của GDBĐ bằng
ĐS trong hoạt động cho vay của NH. Đồng thời nghiên cứu so sánh và rút ra những bài
học kinh nghiệm có giá trị áp dụng phù hợp, của một số nước trên thế giới để tiếp thu, vận
dụng và hoàn thiện PL của VN, đáp ứng nhu cầu hội nhập và tiếp thu các chuẩn mực,
thông lệ quốc tế trong các chế định pháp lý có liên quan đến GDBĐ trong hoạt động NH.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng PL về GDBĐ áp dụng đối với ĐS trong hoạt
động cho vay của các NHTM ở các nội dung về xác lập GDBĐ bằng ĐS, điều kiện hiệu
lực của GDBĐ, tính đối kháng của NH nhận BĐ đối với ĐS, các thứ tự ưu tiên thanh toán
và việc xử lý ĐS BĐ. Trên cơ sở đó, xác định và làm sáng tỏ các hạn chế, vướng mắc,
những bất cập trong các quy định của PL để làm cơ sở cho việc xây dựng các định hướng
và giải pháp hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS của các NH.
Thứ tư, đưa ra một số định hướng hoàn thiện PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động
cho vay của NH.
Thứ năm, tìm kiếm những giải pháp pháp lý, đưa ra những khuyến nghị phù hợp
cho các luật sư, người làm công tác xét xử, đội ngũ pháp chế NH để vận dụng đúng các
quy định PL về GDBĐ bằng ĐS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu GDBĐ bằng ĐS, chủ yếu dưới góc độ pháp lý. Các khía
cạnh kinh tế của GDBĐ bằng động sản chỉ nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà luận án đề cập
đến, không phải là hướng nghiên cứu chính của luận án.
Đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu gồm những nhóm sau đây: (i) bản chất
pháp lý của GDBĐ bằng ĐS; các điều kiện hiệu lực của GDBĐ đối với ĐS; quá trình thực
hiện và chấm dứt GDBĐ thông qua các; những rủi ro và điểm hạn chế của ĐS với tư cách
là tài sản BĐ trong hoạt động cho vay của NH; những giới hạn của quyền tự chủ của NH
5
trong quá trình xử lý ĐS BĐ; (ii) các quy định PL thực định về GDBĐ đối với ĐS; (iii)
thực tiễn thực thi PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM.
Để nghiên cứu đối tượng này, tác giả nghiên cứu một số lý thuyết về tài sản, lý thuyết
về quản trị rủi ro tín dụng NH, học thuyết pháp lý liên quan đến GDBĐ bằng ĐS với chất
liệu là: một số hợp đồng tín dụng có BĐ bằng ĐS của một số NHTM, quy định nội bộ của
các NH về nguyên tắc thẩm định tài sản BĐ, quy trình xử lý tài sản BĐ khi xuất hiện vi
phạm nghĩa vụ của khách hàng và các bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các
NH và bên BD của TAND các cấp ở VN và một số bản án của tòa án của nước ngoài.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của luận án chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của PL VN về
GDBĐ bằng ĐS giữa bên nhận BĐ là NHTM và bên BĐ (gồm các tổ chức, cá nhân) trong
hoạt động cho vay của NHTM.
Việc lựa chọn phạm vi chỉ đối với các NHTM, mà không nghiên cứu về hoạt
động cho vay có BĐ bằng ĐS của các loại hình tổ chức tín dụng khác vì NHTM là đại
diện điển hình nhất với số lượng và số vốn cấp tín dụng đứng đầu trong số các loại hình tổ
chức tín dụng10, tác động mạnh mẽ đến nhu cầu vốn tín dụng của nhiều chủ thể cũng như
đến nền kinh tế VN.
Nghiên cứu tập trung vào GDBĐ bằng ĐS giới hạn trong phạm vi hoạt động cho
vay của NHTM vì so với các phương thức cấp tín dụng khác11 (cho thuê tài chính, bao
thanh toán, chiết khấu, bảo lãnh NH), cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, các tranh chấp về
GDBĐ bằng ĐS cũng chủ yếu phát sinh trong hoạt động cho vay qua quá trình phân tích
các bản án của TAND các cấp.
Các ĐS trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, chủ yếu các ĐS hữu hình
(máy móc, thiết bị, hàng hóa..), giấy tờ có giá, vì qua việc phân tích các bản án của TAND
các cấp cho thấy: tranh chấp phổ biến về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM hiện nay xuất
hiện phần nhiều đối với các ĐS hữu hình, giấy tờ có giá. Tranh chấp về GDBĐ bằng tài
sản trí tuệ tại NHTM là chưa phổ biến. Để trung thành với chất liệu nghiên cứu là các bản
án của TAND các cấp và thực hiện được mục tiêu nghiên cứu là: phân tích về thực tiễn
thực thi PL về GDBĐ bằng ĐS ở các NHTM VN, thì GDBĐ bằng các ĐS hữu hình là một
phần trọng tâm của nghiên cứu này.
10 Tính đến 31/10/2019 hệ thống NHTM Việt Nam có: 04 NHTM TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, 31 NHTM CP
(giảm 20 ngân hàng so với năm 1997). Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng nhà nước, tính đến thời điểm 31/12/2020, khối
NHTM nhà nước dẫn đầu với tổng tài sản là 5.266.343 tỷ đồng, xếp thứ hai là các NHTM cổ phần với 5.242.231 tỷ đồng, xếp
sau đó là ngân hàng liên doanh- nước ngoài đạt 1.383.691 tỷ đồng, công ty tài chính đạt 205.239 tỷ đồng, quỹ tín dụng nhân
dân đạt 131.447 tỷ đồng. Nguồn tổng hợp từ:
https://thitruongtaichinhtiente.vn/tong-tai-san-cua-he-thong-to-chuc-tin-dung-dat-gan-12-5-trieu-ty-dong-27916.html
11 Hoạt động cấp tín dụng của NH, theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, bao gồm các phương thức: cho vay;
chiết khấu các giấy tờ có giá và các công cụ chuyển nhượng; bảo lãnh ngân hàng; bao thanh toán; cho thuê tài chính.
6
Đồng thời, trong thực tiễn hoạt động cho vay của các NHTM chủ yếu thực hiện
thông qua hai phương thức là cầm cố và thế chấp. Vì vậy, các nghiên cứu của luận án chỉ
tập trung vào hai biện pháp này mà không mở rộng đối với biện pháp BĐ thực hiện nghĩa
vụ bằng tài sản khác để đảm bảo tính trọng tâm của nghiên cứu và không dàn trải các nội
dung nghiên cứu trong khuôn khổ của luận án12.
Cuối cùng, nội dung PL GDBĐ bằng ĐS trong phạm vi nghiên cứu này chủ yếu
tập trung vào các quy định PL liên quan đến việc xác lập, thực hiện và chấm dứt GDBĐ
bằng ĐS tại các NHTM.
- Về phạm vi lãnh thổ:
Luận án nghiên cứu PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH trong phạm vi
lãnh thổ VN. Việc dẫn chiếu các quy định PL nước ngoài trong luận án với mục đích phân
tích, nhận diện, chứng minh những nhận định hoặc quan điểm của người viết về một hoặc
một số nội dung cụ thể liên quan đến đề tài của luận án và với mục đích tiếp thu những
chuẩn mực của quy định PL nước ngoài để vận dụng vào thực tiễn của VN.
- Về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu các quy định của PL về GDBĐ bằng ĐS
trong hoạt động cho vay của NHTM từ năm 2005 đến nay. Tác giả lựa chọn giai đoạn này
vì đây là quãng thời gian hoạt động NH phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều bất cập mang
tính thời sự, đảm bảo tính cô đọng và đáp ứng các vấn đề yêu cầu về tính khoa học và
thực tiễn của luận án.
Các quy định PL từ những năm 1995 đến 2005 có thể được nêu trong một vài nội dung
của luận án, với mục đích nghiên cứu lịch sử lập pháp, nhận diện một cách hệ thống, từ đó
lý giải quá trình vận động, phát triển và dự báo xu hướng của một thuật ngữ hoặc nội dung
pháp lý nhất định có liên quan đến đề tài của luận án.
4. Các điểm mới của luận án
Qua quá trình nghiên cứu, luận án thể hiện một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, luận án tiếp cận theo hướng tìm kiếm các kiến nghị hoàn thiện PL và
giải pháp pháp lý để khai thông hiệu quả chức năng và giá trị kinh tế của tài sản BĐ là
ĐS, qua đó bảo vệ quyền lợi của bên nhận BĐ là các NHTM trên cơ sở mở rộng khả năng
12 Vì vậy, những nội dung không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án gồm: (i) các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ
dân sự bằng tài sản trong các quan hệ PL dân sự, kinh tế mà NHTM không tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như là
một chủ thể của quan hệ đó; (ii) các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác lập giữa các TCTD với nhau; (iii)
GDBĐ bằng ĐS có yếu tố nước ngoài, chịu sự điều chỉnh của các quy định thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế; (iv) các khía cạnh
kinh tế của quy định về ĐS BĐ đối với an toàn vốn trong hoạt động NH dưới khía cạnh của quản trị rủi ro trong khoa học
NH; (v) những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cấp tín dụng và xử lý tài sản BĐ dưới khía cạnh PL tố
tụng dân sự; (vi) những quy định về trách nhiệm của NH và của cơ quan thanh tra, giám sát trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
VN đối với cấp tín dụng có BĐ bằng ĐS dưới khía cạnh của PL hành chính và PL hình sự.
7
tiếp cận tín dụng NH cho khách hàng, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
bên BĐ và các chủ thể khác trong mối quan hệ với ĐS.
Dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế và pháp lý về tài sản, lý thuyết về hợp đồng, lý
thuyết về phòng tránh rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng NH, lý thuyết về đối xứng thông
tin, luận án đã xác nhận và khẳng định vai trò của GDBĐ bằng ĐS dưới khía cạnh kinh tế
và pháp lý trong hoạt động cho vay của NH. Trên cơ sở đó, chứng minh sự cần thiết của
chế định GDBĐ bằng ĐS với tư cách là một chế định riêng, tách bạch với GDBĐ bằng
BĐS.
Thứ hai, luận án chứng minh sự cần thiết của việc áp dụng linh hoạt các lý thuyết
về tài sản, về hợp đồng, về an toàn tín dụng NH trên cơ sở dung hòa quyền, lợi ích của các
chủ thể đối với yêu cầu hoàn thiện quy định PL và tìm kiếm các giải pháp phù hợp trong
áp dụng PL. Chỉ khi dựa trên những hướng tiếp cận đa diện, bảo vệ đồng thời quyền và lợi
ích của nhiều chủ thể, các quy định PL về GDBĐ bằng ĐS mới thực sự có hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh thương mại.
Thứ ba, luận án đã nhận diện và phân tích các đặc trưng pháp lý của ĐS so với các
loại tài sản BĐ khác (đặc biệt là so với BĐS), đồng thời, đưa ra cơ