Hoạt động trung gian thương mại nói chung và hoạt động môi giới nói riêng
xuất hiện trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ XIII1. Trải qua thời gian, nền kinh tế
thế giới có nhiều diễn biến thay đổi. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ thông tin của
nhân loại phát triển mạnh mẽ không ngừng. Tất yếu, phương thức mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ trên thị trường có sự thay đổi về xu hướng. Khi Tim Berners – Lee
phát minh ra “www” (word wide web) vào năm 1990, “www” đã giúp các doanh
nghiệp nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối
tác một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế 2. Hoạt động thương mại điện tử phát
triển từ đó. Tại Việt Nam, đến năm 2006, hoạt động thương mại điện tử lần đầu tiên
được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật như Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại
năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006
về thương mại điện tử. Với hiệu quả to lớn và đặc trưng nổi bật, thương mại điện tử
có tốc độ phát triển chóng mặt và đa diện, trong đó bao gồm hoạt động môi giới
thương mại điện tử. Hoạt động môi giới thương mại trong thị trường bắt đầu xuất
hiện cách thức mới – được thực hiện thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức
thông điệp dữ liệu – gọi là hoạt động môi giới thương mại điện tử. Với ưu điểm tiện
lợi, nhanh chóng và không bó hẹp trong khuôn khổ biên giới quốc gia, ngày nay dịch
vụ môi giới thương mại điện tử có nhiều thay đổi về phương diện hoạt động.
Hoạt động môi giới thương mại điện tử diễn ra như sau: trên mạng internet,
bên môi giới thương mại điện tử sẽ thiết lập các giao diện, ứng dụng nhằm tạo ra
“chợ ảo” để bên bán và bên mua có cơ hội kết nối. Bên môi giới thương mại điện tử
sẽ được hưởng thù lao từ hoạt động môi giới của mình. Để tăng tính cạnh tranh với
nhau, các thương nhân môi giới thương mại điện tử thường không tính phí đối với
bên bán khi trình bày thông tin, hình ảnh sản phẩm dịch vụ của họ trên giao diện môi
giới thương mại điện tử. Phí sẽ được tính theo tỷ lệ nhất định với các giao dịch thành
công và do bên bán thanh toán. Yếu tố nền tảng công nghệ (giao diện, “chợ ảo” )
đóng vai trò quyết định tạo ra sự phụ thuộc và ảnh hưởng lớn đến hành vi thương mại
của mỗi bên chủ thể tham gia.
198 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN NGỌC ANH
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2022
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN NGỌC ANH
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9 38 01 07
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Dung
2. TS. Đoàn Trung Kiên
Hà Nội - 2022
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án
này.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Ngọc Anh
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADR Giải quyết tranh chấp thay thế
Bitcoin Một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần
mềm mã nguồn mở.
CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới,
gồm 11 nước thành viên là: Austrailia, Brunei, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,
Singapore và Việt Nam.
EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU
MASTER CARD Một loại thẻ thanh toán quốc tế thuộc công ty MasterCard
Worldwide, một công ty đa quốc gia có trụ sở ở Purchase,
New York, Mỹ phát hành.
M&A Là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers (Sáp nhập) và
Acquisitions (Mua lại)
ODR Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UNCITRAL Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (United
Nations Commission on International Trade Law).
VISA Là loại thẻ thanh toán quốc tế, được phát hành đầu tiên bởi
tổ chức Visa International Service Association (Mỹ) vào năm
1976.
VKFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
VECOM Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
12
1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động môi giới thương mại điện tử và pháp
luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử
712
2. Một số nhận xét tổng thể về tình hình nghiên cứu của các công trình khoa
học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
31
3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 33
4. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 34
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI
GIỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
39
1.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động môi giới thương mại điện tử 39
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của hoạt động môi giới thương mại điện tử 39
1.1.2. Quan niệm về hoạt động môi giới thương mại điện tử 42
1.1.3. Đặc điểm pháp lý của hoạt động môi giới thương mại điện tử 48
1.1.4. Phân loại hoạt động môi giới thương mại điện tử 61
1.1.5. So sánh hoạt động môi giới thương mại điện tử với hoạt động môi giới
thương mại truyền thống
64
1.1.6. Vai trò của hoạt động môi giới thương mại điện tử 66
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật về hoạt động môi giới thương mại
điện tử
68
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện
tử
68
1.2.2. Cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 86
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI
GIỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
87
2.1. Quy định về chủ thể của hoạt động môi giới thương mại điệu tử 87
2.1.1. Bên môi giới thương mại điện tử 87
2.1.2. Bên được môi giới thương mại điện tử 96
4
2.2. Quy định về hợp đồng môi giới thương mại điện tử 99
2.2.1. Hình thức của hợp đồng môi giới thương mại điện tử 99
2.2.2. Giao kết và thực hiện hợp đồng môi giới thương mại điện tử 103
2.2.3. Chấm dứt hợp đồng môi giới thương mại điện tử 107
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật môi giới
thương mại điện tử
109
2.3.1. Nghĩa vụ cơ bản chung của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại
điện tử
109
2.3.2. Một số nghĩa vụ đặc trưng của bên môi giới thương mại điện tử 114
2.4. Quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử 135
2.4.1. Nội dung quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện tử 135
2.4.2. Một số nội dung cụ thể quản lý nhà nước về môi giới thương mại điện
tử
136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 142
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MÔI GIỚI
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
143
3.1 . Bối cảnh hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện
tử
143
3.1.1. Hoạt động môi giới thương mại điện tử đang phát triển trong thực tế,
tất yếu đặt ra nhu cầu: quan hệ pháp luật mới phát sinh cần được pháp luật điều
chỉnh kịp thời
144
3.1.2. Bất cập trong thực thi pháp luật môi giới thương mại điện tử đặt ra yêu
cầu tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật
146
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật môi giới thương mại điện tử được đặt ra từ hoạt
động mang tính quốc tế
147
3.2. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi
giới thương mại điện tử
148
3.2.1. Cần xác định rõ ràng và thống nhất phương pháp và cơ chế điều chỉnh
pháp luật đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử
149
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật môi giới thương mại điện tử phải xuất phát từ quan
điểm và các nguyên tắc nền tảng của pháp luật môi giới thương mại truyền
thống
150
5
3.2.3. Pháp luật môi giới thương mại điện tử phải đảm bảo tính an toàn trong
môi giới thương mại điện tử
150
3.2.4. Pháp luật môi giới thương mại điện tử phải đảm bảo tính hợp pháp trong
hoạt động môi giới thương mại điện tử
152
3.2.5. Pháp luật môi giới thương mại điện tử phải đảm bảo tính minh bạch
trong hoạt động môi giới thương mại điện tử
152
3.2.6. Pháp luật môi giới thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
152
3.2.7. Pháp luật môi giới thương mại điện tử phải có tính thống nhất với pháp
luật lao động
152
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về môi giới
thương mại điện tử
153
3.3.1. Kiến nghị xây dựng khái niệm môi giới thương mại điện tử để thống
nhất nhận diện hoạt động này
153
3.3.2. Kiến nghị liên quan đến quy định về chủ thể môi giới thương mại điện
tử
156
3.3.3. Kiến nghị liên quan đến quy định về chủ thể được môi giới thương mại
điện tử
163
3.3.4. Kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ đặc trưng của các chủ thể trong môi
giới thương mại điện tử
165
3.3.5. Kiến nghị công tác thực thi pháp luật trong hoạt động môi giới thương
mại điện tử
172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
176
178
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động trung gian thương mại nói chung và hoạt động môi giới nói riêng
xuất hiện trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ XIII1. Trải qua thời gian, nền kinh tế
thế giới có nhiều diễn biến thay đổi. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ thông tin của
nhân loại phát triển mạnh mẽ không ngừng. Tất yếu, phương thức mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ trên thị trường có sự thay đổi về xu hướng. Khi Tim Berners – Lee
phát minh ra “www” (word wide web) vào năm 1990, “www” đã giúp các doanh
nghiệp nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối
tácmột cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế 2. Hoạt động thương mại điện tử phát
triển từ đó. Tại Việt Nam, đến năm 2006, hoạt động thương mại điện tử lần đầu tiên
được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật như Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại
năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006
về thương mại điện tử. Với hiệu quả to lớn và đặc trưng nổi bật, thương mại điện tử
có tốc độ phát triển chóng mặt và đa diện, trong đó bao gồm hoạt động môi giới
thương mại điện tử. Hoạt động môi giới thương mại trong thị trường bắt đầu xuất
hiện cách thức mới – được thực hiện thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức
thông điệp dữ liệu – gọi là hoạt động môi giới thương mại điện tử. Với ưu điểm tiện
lợi, nhanh chóng và không bó hẹp trong khuôn khổ biên giới quốc gia, ngày nay dịch
vụ môi giới thương mại điện tử có nhiều thay đổi về phương diện hoạt động.
Hoạt động môi giới thương mại điện tử diễn ra như sau: trên mạng internet,
bên môi giới thương mại điện tử sẽ thiết lập các giao diện, ứng dụng nhằm tạo ra
“chợ ảo” để bên bán và bên mua có cơ hội kết nối. Bên môi giới thương mại điện tử
sẽ được hưởng thù lao từ hoạt động môi giới của mình. Để tăng tính cạnh tranh với
nhau, các thương nhân môi giới thương mại điện tử thường không tính phí đối với
bên bán khi trình bày thông tin, hình ảnh sản phẩm dịch vụ của họ trên giao diện môi
giới thương mại điện tử. Phí sẽ được tính theo tỷ lệ nhất định với các giao dịch thành
công và do bên bán thanh toán. Yếu tố nền tảng công nghệ (giao diện, “chợ ảo”)
đóng vai trò quyết định tạo ra sự phụ thuộc và ảnh hưởng lớn đến hành vi thương mại
của mỗi bên chủ thể tham gia. Đối với các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
1 TS. Nguyễn Thị Vân Anh (2009), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, Nxb
Lao động – Xã hội, Hà Nội, trang 14.
2 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trần Công Nghiệp (2008), Bài giảng thương mại điện tử,
Thái Nguyên, trang 9.
7
họ chỉ có thể tìm thấy nhau, xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt hoạt động thương
mại thông qua nền tảng công nghệ của bên môi giới. Đối với bên môi giới thương
mại điện tử, giá trị dịch vụ môi giới thương mại điện tử tạo ra khác với hoạt động môi
giới truyền thống chính ở nền tảng công nghệ. Họ không chỉ tiến hành hoạt động môi
giới bằng phương tiện điện tử mà họ tiến hành hoạt động môi giới bằng nền tảng công
nghệ của mình.
Qua bước đầu tìm hiểu nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy có một số bất
cập sau:
Thứ nhất, lý luận về hoạt động môi giới thương mại điện tử chưa được xây
dựng. Hoạt động môi giới thương mại điện tử chưa được xác định thống nhất về bản
chất. Hoạt động môi giới thương mại điện tử vừa mang đặc điểm của hoạt động môi
giới thương mại vừa mang đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên,
khi cần nhận diện hoạt động môi giới thương mại điện tử, chúng ta không thể tổng
hợp một cách cơ học tất cả những đặc điểm pháp lý của các hoạt động thương mại
trên. Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu sâu về bản chất pháp lý của hoạt động môi
giới thương mại điện tử. Chưa có công trình nghiên cứu nào phân biệt về bản chất
pháp lý giữa hoạt động môi giới thương mại điện tử với hoạt động môi giới thương
mại truyền thống. Việc phân biệt các hoạt động thương mại này sẽ hữu ích trong vấn
đề định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như quá trình áp dụng pháp
luật vào thực tiễn.
Thứ hai, thực trạng quy định pháp luật còn nhiều bất cập. Hệ thống pháp luật
điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử hiện nay chủ yếu điều chỉnh trên
hai khía cạnh: Một là, pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại nói
chung và môi giới thương mại nói riêng; Hai là, pháp luật điều chỉnh hoạt động
thương mại điện tử. Tuy nhiên, khi đồng thời hai hệ thống pháp luật trên cùng điều
chỉnh hoạt động môi giới thương mại điện tử thì không tránh khỏi thực trạng chồng
chéo, mâu thuẫn và thiếu các quy định pháp luật điều chỉnh những sự kiệp pháp lý
mới phát sinh.
Thứ ba, hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ qua hình thức môi
giới thương mại điện tử tại Việt Nam đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia,
nhưng còn thiếu những nghiên cứu để có cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động này trên
thực tiễn. Trong Báo cáo số 442/BC-CP ngày 1/10/2020, tại mục II.9.2.1 phần B cũng
ghi nhận: “Thực tiễn cho thấy, có mô hình hoạt động thương mại điện tử không thuộc
cả hai mô hình hoạt động thương mại điện tử đã quy định tại Nghị định số
8
52/2013/NĐ-CP (một số mô hình chỉ là nơi trung gian dẫn người mua tìm kiếm hàng
hoá, dịch vụ sau khi truy cập từ một website khác và nhận hoa hồng với mỗi giao
dịch thành công)Cần có các quy định pháp lý điều chỉnh các mô hình trên để đảm
bảo điều chỉnh mô hình thương mại điện tử lành mạnh, đảm bảo quyền lợi người tiêu
dùng và tránh thất thu thuế với khoản lợi nhuận phát sinh”.
Rõ ràng, đây là hoạt động thương mại có nhiều ưu điểm, lợi ích, phù hợp với
xu hướng mua sắm hiện đại. Trong tương lai, các loại hình dịch vụ môi giới thương
mại điện tử được dự đoán phát triển rất đa dạng về hình thức, sôi động về nội dung
và hiệu quả về kinh tế. Ý thức pháp luật lạc hậu hơn so với thực tế xã hội, vì vậy, khi
phát sinh một hoạt động mới thì tất yếu sẽ có tranh luận, các quan điểm khác nhau về
nó. Việc nghiên cứu về hoạt động mới và hướng tới việc hoàn thiện quy định pháp
luật điều chỉnh là cần thiết. Ở mức độ tổng quan, chúng ta cần một thế giới quan khái
quát, cơ bản và mang tính định hướng để có thể tạo ra nền tảng pháp lý cơ sở kịp thời
điều chỉnh các hoạt động trên thực tế.
Cả phương diện lý luận và thực trạng pháp luật về hoạt động môi giới thương
mại điện tử đều chưa được nghiên cứu, vì vậy, cần thiết đặt ra nghiên cứu pháp luật
về hoạt động môi giới thương mại điện tử.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án được thực hiện với mục đích: Nghiên cứu cơ sở pháp lý của hoạt động
môi giới thương mại điện tử nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động môi
giới thương mại điện tử.
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện
những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Khái quát tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động môi giới thương mại điện tử, lý
luận pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử;
- Phân tích quy định pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử và
thực trạng thực thi pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử;
- Tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật của các nước có hoạt
động môi giới thương mại điện tử phát triển.
- Nghiên cứu những yêu cầu đặt ra và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện
pháp luật về môi giới thương mại điện tử.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
9
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nội dung pháp luật liên quan đến
hoạt động môi giới thương mại điện tử; thực tiễn ban hành và thực thi pháp luật về
hoạt động môi giới thương mại điện tử ở Việt Nam; kinh nghiệm một số quốc gia
trên thế giới trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương
mại điện tử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung vào những vấn đề
pháp lý liên quan đến hoạt động môi giới thương mại điện tử dưới góc độ là một hoạt
động thương mại. Hoạt động môi giới thương mại điện tử trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, xổ số; mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối
và các phương tiện thanh toán khác; dịch vụ đặt cược hoặc trò chơi có thưởng; dịch
vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phát thanh, truyền
hình không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật được trình bày trong luận án cũng phù hợp với phương pháp điều chỉnh,
phạm vi điều chỉnh, cơ chế điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực thương mại.
Về mặt không gian, luận án nghiên cứu về hoạt động môi giới thương mại điện
tử trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Thị trường bán lẻ là phân khúc mà hoạt động
môi giới thương mại điện tử ra đời, phát triển mạnh mẽ, có xu hướng tiếp tục mở
rộng trong tương lai. Bán lẻ được hiểu là bán hàng hóa và các dịch vụ có liên quan
trực tiếp cho người tiêu dùng, người tiêu dùng mua để phục vụ nhu cầu của cá nhân
và hộ gia đình, không dùng để kinh doanh (bán lại); không bao gồm tiêu dùng cho
sản xuất; Bán lẻ là công đoạn cuối cùng trong khâu lưu thông để sản phẩm đến với
người tiêu dùng3 .
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận án dự kiến sử dụng các phương pháp: phân
tích, tổng hợp, bình luận, diễn giải, so sánh luật học, thống kê để làm rõ từng nội
dung cụ thể, nhằm đạt được nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, bình luận, diễn giải là phương pháp sẽ được
sử dụng chủ yếu. Nghiên cứu sinh sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong
việc xử lý các thông tin từ công trình đã được công bố, đưa ra kết quả nghiên cứu của
luận án. Phương pháp bình luận, diễn giải được sử dụng trong toàn bộ luận án khi
3 Phạm Hồng Tú (2012), Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
Viện nghiên cứu thương mại, trang 10.
10
nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động môi giới thương mại điện tử, các quy
định pháp luật thực định về hoạt động môi giới thương mại điện tử.
Phương pháp so sánh luật học là phương pháp sẽ được sử dụng để tìm hiểu lý
thuyết, học thuyết pháp lý, kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật nước ngoài.
Việc so sánh, đối chiếu sẽ giúp cho luận án chỉ ra những nội dung hợp lý trong các
học thuyết pháp lý, các quan điểm pháp lý, các quy định pháp luật thực định cũng
như thực tiễn thực thi của một số quốc gia. Từ đó, luận án sẽ có những đề xuất nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới thương mại điện tử.
Phương pháp thống kê là phương pháp được sử dụng trong việc chứng minh
qua số liệu thực tế nhằm giúp luận án có nội dung phong phú, thuyết phục.
Ngoài những phương pháp chủ yếu nêu trên, luận án còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chung bao gồm: (i) Phương pháp nghiên cứu ngành, được luận án
sử dụng trong quá trình nghiên cứu kết hợp với các học thuyết pháp lý nhằm làm sáng
tỏ cơ sở lý luận về hoạt động môi giới thương mại điện tử; (ii) Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin; (iii) Hệ thống quan điểm, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
5. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận, luận án có những đóng góp cơ bản sau:
Thứ nhất, trên cơ sở tham khảo về kế thừa giá trị của kết quả các công trình
nghiên cứu khoa học đã công bố, luận án phát triển hệ thống lý luận của hoạt động
môi giới thương mại điện tử với những nội dung mới như: khẳng định rằng hoạt động
môi giới thương mại điện tử là hoạt động môi giới thương mại được thực hiện nền
tảng công nghệ. Chính nền tảng công nghệ đã tạo ra nhiều vấn đề pháp lý đặc trưng,
cần được điều chỉnh mà hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn trống. Luận án xây
dựng khái niệm pháp lý về hoạt động môi giới thương mại điện tử. Mặc dù cũng đã
có các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đề cập khái niệm liên quan
đến môi giới thương mại điện tử nhưng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình
nào nghiên cứu toàn diện về khái niệm pháp lý của hoạt động này. Luận án có sự so
sánh các đặc điểm pháp lý giữa hoạt động môi giới thương mại điện tử với hoạt động
môi giới thương mại truyền thống qua đó chỉ ra những vấn đề pháp lý phát sinh trong
quá trình quản lý đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử.
Thứ hai, luận án khẳng định sự quản lý Nhà nước đối với hoạt động môi giới
thương mại điện tử là cần thiết. Luận án làm rõ khái niệm pháp luật về hoạt động môi
11
giới thương mại điện tử. Luận án đưa ra cấu trúc hình thức và cấu trúc nội dung của
pháp luật về hoạt động này có sự tham khảo các nước trên thế giới và Việt Nam; chỉ
ra những ưu, nhược điểm trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật.
Về mặt thực tiễn, luận án đã có những đóng góp cơ bản sau:
Thứ nhất, luận án chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành trong việc
quản lý hoạt động môi giới thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua việc đánh giá
thực trạng pháp luật về các vấn đề pháp lý như: Quy định về chủ thể của hoạt động
môi giới thương mại điện tử; Quy định về hợp đồng môi giới