Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, thế giới đang chứng kiến một sự chuyển biến
to lớn của nhân loại khi Internet bùng nổ và trở thành một trong những nền tảng quan
trọng trong mọi hoạt động của xã hội. Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang thâm
nhập sâu, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình toàn cầu hoá. Trong lĩnh vực thương mại,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch đã làm nảy sinh một phương
thức kinh doanh mới, đó là thương mại điện tử. Tuy ra đời không lâu, nhưng sự phát
triển của thương mại điện tử lại rất mạnh mẽ và tiềm năng của nó được các chuyên
gia đánh giá là vô cùng to lớn. Sự phát triển và tiềm năng của thương mại điện tử
được thể hiện thông qua doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C: Business-toConsumer). Theo eMarketer1, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ trên thế giới năm
2021 dự kiến là 4,891 nghìn tỷ đô la Mỹ (USD) và đến năm 2024 con số này là 6,388
nghìn tỷ USD. Ngoài ra, tiềm năng phát triển thương mại điện tử còn được thể hiện
ở tốc độ tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ và tỷ trọng giữa doanh thu
thương mại điện tử bán lẻ với tổng giá trị thị trường bán lẻ. Về tốc độ tăng trưởng,
cũng theo eMarketer, từ năm 2021 đến năm 2024 tốc độ tăng trưởng doanh thu thương
mại điện tử bán lẻ trên thế giới từ 8,1%/năm đến 10,9%/năm. Về tỷ trọng giữa doanh
thu thương mại điện tử bán lẻ với tổng giá trị thị trường bán lẻ, năm 2021 dự kiến
doanh thu thương mại điện tử bán lẻ chiếm 19,5% tổng giá trị thị trường bán lẻ trên
thế giới thì đến năm 2024 dự kiến con số này là 21,8%2.
191 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÍ MẠNH CƯỜNG
ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÍ MẠNH CƯỜNG
ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành:
Mã số :
Luật Kinh tế
9380107
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Dung
2. PGS.TS. Nguyễn Viết Tý
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.
Tác giả luận án
Phí Mạnh Cường
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...........................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................9
5. Câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu...............................,................................................................................10
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận án....................................................11
7. Kết cấu của luận án...........................................................................................12
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................13
1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................................13
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................20
3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án và định hướng nghiên cứu của luận án...........................34
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ
PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...............................................................52
1.1. Những vấn đề lý luận về thương mại điện tử................................................52
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử....................................................................52
1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử..............................................................59
1.1.3. Sự hình thành, phát triển và tính tất yếu của thương mại điện tử.................63
1.1.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những ảnh hưởng đến thương mại
điện tử........................................................................................................................71
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật thương mại điện tử...............................74
1.2.1. Khái niệm pháp luật thương mại điện tử.....................................................74
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật thương mại điện tử................................................77
1.2.3. Nội dung của pháp luật thương mại điện tử................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................91
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM...............................................................................................................92
2.1. Pháp luật về thông điệp dữ liệu.....................................................................92
2.1.1. Thực trạng pháp luật về thông điệp dữ liệu.................................................92
2.1.2. Hạn chế của pháp luật về thông điệp dữ liệu.............................................100
2.2. Pháp luật về chữ ký điện tử.........................................................................101
2.2.1. Thực trạng pháp luật về chữ ký điện tử.....................................................101
2.2.2. Hạn chế của pháp luật về chữ ký điện tử...................................................117
2.3. Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử.................................................118
2.3.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử..............................118
2.3.2. Hạn chế của pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử............................122
2.4. Pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử....................................123
2.4.1. Thực trạng pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử...................123
2.4.2. Hạn chế của pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử.................129
2.5. Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử.........129
2.5.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại
điện tử......................................................................................................................129
2.5.2. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại
điện tử .....................................................................................................................134
2.6. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử................135
2.6.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại
điện tử......................................................................................................................135
2.6.2. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại
điện tử......................................................................................................................137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................143
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM............................................................144
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam...........144
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải phù hợp với quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.........................................................................146
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải phù hợp với văn
hóa kinh doanh ở Việt Nam......................................................................................151
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải quan tâm các yếu
tố chi phối đến pháp luật thương mại điện tử............................................................154
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải đảm bảo các yêu
cầu của thương mại điện tử......................................................................................157
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam........158
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thông điệp dữ liệu...............................................159
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về chữ ký điện tử.....................................................160
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử..............................162
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử...................163
3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại
điện tử......................................................................................................................164
3.2.6. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại
điện tử......................................................................................................................165
3.2.7. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật thương mại điện tử
............................................................................................................................. ....168
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................171
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN.................................................................172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
1.1. Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt Nam
Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, thế giới đang chứng kiến một sự chuyển biến
to lớn của nhân loại khi Internet bùng nổ và trở thành một trong những nền tảng quan
trọng trong mọi hoạt động của xã hội. Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang thâm
nhập sâu, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình toàn cầu hoá. Trong lĩnh vực thương mại,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch đã làm nảy sinh một phương
thức kinh doanh mới, đó là thương mại điện tử. Tuy ra đời không lâu, nhưng sự phát
triển của thương mại điện tử lại rất mạnh mẽ và tiềm năng của nó được các chuyên
gia đánh giá là vô cùng to lớn. Sự phát triển và tiềm năng của thương mại điện tử
được thể hiện thông qua doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C: Business-to-
Consumer). Theo eMarketer1, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ trên thế giới năm
2021 dự kiến là 4,891 nghìn tỷ đô la Mỹ (USD) và đến năm 2024 con số này là 6,388
nghìn tỷ USD. Ngoài ra, tiềm năng phát triển thương mại điện tử còn được thể hiện
ở tốc độ tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ và tỷ trọng giữa doanh thu
thương mại điện tử bán lẻ với tổng giá trị thị trường bán lẻ. Về tốc độ tăng trưởng,
cũng theo eMarketer, từ năm 2021 đến năm 2024 tốc độ tăng trưởng doanh thu thương
mại điện tử bán lẻ trên thế giới từ 8,1%/năm đến 10,9%/năm. Về tỷ trọng giữa doanh
thu thương mại điện tử bán lẻ với tổng giá trị thị trường bán lẻ, năm 2021 dự kiến
doanh thu thương mại điện tử bán lẻ chiếm 19,5% tổng giá trị thị trường bán lẻ trên
thế giới thì đến năm 2024 dự kiến con số này là 21,8%2.
Sự phát triển và tiềm năng của thương mại điện tử ở Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Theo Bộ Công thương, doanh thu thương
1 Công ty chuyên nghiên cứu thị trường, hoạt động từ năm 1996, có trụ sở tại Hoa Kỳ (Website:
emarketer.com).
2 https://www.emarketer.com/content/worldwide-ecommerce-will-approach-5-trillion-this-year (truy
cập ngày 07/10/2021).
- 2 -
mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam năm 2016 là 5 tỷ USD thì đến năm 2020 đã là 11,8 tỷ
USD. Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, doanh thu thương
mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 18% đến 30% mỗi năm3.
1.2. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
và đại dịch Covid-19
1.2.1. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ làm thay đổi mạnh mẽ
các hoạt động kinh tế - xã hội, mở ra cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối
với các nền kinh tế. Nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng, thực hiện các
chính sách khác nhau để chủ động khai thác lợi ích của các công nghệ mới, thúc đẩy
phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh các lợi ích thì cách mạng
công nghiệp lần thứ tư cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế. Các thách
thức cơ bản có thể kể đến như: (1) Rủi ro lớn hơn về an toàn, an ninh thông tin do các
hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiện nhiều hơn trong môi trường số; (2) Thách
thức trong xây dựng thể chế và pháp luật do sự xuất hiện các mối quan hệ kinh tế -
xã hội mới trên nền tảng số, như: các loại tài sản mới, các mô hình kinh doanh mới,
hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Sự không tương thích giữa thể chế, pháp luật
và thực tiễn kinh tế có thể tạo ra xung đột hoặc cản trở sự phát triển; (3) Rủi ro tụt
hậu xa hơn đối với các nước chậm thay đổi, không kịp thời tranh thủ các lợi ích của
cuộc cách mạng công nghiệp này4.
Do ảnh hưởng sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến toàn
bộ đời sống kinh tế - xã hội nên Đảng ta đã có các quyết sách về vấn đề này: “Chủ
động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu
khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách
vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập
quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động,
3 Bộ Công thương (2021), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, trang 28.
4 Quyết định số 2289/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- 3 -
coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt
phá trong phát triển kinh tế - xã hội.5”
1.2.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
Bên cạnh sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đại dịch
Covid-19 diễn ra phức tạp trên phạm vi toàn cầu càng khẳng định được lợi thế to lớn
của thương mại điện tử so với thương mại truyền thống trong bối cảnh hiện nay.
Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường trên phạm vi
toàn cầu theo cách thức chưa có tiền lệ mà thế giới chưa có nhiều kinh nghiệm để đối
phó. Đại dịch Covid-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng về y tế mà còn có tác
động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Theo Báo cáo
Kinh tế thế giới của Liên hợp quốc, nền kinh tế toàn cầu năm 2020 suy giảm tới 4,3%,
cao gấp hơn hai lần so với mức suy giảm được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 20096.
Ở Việt Nam, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến khó lường
làm cho tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Sự đứt, gãy các chuỗi
cung ứng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Theo Tổng
cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021
của Việt Nam tăng 2,58%7, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2021.
Đối với thương mại điện tử, đại dịch Covid-19 lại dường như là cơ hội, là chất
xúc tác nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh và mạnh hơn trước. Có
thể coi, thương mại điện tử là một trong những “điểm sáng” trong bức tranh nền kinh
tế. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng thương mại điện tử ở Việt Nam
5 Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị.
6 https://nhandan.vn/baothoinay-hosotulieu/kinh-te-the-gioi-duoi-tac-dong-cua-dai-dich-666135 /
(Truy cập 01/10/2021)
7 https://vtv.vn/kinh-te/gdp-viet-nam-nam-2021-tang-258-20211229093513329.htm#:~:text=B%C 3
%A1o%20c%C3%A1o%20m%E1%BB%9Bi%20c%C3%B4ng%20b%E1%BB%91,IV%20t%C4%83ng%2
05%2C22%25 (Truy cập 31/12/2021)
- 4 -
vẫn tăng trưởng khoảng 18% trong mùa dịch8. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử
Việt Nam9, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam cho đến nay thương mại điện
tử ở Việt Nam đã diễn ra hai làn sóng: (1) Làn sóng thứ nhất diễn ra trong giai đoạn
bùng phát đầu tiên của dịch Covid-19 từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020; (2) Làn sóng
thứ hai diễn ra trong giai đoạn bùng phát thứ tư từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021.
Những đặc điểm nổi bật của cả hai làn sóng là trong bối cảnh toàn bộ hoạt động kinh
tế - xã hội bị trì trệ nhưng những người bán hàng đã nỗ lực chuyển đổi số để
nắm bắt cơ hội kinh doanh và người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về
số lượng và chất lượng:
- Đối với người tiêu dùng: Giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 đã thay đổi
những thói quen lâu năm, khiến ngay cả những người lớn tuổi và những người tiêu
dùng vốn chỉ trung thành với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc về việc mua
hàng trực tuyến. Trong một số trường hợp, mua hàng trực tuyến là cách duy nhất để
người tiêu dùng có được hàng hóa mà họ cần trong bối cảnh giãn cách xã hội một
cách an toàn, thuận tiện và nhanh chóng. Điều này đã làm cho số lượng người tiêu
dùng trực tuyến tăng mạnh, số lượng hàng hóa được mua trực tuyến nhiều hơn, kỹ
năng mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng cũng tốt hơn và việc mua hàng trực
tuyến đã trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng. Đáng chú ý, nhóm những
người tuổi cao, những người hạn chế về kỹ năng và kiến thức công nghệ thông tin
nhưng đã khá chủ động học các kỹ năng mua sắm trực tuyến. Người tiêu dùng nói
chung cũng tin tưởng hơn vào thương mại điện tử và duy trì thói quen mua hàng trực
tuyến. Không chỉ mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng cũng đã có thói quen tận dụng
mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm trên Internet để so sánh hàng hóa trước khi mua.
Với các lợi ích do thương mại điện tử mang lại, cùng với thói quen mua hàng trực
8 https://vnexpress.net/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-tang-hai-con-so-trong-mua-dich-4394944.htm l
(Truy cập 31/12/2021)
9 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2021), Báo cáo Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử
2021, trang 2.
- 5 -
tuyến sẽ thúc đẩy người tiêu dùng tiếp tục sử dụng thương mại điện tử kể cả khi
dịch bệnh đã đi qua.
- Đối với những người bán hàng: Các thương nhân, bao gồm cả thương nhân
áp dụng thương mại điện tử và thương nhân cung cấp các dịch vụ liên quan đến
thương mại điện tử đã chủ động, tích cực trong chuyển đổi số. Công tác chuyển đổi
số của thương nhân đã được thúc đẩy ở cả hai phương diện: (1) Phương diện thứ nhất,
thương nhân đã tích cực sử dụng các kênh trực tuyến để tương tác với khách hàng và
bán sản phẩm; (2) Phương diện thứ hai, thương nhân đẩy mạnh chuyển đổi số trong
các hoạt động nội bộ của mình như thay đổi bộ máy tổ chức, đào tạo nhân lực... cho
phù hợp với thương mại điện tử. Không chỉ các thương nhân đã có hoạt động kinh
doanh liên quan đến thương mại điện tử mà các thương nhân trước đây chưa từng áp
dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh cũng đã có sự quan tâm đến
thương mại điện tử thông qua việc bắt đầu áp dụng hình thức bán hàng trực tuyến.
Thậm chí, trong giai đoạn dịch Covid-19 nhiều nông dân đã tiến hành bán các sản
phẩm của mình thông qua thương mại điện tử, chẳng hạn có những nông dân đã tiến
hành giới thiệu hàng hóa trực tuyến (livestream) để bán sản phầm. Không chỉ đơn
giản là giới hiệu và bán hàng trực tuyến, nhiều đơn vị bán nông sản thông qua thương
mại điện tử đã áp dụng công nghệ blockchain để giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn
gốc của sản phẩm nhằm nâng cao niềm tin của người tiêu dùng10.
Vai trò của thương mại điện tử trong tương lai càng được khẳng định khi đại
dịch Covid-19 không phải là một hiện tượng đơn lẻ, cá biệt. Các nhà khoa học đã chỉ
ra rằng, tỷ lệ thế giới xuất hiện đại dịch tương tự Covid-19 là khoảng 40% và có thể
tăng đáng kể vào những năm tới11.
Từ các vấn đề đã được phân tích ở trên, có thể khẳng định thương mại điện tử
sẽ có sự phát triển bền vững và có vị trí ngày càng quan trọng trong tương lai.
10 https://cand.com.vn/van-de-hom-nay-thoi-su/bai-1-thuong-mai-dien-tu-tang-truong-than-ky-i6389
91/ (Truy cập 31/12/2021)
11 https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/cac-nha-khoa-hoc-canh-bao-dai-dich-moi-co-the-quet-sach-su-
song-20210825134535522.htm (Truy cập 30/08/2021)
- 6 -
1.3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về
thương mại điện tử. Các công trình này chủ yếu tiếp cận thương mại điện tử dưới góc
độ kinh tế hoặc công nghệ thông tin. Đối với các công trình nghiên cứu về thương
mại điện tử dưới góc độ pháp luật lại chủ yếu đề cập đến các khía cạnh của thương
mại điện tử. Đối các công trình nghiên cứu về pháp luật thương mại điện tử ở Việt
Nam chưa có công trình nào ở trình độ luận án tiến sĩ phân tích pháp luật thương mại
điện tử một cách có hệ thống trong bối cảnh Việt Nam cũng như các nước trên thế
giới đang bước vào cuộc cách mạng công