Tái cơ cấu là yêu cầu cấp thiết nhằm thiết lập nên những tổ chức tín dụng
(TCTD) lớn mạnh về tài chính, an toàn trong hoạt động. Đặc biệt, trong bối cảnh nền
kinh tế có những bất ổn, nợ xấu gia tăng, việc cơ cấu lại nhóm chủ thể đóng vai trò
là trung gian tài chính, thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ này sẽ góp phần quan
trọng trong việc đảm bảo sự phát triển lành mạnh của kinh tế quốc gia và sự ổn định
của xã hội. Hoạt động tái cơ cấu các TCTD có thể thực hiện dưới những hình thức
khác nhau, diễn ra trong phạm vi nội bộ TCTD hay có sự kết hợp giữa nhiều chủ thể
tham gia. Tuy nhiên, dù thực hiện tái cơ cấu dưới hình thức nào cũng không thể bỏ
qua việc xác định giá trị doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, việc xác định đúng
và đủ giá trị doanh nghiệp là TCTD có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định tới sự
thành công hay không của hoạt động tái cơ cấu nhóm chủ thể kinh doanh này.
Thực tiễn, trong hệ thống các TCTD đã ghi nhận những trường hợp việc đàm
phán mua lại, sáp nhập, hợp nhất giữa các TCTD với nhau hoặc giữa TCTD với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước không thành công. Năm 2013, Ngân hàng United
Overseas Bank (UOB) của Singapore tiến hành đàm phán mua cổ phần của Ngân
hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) nhằm tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém này
và định hướng chuyển GPBank thành chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, kế hoạch của UOB không thực hiện được sau hơn một năm tiến hành đàm
phán với GPBank. Năm 2018, sau gần bốn năm kể từ ngày ký thoả thuận việc sáp
nhập giữa Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam (VietinBank), thương vụ này chính thức không thành công.
219 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN NGỌC YẾN
PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN NGỌC YẾN
PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 9 38 01 07
Người hướng dẫn khoa học: NGƯT.PGS.TS. PHẠM THỊ GIANG THU
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.
Tác giả Luận án
Nguyễn Ngọc Yến
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TỪ NGUYÊN NGHĨA VIẾT TẮT
Công ty cổ phần CTCP
Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các
tổ chức tín dụng Việt Nam
VAMC
Doanh nghiệp Nhà nước DNNN
International Valuation Standards
(Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế)
IVS
International Valuation Standards Council
(Uỷ ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế)
IVSC
Kiểm toán Nhà nước KTNN
Mergers and Acquisitions M&A
Net Present Value
(Giá trị hiện tại ròng)
NPV
Ngân hàng Nhà nước NHNN
Ngân hàng trung ương NHTW
Ngân hàng thương mại NHTM
Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP
Ngân sách Nhà nước NSNN
Tổ chức tín dụng TCTD
Trách nhiệm hữu hạn TNHH
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước UBCKNN
DANH MỤC PHỤ LỤC CỦA LUẬN ÁN
STT NỘI DUNG PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng
Phụ lục 2
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 03 NHTM cổ phần:
Đệ Nhất, Sài Gòn & Tín Nghĩa
Phụ lục 3 Ưu và nhược điểm của các phương pháp xác định giá trị ngân hàng
Phụ lục 4
Trình tự, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động cổ
phần hoá tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Phụ lục 5
Trình tự, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái
cơ cấu đối với tổ chức tín dụng không do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ
Phụ lục 6
Các thương vụ M&A tổ chức tín dụng tại Việt Nam từ năm 2011
đến nay
Phụ lục 7 Hoạt động tái cơ cấu NHTM đang trong kế hoạch/đang đàm phán
Phụ lục 8 Danh sách các NHTM (đến 30.06.2022)
Phụ lục 9 Kết quả hoạt động của các NHTM được mua lại với giá 0 đồng
Phụ lục 10 Báo cáo tài chính hợp nhất của Habubank năm 2011
Phụ lục 11
Báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của Vietcombank năm
2021
Phụ lục 12 Báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của Agribank năm 2020
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu .................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Đóng góp mới của Luận án .............................................................................. 7
6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................ 7
7. Kết cấu của Luận án ........................................................................................ 7
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 9
1. Những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài Luận án ............. 9
1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp và pháp luật
xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng 9
1.1.1. Những kết quả nghiên cứu lý luận về giá trị doanh nghiệp nói chung, giá
trị tổ chức tín dụng nói riêng và xác định giá trị doanh nghiệp ........................ 9
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu lý luận về tái cơ cấu tổ chức tín dụng .. 18
1.1.3. Những kết quả nghiên cứu lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp trong
hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ....................................................... 20
1.1.4. Những kết quả nghiên cứu lý luận về pháp luật xác định giá trị doanh
nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng .................................. 23
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp
trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ............................ 24
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về xác định giá trị doanh
nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam .............. 25
1.2.2. Những kết quả nghiên cứu thực tiễn xác định giá trị doanh nghiệp
trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ....................... 27
1.3. Đề xuất trong các công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong
hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ...................................... 30
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu định hướng hoàn thiện pháp luật về xác định
giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
.......................................................................................................................... 30
1.3.2. Những kết quả nghiên cứu giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về xác
định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt
Nam .................................................................................................................. 31
1.3.3. Những kết quả nghiên cứu giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả
thực thi pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu
các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ...................................................................... 32
2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án và định
hướng nghiên cứu của Luận án ............................................................................. 33
2.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài Luận án đã được giải quyết, luận án sẽ
kế thừa .................................................................................................................. 33
2.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết ......................... 34
3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................... 35
3.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 35
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................ 38
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG
HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ................................................................................. 40
1.1. Lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các
tổ chức tín dụng .................................................................................................. 40
1.1.1. Khái niệm về giá trị doanh nghiệp ......................................................... 40
1.1.2. Nội dung cơ bản về xác định giá trị doanh nghiệp ................................ 47
1.1.3. Khái quát về tái cơ cấu tổ chức tín dụng ............................................... 57
1.1.4. Khái quát về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu
các tổ chức tín dụng ......................................................................................... 65
1.2. Lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp
trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ............................................... 71
1.2.1. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động xác định giá trị doanh
nghiệp trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ................................... 71
1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong
hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ....................................................... 74
1.2.3. Cấu trúc pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái
cơ cấu các tổ chức tín dụng ............................................................................. 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 87
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH
NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở
VIỆT NAM .............................................................................................................. 89
2.1. Thực trạng pháp luật quy định về tài sản của tổ chức tín dụng cần xác
định giá trị khi tiến hành tái cơ cấu .................................................................. 89
2.2. Thực trạng pháp luật quy định về chủ thể tham gia xác định giá trị doanh
nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ................................. 99
2.2.1. Chủ thể tự thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ
cấu các tổ chức tín dụng ................................................................................ 100
2.2.2. Chủ thể có chức năng thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
........................................................................................................................ 102
2.2.3. Chủ thể có chức năng kiểm tra tài chính nhà nước ............................. 109
2.3. Thực trạng pháp luật quy định về phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ........... 112
2.3.1. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động cổ phần hoá
tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ............................. 113
2.3.2. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu
đối với các tổ chức tín dụng không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ .....
........................................................................................................................116
2.4. Thực trạng pháp luật quy định về trình tự, thủ tục xác định giá trị doanh
nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ........... 122
2.4.1. Trình tự, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động cổ phần
hoá các tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ............... 122
2.4.2. Trình tự, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu
khác đối với tổ chức tín dụng không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
........................................................................................................................ 125
2.5. Thực trạng pháp luật quy định về quản lý nhà nước đối với việc xác định
giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt
Nam .................................................................................................................... 129
2.5.1. Chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với việc xác định giá trị
doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam . 129
2.5.2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động xác định giá trị
doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ...................... 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 141
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC
ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNG ......................................................................................... 143
3.1. Định hướng và tiêu chí, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị
doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng .................... 143
3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong
hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ..................................................... 143
3.1.2. Tiêu chí, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp
trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ........................................... 149
3.2. Đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp
trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng .................................................. 152
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về tài sản của tổ chức tín dụng
cần xác định giá trị khi tiến hành tái cơ cấu .................................................. 152
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về chủ thể tham gia vào việc xác
định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín
dụng..................... ........................................................................................... 157
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ..................... 161
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về trình tự, thủ tục xác định giá
trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ................ 167
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về hoạt động quản lý nhà nước
đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ chức
tín dụng ........................................................................................................... 172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 177
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ............................................................................... 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... ii
PHỤ LỤC ............................................................................................................ xviii
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Tái cơ cấu là yêu cầu cấp thiết nhằm thiết lập nên những tổ chức tín dụng
(TCTD) lớn mạnh về tài chính, an toàn trong hoạt động. Đặc biệt, trong bối cảnh nền
kinh tế có những bất ổn, nợ xấu gia tăng, việc cơ cấu lại nhóm chủ thể đóng vai trò
là trung gian tài chính, thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ này sẽ góp phần quan
trọng trong việc đảm bảo sự phát triển lành mạnh của kinh tế quốc gia và sự ổn định
của xã hội. Hoạt động tái cơ cấu các TCTD có thể thực hiện dưới những hình thức
khác nhau, diễn ra trong phạm vi nội bộ TCTD hay có sự kết hợp giữa nhiều chủ thể
tham gia. Tuy nhiên, dù thực hiện tái cơ cấu dưới hình thức nào cũng không thể bỏ
qua việc xác định giá trị doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, việc xác định đúng
và đủ giá trị doanh nghiệp là TCTD có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định tới sự
thành công hay không của hoạt động tái cơ cấu nhóm chủ thể kinh doanh này.
Thực tiễn, trong hệ thống các TCTD đã ghi nhận những trường hợp việc đàm
phán mua lại, sáp nhập, hợp nhất giữa các TCTD với nhau hoặc giữa TCTD với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước không thành công. Năm 2013, Ngân hàng United
Overseas Bank (UOB) của Singapore tiến hành đàm phán mua cổ phần của Ngân
hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) nhằm tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém này
và định hướng chuyển GPBank thành chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, kế hoạch của UOB không thực hiện được sau hơn một năm tiến hành đàm
phán với GPBank. Năm 2018, sau gần bốn năm kể từ ngày ký thoả thuận việc sáp
nhập giữa Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam (VietinBank), thương vụ này chính thức không thành công.
Sự không thành công của những thương vụ mua lại, sáp nhập nói trên xuất
phát từ nhiều lý do, trong đó, lý do cơ bản và quan trọng nhất được đề cập tới là việc
không đạt được thoả thuận về giá trong các thương vụ. GPBank cho rằng cổ phần của
mình cần phải được mua với giá cao hơn nhiều so với mức giá UOB đưa ra. Đối với
PGBank, ngân hàng này thấy rằng tỷ lệ hoán đổi 0,9 cổ phần VietinBank đổi lấy 01
cổ phần PGBank là không hợp lý vì không phản ánh đúng giá trị của PGBank. Sự
định vị “cao” giá trị của bản thân cũng là nguyên nhân dẫn đến việc PGBank không
2
đạt được kết quả cuối cùng trong các thương vụ sáp nhập với Ngân hàng TMCP Quân
đội (MB) hay với Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank).
Bên cạnh đó, thực tiễn cũng ghi nhận những trường hợp TCTD được Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) mua lại với giá 0 đồng. Đây là mức giá được NHNN đưa ra
để mua lại những TCTD yếu kém nằm trong diện kiểm soát đặc biệt, với nguyên nhân
sâu xa là tái cơ cấu những TCTD này, đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống các
TCTD, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, cơ
sở để xác định mức giá 0 đồng và những hệ quả của việc mua lại các TCTD gây ra
rất nhiều tranh cãi trong dư luận.
Ở góc độ pháp luật, ở Việt Nam hiện nay hoạt động xác định giá trị doanh
nghiệp trong quá trình tái cơ cấu TCTD được thực hiện dựa trên các quy định về xác
định giá trị doanh nghiệp nói chung kết hợp với các quy định về tái cơ cấu các TCTD.
Tuy nhiên, khi dẫn chiếu sang các quy định của pháp luật về việc xác định giá trị
doanh nghiệp nói chung hiện nay cũng tồn tại nhiều bất cập, sự phức tạp trong các
quy định gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, pháp luật quy định về
việc tái cơ cấu các TCTD còn thiếu và yếu. Quá trình tái cơ cấu từ năm 2011 đến nay
cho thấy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản nhằm hoàn
thiện cơ sở pháp lý cho việc quản trị hệ thống ngân hàng, song các văn bản này mới
chỉ mang tính “tạm thời”, chưa giải quyết triệt để những vấn đề pháp lý phát sinh,
càng không đủ khả năng dự báo cho việc tái cơ cấu hệ thống TCTD đạt được hiệu
quả cao nhất.
Ở góc độ nghiên cứu, hiện nay nội dung pháp luật về việc xác định giá trị
doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các TCTD chưa thực sự được quan tâm. Các
công trình nghiên cứu đã công bố mới tập trung vào hoạt động xác định giá trị doanh
nghiệp thông thường, hoặc hoạt động tái cơ cấu các TCTD. Hoạt động xác định giá
trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu các TCTD nếu được nghiên cứu tới cũng
chủ yếu thể hiện các phân tích dưới góc độ kinh tế, mang tính đơn lẻ trong từng vấn
đề.
Từ những lý do trên, việc tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề
pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các TCTD ở
Việt Nam có tính cấp thiết, đặc biệt, trong bối cảnh tương lai, khi hoạt động tái cơ
3
cấu diễn ra hoàn toàn tự nguyện theo ý chí của các TCTD với mục đích thị trường là
tạo ra giá trị cộng hưởng. Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề
tài “Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu các tổ
chức tín dụng ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ luật học, chuyên ngành Luật
Kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận
về pháp luật điều chỉnh hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình tái cơ
cấu các TCTD; đánh giá thực trạng pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này.
Với mục đích như trên, Luận án bám sát vào một số nhiệm vụ nghiên cứu
chủ yếu:
Thứ nhất, phân tích những quan điểm hiện hành về giá trị doanh nghiệp, xác
định giá trị doanh nghiệp, tái cơ cấu các TCTD, từ đó xây dựng nội dung lý luận về
pháp luật xác định giá tr