Con người là xuất phát điểm đồng thời là trung tâm và mục tiêu hướng tới của
triết học Mác - Lênin. Theo đó, con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của mọi
quá trình lịch sử. Chính vì vậy, nhân tố con người được khẳng định là có giá trị lớn
lao và có ý nghĩa quyết định trong hoạt động thực tiễn. Trong xã hội văn minh hiện
đại ngày nay, vị thế của con người ngày càng được khẳng định là “nguồn lực của
mọi nguồn lực”, là tài nguyên to lớn của mỗi quốc gia. Vấn đề then chốt để tạo
được động lực chính là có chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm khơi dậy mọi khả
năng tích cực, năng động, sáng tạo của nhân tố con người, đồng thời hướng tính tích
cực, năng động và sáng tạo đi đúng quy luật, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.
Nhận thức được vai trò to lớn đó của nhân tố con người, Đảng Nhân dân cách
mạng (NDCM) Lào luôn coi đây là yếu tố then chốt trong quá trình CNH, HĐH đất
nước. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình là nhân tố quyết định hiệu
quả việc khai thác nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Đặc biệt, từ khi đổi
mới đến nay, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn coi con
người là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Đảng NDCM Lào cũng xác định
CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Bởi, CNH, HĐH là
con đường tất yếu để “biến” một nước có nền nông nghiệp lạc hậu như nước Lào
thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, có đời sống vật chất, tinh thần cao. Do vậy, Đảng NDCM Lào khẳng định:
“Chúng ta cần phải coi CNH, HĐH đất nước là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược
phát triển đất nước, vì CNH, HĐH và xây dựng xã hội chủ nghĩa có cùng một ý
nghĩa” [92, tr.50]. Đồng thời, cũng cho rằng CNH, HĐH đòi hỏi phải phát huy sức
mạnh tổng hợp toàn dân tộc, kể cả nội lực và ngoại lực, huy động và sử dụng có
hiệu quả mọi nhân tố, nhất là nhân tố con người để thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
180 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía bắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BUNTIENG BUNLAPHENG
PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đẩy đủ
theo quy định.
Tác giả luận án
Buntieng Bunlapheng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 5
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về
nhân tố con người và phát huy nhân tố con người 5
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy nhân tố
con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 15
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy nhân tố
con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 20
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 25
Chương 2: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CÁC TỈNH PHÍA
BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 27
2.1. Con người, nhân tố con người, phát huy nhân tố con người - quan niệm,
chủ thể, nội dung, phương thức 27
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy nhân tố con người trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía Bắc Lào hiện nay 56
2.3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở phía Bắc Lào và yêu cầu đặt ra đối với
phát huy nhân tố con người 68
Chương 3: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CÁC TỈNH PHÍA
BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 79
3.1. Thực trạng phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía Bắc Lào hiện nay 79
3.2. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế về phát huy nhân tố con người
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía Bắc Lào
hiện nay 104
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY NHÂN TỐ
CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 121
4.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể nhằm phát huy nhân tố con người
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía Bắc Lào
hiện nay 121
4.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo - bồi dưỡng nhân tố con người theo hướng
đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh
phía Bắc Lào hiện nay 131
4.3. Sử dụng hợp lý, hiệu quả nhân tố con người trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía Bắc Lào hiện nay 139
4.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía Bắc Lào
hiện nay 145
KẾT LUẬN 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 168
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
01 CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
02 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
03 CNXH Chủ nghĩa xã hội
04 NDCM Nhân dân Cách mạng
05 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp bộ
trưởng, thứ trưởng và vụ trưởng ở các bộ và cơ quan ngang bộ 76
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là xuất phát điểm đồng thời là trung tâm và mục tiêu hướng tới của
triết học Mác - Lênin. Theo đó, con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của mọi
quá trình lịch sử. Chính vì vậy, nhân tố con người được khẳng định là có giá trị lớn
lao và có ý nghĩa quyết định trong hoạt động thực tiễn. Trong xã hội văn minh hiện
đại ngày nay, vị thế của con người ngày càng được khẳng định là “nguồn lực của
mọi nguồn lực”, là tài nguyên to lớn của mỗi quốc gia. Vấn đề then chốt để tạo
được động lực chính là có chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm khơi dậy mọi khả
năng tích cực, năng động, sáng tạo của nhân tố con người, đồng thời hướng tính tích
cực, năng động và sáng tạo đi đúng quy luật, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.
Nhận thức được vai trò to lớn đó của nhân tố con người, Đảng Nhân dân cách
mạng (NDCM) Lào luôn coi đây là yếu tố then chốt trong quá trình CNH, HĐH đất
nước. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình là nhân tố quyết định hiệu
quả việc khai thác nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Đặc biệt, từ khi đổi
mới đến nay, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn coi con
người là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Đảng NDCM Lào cũng xác định
CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Bởi, CNH, HĐH là
con đường tất yếu để “biến” một nước có nền nông nghiệp lạc hậu như nước Lào
thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, có đời sống vật chất, tinh thần cao. Do vậy, Đảng NDCM Lào khẳng định:
“Chúng ta cần phải coi CNH, HĐH đất nước là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược
phát triển đất nước, vì CNH, HĐH và xây dựng xã hội chủ nghĩa có cùng một ý
nghĩa” [92, tr.50]. Đồng thời, cũng cho rằng CNH, HĐH đòi hỏi phải phát huy sức
mạnh tổng hợp toàn dân tộc, kể cả nội lực và ngoại lực, huy động và sử dụng có
hiệu quả mọi nhân tố, nhất là nhân tố con người để thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đang trên con đường đổi
mới. Đây là quá trình cải biến xã hội mang tính cách mạng, điều đó đòi hỏi con
người - chủ thể của xã hội phải thay đổi chính bản thân mình, phải xóa bỏ những
lực cản trong xã hội và trong mỗi con người. Do vậy, việc xây dựng và phát triển
đất nước đang được Đảng và Nhà nước đặt ra vấn đề là cần phải phát huy hơn nữa
nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Theo đó, Đại hội lần thứ
IX của Đảng NDCM Lào đã khẳng định: “xây dựng kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”, và “thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
[94, tr.24, 38]. Đến Đại hội lần thứ X, Đảng NDCM Lào khẳng định: “nâng cao
trình độ lực lượng sản xuất và xây dựng nền tri thức, trong đó coi con người là đối
tượng và trung tâm của sự phát triển” [95, tr.44].
Hiện nay, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng NDCM
Lào ngày càng nhận thức đầy đủ hơn vai trò của CNH, HĐH để thúc đẩy sự phát
triển của đất nước nói chung và của các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào (các tỉnh
phía Bắc Lào) nói riêng. Điều này được khẳng định trong Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào, nhất là quan điểm về phát huy nhân tố con
người trong quá trình CNH, HĐH. Đảng NDCM Lào ngày càng nhận thức rõ hơn
vai trò quan trọng của việc CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào hiện nay. Trong đó,
phải nỗ lực đào tạo và sử dụng nhân tố con người nhằm phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH. Bên cạnh đó phải chú trọng xây dựng hệ thống giáo dục - đào tạo từ mẫu
giáo cho đến đại học và sau đại học chặt chẽ hơn, chú trọng mở rộng xây dựng các
cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho con người có cơ hội đươc đi học; việc phân bố và
sử dụng con người cũng đang được chuyên môn hóa và hợp lý hơn; tạo môi trường
cho con người làm việc, ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhân tố con người
Tuy nhiên, việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH ở các
tỉnh phía Bắc Lào còn nhiều bất cập như: số lượng còn ít, chất lượng chưa đáp ứng
được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, chưa thực sự là động lực để đẩy mạnh CNH,
HĐH, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay. Thực
tiễn chỉ ra, một bộ phận nhân tố con người ở các tỉnh phía Bắc Lào còn thiếu tinh
thần chủ động trong học tập, rèn luyện nâng cao kỹ năng lao động; thiếu ý chí tự lực
tự cường và phong cách lao động của xã hội công nghiệp; điều kiện lao động còn
kém; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định; tình trạng
thất học, mù chữ khá cao, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, Bởi vậy, để phát
3
huy nhân tố con người cần có sự tiếp sức của toàn xã hội và hệ thống chính trị để
khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận và phân
tích thực trạng phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía
Bắc Lào hiện nay để có những giải pháp hữu hiệu, tạo sự chuyển biến về chất nhằm
phát huy nhân tố con người đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước có ý
nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: Phát huy
nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía
Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm luận án tiến sĩ Triết học.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người
trong quá trình CNH, HĐH, luận án khảo sát, phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm
và hạn chế của việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh
phía Bắc Lào hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố
con người trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Luận án tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan để đánh giá những
yếu tố kế thừa và những khoảng trống nghiên cứu cần tiếp tục làm rõ.
- Luận án hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người
trong quá trình CNH, HĐH.
- Luận án phân tích thực trạng và đánh giá ưu điểm, hạn chế của việc phát huy
nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào hiện nay.
- Luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người
trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Phát huy nhân tố con người trong quá
trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Con người trong độ tuổi lao động, tham gia
trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào hiện nay.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề phát huy nhân tố con người trong
quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào từ năm 2010 tới nay.
4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hẳn và các quan điểm của Đảng và Nhà
nước CHDCND Lào về phát huy nhân tố con người, giải phóng con người, phát
triển con người.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp: lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng
hợp, phương pháp so sánh, hệ thống hóa và điều tra xã hội học.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Đây là là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên dưới dạng luận án tiến sĩ
chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bàn về
phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào. Do
đó, luận án sẽ góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về nhân tố con người và
tầm quan trọng của nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH.
- Bên cạnh đó, luận án chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới phát huy nhân tố con
người trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào.
- Đồng thời luận án khảo sát, đánh giá chính xác thực trạng, từ đó đề ra
phương hướng và những giải pháp có tính khả thi nhằm xây dựng nhân tố con người
Lào đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần luận chứng về mặt lý luận trong việc phát huy nhân tố con
người trong quá trình CNH, HĐH ở nước CHDCND Lào.
- Những luận điểm của luận án góp phần làm rõ một số giải pháp cơ bản nhằm
phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào
hiện nay.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo có giá trị
cho các hoạt động nghiên cứu, học tập về phát huy nhân tố con người trong quá
trình CNH, HĐH ở nước CHDCND Lào hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Vấn đề phát huy nhân tố con người là đề tài được đông đảo các nhà khoa học,
các nhà lãnh đạo, quản lý trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy nhân tố con người, từ các góc độ, các lĩnh
vực khác nhau.
Sau đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ CON NGƯỜI VÀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong cuốn sách: “Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH đất
nước hiện nay” của Hoàng Thái Triển đã nêu rõ, theo quan niệm của Triết học Mác
- Lênin, con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất
biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Cuốn sách góp phần chỉ ra sự
phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người tới một kỷ
nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương
lai. Con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người là sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước. Do vậy, “Nhân tố con người là tổng hợp những phẩm chất, năng lực
về trí tuệ, thể lực tồn tại trong mỗi con người đang sống và được tập hợp lại thành
tổ chức, quản lý theo một phương thức thích hợp để họ đem ra vận dụng sáng tạo
mỗi khi sản xuất ra giá trị sử dụng và lợi ích của sự phát triển xã hội và hoàn thiện
con người” [48, tr.34]. “Nói nhân tố con người là nói đến những phẩm chất, thuộc
tính, tri thức, kinh nghiệm, năng lực, thói quen của con người được biểu hiện
trong các dạng thức hoạt động khác nhau, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
kinh tế” [48]. Cuốn sách giúp luận án kế thừa cơ sở lý luận về phát huy nhân tố con
người trong quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên thực tiễn ở Lào và Việt Nam có
những điều kiện cơ bản khác nhau nên cần vận dụng linh hoạt vào luận án.
Trong cuốn, “Giải pháp đột phá phát huy nhân tố con người Việt Nam trong
xây dựng, phát triển đất nước hiện nay” của tác giả Trần Văn Phòng đã khẳng định,
quan niệm: “nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các thuộc tính, các đặc trưng
quy định vai trò chủ thể (cá nhân, tập thể, cộng đồng) tích cực, chủ động, sáng tạo,
6
đặt trong quá trình nhận thức, hoạt động thực tiễn tạo ra toàn bộ đời sống vật chất
và tinh thần xã hội [37, tr.4]. Do vậy, thực chất việc phát huy nhân tố con người là
phát huy vai trò chủ thể con người trong các hoạt động sáng tạo cải tạo tự nhiên, cải
tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người. “Phát huy nhân tố con người là phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi người, tạo điều kiện cho mỗi người
phát triển toàn diện, phát huy tối đa tài năng, năng lực của cá nhân cho sự nghiệp
xây dựng, phát triển đất nước. Cuốn sách giúp tác giả luận án tham khảo về mặt giải
pháp để phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc
Lào hiện nay. Đặc biệt là giải pháp về phát huy năng lực nhận thức (năng lực trí tuệ,
tư duy, xử lý thông tin,...) và hoạt động thực tiễn (năng lực sống, làm việc, ứng xử,
thích nghi,...) của con người”. Khi phát huy được các năng lực của nhân tố con
người là phát huy được động lực phát triển của xã hội. Muốn vậy, phải đánh giá
đúng năng lực của từng người. Muốn đánh giá đúng năng lực của từng người cần
căn cứ vào hiệu quả, kết quả công việc mà người đó đảm nhiệm. Trên cơ sở năng
lực của từng người mới có giải pháp phát huy đúng sở trường của họ.
Bài: “Quan điểm của Đảng về con người và phát huy nhân tố con người trong
nghị quyết Đại hội XI”, của tác giả Nguyễn Văn Thanh và Lê Trọng Tuyến. Nội
dung bài viết cập nhật quan điểm của Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam về
mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó “Phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển
và ứng dụng khoa học công nghệ” [44, tr.61] được coi là khâu đột phá thứ hai. Bài viết
có thể là tài liệu tham khảo để tác giả đề xuất các giải pháp phát huy nhân tố con người
trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào. Đặc biệt là quan điểm được đưa
ra tại Đại hội XI “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con
người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”.
Bài: “Phát huy nhân tố con người trong xây dựng nhà nước kiến tạo ở Việt
Nam” của tác giả Phan Quang Trung đã đưa ra, vấn đề phát huy nhân tố con người
trong xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển là chủ đề được giới nghiên cứu và các
nhà hoạch định chính sách Việt Nam quan tâm, đề cập từ nhiều hướng tiếp cận. Nhà
7
nước ở Việt Nam và ở Lào có nhiều điểm tương đồng, do đó, luận án kế thừa một
số kết quả nghiên cứu về vai trò của nhân tố con người trong xây dựng nhà nước
kiến tạo, “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập
trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm
việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” [49, tr.20].
Bài: “Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt
Nam hiện nay” của Phạm Công Nhất đã khái quát “Nhân tố con người là tổng thể
các yếu tố có liên quan đến con người, là sự thống nhất biện chứng giữa các mặt
chủ quan và khách quan để tạo nên năng lực, phẩm chất và trí tuệ của con người
được hình thành và phát huy tác dụng vào trong thực tiễn sản xuất vật chất hay quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng, quốc gia trong những giai đoạn
lịch sử nhất định” [35, tr.25]. Bài viết giúp tác giả kế thừa một số quan điểm về phát
huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH ở các tỉnh phía Bắc Lào như
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy nhân tố con người qua các kỳ
Đại hội như sau: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), trong “Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng Cộng sản
Việt Nam khẳng định: “phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng,
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu
cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã
hội” [5, tr.87]. Ở Đại hội này, phát huy nhân tố con người được hiểu là sự đảm bảo
giữa quyền và lợi ích của công dân; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân; đáp ứng cả nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài.
Ở Đại hội VIII (năm 1996), Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là một quá trình phát triển mang tính cách mạng
sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó không phải do bất kỳ lực lượng
siêu nhiên nào mang lại mà là sự nghiệp của quảng đại quần chúng với tư cách là
nguồn lực quyết định. Nguồn lực cơ bản, to lớn, quyết định này phải có hàm lượng trí
tuệ, phẩm c