Luận án Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tính bền vững trong hoạt động ngân hàng được bàn luận ngày càng nhiều tại các nước phát triển kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các nhà quản lý ngân hàng tin rằng thực hiện bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thành công của ngân hàng trong tương lai. Họ cũng tin tưởng vào sự cần thiết của việc gắn các vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong khoảng thời gian này, Peter Sands, Tổng giám đốc của Standard Chartered, viết trong Báo cáo Đánh giá Bền vững của ngân hàng năm 2009 rằng "Đối với một ngân hàng, cuộc khủng hoảng chúng ta vừa mới trải qua việc duy trì tính bền vững không còn là một sự lựa chọn nữa. Chúng ta phải chứng minh rằng mô hình kinh doanh của chúng ta là bền vững. Chúng ta phải chứng minh rằng chúng ta đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển bền vững. Chúng ta phải chứng tỏ rằng nhận thức về các vấn đề bền vững đã được gắn liền trong cách chúng ta điều hành kinh doanh”. Quan điểm này được cũng cố khi nghiên cứu về tính bền vững của hai tổ chức United Nations Global Compact và Accenture (2010) được công bố. Đây được xem là nghiên cứu lớn nhất về tính bền vững với cuộc khảo sát từ 766 CEO của gần 100 quốc gia trên thế giới. Kết quả khảo sát cho thấy 98% các CEO của ngân hàng khẳng định tầm quan trọng của các vấn đề bền vững đối với sự thành công trong tương lai của hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, họ cũng đồng ý với sự cần thiết của việc tích hợp các vấn đề này vào chiến lược và hoạt động của họ.

pdf195 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -----∞∞----- BÙI KHẮC HOÀI PHƢƠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG C C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2019 NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -----∞∞----- BÙI KHẮC HOÀI PHƢƠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG C C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS TÔ KIM NGỌC 2. PGS.TS NGUYỄN THỊ MÙI HÀ NỘI - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng quy định và kết quả của luận án là trung thực. Ngƣời cam đoan NCS. Bùi Khắc Hoài Phƣơng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án là tổng hợp quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc nổ lực của bản thân. Tác giả còn nhận được sự giúp đỡ quý báu từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã đồng hành trong suốt quá trình nghiên cứu của mình. Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Hai giảng viên hướng dẫn là PGS.TS Tô Kim Ngọc và PGS.TS Nguyễn Thị Mùi đã tận tình định hướng, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu từ khi nhận tên đề tài đến khi kết thúc luận án. Các Thầy, Cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng, khoa Sau Đại học của Học viện ngân hàng đã tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho nghiên cứu sinh. Cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng các cấp đã có những góp ý giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án tốt hơn. Cảm ơn các chuyên gia, nhà quản lý ngân hàng trong việc góp ý trực tiếp và phản hồi vào phiếu khảo sát giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, anh chị đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ, động viên hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Bùi Khắc Hoài Phƣơng iii MỤC LỤC CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ UẬN CƠ ẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI................................................................. 18 1.1 QUAN ĐIỂM, CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................. 18 1.1.1 Quan điểm về phát triển bền vững ............................................................... 18 1.1.2 Quan điểm phát triển Ngân hàng bền vững ................................................. 19 1.1.3 Các mô hình phát triển bền vững ngân hàng thương mại ........................... 23 1.2. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ Đ NH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................................... 30 1.2.1 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về kinh tế ....................... 32 1.2.2 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về xã hội ........................ 40 1.2.3 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về m i trư ng ................ 42 1.2.4 Cung cấp sản phẩm bền vững ...................................................................... 42 1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ..................................... 43 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững NHTM ở một số nước ............................ 43 1.3.2 Bài học về phát triển bền vững cho các NHTM Việt Nam .......................... 51 1.4 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HA NG THƢƠNG MA I .. 56 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG C C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008- 2017 ........................... 62 2.1. HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM TỪ 2011 ĐẾN NAY .................................. 62 2.1.1 Quy m và cơ cấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ............ 62 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM ........................................ 64 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CA C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 66 2.2.1 Khung pháp lý về phát triển bền vững các ngân hàng thương mại ............. 66 2.2.2 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về kinh tế ....................... 69 2.2.3 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về xã hội ........................ 96 2.2.4 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về m i trư ng .............. 104 2.2.5 ung cấp sản phẩm tài chính bền vững ..................................................... 111 iv 2.3 Đ NH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................................... 114 2.3.1 Những kết quả đạt được ............................................................................. 114 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 118 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 129 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG C C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2025 ....................................... 130 3.1 CÁC CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHA T TRIÊ N BÊ N VƢ NG HÊ THÔ NG NHTM VIỆT NAM TRONG XU THÊ HÔ I NHÂ P ........................... 130 3.1.1 Xu thế phát triển bền vững hệ thống NHTM.............................................. 130 3.1.2 Định hướng phát triển bền vững các NHTM Việt Nam đến năm 2025 ..... 131 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................................................... 134 3.2.1 Nâng cao mức độ ổn định và lành mạnh của các ngân hàng thương mại 134 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro m i trư ng và xã hội ........................ 140 3.2.3 Nâng cao chất ượng nguồn nhân lực cho phát triển bền vững ................ 145 3.2.4 Giải pháp về ứng dụng công nghệ hướng đến phát triển bền vững .......... 147 3.2.5 iải pháp đa dạng hóa sản phẩm và cung cấp tài chính bền vững .......... 151 3.2.7 Các giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững ngân hàng thương mại ............ 154 3.3 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 155 3.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ......................................... 155 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................................... 156 3.3.3 Đối với Ngân hàng thương mại ................................................................. 157 3.3.4 Đối với các doanh nghiệp vay vốn............................................................. 158 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 159 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 160 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BĐH Ban điều hành CAR Capital Adequacy Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CBNV Cán bộ nhân viên CSR Sustainable corporate Responsibility Trách nhiệm của công ty bền vững CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương DNNVV small and medium sized enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa DJSI The Dow Jones Sustainability Indices Chỉ số bền vững Dow Jones EE Energy efficiency Hiệu quả năng lượng EEC European Economic Community Cộng đồng Kinh tế châu Âu EPs Equator Principles Các nguyên tắc xích đạo EPFIs The Equator Principles Financial Institutions Định chế Tài chính Tham gia Nguyên tắc Xích đạo ESMS Environmental and Social Management System Hệ thống quản lý môi trường và xã hội E&S Environmental and Social Môi trường và xã hội GABV The Global Alliance for Banking Values Liên minh toàn cầu về các giá trị của ngân hàng GCTF Green Credit Trust Fund Quỹ ủy thác tín dụng xanh HĐQT Hội đồng Quản trị ISO International Organization for Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế IFC International finance Công ty tài chính quốc tế thuộc Ngân vi corporation hàng Thế giới LDR Tỷ lệ dư nợ so với tổng tiền gửi NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NHBV Ngân hàng bền vững RE Renewable energies Năng lượng tái tạo ROA Return on Asset Tỷ lệ lợi nhuận thuần so với tổng tài sản ROE Return On Equity Lợi nhuận thuần so với vốn chủ sở hữu SRI Socially Responsible Investments Đầu tư trách nhiệm xã hội TCVM Tài chính vi mô TCTD Tổ chức tín dụng UN Global Compact United Nations Global Compact Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc VAMC Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các quốc gia thành lập khung chính sách phát triển bền vững hệ thống ngân hàng ............................................................................................................ 52 Bảng 1.2: Các giai đoạn phát triển sản phẩm bền vững toàn diện ....................... 55 Bảng 2.1: Số lượng các TCTD giai đoạn 2012-2017 ........................................... 62 Bảng 2.2: Tài sản và nguồn vốn của các tổ chức tín dụng năm 2017 .................. 63 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của NHTM ................................................. 64 Bảng 2.4: Hệ số CAR của NHTM ....................................................................... 65 Bảng 2.5: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHTM ....................... 66 Bảng 2.6: Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của NHTM ............................................. 70 Bảng 2.7: Mô tả tỷ lệ đòn bẩy tài chính ............................................................... 71 Bảng 2.8: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trung bình giai đoạn 2008-2017 .................... 71 Bảng 2.9: Mô tả các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng ......................................... 72 Bảng 2.10: Nhóm tiêu chí về khả năng sinh lời của NHTM giai đoạn 2008-2017 ............................................................................................. 73 Bảng 2.11: Mô tả khả năng sinh lời ..................................................................... 74 Bảng 2.12: Tốc độ tăng tổng tài sản của NHTM ................................................. 74 Bảng 2.13: Tốc độ tăng dư nợ của NHTM .......................................................... 75 Bảng 2.14: Tốc độ tăng thu nhập thuần của NHTM ............................................ 76 Bảng 2.15: Mô tả các tiêu chí phản ánh năng lực quản lý ................................... 77 Bảng 2.16: Tiêu chí dư nợ so với tổng tiền gửi của NHTM giai đoạn 2008-2017 ............................................................................................. 78 Bảng 2.17: Cơ cấu sở hữu của NHTM năm 2017 ................................................ 84 Bảng 2.18: Kết quả thoái vốn của VCB tại các tổ chức....................................... 95 Bảng 2.19: Đầu tư vào an sinh xã hội của NHTM năm 2017 ............................ 103 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số lượng các TCTD giai đoạn 2012-2017 ...................................... 62 Biểu đồ 2.1: Hệ số CAR của hệ thống ngân hàng thương mại ............................ 66 Biểu đồ 2.2: Tổng vốn chủ sở hữu của các NHTM năm 2017 ............................ 70 Biểu đồ 2.3: Chất lượng tài sản của NHTM giai đoạn 2007-2017 ..................... 72 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng so với tổng tài sản giai đoạn 2008-2017 ............................................................................................. 77 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản giai đoạn 2008-2017 của NHTM ............ 79 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ khả năng chi trả năm 2017 của NHTM .................................. 80 Biểu đồ 2.7: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của NHTM năm 2017 ...... 81 Biểu đồ 2.8: Số lượng ATM và POS của NHTM ................................................ 82 Biểu đồ 2.9: Số lượng thẻ của NHTM ................................................................. 83 Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM năm 2017 ........................ 87 Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ trung hạn, dài hạn so với tổng dư nợ năm 2017 ............. 89 Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn so với tổng tiền gửi khách hàng năm 2017 ........................................................................................... 90 Biểu đồ 2.13: Thu nhập lãi thuần và ngoài lãi của các NHTM bình quân giai đoạn 2008-2017 .................................................................................................... 91 Biểu đồ 2.14: Cơ cấu thu nhập bình quân của NHTM ........................................ 92 Biểu đồ 2.15: Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập của các nước trong khu vực Euro ............................................................................................... 92 Biểu đồ 2.16: Nợ xấu của NHTM ........................................................................ 93 Biểu đồ 2.17: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động ...................... 97 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các trụ cột của phát triển bền vững ..................................................... 19 Hình 1.2 Các mức độ phát triển bền vững ngân hàng thương mại ...................... 24 Hình 1.3: Mô hình ngân hàng bền vững kêt hợp với kinh doanh truyền thống ... 27 Hình 1.4: Các nguyên tắc về NHBV của GABV ................................................. 29 Hình 1.5: Phân loại dự án theo PROPER ............................................................ 45 Hình 1.6: Danh mục sản phẩm của KfW ............................................................. 50 Hình 2.1: Số lượng các NHTM giai đoạn 2012-2017 ......................................... 62 Hình 2.2: Số chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người lớn ................................. 63 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tính bền vững trong hoạt động ngân hàng được bàn luận ngày càng nhiều tại các nước phát triển kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các nhà quản lý ngân hàng tin rằng thực hiện bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thành công của ngân hàng trong tương lai. Họ cũng tin tưởng vào sự cần thiết của việc gắn các vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong khoảng thời gian này, Peter Sands, Tổng giám đốc của Standard Chartered, viết trong Báo cáo Đánh giá Bền vững của ngân hàng năm 2009 rằng "Đối với một ngân hàng, cuộc khủng hoảng chúng ta vừa mới trải qua việc duy trì tính bền vững không còn là một sự lựa chọn nữa. Chúng ta phải chứng minh rằng mô hình kinh doanh của chúng ta là bền vững. Chúng ta phải chứng minh rằng chúng ta đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển bền vững. Chúng ta phải chứng tỏ rằng nhận thức về các vấn đề bền vững đã được gắn liền trong cách chúng ta điều hành kinh doanh”. Quan điểm này được cũng cố khi nghiên cứu về tính bền vững của hai tổ chức United Nations Global Compact và Accenture (2010) được công bố. Đây được xem là nghiên cứu lớn nhất về tính bền vững với cuộc khảo sát từ 766 CEO của gần 100 quốc gia trên thế giới. Kết quả khảo sát cho thấy 98% các CEO của ngân hàng khẳng định tầm quan trọng của các vấn đề bền vững đối với sự thành công trong tương lai của hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, họ cũng đồng ý với sự cần thiết của việc tích hợp các vấn đề này vào chiến lược và hoạt động của họ. Tầm quan trọng của tính bền vững đối với công ty/ngân hàng Nguồn: United Nations Global Compact and Accenture CEO Study (2010). 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tổng số Ngân hàng 54% 68% 39% 30% Rất quan trọng Quan trọng 2 Mô hình ngân hàng bền vững mang lại nhiều lợi ích cho một quốc gia, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nền công nghiệp xanh và gia tăng lợi ích cho tổ chức tài chính. Phát triển ngân hàng bền vững sẽ làm gia tăng giá trị tài sản trong tương lai cho ngân hàng, thông qua việc hỗ trợ các dự án xanh, thân thiện với môi trường sẽ giúp ngân hàng tạo mối quan hệ gắn kết với khách hàng và tạo hình ảnh tốt với công chúng, cung cấp các sản phẩm xanh, tài chính bền vững. Khảo sát IFC (2002) cho biết 86% báo cáo những thay đổi tích cực từ tích hợp hệ thống (Quản lý rủi ro môi trường và xã hội –ESMS) vào kinh doanh của họ, 19% thay đổi đáng kể, 0% báo cáo thay đổi tiêu cực. Khảo sát của UNEPFI (2007) có 26 tổ chức tài chính trong CEE đánh giá tình trạng nhận thức về phát triển bền vững, có hơn 90% các tổ chức đã triển khai thực tiễn kinh doanh bền vững nhằm mục tiêu chủ yếu là tăng cường danh tiếng và tiết kiệm chi phí. Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã phát triển mô hình bền vững như: Alpha Bank, Allied Irish Banks, Bank Austria, Barclays, BBVA, Credit Agricole, Credit Lyonnais, Deutsche, Ausgleichsbank, KBC, Nordea, Royal Bank of Scotlandcàng chứng tỏ tầm quan trọng của tính bền vững ngân hàng trong xu thế hội nhập ngành tài chính ngày càng sâu và rộng. Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại đang tiếp tục được tái cấu trúc gắn với xử lý nợ xấu để đảm bảo sự an toàn, lành mạnh, bền vững của tổ chức tín dụng, từ đó tạo tiền đề vững chắc để kiềm chế lạm phát, đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Sau quá trình tái cấu trúc giai đoạn (2011-2015), năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại đã được cải thiện, theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTM nợ xấu so với dư nợ của toàn hệ thống đã được đẩy lùi về dưới mức 3%, đây là mức an toàn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Một số ngân hàng thương mại yếu kém được giải quyết thông qua bán các nợ xấu cho VAMC (công ty quản lý tài sản), hay sáp nhập với các ngân hàng khác, cá biệt, có một số ngân hàng thương mại được ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0 đồng Phát triển bền vững tại các NHTM Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, một số ngân hàng đang quan tâm và từng bước lồng ghép vấn đề môi trường nhằm hỗ trợ các quyết định tín dụng, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí về môi trường 3 trong hoạt động nội bộ. Hiện vẫn chưa có NHTM nào phát triển theo mô hình ngân hàng bền vững, các NHTMNN đóng vai trò chi phối trong hệ thống các TCTD, ngoại trừ 3 NHTMNN được mua lại với giá 0 đồng các NHTMNN có tình hình tài chính lành mạnh có năng lực và quy mô lớn, trong đó vẫn chưa có ngân hàng nào kinh doanh theo mô hình bền vững. Các NHTMCP có những ngân hàng quy mô vốn nhỏ nhưng có năng lực tài chính lành mạnh, có khả năng phát triển theo mô hình bền vững và một số NHTMCP đã hoàn thành giai đoạn tái cấu trúc (2011- 2015) như SHB, Maritime BankHiện nay có nhiều rào cản trong quá trình thực hiện mô hình bền vững như: nhiều ngân hàng chưa có hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, các giải pháp thực hiện đang còn thiếu, khung pháp lý chưa hoàn thiện, hạn chế về nguồn lực...Phát triển bền vững NHTM bao gồm ba trụ cột chính đó là năng lực tài chính lành mạnh, hiệu quả, có trách nhiệm với môi trường và nhằm cân bằng lợi ích của các bên liên quan bao gồm của cổ đông, khách hàng, cơ quan quản lý, nhân viên và rộng hơn là mang lại ích cho cả cộng đồng. Phát triển bền vững tạo ra nhiều giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giúp ngân hàng thu được lợi nhuận nhờ tăng cường uy tín, nâng giá trị thương hiệu, tăng khả năng gắn kết giữa các bên liên quan. Mặt khác, phát triển bền vững giúp ngân hàng năng tự phục hồi, duy trì hoạt động khi có tổn thất xảy ra do các tác động từ bên ngoài. Trong xu thế toàn cầu hóa, hệ thống ngân hàng thương mại phải hội nhập sâu và rộng, vì vậy phát triển bền vững nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và vị thế của ngân
Luận văn liên quan