1. Tính cấp thiết của đề tài
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác xã hoạt động
trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, có địa bàn hoạt động chủ yếu ở khu vực nông
nghiệp, nông thôn; bộ máy tổ chức được xây dựng theo mô hình kinh tế hợp tác,
hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho các
thành viên của mình.
Được xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và mau chóng trở
thành phong trào lan rộng ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á. với nhiều tên
gọi khác nhau như Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng và tiết kiệm, QTDND,
NHHTX,. mô hình kinh tế này đã trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng
không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân không chỉ ở những nước đang phát
triển mà ở ngay các nước kinh tế phát triển như CHLB Đức, Hà Lan, Canada,
Ở Việt Nam, tiền thân của mô hình QTDND là các Hợp tác xã tín dụng
được hình thành theo phong trào hợp tác hóa từ những năm 1960, cùng với sự
thay đổi về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, loại hình này cũng đã có những thay
đổi cả về tên gọi, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động; dù vậy, trong mọi hoàn
cảnh loại hình TCTD này vẫn luôn khẳng định được vai trò đáng kể của nó trong
việc tham gia giải quyết các mục tiêu liên quan đến nông nghiệp, nông dân và
nông thôn của Đảng và Nhà nước.
207 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển bền vững hệ thống quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính, ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐÀO MINH TÚ
2. PGS. TS. LÊ VĂN LUYỆN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên
cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn sử dụng trong luận án đã ghi rõ
tên tài liệu tham khảo và tác giả của tài liệu đó, mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn!
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ngọc Anh
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành là thành quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả.
Trong suốt thời gian nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự đóng góp quý báu từ
nhiều tổ chức, cá nhân. Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn:
- Tập thể các thầy là người hướng dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh: TS.
Đào Minh Tú và PGS. TS. Lê Văn Luyện đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình,
truyền cảm hứng nghiên cứu cho nghiên cứu sinh trong thời gian học tập cũng
như khi xây dựng và hoàn thiện luận án.
- Các Thầy, Cô của Học viện Ngân Hàng, Khoa Sau đại học, Khoa Tài
chính đã tạo điều kiện học tập và nghiên cứu cho nghiên cứu sinh
- Quý Thầy, Cô hội đồng các cấp đóng góp, phản biện các ý kiến quý báu
giúp hoàn thiện luận án.
- Các cán bộ, đồng nghiệp thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các cán bộ thuộc Hiệp hội QTDND, Ngân hàng
Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ trong
quá trình tác giả thu thập, tham gia cuộc phỏng vấn chuyên gia, khảo sát,.
- Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên tác giả hoàn thành luận án.
Dù đã cố gắng rất nhiều trong thời gian nghiên cứu nhưng bản Luận án
này không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của Quý Thầy/Cô, đồng nghiệp và những người quan tâm để
bản Luận án này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ngọc Anh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 2
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 9
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 14
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án .............................................................. 15
6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 15
6.1. Về mặt lý luận ............................................................................................... 15
6.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 16
Chương 1 .............................................................................................................. 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG ...................... 17
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ........................................................................... 17
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN
DÂN ..................................................................................................................... 17
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm Quỹ tín dụng nhân dân ......................................... 17
1.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và đặc trưng của Quỹ tín dụng nhân dân 22
1.1.3. Các loại hình Quỹ tín dụng nhân dân ......................................................... 24
1.1.4. Mô hình tổ chức của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân .............................. 25
1.1.5. Tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân..................................... 27
1.1.6. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................ 30
1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 33
1.2.1. Quan điểm về phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ........ 33
1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững của hệ thống Quỹ tín dụng
nhân dân ............................................................................................................... 40
1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống Quỹ tín dụng
nhân dân ............................................................................................................... 46
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CHO HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN Ở
VIỆT NAM .......................................................................................................... 50
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế .................................................................................. 50
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................... 61
Chương 2 .............................................................................................................. 64
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ............................................................................ 64
CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VIỆT NAM ....................... 64
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM .................................................................... 64
2.1.1. Sự hình thành của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã ở Việt Nam ... 64
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt
Nam ...................................................................................................................... 67
2.1.3. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hình thành và phát triển của
hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân .......................................................................... 75
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN .................................................................................... 78
2.2.1. Tổ chức và hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân .............................. 79
2.2.2. Thực trạng của các tổ chức hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ......... 88
2.2.3. Quản lý nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân .................... 108
2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM TỪ KHI HÌNH THÀNH ĐẾN NAY ...... 113
2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 113
2.3.2. Những hạn chế ảnh hưởng đến sự bền vững của các Quỹ tín dụng nhân
dân ...................................................................................................................... 130
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................. 138
Chương 3 ............................................................................................................ 146
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG ..................................... 146
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM ................................................ 146
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM ................. 146
3.1.1. Cơ hội ....................................................................................................... 146
3.1.2. Thách thức ................................................................................................ 147
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN
DÂN ................................................................................................................... 149
3.2.1. Quan điểm có tính định hướng phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
............................................................................................................................ 149
3.2.2. Nguyên tắc phát triển bền vững ............................................................... 150
3.2.2. Mục tiêu phát triển bền vững cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ........ 152
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM .............................................................................. 154
3.3.1. Giải pháp phát triển bền vững đối với từng Quỹ tín dụng nhân dân ....... 154
3.3.2. Tăng cường tính liên kết giữa các Quỹ tín dụng nhân dân ...................... 158
3.3.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mô hình tổ chức hoạt động của Quỹ tín
dụng nhân dân và của các tổ chức hỗ trợ hệ thống ............................................ 172
3.3.4. Tăng cường thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước ............... 174
3.3.5. Hỗ trợ của chính quyền địa phương, lãnh đạo chỉ đạo của các tổ chức xã
hội ....................................................................................................................... 176
3.3.6. Tăng cường sự tham gia của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ...................... 176
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 177
3.4.1. Đối với Quốc hội ...................................................................................... 177
3.4.2. Đối với Chính phủ .................................................................................... 177
3.4.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .................................................. 178
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 183
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................... 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 187
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bộ tiêu chí phát triển bền vững Dow Jones ............................................. 3
Bảng 2. Bộ tiêu chí phát triển bền vững GRI ......................................................... 4
Bảng 1.1. Những điểm khác biệt giữa QTDND và NHTM ................................. 24
Bảng 1.2. Những đặc điểm chủ yếu của một TCTDHT vững mạnh ................... 35
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của loại hình TCTDHT ............... 40
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của các QTDND (1994 – 2016) .................. 84
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ cho vay của các QTDND (1994 – 2016) .................. 86
Bảng 2.3. Tình hình thu nhập của các QTDND (1994 – 2016) ........................... 87
Bảng 2.4: Diễn biến nguồn vốn của QTDTW/NHHTX (2001 – 2016) .............. 96
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng vốn của QTDTW/NHHTX (2001 – 2016) .......... 100
Bảng 2.6. Số lượng QTDND, số lượng thành viên tham gia hệ thống QTDND từ
năm 1994 đến năm 2016 ..................................................................... 119
Bảng 2.7. Quy mô món vay trung bình của QTDND giai đoạn 2010-2016 ...... 125
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Quan điểm về PTBV của QTDND ........................................................... 7
Hình 1.1. Mô hình hệ thống QTDND .................................................................. 26
Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức của một QTDND ......................................................... 28
Hình 1.3. Mô hình hệ thống QTDND ................................................................. 46
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống QTDND theo đề án thí điểm (Đề án 390) .................. 68
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống QTDND (1995 -1999) ................................................ 69
Hình 2.3. Sơ đồ mô hình hệ thống QTDND (2000 – 2004) ................................ 71
Hình 2.4. Mô hình hệ thống QTDND (2005 – 2012) .......................................... 73
Hình 2.5. Cơ cấu tổ chức của một QTDND ......................................................... 79
Hình 2.6. Diễn biến lợi nhuận của các QTDND (1994 – 2016) .......................... 85
Hình 2.7. Tổng tài sản của QTDTW/NHHTX (2001-2016) ................................ 94
Hình 2.8. Cơ cấu nguồn vốn của QTDTW/NHHTX (2001-2016) ...................... 95
Hình 2.9. Cơ cấu vốn điều lệ và quỹ của QTDTW/NHHTX (2001-2016) ......... 97
Hình 2.10. Tổng dư nợ của QTDTW/NHHTX (2001 – 2016) ............................ 98
Hình 2.11. Tỷ lệ nợ xấu của QTDTW/NHHTX (2001 – 2016)........................... 99
Hình 2.12. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Hiệp hội QTDND Việt Nam ................. 103
Hình 2.13. Số lượng QTDND (1994-2016) ....................................................... 117
Hình 2.14. Số lượng thành viên tham gia QTDND (1994-2016 ........................ 118
Hình 2.15. Số lượng thành viên tham gia / QTDND (1994-2016) .................... 118
Hình 2.16. Tình hình nguồn vốn của các QTDND (1994 – 2016) .................... 120
Hình 2.17. Tốc độ tăng trưởng vốn của các QTDND (1994 – 2016) ................ 120
Hình 2.18. Nguồn vốn bình quân của một QTDND (1994 – 2016) ................. 121
Hình 2.19. Tình hình dư nợ của các QTDND (1994 – 2016) ............................ 122
Hình 2.20. Tình hình dư nợ bình quân 1 QTDND (1994 – 2016) ..................... 122
Hình 2.21. Khả năng đáp ứng vốn vay của QTDND (1994 – 2016) ................. 123
Hình 2.22. Tình hình nợ xấu của các QTDND (1994 – 2016) .......................... 124
Hình 2.23. ROA, ROE của hệ thống QTDND (2000 – 2016) ........................... 125
Hình 3.1. Phân loại các QTDND theo “mức độ cảnh báo nguy cơ” ................. 161
Hình 3.2. Đề xuất áp dụng mô hình hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân .............. 165
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ cái
viết tắt
Tên tiếng Việt đầy đủ Tên tiếng Anh đầy đủ
1 ADB Ngân hàng phát triển châu Á Asian Development
Bank
2 BKS Ban kiểm soát
3 BHTG Bảo hiểm tiền gửi
4 BHTGVN Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
5 DZ Bank Ngân Hàng Hợp tác xã Trung
ương Đức
Deutsche Zentral Bank
6 ĐHTV Đại hội thành viên
7 HĐGS Hội đồng giám sát
8 HĐQT Hội đồng quản trị
9 HTX Hợp tác xã
10 HTXTD Hợp tác xã tín dụng
11 NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã
12 NHHTXCS Ngân hàng Hợp tác xã cơ sở
13 NHHTXTW Ngân hàng Hợp tác xã trung ương
14 NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
15 NHTM Ngân hàng thương mại
16 PTBV Phát triển bền vững
17 QTD Quỹ tín dụng
18 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
19 QTDNDKV Quỹ tín dụng nhân dân khu vực
20 QTDNDTW Quỹ tín dụng nhân dân TW
21 QTDNDCS Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
22 TCTD Tổ chức tín dụng
23 TCTDHT Tổ chức tín dụng hợp tác
24 TCVM Tài chính vi mô
25 TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác xã hoạt động
trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, có địa bàn hoạt động chủ yếu ở khu vực nông
nghiệp, nông thôn; bộ máy tổ chức được xây dựng theo mô hình kinh tế hợp tác,
hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho các
thành viên của mình.
Được xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và mau chóng trở
thành phong trào lan rộng ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á... với nhiều tên
gọi khác nhau như Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng và tiết kiệm, QTDND,
NHHTX,... mô hình kinh tế này đã trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng
không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân không chỉ ở những nước đang phát
triển mà ở ngay các nước kinh tế phát triển như CHLB Đức, Hà Lan, Canada,
Ở Việt Nam, tiền thân của mô hình QTDND là các Hợp tác xã tín dụng
được hình thành theo phong trào hợp tác hóa từ những năm 1960, cùng với sự
thay đổi về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, loại hình này cũng đã có những thay
đổi cả về tên gọi, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động; dù vậy, trong mọi hoàn
cảnh loại hình TCTD này vẫn luôn khẳng định được vai trò đáng kể của nó trong
việc tham gia giải quyết các mục tiêu liên quan đến nông nghiệp, nông dân và
nông thôn của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện Nghị quyết lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng khoá VII về chủ
trương tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, từ giữa năm
1993 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chủ trương về xây dựng mô hình
QTDND; căn cứ chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 390/TTg cho phép triển khai thí điểm thành lập QTDND. Sau hơn hai mươi
năm xây dựng và phát triển, cho đến nay, mô hình tổ chức của các QTDND về
cơ bản đã được hoàn thiện.
2
Là loại hình TCTDHT hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ
giữa các thành viên sinh sống và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh ở
trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, một khu vực được cho là rất nhạy cảm và
dễ bị tổn thương trước các điều kiện ngoại cảnh. Hơn nữa ngay trong nội bộ của
hệ thống QTDND cũng còn nhiều tồn tại, dẫn tới sự kém an toàn của từng
QTDND và của toàn hệ thống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt
Nam đã thực sự trở thành một nước có nền kinh tế thị trường; Các NHTM và các
loại hình TCTD khác phát triển ngày càng mạnh mẽ, thị phần vươn rộng hơn đến
cả những khu vực từ trước đến nay vẫn được coi là lãnh địa riêng của QTDND;
Trong bối cảnh đó QTDND muốn tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi phải có
những thay đổi mang tính cách mạng. Bên cạnh đó, QTDND cũng giống như các
TCTD hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng – một lĩnh vực được cho là
tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên tính an toàn của mỗi QTDND và cả hệ thống càng phải
được chú trọng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển bền
vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam” để xây dựng luận án.
Là một trong những người tham gia ngay từ giai đoạn đầu thành lập thí
điểm các QTDND, tác giả có điều kiện tiếp cận với quá trình thành lập, cho đến
xây dựng và hoàn thiện mô hình hệ thống QTDND ở Việt Nam; tiếp cận, học tập
kinh nghiệm phát triển hệ thống QTDND ở một số nước trên thế giới như hệ
thống Desjardins, Canada, hệ thống NHHTX Đức, NHHTX Rabobank - Hà Lan,
NHHTX ở Vân Nam - Trung Quốc,. Thông qua thực hiện đề tài này, tác giả
mong muốn đề xuất các giải pháp để hệ thống QTDND ở Việt Nam phát triển
bền vững trong thời gian tới.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngay từ những năm năm mươi của thế kỷ trước, PTBV đã trở thành một
môn khoa học được nhiều cá nhân, quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm nghiên
3
cứu. Các nghiên cứu này đã đưa ra được những khái niệm, nguyên tắc và ti