Ngành cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những
bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự
phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên và của Việt Nam.
Trong hơn 40 năm qua, phát triển kinh tế trên đất Tây Nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng là một kỳ tích phát triển trên phương diện quy mô và cơ cấu.
Một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó chủ yếu là các cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu, đã tạo ra hình ảnh nổi bật về Tây
Nguyên. Cà phê Việt Nam đã trở thành hiện tượng trên thị trường cà phê quốc tế và
Tây Nguyên nói chung, Buôn Mê Thuột nói riêng trở thành địa danh trong
marketing địa phương được biết đến như một trong những trung tâm sản xuất cà
phê lớn bậc nhất của thế giới.
Đắk Lắk có 311 nghìn ha đất đỏ Bazan, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển
các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cà phê. Diện tích
trồng cà phê toàn tỉnh đến năm 2011 có trên 200.000 ha các loại, là tỉnh có diện tích
cà phê lớn nhất cả nước. Sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh từ năm 2005 đến năm
2010 đạt bình quân trên 300 ngàn tấn/năm. Riêng vụ thu hoạch 2010-2011 sản
lượng cà phê thu hoạch 487.748 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 của toàn tỉnh 602
triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu
của cả tỉnh [19] [20]. Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40%
GDP của tỉnh và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh
cà phê. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ nay đến năm 2015,
cây cà phê vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh
Đắk Lắk [19] [20].
Như vậy, sự phát triển cà phê làm thay đổi bộ mặt cao nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng và tính chất của sự phát triển rất nhanh đó tất yếu dẫn đến
các vấn đề về chất lượng phát triển. Nó sự phá vỡ kết cấu phát triển đã tồn tại hàng
2
nghìn năm trên cao nguyên, đã đảo lộn các cân bằng tự nhiên, cân bằng kinh tế và
các cân bằng mô hình tổ chức xã hội.
Việc sản xuất cà phê với mật độ tập trung cao, thiếu quy hoạch đã tạo ra các
hậu họa trước mắt như sự thay đổi môi trường sinh thái, sự thay đổi cấu trúc kinh tế,
sự thay đổi cấu trúc quần cư từ tính dân tộc học thuần túy dựa trên nền tảng tổ chức
xã hội dân sự đến tổ chức xã hội pháp lý ban đầu của những người nhập cư Điều
đó đã tạo ra một Tây Nguyên trong đó có tỉnh Đắk Lắk sản xuất cà phê được dẫn
dắt bởi thị trường tự phát công phá tài nguyên đã tồn tại hàng nghìn năm để tạo nên
một nền nông nghiệp độc canh sản xuất hàng hóa với đồng loạt sản phẩm sơ chế.
Việc đó về bản chất đã chứa đựng sự bất ổn, phi tự nhiên, phi nguyên tắc khai thác
tự nhiên và đầy phi lý thị trường
230 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN HOÁ
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HUẾ - NĂM 2014
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN HOÁ
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 62.62.0115
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Xuân
HUẾ - NĂM 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn
trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án
ii
LỜI CÁM ƠN
Trước hết cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn vị
và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận
án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo và Chuyên viên
các Sở, Ban, Ngành và lãnh đạo huyện, các Phòng, Ban của các huyện trong tỉnh
Đắk Lắk đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những thông tin cần
thiết để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Phát triển,
Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và
tập thể các Nhà khoa học kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, đóng
góp nhiều ý kiến khoa học quý giá trong quá trình hoàn thiện luận án. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Mai Văn Xuân, Trưởng khoa Kinh
tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau Đại học
Đại học Huế, Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và các phòng, ban của
Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi nhiều
mặt để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân,
gia đình và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank)
2 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)
3 ASEAN Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations)
4 BQ Bình Quân
5 BVTV Bảo vệ thực vật
6 CKKD Chu kỳ kinh doanh
7 CN-XD Công nghiệp – Xây dựng
8 CP Cà phê
9 CPI Chỉ số giá tiêu dùng
10 DT Diện tích
11 DTCP Diện tích cà phê
12 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long
13 ĐVT Đơn vị tính
14 FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (the Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
15 GAP Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices )
16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production)
17 GO Giá trị sản xuất (Gross Ouput)
18 GOCP Giá trị sản xuất cà phê
19 GOCP/NK Giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu
20 GONN Giá trị sản xuất nông nghiệp
21 HQ Hiệu quả
22 HTX Hợp tác xã
23 ICO Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization)
24 IMF Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
25 ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization)
26 KD Kinh doanh
27 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
28 KHKT Khoa học kỹ thuật
29 KQ Kết quả
30 KTCB Kiến thiết cơ bản
31 KTNN Kỹ thuật Nông nghiệp
32 KT-XH Kinh tế - Xã hội
33 LĐ Lao động
34 LNKT Lợi nhuận kinh tế
35 MI Thu nhập hỗn hợp
36 NLN Nông lâm nghiêp
37 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
iv
38 NS Năng suất
39 NSBQ Năng suất bình quân
40 NXB Nhà xuất bản
41 PTCPBV Phát triển cà phê bền vững
42 PTNN Phát triển Nông nghiệp
43 PT-NN-NT Phát triển – Nông nghiệp – Nông thôn
44 PTNT Phát triển Nông thôn
45 QH Quy hoạch
46 SL Sản lượng
47 STT Số thứ tự
48 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
49 SX Sản xuất
50 SXKD Sản xuất kinh doanh
51 TC Tổng chi phí
52 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
53 TĐPT Tốc độ phát triển
54 TN-MT Tài nguyên – Môi trường
55 VietGAP Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam
56 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
57 XK Xuất khẩu
58 XKCP Xuất khẩu cà phê
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... viiii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
3. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Những đóng góp mới của luận án....................................................................... 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PTCPBV................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững .......................................... 6
1.1.1. Khái niệm và lý luận về phát triển cà phê bền vững ................................. 6
1.1.2. Đặc điểm ngành hàng cà phê liên quan đến PTCPBV ............................ 27
1.1.3. Nội dung phát triển cà phê bền vững ....................................................... 30
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững ......................... 32
1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển cà phê bền vững ............................................ 42
1.2.1. Các tổ chức và chương trình thành công trong quản lý về PTCPBV ...... 42
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về PTCPBV ở một số nước trên thế giới ............ 44
1.2.3. Khái quát chung tình hình sản SX và XK cà phê trên thế giới và VN .... 49
1.2.4. Những bài học kinh nghiệm về PTCPBV ở Việt Nam ........................... 50
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 54
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk ................................... 54
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu ............................................................... 54
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................ 55
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội .......................................................................... 57
vi
2.2. Tổng quan về phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk............................................. 58
2.2.1. Lịch sử phát triển cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk ................................... 58
2.2.2. Tình hình chung về phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk ................ 60
2.3. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển cà phê bền vững ........... 65
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu ...................................................................................... 65
2.3.2. Khung phân tích phát triển cà phê bền vững ........................................... 66
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 68
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu .............................................................................. 68
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu .............................................. 68
2.4.3. Xử lý số liệu ............................................................................................ 69
2.4.4. Phương pháp phân tích ............................................................................ 69
2.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển cây cà phê bền vững ................ 78
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK ............ 85
3.1. Thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk ................................. 85
3.1.1. Phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk ........................... 85
3.1.2. Phát triển cà phê bền vững về mặt xã hội ở tỉnh Đắk Lắk .................... 106
3.1.3. Phát triển cà phê bền vững về mặt môi trường ở tỉnh Đắk Lắk ............ 116
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk ................. 123
3.2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 123
3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất ................................................ 126
3.2.3. Nhóm nhân tố về thị trường ................................................................... 132
3.2.4. Tác động của chính phủ và các cơ quan nhà nước ................................. 135
3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk ......... 141
3.3.1. Những thành công trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk ....................... 141
3.3.2. Những mặt tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk .................... 143
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh ĐL. ... 146
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK ..... 149
4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp ................................... 149
4.1.1. Bối cảnh phát triển cà phê ...................................................................... 149
4.1.2. Thị trường tiêu thụ cà phê ...................................................................... 150
vii
4.1.3. Phân tích ma trận SWOT về PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ......... 153
4.2. Quan niệm và định hướng phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 .............................................................................................. 155
4.2.1. Quan niệm phát triển cà phê bền vững của Việt Nam .................................. 155
4.2.2. Quan điểm, định hướng phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk .... 155
4.3. Các giải pháp đẩy mạnh PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .................... 160
4.3.1. Nâng cao năng lực của người sản xuất – kinh doanh cà phê.................. 160
4.3.2. Nhóm giải pháp thị trường ..................................................................... 165
4.3.3. Đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất – kinh doanh cà phê ... 167
4.3.4. Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho phát triển cà phê bền vững ... 174
4.3.5. Xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho PTCPBV ....... 177
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 181
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 186
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 196
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sản lượng cà phê sản xuất của một số quốc gia trên thế giới ................... 49
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam ..... 50
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk ............................................. 57
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk từ 2000 – 2010 ........... 60
Bảng 2.3: Diện tích cà phê Đắk Lắk phân theo độ tuổi ............................................ 62
Bảng 3.1: Đóng góp của ngành cà phê trong phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk ... 86
Bảng 3.2: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ ở tỉnh Đắk Lắk . 87
Bảng 3.3: Biến động lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê của hộ .......................... 89
Bảng 3.4: Các kịch bản của lợi nhuận kinh tế trên 1 tấn cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk . 90
Bảng 3.5: Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau ........................................................ 93
Bảng 3.6: Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cà phê của hộ ở Đắk Lắk ...... 96
Bảng 3.7: Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk ... 97
Bảng 3.8: Biến động hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk100
Bảng 3.9: Biến động lao động các ngành của tỉnh Đắk Lắk năm 2005 2010 ............ 107
Bảng 3.10: Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Đắk Lắk ...................................................... 108
Bảng 3.11: Tình hình thu nhập và kết cấu thu nhập từ SXCP ở tỉnh ĐL năm 2010 ... 109
Bảng 3.12: Tình hình vay nợ của hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk .............................. 111
Bảng 3.13: Tình hình di dân tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (1976-2012) ..................... 114
Bảng 3.14: Biến động diện tích cà phê và suy giảm diện tích rừng tự nhiên của tỉnh ĐL ..... 117
Bảng 3.15: Diện tích cà phê tỉnh Đắk Lắk phân theo loại phát sinh đất năm 2009 119
Bảng 3.16: Một số công trình thủy lợi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2011 ...................... 121
Bảng 3.17: Diện tích cà phê phân theo nguồn nước tưới ........................................ 122
Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa nguồn nước tưới, tuổi cây và chi phí nước tưới CP .... 124
Bảng 3.19: Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln ........................ 127
Bảng 3.20: Thu hoạch và sơ chế cà phê của các hộ sản xuất tỉnh Đắk Lắk .................... 130
Bảng 3.21: Biến động sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa sản xuất cà
phê tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................. 134
ix
Bảng 4.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm của một số nước
hàng đầu trên thế giới và Việt Nam (2008 – 2012) ......................................... 152
Bảng 4.2: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và ..........
tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 1) ........................................................ 1588
Bảng 4.3: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và ..........
tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 2) ........................................................ 1588
x
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới ............................... 9
Sơ đồ 1.2: Nội dung phát triển cà phê bền vững ....................................................... 32
Sơ đồ 1.3: Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững ..................... 41
Sơ đồ 1.4: Khung phân tích phát triển cà phê bền vững ........................................... 67
Sơ đồ 3.1: Dòng sản phẩm trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk (% khối lượng) ...... 103
Sơ đồ 3.2: Dòng giá trị trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk .................................... 105
Biểu đồ 3.1: Biến động giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu của tỉnh Đắk Lắk ..... 110
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những
bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự
phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên và của Việt Nam.
Trong hơn 40 năm qua, phát triển kinh tế trên đất Tây Nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng là một kỳ tích phát triển trên phương diện quy mô và cơ cấu.
Một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó chủ yếu là các cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu,… đã tạo ra hình ảnh nổi bật về Tây
Nguyên. Cà phê Việt Nam đã trở thành hiện tượng trên thị trường cà phê quốc tế và
Tây Nguyên nói chung, Buôn Mê Thuột nói riêng trở thành địa danh trong
marketing địa phương được biết đến như một trong những trung tâm sản xuất cà
phê lớn bậc nhất của thế giới.
Đắk Lắk có 311 nghìn ha đất đỏ Bazan, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển
các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cà phê. Diện tích
trồng cà phê toàn tỉnh đến năm 2011 có trên 200.000 ha các loại, là tỉnh có diện tích
cà phê lớn nhất cả nước. Sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh từ năm 2005 đến năm
2010 đạt bình quân trên 300 ngàn tấn/năm. Riêng vụ thu hoạch 2010-2011 sản
lượng cà phê thu hoạch 487.748 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 của toàn tỉnh 602
triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu
của cả tỉnh [19] [20]. Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40%
GDP của tỉnh và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh
cà phê. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ nay đến năm 2015,
cây cà phê vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh
Đắk Lắk [19] [20].
Như vậy, sự phát triển cà phê làm thay đổi bộ mặt cao nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng và tính chất của sự phát triển rất nhanh đó tất yếu dẫn đến
các vấn đề về chất lượng phát triển. Nó sự phá vỡ kết cấu phát triển đã tồn tại hàng
2
nghìn năm trên cao nguyên, đã đảo lộn các cân bằng tự nhiên, cân bằng kinh tế và
các cân bằng mô hình tổ chức xã hội.
Việc sản xuất cà phê với mật độ tập trung cao, thiếu quy hoạch đã tạo ra các
hậu họa trước mắt như sự thay đổi môi trường sinh thái, sự thay đổi cấu trúc kinh tế,
sự thay đổi cấu trúc quần cư từ tính dân tộc học thuần túy dựa trên nền tảng tổ chức
xã hội dân sự đến tổ chức xã hội pháp lý ban đầu của những người nhập cư… Điều
đó đã tạo ra một Tây Nguyên trong đó có tỉnh Đắk Lắk sản xuất cà phê được dẫn
dắt bởi thị trường tự phát công phá tài nguyên đã tồn tại hàng nghìn năm để tạo nên
một nền nông nghiệp độc canh sản xuất hàng hóa với đồng loạt sản phẩm sơ chế.
Việc đó về bản chất đã chứa đựng sự bất ổn, phi tự nhiên, phi nguyên tắc khai thác
tự nhiên và đầy phi lý thị trường.
Cụ thể, do diện tích trồng cà phê tăng lên nhanh chóng và thiếu quy hoạch, vấn
đề di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên nói chung nhất là vào tỉnh Đắk
Lắk đã đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm về phát triển cà phê ở tỉnh như ngành cà phê đang
đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; sản
lượng cà phê tăng nhanh nhưng chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh
trên thị trường thế giới còn hạn chế. Sự tăng nhanh diện tích không theo quy hoạch
dẫn đến rừng bị tàn phá, đất đai thoái hoá, nguồn nước ngầm có nguy cơ suy giảm;
môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến cà phê ngày càng bị ô nhiễm, ảnh
hưởng xấu đến sinh kế của người dân. Sự bất ổn về sinh kế của dân di cư, đặc biệt là
di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk đã và đang gây nên những tác động
tiêu cực cả về khía cạnh môi trường và xã hội.
Xuất phát từ đó, để có những định hướng và giải pháp phát triển cà phê ở tỉnh
Đắk Lắk đạt hiệu quả cao và bền vững chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển cà phê
bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng pháp phát triển cà phê bền vững (PTCPBV) và đề
xuất các giải pháp chủ yếu nhằm PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ c