Về mối quan hệ giữa XDNTM và PTCĐ, có thể nói rằng có rất nhiều sự tương
đồng. Do vậy, trong những năm 1960, ở Anh, PTCĐ đồng nghĩa với phát triển nông
thôn (Trịnh Văn Tùng, 2015). Phát triển cộng đồng dựa trên những giá trị dân chủ cộng
đồng, sự tham gia quyết định của cộng đồng và là mô hình trách nhiệm chung để giải
quyết vấn đề chung với tư cách cộng đồng là chủ thể.
Có thể thấy, PTCĐ dù với tư cách là một phương pháp của công tác xã hội hay là một
phạm trù độc lập, cũng được xác định là một tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp
với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng
đồng. Còn mục tiêu của XDNTM là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Như
vậy PTCĐ và XDNTM ở Việt Nam là những vấn đề lớn có cùng mục tiêu, có mối liên hệ
và tác động với nhau trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Trong thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về XDNTM bởi nhiều nhà khoa học khác
nhau, nhưng dưới góc nhìn công tác xã hội với cộng đồng hoặc nghiên cứu đánh giá
PTCĐ trong đó lấy XDNTM làm bối cảnh nghiên cứu xem ra vẫn còn thưa vắng. Cho
đến nay, trong giới hạn hiểu biết của mình, tôi được biết một vài nghiên cứu của Liên
minh Minh bạch Ngân sách (BTAP), Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI), Trung
tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) với Báo cáo đánh giá tiếng nói của
người dân và cán bộ địa phương về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thon
mới giai đoạn 2016-2020 qua mẫu nghiên cứu nhỏ, chủ yếu định tính, ở hai tỉnh Hòa
Bình và Quảng Trị.
203 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển cộng đồng từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu tại Hòa Bình, Quảng Trị, Cà Mau), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN KHẮC TOÀN
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(NGHIÊN CỨU TẠI HÒA BÌNH, QUẢNG TRỊ, CÀ MAU)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội, năm 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN KHẮC TOÀN
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(NGHIÊN CỨU TẠI HÒA BÌNH, QUẢNG TRỊ, CÀ MAU)
Ngành: Công tác xã hội
Mã số : 9 76 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trịnh Văn Tùng
2. PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
Hà Nội, năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Văn Tùng và PGS.TS Nguyễn Thanh Bình.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Khắc Toàn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .......................... 14
1.1. Một số nghiên cứu về lý luận phát triển cộng đồng ..................................... 14
1.2. Một số nghiên cứu về thực hành phát triển cộng đồng ................................ 19
1.3. Một số nghiên cứu về thể chế, chính sách xây dựng nông thôn mới ................. 22
1.4. Một số nghiên cứu về chủ thể người dân tham gia vào phát triển cộng đồng
trong xây dựng nông thôn mới ............................................................................ 26
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 30
2.1 . Một số khái niệm cơ bản và vấn đề liên quan ............................................. 30
2.2. Lý luận phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới .................... 40
2.3. Lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu ................................................. 44
2.4. Khung phân tích ........................................................................................... 47
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 48
Chương 3: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ, CƠ CHẾ VÀ TIẾN
TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI HÒA BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ CÀ MAU...................................... 49
3.1. Khái quát kết quả xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị
và Cà Mau giai đoạn 2016-2020 ......................................................................... 49
3.2. Thực trạng vận dụng các nguyên lý phát triển cộng đồng trong XDNTM tại
các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị và Cà Mau. .......................................................... 54
3.3. Thực trạng vận dụng cơ chế phát triển cộng đồng trong XDNTM .............. 85
3.4. Thực trạng vận dụng tiến trình phát triển cộng đồng trong xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................. 118
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 125
Chương 4: BỐI CẢNH, MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI ............................................................................................................... 127
4.1. Bối cảnh xây dựng nông thôn mới ............................................................. 127
4.2. Một số vấn đề đặt ra ................................................................................... 129
4.3. Nguyên tắc xây dựng giải pháp phát triển cộng đồng trong xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................. 130
4.4. Các giải pháp thúc đẩy phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn
mới ............................................................................................................... 131
Tiểu kết chương 4 ............................................................................................ 146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
1- PTCĐ: Phát triển cộng đồng
2- NTM: Nông thôn mới
3- XDNTM: Xây dựng Nông thôn mới
4- CTXH: Công tác xã hội
5- UBND: Ủy ban Nhân dân
6- CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
7- ĐHQG: Đại học Quốc gia
8- DLCĐ: Du lịch cộng đồng
9- LĐTBXH: Lao động – Thương binh Xã hội
10- MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
11- HĐND: Hội đồng Nhân dân
12- THCS: Trung học cơ sở
13- THPT: Trung học phổ thông
14- BTAP: Liên minh Tài chính quốc tế
15- ACDC: Tổ chức thống kê minh bạch quốc tế
16- HTX: Hợp tác xã
17- THT: Tổ hợp tác
18- KTTT: Kinh tế tập thể
19- NCS: Nghiên cứu sinh
20- MTQG: Mục tiêu quốc gia
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Danh mục tỉnh, huyện, xã lựa chọn nghiên cứu ...................................... 4
Bảng 2. Cơ cấu số người phỏng vấn sâu ............................................................... 7
Bảng 3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu ........................................................................... 9
Bảng 3.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới của 3 tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị và Cà
Mau, giai đoạn 2016-2020 .................................................................................. 50
Bảng 3.2. Kết quả xây dựng NTM tại các huyện được khảo sát, giai đoạn 2016-
2020 (Đơn vị: xã) ................................................................................................ 52
Bảng 3.3. Kết quả XDNTM tại các xã nghiên cứu, giai đoạn 2016-2020 .......... 54
Bảng 3.4. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá mức độ vận dụng nguyên lý phát
triển tổng thể trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ..................................................... 56
Bảng 3.5. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá mức độ
vận dụng nguyên lý phát triển tổng thể trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ............. 57
Bảng 3.6. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá mức độ phù hợp khi vận dụng
nguyên lý phát triển bền vững trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) .......................... 61
Bảng 3.7. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá mức độ
phù hợp khi vận dụng nguyên lý phát triển bền vững trong XDNTM (Đơn vị:
ĐTB) .................................................................................................................... 62
Bảng 3.8. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá nguyên lý thụ hưởng công bằng
kết quả XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ......................................................................... 64
Bảng 3.9. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong thực hiện nguyên
lý thụ hưởng công bằng kết quả XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ................................. 66
Bảng 3.10. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá mức độ vận dụng nguyên lý
phát huy sự tham gia tối đa của cộng đồng trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ....... 68
Bảng 3.11. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá sự vận
dụng nguyên lý phát huy sự tham gia tối đa của cộng khi XDNTM (Đơn vị: ĐTB)
............................................................................................................................. 71
Bảng 3.12. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá mức độ vận dụng nguyên lý
tăng cường sự liên kết và sử dụng hiệu quả kiến thức ngoài cộng đồng khi thực
hiện XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ............................................................................. 74
Bảng 3.13. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá mức độ
vận dụng nguyên lý tăng cường sự liên kết và sử dụng hiệu quả kiến thức ngoài
cộng đồng trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) .......................................................... 75
Bảng 3.14. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá sự vận dụng nguyên lý “học
tập và làm việc cùng cộng đồng” trong XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ...................... 78
Bảng 3.15. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá việc vận
dụng nguyên lý “học tập và làm việc cùng cộng đồng” XDNTM (Đơn vị: ĐTB)
............................................................................................................................. 80
Bảng 3.16. Tương quan vị trí địa lý trong đánh giá sự vận dụng nguyên lý tăng
cường sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng (Đơn vị: ĐTB) . 82
Bảng 3.17. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội trong đánh giá sự vận
dụng nguyên lý tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng
(Đơn vị: ĐTB) ..................................................................................................... 84
Bảng 3.18. Tương quan vị trí địa lý với tỉ lệ người dân được cung cấp thông tin
XDNTM qua các kênh (Đơn vị: %) .................................................................... 87
Bảng 3.19. Tương quan nhân khẩu học-xã hội với mức độ tiếp cận thông tin về
XDNTM qua các kênh (Đơn vị: %) .................................................................... 88
Bảng 3.20. Tương quan vị trí địa lý đánh giá mức độ hiệu quả của các kênh thông
tin giúp người dân biết đến CTMTQG XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ....................... 90
Bảng 3.21. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với đánh giá mức độ
hiệu quả của các kênh thông tin giúp người dân biết đến CTMTQG XDNTM (Đơn
vị: ĐTB) .............................................................................................................. 92
Bảng 3.22. Tương quan vị trí địa lý với đánh giá mức độ tham gia bàn bạc của
người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ....................................... 94
Bảng 3.23 Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội đánh giá mức độ tham
gia bàn bạc của người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ............. 96
Bảng 3.24. Tương quan vị trí địa lý đánh giá mức độ tham gia quyết định của
người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ....................................... 99
Bảng 3.25. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với đánh giá mức độ
tham gia quyết định của người dân đối với các nội dung XDNTM (Đơn vị: ĐTB)
........................................................................................................................... 100
Bảng 3.26. Tương quan vị trí địa lý đánh giá mức độ tham gia làm trực tiếp của
người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ..................................... 103
Bảng 3.27. Tương quan đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với đánh giá mức độ
tham gia làm trực tiếp các dự án XDNTM của người dân (Đơn vị: ĐTB) ....... 104
Bảng 3.28 Tương quan về vị trí địa lý với mức độ tham gia kiểm tra, giám sát của
người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB) ..................................... 107
Bảng 3.29. Tương quan giữa đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với mức độ tham
gia kiểm tra và giám sát của người dân đối với các dự án XDNTM (Đơn vị: ĐTB)
........................................................................................................................... 107
Bảng 3.30. Tương quan giữa vị trí địa lý với đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động
kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội (Đơn vị: ĐTB) ................ 109
Bảng 3.31. Tương quan giữa đặc điểm nhân khẩu học - xã hội đánh giá mức độ
hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội (Đơn vị: ĐTB) . 110
Bảng 3.32. Tương quan giữa vị trí địa lý với mức độ thụ hưởng của người dân về
các kết quả của XDNTM so với năm 2016 (Đơn vị: ĐTB) .............................. 114
Bảng 3.33. Tương quan giữa đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với mức độ thụ
hưởng của người dân về các kết quả XDNTM so với 2016 (Đơn vị: ĐTB) .... 115
Bảng 3.34. Tương quan giữa vị trí địa lý với mức độ vận dụng tiến trình PTCĐ
trong XDNTM (Đơn vị. %) ............................................................................... 120
Bảng 3.35. Tương quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học - xã hội với mức độ vận
dụng các bước trong tiến trình PTCĐ trong XDNTM (Đơn vị. %) .................. 121
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ đạt được của nguyên lý phát triển tổng thể khi XDNTM . 55
Biểu đồ 3.2. Sự phù hợp của nguyên lý phát triển bền vững khi xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................... 60
Biểu đồ 3.3. Vận dụng nguyên lý phát huy sự tham gia tối đa trong cộng đồng khi
xây dựng nông thôn mới ..................................................................................... 67
Biểu đồ 3.4. Mức độ vận dụng nguyên lý tăng cường sự liên kết và sử dụng hiệu
quả kiến thức ngoài cộng đồng trong XDNTM .................................................. 73
Biểu đồ 3.5. Mức độ vận dụng nguyên lý “học tập và làm việc cùng cộng đồng”
trong XDNTM ..................................................................................................... 77
Biểu đồ 3.6: Mức độ vận dụng nguyên lý tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức,
cá nhân trong cộng đồng ..................................................................................... 81
Biểu đồ 3.7. Các nguồn tiếp cận thông tin về chương trình XDNTM của người
dân ....................................................................................................................... 86
Biểu đồ 3.8. Mức độ tham gia bàn bạc của người dân theo các cấp độ dự án
XDNTM .............................................................................................................. 93
Biểu đồ 3.9. Mức độ tham gia quyết định của người dân theo các nội dung ..... 97
Biểu đồ 3.10. Mức độ trực tiếp thực hiện dự án XDNTM của người dân ........ 102
Biểu đồ 3.11. Mức độ tham gia kiểm tra, giám sát của người dân đối với dự án
XDNTM các cấp ............................................................................................... 105
Biểu đồ 3.12. Mức độ hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát do các tổ chức
thực hiện ............................................................................................................ 108
Biểu đồ 3.13. Mức độ thụ hưởng của người dân về kết quả của XDNTM hiện nay
so với năm 2016 ................................................................................................ 112
Biểu đồ 3.14. Thực trạng vận dụng tiến trình phát triển cộng đồng trong XDNTM
........................................................................................................................... 118
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, phát triển cộng đồng (PTCĐ) bắt đầu được biết đến từ những năm
1960 tại một số tỉnh miền Nam, nhưng phải đến khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới
(1986), cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội, chủ trương mở cửa, hội nhập, tăng cường
đối ngoại, tạo điều kiện giao thoa các yếu tố văn hóa, trao đổi kinh tế, đặc biệt là tiếp
nhận các nguồn viện trợ, giúp đỡ của các nước phát triển và của các tổ chức phi chính
phủ, các định chế tài chính quốc tế lớn thì phát triển cộng đồng mới thực sự được sử
dụng cả về phương diện lý luận và thực hành rồi được truyền thông rộng rãi.
Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp với nền văn hóa lâu đời từ văn
minh lúa nước. Đến nay, mặc dù đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nhưng cơ bản vẫn còn là một nước nông nghiệp với 16 triệu hộ gia đình (hơn 63
triệu người) sống ở nông thôn (chiếm gần 68% tổng dân số cả nước); lực lượng lao động
nông thôn chiếm 44% tổng số lao động của cả nước. Người nông dân gắn với sản xuất
nông nghiệp ở nông thôn từ đời này qua đời khác đã có những đóng góp to lớn trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm 15,4%
của toàn nền kinh tế (Niên giám thống kê, 2020).
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nông thôn Việt Nam luôn được xác định là
địa bàn chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Khi có những biến động kinh tế - xã hội, nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền
kinh tế, nông thôn là nơi hồi hương của cư dân đô thị. Điều này đã được thấy rõ trong
thời gian căng thẳng nhất của đại dịch Covid 19 vừa qua. Do vậy, xây dựng nông thôn
mới (NTM) gắn với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là giai đoạn tất yếu phải trải qua trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh.
Từ năm 2010 đến nay, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
(XDNTM) đã được Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo, cả hệ thống chính trị từ Trung
ương tới địa phương vào cuộc, đông đảo nhân dân, nhất là cư dân nông thôn đồng tình
ủng hộ, tích cực tham gia. Kết quả tính đến 31/12/2021 cả nước đã có 14 tỉnh, 213 huyện
và 5615/8233 xã, thị trấn đạt 68% hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ XDNTM. Tổng nguồn
lực đã huy động cho XDNTM trong 10 năm (giai đoạn 2011 - 2020) đạt trên 2,97 triệu
2
tỷ đồng, trong đó, mức huy động xã hội chiếm đến 72,3%, đặc biệt là sự đóng góp của
cộng đồng, người dân (đã tự nguyện hiến hơn 45 triệu m2 đất để làm đường và các công
trình phúc lợi. Tuy nhiên, XDNTM ở nhiều địa phương cũng bộc lộ không ít khó khăn, bấp
cập như: Phát triển cơ sở hạ tầng chưa đi cùng với phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của
nhân dân; tổ chức sản xuất chưa bền vững, thiếu liên kết; nguồn lực nhà nước hạn chế nhưng
đầu tư dàn trải cho nhiều chương trình, dự án nên hiệu quả thấp, môi trường bị tác động, ô
nhiễm, tài nguyên ở một số nơi bị khai khác cạn kiệt... (Báo cáo Tổng kết 10 năm Chương
trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, 2020).
Về mối quan hệ giữa XDNTM và PTCĐ, có thể nói rằng có rất nhiều sự tương
đồng. Do vậy, trong những năm 1960, ở Anh, PTCĐ đồng nghĩa với phát triển nông
thôn (Trịnh Văn Tùng, 2015). Phát triển cộng đồng dựa trên những giá trị dân chủ cộng
đồng, sự tham gia quyết định của cộng đồng và là mô hình trách nhiệm chung để giải
quyết vấn đề chung với tư cách cộng đồng là chủ thể.
Có thể thấy, PTCĐ dù với tư cách là một phương pháp của công tác xã hội hay là một
phạm trù độc lập, cũng được xác định là một tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp
với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng
đồng. Còn mục tiêu của XDNTM là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Như
vậy PTCĐ và XDNTM ở Việt Nam là những vấn đề lớn có cùng mục tiêu, có mối liên hệ
và tác động với nhau trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Trong thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về XDNTM bởi nhiều nhà khoa học khác
nhau, nhưng dưới góc nhìn công tác xã hội với cộng đồng hoặc nghiên cứu đánh giá
PTCĐ trong đó lấy XDNTM làm bối cảnh nghiên cứu xem ra vẫn còn thưa vắng. Cho
đến nay, trong giới hạn hiểu biết của mình, tôi được biết một vài nghiên cứu của Liên
minh Minh bạch Ngân sách (BTAP), Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI), Trung
tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) với Báo cáo đánh giá tiếng nói củ