Trong những năm 1940, sự mở rộng nhu cầu đối với các sản phẩm ngành CNHT, các công ty lớn có xu hướng chuyển sản xuất cho các công ty nhỏ hơn thay vì mở rộng sản xuất của chính họ. Để đối phó với vấn đề này, chính phủ Nhật Bản, năm 1949, Nhật Bản ban hành “Luật về hợp tác với doanh nghiệp” với mục đích bảo vệ quyền đàm phán và tạo điều kiện cho các nhà thầu phụ tiếp cận nguồn vốn vay ưu
đãi, nhằm xúc tiến các hoạt động “thầu phụ” (cũng chính là các hoạt động sản xuất CNHT), tạo điều kiện và cân bằng các lợi ích giữa các doanh để nâng cao năng lực thương lượng của các DNVVN và cho phép họ tiếp cận các công nghệ và nguồn vốn vay mới.
Trong những năm 1950, các doanh nghiệp lớn thường xuyên chậm thanh toán với các khoản chi phí với các nhà thầu cung ứng điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành CNHT. Chính phủ đã can thiệp bằng cách ban hành Luật Ngăn chặn sự chậm trễ trong việc thanh toán các khoản phí hợp đồng phụ và các vấn đề liên quan vào năm 1956 để ngăn chặn sự chậm trễ trong các khoản thanh toán cho nhà thầu phụ.
Trong những năm 1960 và 1970, sự mở rộng nhanh chóng của khu vực sản xuất, do sản xuất hàng loạt, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất lớn canh tranh khốc liệt. Do đó, các công ty lớn cần các nhà thầu phụ có thể cải thiện năng suất và giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của họ. Chính phủ đã hỗ trợ điều này thông qua Luật khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ký hợp đồng phụ năm 1970 nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà cung ứng và họ đã phát triển rất mạnh, trở thành lực lượng sản xuất quan trọng của công nghiệp Nhật Bản.
Nhật Bản cũng đưa ra các chính sách ưu tiên phát triển cho những sản phẩm CNHT cụ thể, đặc biệt là công nghiệp cơ khí và điện tử, trong đó chú trọng đến các sản phẩm CNHT. Có thể kể đến hai đạo luật quan trọng là “Luật về Biện pháp ngắn hạn khuyến khích công nghiệp cơ khí” và “Luật về Biện pháp ngắn hạn khuyến khích ngành công nghiệp điện tử”, theo luật này Chính phủ sẽ có trách nhiệm đảm bảo vốn đầu tư cần thiết cho việc trang bị thiết bị nhằm hợp lý hoá việc sản xuất và nhiều ưu đãi khác. Đi kèm hai đạo luật này là danh mục chi tiết các sản phẩm được ưu tiên phát triển. Danh mục được xem xét, đề xuất và liên tục cập nhật bởi Ban thẩm tra Công nghiệp cơ khí và Ban thẩm tra Công nghiệp điện tử.
175 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ TRUNG HIẾU
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở MỘT SỐ
NƯỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ TRUNG HIẾU
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở MỘT SỐ
NƯỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 09.31.01.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Lê Ngọc Tòng
2. TS. Lê Thị Ái Lâm
HÀ NỘI – 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và
được công bố theo đúng quy định. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận án chưa
từng được ai công bố tại bất cứ công trình nào.
Nghiên cứu sinh
Đỗ Trung Hiếu
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn Học viên khoa học xã hội-
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến các Quý Thầy, Cô giáo - những
người đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian bốn năm NCS
vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS-TS. Lê Ngọc Tòng và TS. Lê
Thị Ái Lâm, người hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, Ban lãnh đạo của Công ty
TNHH đầu tư thương mại SII, các DN CNHT trong và ngoài nước đã quan tâm,
hỗ trợ, cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, những người thân và bạn bè đã
luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án./.
Nghiên cứu sinh
Đỗ Trung Hiếu
iii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. ................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ................................................................ 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................ 7
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG Á VÀ VIỆT NAM .............. 8
1.1. Những công trình nước ngoài có liên quan ................................................. 8
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ ..... 8
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ. ........ 10
1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách và bài học phát triển
công nghiệp hỗ trợ. ...................................................................................... 11
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 12
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận công nghiệp hỗ trợ. .. 12
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển CNHT ............................ 13
1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách và giải pháp phát
triển công nghiệp hỗ trợ. .............................................................................. 15
1.3. Những kết luận rút ra từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án ................................................................................................................. 17
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ... 20
2.1 Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hỗ trợ ............................................. 20
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ......... 20
2.1.2. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ ở một số nước và Việt Nam .............. 22
iv
2.1.3. Phạm vi của ngành công nghiệp hỗ trợ ............................................. 23
2.1.4. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ............................... 24
2.1.5. Đặc điểm ngành công nghiệp hỗ trợ .................................................. 25
2.1.6. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ ............................................... 29
2.2. Nội dung cơ bản của việc phát triển CNHT ............................................. 33
2.2.1. Khái niệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ........................................... 33
2.2.2. Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ ............................................. 34
2.2.3. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. ... 36
Tiểu kết Chương 2 .............................................................................................. 44
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á ...................................................................... 45
3.1. Khái quát thực trạng phát triển CNHT của một số nước Đông Á
(Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan) .................................................................. 45
3.1.1. Thực trạng chung phát triển CNHT của các nước Đông Á. .............. 45
3.1.2. Thực trạng phát triển CNHT tại Nhật Bản ........................................ 48
3.1.3. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Trung Quốc ................. 52
3.1.4. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Thái Lan ...................... 57
3.2 Các nhân tố tác động đến CNHT của một số nước Đông Á. .................... 60
3.3 Một số thành tựu đạt được và hạn chế trong phát triển CNHT ở các
nước Đông Á ....................................................................................................... 64
3.3.1. Một số kết quả đạt được trong phát triển CNHT ở Nhật Bản ........... 68
3.3.2. Một số kết quả đạt được trong phát triển CNHT ở Trung Quốc ....... 77
3.4 Bài học kinh nghiệm trong phát triển CNHT của một số nước Đông Á. ...... 90
3.4.1. Những bài học thành công ................................................................. 90
3.4.2. Những bài học thất bại ....................................................................... 97
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 100
Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM ........................... 101
v
4.1. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam nghiên cứu ở một số
ngành công nghiệp. ........................................................................................... 101
4.1.1. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp dệt may .. 101
4.1.2. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử ..................... 104
4.1.3. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp ô tô .......................... 106
4.1.4. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp da giày .................... 110
4.2 . Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam ......... 112
4.2.1. Những kết quả đạt được trong phát triển Công nghiệp hỗ trợ ở
Việt Nam .................................................................................................... 112
4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 116
4.3. Quan điểm và định hướng về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt
Nam đến năm 2030 ........................................................................................... 124
4.3.1. Quan điểm về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030. 124
4.3.2. Định hướng về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030. ..... 126
4.4. Một số bài học phù hợp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
tại Việt Nam từ các nước Đông Á ................................................................... 127
4.4.1. Bài học chung phát triển ngành CNHT tại Việt Nam ..................... 127
4.4.2.Nhóm bài học rút ra phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô
tô, dệt may và điện tử, da giày ................................................................... 143
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 155
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152
PHẦN PHỤ LỤC 01 ......................................................................................... 162
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ TIẾNG VIỆT
CNCNC Công nghiệp công nghệ cao
CSDL Cơ sở dữ liệu
CLKN Cum liên kết ngành
CNHT Công nghiệp hỗ trợ
CN Công nghiệp
CN CBCT Công nghiệp chế biến chế tạo
CNĐT Công nghiệp điện tử
DN Doanh nghiệp
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
GTGT Gía trị gia tang
KCN Khu công nghiệp
LK Liên kết
KH-CN Khoa học – công nghệ
NK Nhập khẩu
QLNN Quản lý nhà nước
SHTT Sở hữu trí tuệ
SIDEC
Trung tâm Phát triển doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ
TTKT Tăng trưởng kinh tế
XK Xuất khẩu
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
ASEAN
The Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á-Thái Bình Dương
BOI Thailand Board of Investment Ủy ban đầu tư Thái Lan
EVFTA
European-Vietnam Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam-EU
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
JETRO
The Japan External Trade
Organization
Cơ quan xúc tiến ngoại
thương Nhật Bản
JICA
Japan International
Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản
MNCs Multinational corporations Công ty đa quốc gia
MITI(METI)
Ministry of International Trade
and Industry
Bộ Kinh tế công nghiệp và
Thương Mại
SMEs
Small and medium-sized
enterprises
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
SIDEC
Supporting Industry
Development Enterprise Center
Trung tâm Phát triển doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ
TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia
UNIDO
The United Nations Industrial
Development Organization
Tổ chức phát triển công
nghiệp của Liên Hiệp Quốc
VASI
Vietnam association for
supporting industries
Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam
VCCI
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
VDF Việt Nam Development Forum Diễn đàn phát triển Việt Nam
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Mô hình lợi thế cạnh tranh của M. Porter [116] ................................. 20
Sơ đồ 2.2: Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ................................................... 23
Sơ đồ 2.3: Các giai đoạn phát triển của ngành CNHT ......................................... 24
Sơ đồ 2.4: Phân loại công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống ngành sản xuất .............. 27
Sơ đồ 2.5: Quan hệ giữa công nghiệp chính và công nghiệp hỗ trợ [17, tr78] .... 29
Sơ đồ 3.1: Mô hình mạng lưới sản xuất hiện đại trong ngành công nghiệp hỗ trợ
của các nước Đông Á hiện nay [24, Trang 13) .................................................... 45
Sơ đồ 3.2: Kết cấu công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô của Nhật Bản ........................ 69
Sơ đồ 3.3: Chuỗi cung ứng các sản phẩm điện tử Nhật Bản [2, Tr.23-24] .......... 71
Sơ đồ 3.3: Chuỗi cung ứng sản phẩm da của Nhật Bản ....................................... 75
Sơ đồ 3.4: Chuỗi phân phối các sản phẩm điện tử Nhật Bản ............................... 76
Sơ đồ 4.1 Vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu ............ 103
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
một số nước Đông Á ............................................................................................ 47
Biểu đồ 3.2: Thống kê đầu tư FDI và khu vực Đông Á so với các khu vực
khác của châu Á .................................................................................................... 48
Biểu đồ 3.3: Công nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản giai đoạn 1990-2014 ............. 68
Biểu đồ 3.4: Giá trị sản xuất thị trường linh kiện điện tử Nhật Bản 2010-2015 .. 72
Biểu đồ 3.5: Sản xuất trong nước và nhập khẩu giày da ...................................... 77
Biểu đồ 3.6: Lượng xuất khẩu giày da từ Trung Quốc từ năm 2009 đến 2018 ... 82
Biểu đồ 3.7: Xuất khẩu linh kiện ô tô Thái Lan ................................................... 87
Biểu đồ 4.1: Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam qua các năm
2013 - 2019. ....................................................................................................... 102
Biểu đồ 4.2: Giá trị sản xuất ngành linh kiện điện tử ......................................... 105
Biểu đồ 4.3: Nhập khẩu phụ kiện ô tô của Việt Nam giai đoạn 2010-2018 ...... 107
ix
Biểu đồ 4.4: Sản lượng sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam 2010-2018 ............. 108
Biểu đồ 4.5: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô năm 2020-2021 .... 108
Biểu đồ 4.6: Thị phần xuất khẩu ngành giày da Việt Nam 2018 ....................... 110
Danh mục bảng
Bảng 3.1: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ nổi bật ................................ 46
của một số nước Đông Á ...................................................................................... 46
Bảng 3.2: Nguồn nhân lực tại một số Khu nghiên cứu ở Trung Quốc................. 55
Bảng 3.3: Chính sách thuế ưu đãi cho FDI đầu tư vào các KCN theo quy
hoạch ..................................................................................................................... 59
Bảng 3.4: Giá trị linh kiện ô tô xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản ................... 69
Bảng 3.5. Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại ngành dệt may Nhật Bản ..... 74
Bảng 3.6: Sản xuất các sản phẩm điện tử ở Thái Lan giai đoạn 2010-2015 ........ 85
Bảng 3.7: Tỷ lệ xuất khẩu một số sản phẩm chính của Thái Lan năm 2011 ....... 86
Bảng 4.1. Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng ........... 106
cho ngành điện tử VN ......................................................................................... 106
Biểu đồ 4.5: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô năm 2020-2021 .... 108
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là ngành cung cấp đầu vào cho hầu hết các ngành
công nghiệp khác, nên ngành CNHT phát triển sẽ góp phần quan trọng vào sự phát
triển của toàn bộ nền công nghiệp và rộng hơn là nền kinh tế của mỗi quốc gia.
CNHT phát triển giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững, hạn chế tác động của
khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài, ví dụ như khủng hoảng kinh tế năm 2008, các
nước như Trung Quốc, Nhật Bản ít bị tác động của khủng hoảng nhờ CNHT phát
triển. Còn đối với quá trình công nghiệp hóa, CNHT là ngành có nhu cầu lớn nhất
trong việc sử dụng công nghệ hiện đại nhất. Do vậy phát triển CNHT sẽ thúc đẩy quá
trình chuyển giao công nghệ và nội lực hóa công nghệ, tạo nền tảng đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Ngoài ra, phát triển công nghiệp hỗ
trợ góp phần cải
công nghiệp hỗ trợ đó đi trước một bước để mở đường,với tác dụng như vậy, ngành
CNHT được xem là mắt xích quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước.
Đông Á, trong những năm gần đây, được đánh giá là một trong những khu vực
năng động nhất thế giới với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 5%- 6% mỗi năm.
Đặc biệt phải kể đến các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Đây đều là các
nước láng giềng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam cả về văn hóa, truyền thống,
tín ngưỡng, dân số, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế... Riêng Thái Lan có nét tương đồng
với Việt Nam nhất vì có cùng quy mô dân số, diện tích, nằm trong khu vực Đông
Nam Á, đều có thời gian bị các nước thuộc địa xâm chiếm nên sau khi các nước được
giải phóng độc lập nền kinh tế đất nước đều bắt đầu từ cột mốc rất thấp. Ngoài ra các
chỉ số phát triển kinh tế hiện tại của Việt Nam đang có nhiều điểm tương đồng với
kinh tế các nước này vào khoảng 10-15 năm trước cụ thể như các hiệp định FTA sẽ
tác động tích cực đến hoạt động sản xuất xuất khẩu, tỷ lệ cơ cấu dân số trẻ, khu vực
kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, tầng lớp trung lưu tăng mạnh, các chỉ số thể hiện
tiềm năng đẩy mạng công nghiệp hóa dần thay thế cho Nông, Lâm, Ngư nghiệp. Điều
này cho thấy Việt Nam cần có những nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của các
nước đặc biệt liên quan đến thành công về công nghiệp hóa để làm bài học kinh
nghiệm cho mình. Nổi bật nhất trong sự thành công trong quá trình công nghiệp hóa
2
của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan đều có điểm chung chính là phát triển ngành
CNHT. Những nước này đều xây dựng chính sách công nghiệp hỗ trợ thúc đẩy xuất
khẩu và hướng tới nâng cao trình độ của ngành CNHT thông qua đầu tư dài hạn vào
công nghệ, xây dựng cơ bản và con người. Tuy nhiên, đi vào từng chính sách cụ thể
thì có thể nhận thấy không có một công thức chung cho việc phát triển CNHT, mà ở
mỗi quốc gia lại có những bài học kinh nghiệm khác nhau với mục đích chung là biến
ngành CNHT trở thành ngành chủ chốt tạo góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của
mỗi quốc gia.
Việt Nam sau khi hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và ký kết các Hiệp
định thương mại tự do cũng đưa ra mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ là chiến
lược chung cho toàn xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Thế nhưng thực trạng
ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam bị đánh giá còn chậm phát triển, chưa đáp
ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp, đặc biệt là cung cấp linh
kiện cho các doanh nghiệp, các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, số
lượng doanh nghiệp chuyên về công nghiệp hỗ trợ còn ít, trình độ chỉ ở mức trung
bình, thậm chí còn thấp và lạc hậu so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới.
Đây là một trở ngại lớn cho sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế nước ta
trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng. Các quy định pháp luật hiện hành cũng
còn không ít bất cập, vướng mắc nên không tạo ra các cơ chế, chính sách mạnh mẽ
thúc đẩy CNHT phát triển. Do cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, công nghiệp hỗ trợ ở
Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các đối tác và khả năng
cạnh tranh đang còn thấp. Cho đến nay, Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế
mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô-tô, xe máy hầu như
chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm, nên phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập
khẩu, khiến sản xuất còn manh mún, bị động, chi phí cao.
Thực tế, ngành CNHT của Việt Nam những năm gần đây cũng được chú
trọng, tuy nhiên phát triển chưa tương xứng do còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính
sách và cả từ chính doanh nghiệp. Bài học về sự phát triển CNHT của các nước như
Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan sẽ là kinh nghiệm quý báu để các DN trong nước
học hỏi và ứng dụng. Việt Nam cần tận dụng lợi thế là các nước đi sau áp dụng các
bài học, kinh nghiệm phát triển CNHT của các nước đi trước một cách phù hợp đối
3
với tình tình thực tế của nước ta. Do vậy cần có những nghiên cứu sâu sắc