2.2. Các lý thuyết về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
2.2.1. Lý thuyết về phát triển bền vững
Phát triển kinh tế bền vững đã bắt đầu hình thành và hoàn thiện trong lịch sử tư tưởng kinh tế trong hơn hai thế kỷ. Cuộc tranh luận về việc liệu các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế của Trái đất có tiếp tục cung cấp hỗ trợ sự sống cho dân số ngày càng tăng của nhân loại hay không bắt đầu được đề cập bởi nhà kinh tế chính trị người Anh Thomas Malthus vào đầu những năm 1800 (Dixon & Fallon, 1989). Trong bài luận về Nguyên tắc Dân số (1798), Malthus đã đưa ra quan điểm: dân số loài người có xu hướng tăng theo cấp số nhân trong khi của cải vật chất chỉ có thể tăng theo cấp số cộng, nên sự tăng trưởng dân số nhất định sẽ bị kiểm soát bởi sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự thiếu thốn và khốn khổ không thể tránh khỏi của con người (Sandkühler & Eblen-Zajjur, 1994).
Kể từ thời Malthus, các nhà kinh tế học có xu hướng bỏ qua tình trạng tiến thoái lưỡng nan của sự cạn kiệt tài nguyên. Theo truyền thống, các nhà kinh tế đã quan tâm đến hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên mà chậm phát triển các mô hình PTKT giải thích thỏa đáng cho sự khan hiếm tài nguyên và ô nhiễm. Hiếm khi các nhà kinh tế lo lắng rằng một số nguồn tài nguyên có thể bị thiếu hụt, và nếu những nguồn tài nguyên này được sử dụng một cách bừa bãi, chúng có thể trở nên cạn kiệt và kìm hãm sự tăng trưởng. Do đó, các lý thuyết kinh tế giải thích về tăng trưởng dài hạn và tiến bộ kỹ thuật vẫn chưa ổn định trong thời kỳ hiện đại (Freeman và cộng sự, 1973).
228 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---- ----
ĐẶNG QUỐC TOÀN
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CAM ĐOAN
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi, các nội dung được
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------
ĐẶNG QUỐC TOÀN
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã ngành: 9310102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN MINH TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022 i
LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ “Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại Thành phố Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân Tôi. Những nội dung
thể hiện trong luận án là khách quan, trung thực, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.
Các dữ liệu, số liệu, tài liệu thông tin đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng theo đúng quy
định, nội dung trong luận án không sao chép hay trùng lắp với những công trình nghiên
cứu khác đã được công bố. Tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội
dung thể hiện trong luận án.
Tác giả luận án
Đặng Quốc Toàn ii
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................ix
TÓM TẮT..................................................................................................................................x
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................5
5. Những đóng góp mới của luận án.........................................................................6
6. Kết cấu của luận án................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .............7
1.1. Tổng quan chung ................................................................................................7
1.2. Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và tiêu chí
đánh giá.......................................................................................................................9
1.3. Các nghiên cứu về những yếu tố, điều kiện để phát triển công nghiệp bền
vững .........................................................................................................................12
1.4. Đánh giá kết quả đạt được và những khoảng trống từ các công trình nghiên
cứu liên quan ............................................................................................................21
1.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................21
1.4.2. Những khoảng trống và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án........................23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .........................................................................................................24
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG .............................................................................................................................25 iii
2.1. Khái niệm và nội hàm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững..........25
2.1.1. Phát triển bền vững.........................................................................................25
2.1.2. Phát triển công nghiệp bền vững ...................................................................28
2.2. Các lý thuyết về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ....................32
2.2.1. Lý thuyết về phát triển bền vững....................................................................32
2.2.2. Học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin.........................................................36
2.2.3. Lý thuyết kinh tế xanh và tăng trưởng xanh .................................................40
2.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp theo hướng bền vững .............43
2.3.1. Tiêu chí về kinh tế...........................................................................................43
2.3.2. Tiêu chí về xã hội............................................................................................44
2.3.3. Tiêu chí về môi trường....................................................................................46
2.4. Các yếu tố nền tảng cho phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.......46
2.4.1. Yếu tố về lực lượng sản xuất ..........................................................................46
2.4.2. Yếu tố về quan hệ sản xuất.............................................................................51
2.4.3. Yếu tố về kiến trúc thượng tầng .....................................................................55
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .........................................................................................................58
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................59
3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án ..............................................59
3.1.1. Phương pháp luận biện chứng duy vật..........................................................59
3.1.2. Phép trừu tượng hóa khoa học ......................................................................60
3.1.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống .....................................................................61
3.1.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành..................................................................61
3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể...............................................................61
3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính........................................................61
3.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp...........................................................61 iv
3.2.1.2. Phương pháp quy nạp và diễn giải..............................................................62
3.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.......................................................................62
3.2.1.4. Phương pháp thống kê mô tả ......................................................................63
3.2.2. Phương pháp phân tích định lượng...............................................................63
3.3. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu...........................................................67
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................................68
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.........................................................................69
4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của TPHCM...............69
4.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên....................................................................69
4.1.2. Tổng quan về kinh tế - xã hội.........................................................................70
4.2. Thực trạng các tiêu chí phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững
tại TPHCM ...............................................................................................................73
4.2.1. Tiêu chí về kinh tế...........................................................................................73
4.2.2. Tiêu chí về xã hội............................................................................................89
4.2.3. Tiêu chí về môi trường....................................................................................95
4.3. Phân tích các yếu tố nền tảng để phát triển công nghiệp bền vững trên địa
bàn TPHCM ...........................................................................................................101
4.3.1. Yếu tố lực lượng sản xuất.............................................................................101
4.3.2. Yếu tố quan hệ sản xuất ...............................................................................114
4.3.3. Yếu tố kiến trúc thượng tầng........................................................................118
4.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền
vững tại TPHCM....................................................................................................121
4.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân....................................................121
4.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................122
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................................126 v
CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TP.HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030 TẦM
NHÌN 2045 .............................................................................................................................127
5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp
theo hướng bền vững tại TPHCM........................................................................127
5.1.1. Bối cảnh quốc tế............................................................................................127
5.1.2. Bối cảnh trong nước .....................................................................................128
5.2. Định hướng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TPHCM....129
5.2.1. Định hướng chung........................................................................................130
5.2.2. Định hướng cụ thể........................................................................................131
5.3. Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại TP.
Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2045........................................................133
5.3.1. Chính sách và giải pháp về quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành
công nghiệp .............................................................................................................133
5.3.2. Chính sách và giải pháp về hoàn thiện cơ chế để phát triển công nghiệp bền
vững. .......................................................................................................................135
5.3.3. Chính sách và giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, công
nghiệp truyền thống và công nghiệp hỗ trợ...........................................................138
5.3.4. Chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
công nghiệp theo hướng bền vững.........................................................................144
5.3.5. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng
tạo để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.............................................145
5.3.6. Liên kết Vùng để phát triển ngành công nghiệp Thành phố ..152
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................151
KẾT LUẬN............................................................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................154 vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BVMT : Bảo vệ môi trường
CBCT : Chế biến chế tạo
CCN : Cụm công nghiệp
CLC : Chất lượng cao
CN : Công nghiệp
CNC : Công nghệ cao
CNCB : Công nghiệp chế biến
CNCBCT : Công nghiệp chế biến chế tạo
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNNNN : Doanh nghiệp ngoài nhà nước
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
GDP : Tổng thu nhập quốc nội
GRDP : Tổng thu nhập nội vùng
GTGT : Giá trị gia tăng
FDI : Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KT : Kinh tế
KTTN : Kinh tế tư nhân
KTNN : Kinh tế nhà nước
KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam
KTTT : Kiến trúc thượng tầng
LLLĐ : Lực lượng lap động
LLSX : Lực lượng sản xuất
MT : Môi trường
NC : Nghiên cứu vii
NSLĐ : Năng suất lao động
PT : Phát triển
PTCN : Phát triển công nghiệp
PTBV : Phát triển bền vững
PTCNBV : Phát triển công nghiệp bền vững
PTKT : Phát triển kinh tế
QHSX : Quan hệ sản xuất
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Ủy ban nhân dân
VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
XH : Xã hội
XK : Xuất khẩu viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Năng suất lao động xã hội ở TPHCM phân theo ngành giai đoạn 2018
– 2022........................................................................................................................80
Bảng 4.2. GRDP và lao động phân theo ngành công nghiệp TPHCM Giai đoạn
2011 – 2022...............................................................................................................81
Bảng 4.3. Đóng góp của các ngành công nghiệp vào tăng trưởng NSLĐ TPHCM .82
Bảng 4.4. Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp TPHCM giai đoạn 2011
– 2022........................................................................................................................90
Bảng 4.5. Thu nhập bình quân của lao động đang làm việc ở TPHCM phân theo
ngành kinh tế ............................................................................................................92
Bảng 4.6: Công trình hạ tầng xã hội tại các KCX - KCN TPHCM..........................94
Bảng 4.7. Lượng chất thải nguy hại phát sinh và được xử lý trên địa bàn TPHCM,
vùng Đông Nam Bộ và cả nước................................................................................97
Bảng 4.8. Tổng hợp hiện trạng xử lý nước thải các KCN, KCX TPHCM ...............98
Bảng 4.9. Tổng chi cho nghiên cứu và phát triển KHCN của TPHCM giai đoạn
2015 – 2021.............................................................................................................103
Bảng 4.10. Cơ cấu lao động đang làm việc hàng năm phân theo vị trí nghề nghiệp
Giai đoạn 2010- 2022..............................................................................................106
Bảng 4.11. Số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép .......108
Bảng 4.12. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn TPHCM (phân theo ngành công
nghiệp giai đoạn 2018 – 2022, theo giá hiện hành) ...............................................110
Bảng 4.13. Diện tích đất của các KCX-KCN TPHCM sẵn sàng có thể cho thuê
năm 2022.................................................................................................................112
Bảng 4.14. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố theo giá hiện hành phân
theo loại hình kinh tế giai đoạn 2005 – 2022..........................................................114
Bảng 4.15. Đầu tư nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2011 – 2022 ..................116
Bảng 4.16. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp
phân theo loại hình doanh nghiệp ..........................................................................117 ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các yếu tố nền tảng để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.......56
Hình 2.2. Khung phân tích của luận án .....................................................................57
Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế TPHCM giai đoạn 2011 – 2023.....................71
Hình 4.2. Lao động đang làm việc ở TPHCM và tỷ lệ đã qua đào tạo giai đoạn 2011
– 2022 ........................................................................................................................72
Hình 4.3. Cơ cấu ngành kinh tế TPHCM giai đoạn 2013 – 2023 .............................73
Hình 4.4. Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn TPHCM ...................................74
Hình 4.5. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp TPHCM trong công nghiệp của cả
nước và Đông Nam Bộ..............................................................................................75
Hình 4.6. Tỷ trọng một số ngành trong ngành công nghiệp chế biến .......................77
Hình 4.7. Cơ cấu ngành chế biến chế tạo và các ngành khác của TPHCM ..............77
Hình 4.8. Chuyển dịch cơ cấu các phân ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến..80
Hình 4.9. Giá trị nộp ngân sách của 17 KCX-KCN TPHCM giai đoạn 2016-2019 85
Hình 4.10. Bình quân nộp ngân sách trên 1 hecta tại các KCX, KCN trên địa bàn
Thành phố giai đoạn 2016-2019 ...............................................................................85
Hình 4.11. Doanh thu của 17 KCX-KCN TPHCM giai đoạn 2016-2019 ................87
Hình 4.12. Hiệu quả sử dụng đất tính trên doanh thu của 17 KCX-KCN TPHCM
giai đoạn 2016-2019..................................................................................................87
Hình 4.13. Doanh thu và tỉ trọng đóng góp theo ngành nghề giai đoạn 2016-2019 .88
Hình 4.14. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GRDP và lao động
đang làm việc ở TPHCM giai đoạn 2010 – 2022......................................................89
Hình 4.15. Kinh phí đầu tư cho các nhiệm vụ KHCN triển khai mới phân theo
ngành và nguồn hỗ trợ giai đoạn 2016 – 2020 .........................................................104
Hình 4.16. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của TPHCM so với cả
nước và vùng KTTĐPN ............................................................................................105
Hình 4.17. NSLĐ theo ngành kinh tế tại TPHCM giai đoạn 2010 – 2022 ...............106
Hình 4.18. Tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh
nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp ........................................115
Hình 4.19. Chỉ số năng lực cạnh tranh về thiết chế pháp lý của TPHCM so với mức
cao và thấp nhất nước................................................................................................120 x
TÓM TẮT
Phát triển công nghiệp bền vững phải đảm bảo thực hiện đồng thời ba mục tiêu
kinh tế - xã hội – bảo vệ môi trường. TP. HCM là đầu tàu của khu vực phía Nam trong
phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành công nghiệp nói riêng. Trong thời gian
qua, ngành công nghiệp Thành phố đã từng bước chuyển dịch theo hướng hiện đại, tập
trung vào phát triển những ngành công nghiệp (CN) công nghệ cao, gắn với việc ứng
dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy vậy, quá trình phát
triển CN của Thành phố Hồ Chí Minh đã bộc lộ những hạn chế về cơ cấu, đất đai, cơ sở
hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường, dẫn đến công nghiệp tăng trưởng chậm lại và
đứng trước những thách thức mới. Để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với ngành công
nghiệp Thành phố trong bối cảnh mới, đòi hỏi phải phát triển ngành CN theo hướng bền
vững
Trên cơ sở lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết kinh tế xanh, tăng trưởng xanh,
học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin và tổng quan các nghiên cứu liên quan, kết hợp
với việc khảo sát, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản
lý ngành công nghiệp, tác giả luận án đi sâu phân tích các tiêu chí đánh giá sự phát triển
CN theo hướng bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các tiêu chí sau:
Các tiêu chí về KT bao gồm: tăng trưởng của ngành CN, tỷ lệ đóng góp của ngành
CN trong GRDP, cơ cấu ngành công nghiệp, kết cấu hạ tầng của ngành CN.
Các tiêu chí về xã hội bao gồm: lao động làm việc trong ngành CN, thu nhập bình
quân và gia tăng thu nhập của lao động trong công nghiệp, và các yếu tố an sinh xã hội
cho người lao động trong phát triển CN của địa phương.
Các tiêu chí về môi trường bao gồm: sự phát triển công nghiệp sinh thái và khu
công nghiệp sinh thái, phát thải và ô nhiễm công nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch, thúc
đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng năng lượng tái tạo.
Đặc biệt, tác giả đã đi sâu phân tích các nhân tố nền tảng cho phát triển bền vững
ngành công nghiệp bao gồm các yếu tố về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng. Trong đó, các yếu tố về lực lượng sản xuất gồm nguồn nhân lực, quỹ
đất và hạ tầng cho phát triển CN, vốn đầu tư phát triển CN, năng lực khoa học – công
nghệ; các yếu tố về quan hệ sản xuất gồm thu hút đầu tư từ các khu vực kinh tế, hiệu
quả hoạt động và thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh xi
tế; các yếu tố về kiến trúc thượng tầng gồm chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà
nước, chủ trương và chính sách của Thành phố, và thiết chế và quản lý phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh
thời gian qua cho thấy, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Xét về quy mô, ngành CN Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn dẫn đầu cả nước với tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn năm 2023 đạt gần
300.000 tỷ đồng. Tuy vậy, nghiên cứu cũng choi thấy tốc độ tăng trưởng của ngành CN
thiếu ổn định, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Thành phố, sản xuất công
nghiệp những năm qua tăng chậm và nhiều biến động. Tỷ trọng của ngành CN trong cơ
cấu kinh tế của Thành phố không có sự gia tăng đáng kể trong hơn mười năm qua. Phân
tích so sánh trong cơ cấu CN của cả nước và vùng Đông Nam Bộ, thì tỷ trọng đóng góp
của ngành CN Thành phố Hồ Chí Minh gần đây có xu hướng giảm dần. Cơ cấu ngành
CN của Thành phố có sự điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng còn chậm, ngành thâm
dụng lao động, giá trị gia tăng thấp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, chưa có những đột phá
trong phát triển các ngành CN. Cơ cấu lao động trong công nghiệp chuyển dịch cùng
chiều với sự chuyển dịch của cơ cấu ngành công nghiệp. Thu nhập của lao động trong
ngành CN tăng chậm và năng suất lao động còn thấp. Năng suất lao động của ngành
công nghiệp chế biến chế tạo có tăng lên và chủ yếu từ hiệu ứng nội sinh, nhưng vẫn là
ngành có năng suất lao động thấp nhất trong công nghiệp và thấp hơn mức trung bình
chung của các ngành kinh tế. Trong khi đó ngành này chiếm tỷ trọng chi phối trong CN
của Thành phố và chiếm hơn 90% lao động trong ngành công nghiệp. Các khu chế xuất,
khu công nghiệp (KCX, KCN) hiện hữu đã thành lập từ nhiều năm trước, hoạt động theo
mô hình cũ, cộng sinh công nghiệp, liên kết của doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu
công nghiệp thấp và chưa có mô hình KCX, KCN sinh thái. Hạ tầng xã hội như nhà lưu
trú, cơ sở y tế, công trình thể dục thể thao,... phục vụ công nhân đến nay vẫn còn rất
hạn chế, chưa tương xứng với sự phát triển và đóng góp của ngành công nghiệp, người
lao động làm việc trong ngành công nghiệp.
Lao động đã qua đào tạo của Thành phố mặc dù có tỷ lệ cao hơn so với các tỉnh
trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ nhưng chỉ đạt tỷ lệ hơn
35% và tăng chậm, chỉ ở mức trung bình khoảng 1% năm. Quỹ đất phát triển công
nghiệp còn hạn hẹp, giá cho thuê cao và hầu hết các KCX, KCN diện tích nhỏ, cơ bản xii
đã được lấp đầy. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các KCX, KCN tại TP. HCM đáp ứng cơ
bản nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp, nhưng thiếu đồng bộ và chưa tạo được nền
tảng cho nền công nghiệp xanh, công nghiệp thâm dụng công nghệ. Khoa học – công
nghệ (KH – CN) mặc dù được chú trong nhưng đầu tư cho KH - CN chưa đạt mức 1%
GRDP, chưa phát triển và làm chủ được công nghệ trong các ngành công nghiệp mới
của cuộc CMCN 4.0. Quan hệ sản xuất trong khu vực công nghiệp tương đối phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển các ngành CN của TP. HCM. Nhưng khu vực
doanh nghiệp tư nhân chưa khẳng định được vai trò, vị trí là động lực quan trọng cho sự
phát triển của ngành CN và thiếu sự gắn kết giữa khu vực FDI và các doanh nghiệp
trong các ngành CN trọng yếu trên địa bàn Thành phố.
Các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò và cơ chế quản lý
ngành CN của chính quyền TP. HCM thời gian qua đã tạo những nền tảng quan trọng,
thuận lợi cho phát triển CN bền vững. Tuy nhiên, về cơ chế quản lý, chính sách và thủ
tục hành chính vẫn còn những hạn chế, bất cập, năng lực cạnh tranh của kinh tế Thành
phố nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng chưa cao xét trên chỉ số PCI.
Từ nền tảng lý thuyết và kết quả phân tích thực trạng, luận án đã đưa ra những
định hướng và những chính sách, giải pháp phát triển công nghiệp tại TP. HCM theo
hướng bền vững trong bối cảnh mới. Các chính sách và giải pháp tập trung vào những
vấn đề gồm: đẩy mạnh phát triển các ngành CN thành phố theo hướng bền vững; quy
hoạch và phát triển hạ tầng CN theo hướng bền vững; phát triển nguồn nhân lực, đặc
biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển CN theo hướng
bền vững; nâng cao năng lực KH - CN nhằm phát triển CN theo hướng bền vững; thu
hút đầu tư của các khu vực kinh tế để phát triển CN theo hướng bền vững; nâng cao vai
trò và hiệu quả quản lý của chính quyền thành phố nhằm phát triển CN theo hướng bền
vững; thực hiện liên kết vùng để phát triển CN theo hướng bền vững.
Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, tác
giả đã nỗ lực thực hiện đề tài theo đúng những mục tiêu đã đề ra, đồng thời đã có những
đóng góp về lý luận và thực tiễn cho phát triển ngành CN theo hướng bền vững tại TP.
HCM đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Song, đề tài rộng về phạm vi và nội dung nghiên
cứu, vì vậy luận án không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả mong nhận xiii
được những ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các chuyên gia và các nhà quản lý
trong lĩnh vực nghiên cứu để luận án được hoàn thiện hơn. xiv
SUMMARY
Sustainable industrial development must ensure the simultaneous implementation of
three socio-economic objectives – environmental protection. HCM City is the
locomotive of the Southern region in economic development in general and industrial
development in particular. In recent years, the city's industry has gradually shifted in the
direction of modernization, developing high-tech industries, associated with the
application of the achievements of the industrial revolution 4.0. However, the industrial
development process of Ho Chi Minh City has revealed limitations in terms of structure,
land, infrastructure, human resources, and environment,... leading to a slowdown in
industrial growth and facing new challenges. In order to solve the problems posed to the
city's industry in the new context, it is necessary to develop the industry in a sustainable
direction.
On the basis of the theory of sustainable development, the theory of green economy,
green growth, the theory of Marxism-Leninism and an overview of related studies,
combined with surveys and consultations of experts and industry managers, the author
of the thesis analyzed the criteria for evaluating the development of the industry in the
direction of sustainability in HCM City.
Economic criteria include: growth of the industry, the contribution rate of the industry
in the GRDP, the structure of the industry, and the infrastructure of the industry.
Social criteria include: workers working in industry, average income and increase in
income of workers in industry, and social security factors for workers in local industrial
development.
Environmental criteria include: development of ecological industry and eco-industrial
parks, industrial emissions and pollution, application of clean technology, promotion of
circular economy development, use of renewable energy.
The author in-depth analyzes the fundamental factors for the sustainable development
of the industry including factors of production forces, production relations and
superstructure. In particular, the factors of production forces include human resources,
land and infrastructure fund for industrial development, investment capital for industrial
development, scientific and technological forces; factors of production relations include
attracting investment from economic sectors, operational efficiency and income of xv
laborers in enterprises of all economic sectors; elements of superstructure including the
Party's guidelines and the State's policies, the City's guidelines and policies, and the
institution and management of industrial development in the direction of sustainability
of HCM City In particular,
Research and analysis of the current situation of industrial development in Ho Chi Minh
City over the past time shows that the industry plays an important role in the city's
economic growth and development. In terms of scale, Ho Chi Minh City's industry is
still leading the country with a total product value in the area in 2023 reaching nearly
VND 300,000 billion. However, the growth rate of the industry is unstable, lower than
the overall economic growth rate of the city, industrial production in recent years, it has
increased slowly and fluctuated. The share of industry in the City's economic structure
has not increased significantly over the past ten years. Comparative analysis in the
industrial structure of the whole country and the Southeast region, the proportion of
contribution of HCM City's industry tends to decrease. The industrial structure of the
city has been adjusted in a positive direction but is still slow, labor-intensive, low value-
added industries still account for a high proportion, there have been no breakthroughs
in the development of industries. The labor structure in the industry shifts in the same
direction as the shift in the industrial structure. The income of workers in the industry is
increasing slowly and labor productivity is still low. The labor productivity of the
processing and manufacturing industry has increased and mainly from the endogenous
effect, but it is still the industry with the lowest labor productivity in the industry and
lower than the general average of economic sectors. Meanwhile, this industry accounts
for the dominant proportion in the city's industry and accounts for more than 90% of
workers in the industry. Existing export processing zones and industrial parks were
established many years ago, operating according to the old model, industrial symbiosis,
association of enterprises in export processing zones and low-lying industrial parks and
there is no model of export processing zones and eco-industrial parks. Social
infrastructure such as accommodation houses, medical facilities, sports facilities,
serving workers is still very limited, not commensurate with the development and
contribution of the industry and employees working in the industry.
Although the city's trained workers have a higher rate than other provinces in the
Southern and Southeast key economic regions, the rate is only more than 35% and xvi
increased slowly, only at an average of about 1% per year. The land fund for industrial
development is still limited, the rental price is high, and most of the export processing
zones and industrial parks with small and basic areas have been filled. The technical
infrastructure of export processing zones and industrial parks in Ho Chi Minh City
basically meets the operational needs of enterprises, but is not synchronous and has not
created a foundation for green industry and technology-intensive industry. Although
science and technology are focused on, investment in science and technology has not
reached 1% of GRDP, and technology has not been developed and mastered in new
industries of the industrial revolution 4.0. Production relations in the industrial sector
are relatively consistent with the level of development of the production forces. The
foreign direct investment economy has made an important contribution to the
development of HCM City's industries. However, the private enterprise sector has not
affirmed its role as an important driving force for the development of the industry and
lacks cohesion between the foreign direct investment sector and enterprises in key
industries in the city.
The guidelines and policies of the Party and the State, policies, programs and
mechanisms for the management of Ho Chi Minh City's industry over the past time,
have created important and favorable foundations for sustainable industrial
development. However, in terms of management mechanisms, policies and
administrative procedures, there are still limitations, inadequacies, and the
competitiveness of the city's economy in general and of the industry in particular is not
high on the CPI index.
From the theoretical foundation and the results of the analysis of the current situation,
the thesis has given orientations and policies and solutions for industrial development
in HCM City in the direction of sustainability in the new context. Policies and solutions
focus on issues including: promoting the development of sustainable industries;
planning and developing industrial infrastructure in a sustainable direction; developing
human resources to meet the requirements of industrial development in a sustainable
direction; Improving scientific and technological capacity in order to develop industry
in a sustainable direction; attract investment from economic sectors to develop industry
in a sustainable direction; improve management capacity to develop industry in a
sustainable direction; regional linkages to develop industry in a sustainable direction. xvii
Within the framework of the doctoral thesis in economics majoring in political economy,
the author has made efforts to implement the research topic according to the set goals,
and at the same time has made theoretical and practical contributions to the development
of the industry in a sustainable direction in Ho Chi Minh City until 2030. Vision 2045.
However, the topic is broad in scope and content of research, so the thesis cannot avoid
limitations and shortcomings. The author hopes to receive comments from scientists,
experts and managers so that the thesis can be edited more completely. 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Phát triển bền vững (PTBV) là một hướng đi mà toàn cầu đang chung tay thúc
đẩy và cũng là mục tiêu chiến lược mà Việt Nam đã và đang hướng tới. Kể từ “Hội nghị
Stockhom năm 1987”, đến Rio de Janerio (1992), đến “Hội nghị thượng đỉnh về môi
trường Johannesburg ở Nam Phi” (2002), với sự có mặt của đại diện hơn 196 nước trên
thế giới, PTBV đã được nhiều quốc gia trên toàn cầu chấp nhận và tiến hành như một
chiến lược cốt lõi. Việt Nam đã tiếp nhận và cam kết theo đuổi mục tiêu này từ năm
1992. Từ thời điểm đó, hàng loạt chủ trương và chính sách của Đảng và Chính phủ Việt
Nam đã được triển khai, phản ánh sự cam kết và nỗ lực trong việc thực thi PTBV trước
cộng đồng quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, đối với ngành CN, Chính phủ
đã ban hành và thực hiện khung chính sách theo hướng “Xanh hóa các ngành công
nghiệp hiện hữu”. Điều đó được cụ thể hóa thông qua các chương trình như: “Kế hoạch
quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010”; “Chiến lược sản xuất sạch hơn
trong CN đến năm 2020”; “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2030 và
tầm nhìn 2050”. Sau gần 40 năm đổi mới, ngành CN Việt Nam đã có những thành công
đáng kể với tốc độ tăng trưởng ngành luôn duy trì ở mức 6-8%. Nếu ở năm 1992, ngành
CN đóng góp 28% vào tổng GDP của nền kinh tế, thì con số này ở năm 2022 là 36,6%.
Theo thời gian, sản phẩm CN ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, đáp ứng
nhiều phân khúc thị trường tiêu dùng khác nhau. Các lĩnh vực mới của ngành CN được
hình thành bao gồm khai thác và chế biến dầu khí; công nghiệp điện tử, viễn thông và
công nghệ thông tin; ngành luyện kim và sản xuất sắt thép; sản xuất xi măng và vật liệu
xây dựng; ngành dệt may và chế biến da giày; cơ khí chế biến chế tạo, sản xuất ô tô và
xe máy. Những lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho
sự tăng trưởng bền vững của đất nước (Hoàng Văn Thành, 2023). Sản phẩm công nghiệp
Việt Nam đang chứng tỏ được năng lực cạnh tranh khi giữ vững được thị trường trong
nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh kinh tế, công nghiệp
Việt Nam đang chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, giá trị gia tăng thấp do hoạt động