1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trên thế giới hoạt động dịch vụ việc làm (DVVL) xuất hiện từ rất sớm.
Tại một số nước công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Đức.hoạt động này
xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, như là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng
thất nghiệp gia tăng vào thời điểm bấy giờ. Ngày nay, hoạt động DVVL đã có
mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc biệt, trước tác động của toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với vấn đề lao động,
việc làm, thì phát triển DVVL càng được nhiều nước coi như là một công cụ hữu
hiệu để thực thi và giám sát các chính sách việc làm, điều tiết thị trường lao động
(TTLĐ) và ngăn chặn thất nghiệp.
Ở Việt Nam, DVVL xuất hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20
nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc về việc làm. Trải qua gần 30 năm phát triển,
DVVL đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành. Tính đến năm 2017, cả nước có 130
trung tâm DVVL công và hơn 3.000 doanh nghiệp DVVL tư nhân. Sự phát
triển của DVVL đã đóng góp to lớn vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), giai đoạn 2011-
2016, riêng các trung tâm DVVL trên toàn quốc đã tổ chức được 5.579 phiên
giao dịch việc làm (GDVL), đã tư vấn cho gần 14 triệu lượt người lao động
(NLĐ) và tạo điều kiện cho hơn 4,9 triệu lượt lao động được giới thiệu việc
làm (GTVL), trong đó có hơn 3,2 triệu lượt người được tuyển dụng [18, tr.9].
Tuy nhiên, DVVL mới chủ yếu phát triển ở các thành phố, khu đô thị, khu công
nghiệp (KCN), gần như mạng lưới DVVL chưa bao phủ đến vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa. Sự phối hợp hoạt động giữa các trung tâm DVVL, với các
doanh nghiệp DVVL, người sử dụng lao động còn hạn chế. Cơ chế, chính sách,
khung pháp lý và cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống DVVL còn bất cập;
trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác DVVL còn yếu
193 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 62577 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn hà nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THÀNH CÔNG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THÀNH CÔNG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 62 31 05 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THƠM
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thành Công
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM 7
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển dịch vụ việc làm 7
1.2. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
và hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ 30
2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của dịch vụ việc làm trong phát triển
kinh tế - xã hội 30
2.2. Khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ việc làm 40
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ việc làm 56
2.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ việc làm của một số địa phương trong
nước và bài học rút ra cho Hà Nội 62
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI 71
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ việc
làm trên địa bàn Hà Nội 71
3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn
2009 - 2016 77
3.3. Những hạn chế trong phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội và
nguyên nhân 106
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC
LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 117
4.1. Quan điểm và phương hướng phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn
Hà Nội 117
4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 126
KẾT LUẬN 148
KHUYẾN NGHỊ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DVVL : Dịch vụ việc làm
GDVL : Giao dịch việc làm
GTVL : Giới thiệu việc làm
HTX : Hợp tác xã
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội
NLĐ : Người lao động
NTV : Người tìm việc
TTLĐ : Thị trường lao động
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ việc làm 53
Bảng 3.1: Mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai
đoạn 2009 - 2016 78
Bảng 3.2: Số lượng chi nhánh của các trung tâm dịch vụ việc làm trên
địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 79
Bảng 3.3: Người lao động đánh giá về sự phù hợp của các nghề do trung
tâm dịch vụ việc làm đào tạo với nhu cầu thị trường 84
Bảng 3.4: Đánh giá của người lao động về sự đa dạng, phong phú của
thông tin thị trường lao động của các trung tâm dịch vụ
việc làm 87
Bảng 3.5: Đánh giá của người lao động về hoạt động thông tin thị trường
lao động của các trung tâm dịch vụ việc làm 89
Bảng 3.6: Đánh giá của người lao động về hoạt động giới thiệu việc làm
của các trung tâm dịch vụ việc làm 91
Bảng 3.7: Đánh giá của người lao động về sự phù hợp với nhu cầu
của hoạt động giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch
vụ việc làm 92
Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của người lao động về thái độ phục vụ của
các trung tâm dịch vụ việc làm 96
Bảng 3.9: Mức độ hài lòng của người lao động về độ tin cậy đối với các
trung tâm dịch vụ việc làm 97
Bảng 3.10: Mức độ hài lòng của người lao động về năng lực phục vụ của các
trung tâm dịch vụ việc làm 98
Bảng 3.11: Đánh giá của người lao động về việc tiếp tục sử dụng dịch vụ của
các trung tâm dịch vụ việc làm 99
Bảng 3.12: Mức độ chủ động tiếp cận với doanh nghiệp tuyển dụng lao động
của các trung tâm dịch vụ việc làm 100
Bảng 3.13: Đánh giá của doanh nghiệp tuyển dụng lao động về mức độ phù
hợp của phí mua dịch vụ việc làm 101
Bảng 3.14: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp tuyển dụng lao động về độ tin
cậy đối với trung tâm dịch vụ việc làm 101
Bảng 3.15: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp tuyển dụng lao động về năng
lực phục vụ của các cơ sở dịch vụ việc làm 102
Bảng 3.16: Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng lao động tìm được nhân sự phù
hợp với nhu cầu tuyển dụng 103
Bảng 3.17: Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng lao động tiếp tục sử dụng dịch vụ
của các cơ sở dịch vụ việc làm 103
Bảng 3.18: Tỷ lệ người lao động có việc làm/ số người lao động được giới
thiệu việc làm 104
Bảng 3.19: Tỷ lệ người lao động có việc làm ổn định/ người lao động có
việc làm 105
Bảng 3.20: Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất của các trung tâm
dịch vụ việc làm 112
Bảng 3.21: Đánh giá của người lao động vê cơ sở vật chất, trang thiết bị của
trung tâm dịch vụ việc làm 113
Bảng 3.22: Kênh thông tin người lao động biết đến trung tâm dịch vụ
việc làm 114
Bảng 3.23: Kênh thông tin doanh nghiệp tuyển dụng lao động biết đến trung
tâm dịch vụ việc làm 115
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Số dân cư/bình quân 1 lao động hoạt động dịch vụ việc làm trên
địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 80
Hình 3.2: Số lượt người lao động được tư vấn tại các trung tâm dịch vụ
việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 82
Hình 3.3: Số lượng nghề đào tạo qua các năm của các trung tâm dịch vụ
việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 83
Hình 3.4: Số lượng nghề đào tạo thu hút được người lao động và phù hợp
với nhu cầu xã hội của các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa
bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 85
Hình 3.5: Số lượt người lao động được đào tạo nghề tại các trung tâm dịch
vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016 86
Hình 3.6: Số lượt người lao động được cung cấp thông tin thị trường lao
động của các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội
giai đoạn 2009 - 2016 88
Hình 3.7: Số người được giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ
việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016 91
Hình 3.8: Số lao động có việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm trên
địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 92
Hình 3.9: Số lao động có việc làm ổn định của các trung tâm dịch vụ việc
làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 95
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trên thế giới hoạt động dịch vụ việc làm (DVVL) xuất hiện từ rất sớm.
Tại một số nước công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Đức...hoạt động này
xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, như là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng
thất nghiệp gia tăng vào thời điểm bấy giờ. Ngày nay, hoạt động DVVL đã có
mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc biệt, trước tác động của toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với vấn đề lao động,
việc làm, thì phát triển DVVL càng được nhiều nước coi như là một công cụ hữu
hiệu để thực thi và giám sát các chính sách việc làm, điều tiết thị trường lao động
(TTLĐ) và ngăn chặn thất nghiệp.
Ở Việt Nam, DVVL xuất hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20
nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc về việc làm. Trải qua gần 30 năm phát triển,
DVVL đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành. Tính đến năm 2017, cả nước có 130
trung tâm DVVL công và hơn 3.000 doanh nghiệp DVVL tư nhân. Sự phát
triển của DVVL đã đóng góp to lớn vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), giai đoạn 2011-
2016, riêng các trung tâm DVVL trên toàn quốc đã tổ chức được 5.579 phiên
giao dịch việc làm (GDVL), đã tư vấn cho gần 14 triệu lượt người lao động
(NLĐ) và tạo điều kiện cho hơn 4,9 triệu lượt lao động được giới thiệu việc
làm (GTVL), trong đó có hơn 3,2 triệu lượt người được tuyển dụng [18, tr.9].
Tuy nhiên, DVVL mới chủ yếu phát triển ở các thành phố, khu đô thị, khu công
nghiệp (KCN), gần như mạng lưới DVVL chưa bao phủ đến vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa. Sự phối hợp hoạt động giữa các trung tâm DVVL, với các
doanh nghiệp DVVL, người sử dụng lao động còn hạn chế. Cơ chế, chính sách,
khung pháp lý và cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống DVVL còn bất cập;
trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác DVVL còn yếu; năng lực hoạt động tư vấn,
GTVL. Hệ thống thông tin TTLĐ, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh,
2
chưa có các trung tâm giao dịch việc làm lớn đạt hiệu quả cấp khu vực. Các cơ
sở DVVL chủ yếu tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hoạt động
chưa hiệu quả, mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao
động tìm việc làm.
Trên địa bàn Hà Nội, trung tâm DVVL đầu tiên xuất hiện vào năm 1990.
Trải qua nhiều thăng trầm, tính đến nay (2017), Hà Nội có 7 trung tâm DVVL
công (năm 2016 có 8 trung tâm). Các trung tâm này do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc các tổ chức đoàn thể thành lập. Các trung tâm này đã có nhiều
đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp trên địa bàn. Chỉ
tính riêng giai đoạn 2009-2016, bình quân hàng năm các trung tâm này đã tư
vấn, cung cấp thông tin TTLĐ cho hàng trăm nghìn lượt NLĐ; đã thực hiện đào
tạo và đào tạo lại nghề cho hàng chục nghìn lượt NLĐ và GTVL, kết nối việc
làm thành công cho hàng chục nghìn NLĐ...
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động DVVL trên địa bàn
Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, như: Các trung tâm DVVL chủ yếu
tập trung ở một số quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu
Giấy, Hà Đông. Đến nay một số huyện ngoại thành vẫn không có trung tâm
DVVL nào hoạt động như Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ
Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên....; Đa dạng hóa nội dung, hình thức và gia tăng kết
quả các hoạt động DVVL chưa đồng đều giữa các trung tâm; Chất lượng DVVL
chưa cao, nhiều lao động được GTVL vẫn không tìm được việc làm, nhiều
doanh nghiệp tuyển dụng lao động còn khó khăn trong tìm kiếm lao động phù
hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung
tâm DVVL rất nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí có trung tâm phải mượn địa điểm để
hoạt động như trung tâm DVVL Ban quản lý KCN, Khu chế xuất (KCX); Tổ
chức bộ máy và nguồn nhân lực làm việc trong các trung tâm DVVL còn nhiều
bất cập cả về số lượng và chất lượng; Quản lý nhà nước đối với DVVL còn lỏng
lẻo, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; cơ chế hoạt động chưa hợp lý dẫn
đến tình trạng một số trung tâm và doanh nghiệp DVVL hoạt động bất hợp pháp,
3
thậm chí còn xảy ra hiện tượng lừa đảo NLĐ. Tất cả những hạn chế đó đã dẫn
đến chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định và bền vững trong việc làm còn
thấp, hiệu quả tạo việc làm còn yếu, thông tin đến với NLĐ chưa cập nhật và đôi
khi còn bị sai lệch, gây tâm lý bức xúc trong dư luận và dẫn đến mất niềm tin
vào các trung tâm và doanh nghiệp hoạt động DVVL.
Hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt từ cấp độ doanh
nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước. Hà Nội
tập trung lượng lớn các doanh nghiệp và hàng năm có một số lượng đáng kể
các doanh nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, dẫn đến người lao
động trên địa bàn có nguy cơ thất nghiệp cao, thiếu việc làm. Ngoài ra, chất
lượng nguồn lao động trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại
trong quá trình kết nối cung - cầu lao động. Theo dự báo của Chi cục Dân số và
kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2025 trung bình mỗi năm, dân
số Thủ đô tăng khoảng 160 nghìn người (tương đương một huyện), trong đó
hơn 1/3 là người di dân nhập cư. Bên cạnh đó, Hà Nội có khoảng 1 triệu lao
động thời vụ. Tăng dân số cơ học lớn gây ra nhiều áp lực cho Thủ đô, trong đó
nổi lên là vấn đề giải quyết việc làm. Cùng với đó là quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa sẽ khiến cho khoảng 10 đến 12 nghìn lao động mất việc làm hoặc
thiếu việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất hàng năm... Tình hình đó
đặt ra bài toán lớn cho lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền thành phố về nhiệm vụ
giải quyết việc làm, ổn định đời sống NLĐ. Điều này, đòi hỏi thành phố phải
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển DVVL là một trong
những hướng ưu tiên hàng đầu.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển dịch vụ việc
làm trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ
Kinh tế với mong muốn thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển
DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 và đề xuất giải pháp, kiến nghị
nhằm phát triển dịch vụ này trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025.
4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển DVVL, đánh giá thực trạng phát
triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 và đề xuất giải pháp
phát triển DVVL trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển DVVL trên địa bàn
tỉnh, thành phố. Cụ thể là làm rõ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVVL trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Khảo cứu kinh nghiệm phát triển DVVL của một số địa phương và rút ra
bài học cho Thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai
đoạn 2009-2016 trên cơ sở lý luận về phát triển DVVL trên địa bàn tỉnh, thành
phố. Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế.
- Dự báo phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển DVVL trên địa
bàn Hà Nội đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội dưới góc độ
Kinh tế phát triển, tức là nghiên cứu sự phát triển về số lượng (mở rộng hệ
thống DVVL, đa dạng hóa nội dung, hình thức và gia tăng kết quả của các hoạt
động DVVL) và việc nâng cao chất lượng DVVL.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: DVVL gồm có hai loại là DVVL công (gồm các trung tâm
DVVL của cơ quan quản lý nhà nước - trực thuộc các Sở LĐ-TB&XH của các
tỉnh, thành phố và các trung tâm DVVL của các tổ chức xã hội, đoàn thể) và
DVVL tư nhân (các doanh nghiệp DVVL hoạt động theo luật doanh nghiệp). Đề
5
tài này chỉ nghiên cứu phát triển DVVL công. Đề tài cũng không xét tới hoạt động
bảo hiểm thất nghiệp, vì hoạt động này mới được Hà Nội thực hiện từ năm 2012.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Phần thực trạng, đề tài nghiên cứu từ năm 2009 đến năm
2016 (năm 2008 là thời điểm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4
xã của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình sáp nhập về Hà Nội) và đề xuất giải
pháp đến năm 2025.
- Về đối tượng khảo sát: Để có tài liệu cần thiết cho phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Thủ đô, nghiên cứu sinh sẽ tiến hành
điều tra, khảo sát hai đối tượng: (i) NLĐ đến trung tâm DVVL tìm việc và (ii)
doanh nghiệp tuyển dụng lao động đăng ký tuyển dụng lao động qua trung
tâm DVVL.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận phát triển của phép biện
chứng duy vật và lý luận phát triển DVVL của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP). Ngoài ra, luận
án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt
Nam về phát triển DVVL; chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, định hướng
phát triển DVVL của thành phố Hà Nội v.v..
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng
NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh Đồng thời để có thêm các thông tin liên quan đến phát triển DVVL
trên địa bàn Hà Nội, NCS sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin
bằng bảng hỏi.
6
- Nguồn tài liệu nghiên cứu
+ Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận
án chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công
trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; tài liệu của các cơ quan
quản lý Hà Nội, Tổng cục Thống kê.
+ Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra theo bộ câu
hỏi soạn thảo sẵn dành cho 500 người lao động đến tìm việc tại các trung
tâm DVVL và 200 doanh nghiệp tuyển dụng lao động đến đăng ký tuyển lao
động qua các trung tâm DVVL (xem phụ lục 1, 2, 3).
5. Đóng góp mới của luận án
- Hoàn thiện, làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển DVVL trên địa bàn
tỉnh, thành phố.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển về số lượng và chất lượng DVVL
trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016, làm rõ những kết quả đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội
đến năm 2025 có căn cứ khoa học và khả thi.
6. Kết cấu và nội dung của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
công trình khoa học đã được công bố của tác giả liên quan đến luận án và phụ
lục, nội dung luận án được chia làm 4 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ VIỆC LÀM
Dịch vụ việc làm và phát triển DVVL là vấn đề thu hút được sự chú ý của
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này ở các khía cạnh, góc độ, phạm vi khác nhau và có
thể chia thành 5 hướng nghiên cứu chính sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chức năng và vai trò của dịch vụ
việc làm
- “Active Labor Market Policies to Expand Employment and Opportunity”
(Chính sách thị trường lao động nhằm mở rộng việc làm và cơ hội) của
Lawrence F. Katz [98]. Tác giả cho rằng vai trò của các chính sách TTLĐ nhắm
tới những NLĐ có hoàn cảnh khó khăn với mục đích hỗ trợ NLĐ có việc làm
nhằm tăng thu nhập, trong đó DVVL công đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
thực thi chính sách. Các chính sách trên được phân thành ba loại chính: (i) các
chính sách về đầu tư giáo dục và đào tạo để nâng cao kỹ năng của các nhóm đối
tượng; (2) các chính sách nhằm kích thích việc làm tăng lên thông qua việc tự
tạo việc làm cho nhóm đối tượng; (3) các chính sách cải thiện thông tin TTLĐ và
hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Tác giả cũng nhận định các chính sách TTLĐ đang
hoạt động đã đạt được các kết quả quan trọng. Thứ nhất là giảm tỷ lệ thất nghiệp
góp phần tăng trưởng kinh tế mà không gây ra áp lực lạm phát. Thứ hai là cải
thiện thu nhập và tỷ lệ sử dụng lao động của các nhóm mục tiêu. Tuy nhiên, với
góc độ tiếp cận của công trình nghiên cứu, tác giả mới chỉ giới hạn nghiên cứu
trong phạm vi chính sách TTLĐ với một số tác động cơ bản.
- Robert Heron, "Dịch vụ việc làm ở Việt Nam: Định hướng tương lai"
[53]. Tài liệu này tập trung chủ yếu vào vai trò và chức năng của hệ thống trung
tâm DVVL quốc gia và đề cập đến một số vấn đề và các ưu tiên khác nhằm tăng
8
cường đóng góp vào sự tiến bộ quốc gia. Theo tài liệu, một hệ thống Trung tâm
DVVL hiệu quả có thể đóng góp rất nhiều cho sự phát triển quốc gia như: Đảm
bảo tốt nhất khả năng giải quyết cho cung gặp cầu (trợ giúp cho NTV và người
sử dụng lao động); Tư vấn cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở các cấp
các yêu cầu về loại hình kỹ năng đặc biệt để có thể điều chỉnh hệ thống đào tạo;
Cung cấp thông tin cho NLĐ về các cơ hội việc làm và lựa chọn đào tạo để trợ
giúp trong việc chọn nghề nghiệp.
- Robert Heron, "Sách hướng dẫn dịch vụ việc làm" [54]. Tài liệu đã giới
thiệu các chức năng và hoạt động của DVVL Nhà nước, nêu lên những đặc t