Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [15], đã đề ra mục tiêu cụ thể trong giáo dục đại học là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ, giải pháp: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”.

pdf231 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THẾ DÂN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THẾ DÂN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Giáp GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Hà Nội, 2016 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, nội dung trong luận án là do quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Thế Dân 2 LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả sự kính trọng, tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy, cô hướng dẫn Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Công Giáp và Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Yến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô, cán bộ Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tác giả được học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án. Trân trọng cảm ơn Ban Chấp hành Đảng ủy, Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Xin gửi những tình cảm và lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia đình đã luôn ở bên, giúp sức, động viên, cổ vũ để tác giả hoàn thành khóa đào tạo quan trọng này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Thế Dân 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL: Cán bộ quản lý CNTT: Công nghệ thông tin ĐHSPKT: Đại học sư phạm kỹ thuật ĐNGV: Đội ngũ giảng viên GDĐH: Giáo dục đại học GVDN: GDNN: Giáo viên dạy nghề Giáo dục nghề nghiệp GV: Giảng viên NCKH: Nghiên cứu khoa học NVSP: Nghiệp vụ sư phạm SPKT: Sư phạm kỹ thuật SV: Sinh viên 4 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Tên sơ đồ và biểu đồ Trang Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết về năng lực nghề nghiệp giảng viên ĐHSPKT 58 Sơ đồ 1.2. Quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler 59 Sơ đồ 1.3. Mô tả quy trình phân tích công việc 61 Sơ đồ 1.4. Qui trình quản trị nhân lực dựa trên năng lực (Competency – based SHRM) 62 Sơ đồ 1.5. Phát triển ĐNGV ĐHSPKT theo tiếp cận năng lực 65 Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV 155 Sơ đồ 3.2. Quy trình tuyển dụng, sử dụng ĐNGV theo tiếp cận năng lực 157 Sơ đồ 3.3. Tiến trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực GV 166 Biểu đồ 2.1. Quy mô sinh viên ĐHSPKT trong 5 năm (2010-2015) 82 Biểu đồ 2.2. Kết quả tốt nghiệp của SV các trường ĐHSPKT trong 5 năm (2010-2015) 85 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ số phiếu khảo sát CBQL, GV các trường ĐHSPKT 87 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Thống kê quy mô SV trong 5 năm (2010-2015) 81 Bảng 2.2. Thống kê số chuyên ngành đào tạo theo trình độ đào tạo năm học 2014-2015 84 Bảng 2.3. Kết quả tốt nghiệp của SV đại học 5 năm (2010-2015) 84 Bảng 2.4. Thống kê độ tuổi của ĐNGV 90 Bảng 2.5. Thống kê trình độ đào tạo ĐNGV cơ hữu các trường ĐHSPKT 92 Bảng 2.6. Thống kê trình độ NVSP của ĐNGV 94 Bảng 2.7. Thống kê trình độ Ngoại ngữ của ĐNGV 95 Bảng 2.8. Tỷ lệ ý kiến đánh giá năng lực chuyên môn của ĐNGV 97 Bảng 2.9. Tỷ lệ ý kiến đánh giá năng lực sư phạm của ĐNGV 99 Bảng 2.10. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của SV về năng lực sư phạm của ĐNGV 101 Bảng 2.11. Tỷ lệ ý kiến đánh giá năng lực NCKH của ĐNGV 103 Bảng 2.12. Tỷ lệ ý kiến đánh giá năng lực phát triển chương trình đào tạo của ĐNGV 105 Bảng 2.13. Tỷ lệ ý kiến đánh giá năng lực quan hệ với doanh nghiệp của ĐNGV 106 Bảng 2.14. Tỷ lệ ý kiến đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của ĐNGV 108 Bảng 2.15. Đánh giá mức độ thực hiện của quy hoạch ĐNGV 110 Bảng 2.16. Công tác tuyển dụng ĐNGV 113 Bảng 2.17. Đánh giá việc bố trí, sử dụng giảng viên 115 Bảng 2.18. Nhận thức về mức độ cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV 117 6 Bảng 2.19. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV 118 Bảng 2.20. Nhận thức về mức độ cần thiết của công tác đánh giá ĐNGV 120 Bảng 2.21. Mức độ thực hiện việc đánh giá ĐNGV 122 Bảng 2.22. Nhận thức về mức độ cần thiết của việc thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên 124 Bảng 2.23. Mức độ thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên 126 Bảng 2.24. Các yếu tố tác động đến sự phát triển ĐNGV 128 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các giải pháp 176 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp 177 Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của ĐNGV 179 Bảng 3.4. Năng lực dạy học của GV trước thử nghiệm 183 Bảng 3.5. Năng lực dạy học của GV sau thử nghiệm 184 Bảng 3.6. So sánh năng lực dạy học của GV trước và sau thử nghiệm 184 7 MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 5 MỤC LỤC 7 MỞ ĐẦU 13 1. Lý do chọn đề tài 13 2. Mục đích nghiên cứu 15 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 15 4. Giả thuyết khoa học 15 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 16 6. Phương pháp nghiên cứu 16 7. Phạm vi nghiên cứu 19 8. Các luận điểm bảo vệ 20 9. Những đóng góp mới của luận án 20 10. Bố cục luận án 21 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC 22 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 22 1.1.1. Nghiên cứu về ĐNGV và phát triển ĐNGV 22 1.1.2. Nghiên cứu về phát triển ĐNGV theo tiếp cận năng lực 32 1.2. Một số khái niệm cơ bản 39 1.2.1. Giảng viên 39 8 1.2.2. Đội ngũ giảng viên 42 1.2.3. Phát triển đội ngũ giảng viên 42 1.2.4. Năng lực 44 1.3. Đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật 46 1.3.1. Đặc điểm đội ngũ giảng viên các trường ĐHSPKT 46 1.3.2. Nhiệm vụ của giảng viên các trường ĐHSPKT 49 1.3.3. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên các trường ĐHSPKT 51 1.3.3.1. Năng lực chuyên môn nghề 51 1.3.3.2. Năng lực dạy học 52 1.3.3.3. Năng lực nghiên cứu khoa học 54 1.3.3.4. Năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo SPKT 55 1.3.3.5. Năng lực quan hệ với doanh nghiệp 55 1.3.3.6. Năng lực phát triển nghề nghiệp 56 1.4. Một số lý thuyết phát triển nguồn nhân lực vận dụng vào phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT theo tiếp cận năng lực 59 1.4.1. Mô hình của Leonard Nadler 59 1.4.2. Mô hình của R.Wayne Mondy và Rober M.Noe 60 1.4.3. Mô hình của Hiệp hội Quản lý nguồn nhân lực Hoa Kỳ (SHRM) 62 1.5. Phát triển đội ngũ giảng viên ĐHSPKT theo hướng tiếp cận năng lực 64 1.5.1. Quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên ĐHSPKT theo hướng tiếp cận năng lực 65 1.5.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên ĐHSPKT theo tiếp cận năng lực 68 1.5.3. Đánh giá đội ngũ giảng viên ĐHSPKT theo hướng tiếp cận năng lực 69 1.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phát triển ĐNGV theo hướng 70 9 tiếp cận năng lực 1.5.5. Xây dựng môi trường phát triển cho đội ngũ giảng viên ĐHSPKT 71 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên các trường ĐHSPKT theo hướng tiếp cận năng lực 73 1.6.1. Các yếu tố thuộc về ĐNGV 73 1.6.2. Yếu tố thuộc về sự lãnh đạo, chỉ đạo 74 1.6.3. Yếu tố văn hóa, khoa học - công nghệ 75 1.6.4. Yếu tố thuộc về môi trường, cơ chế tổ chức, quản lý của các trường ĐHSPKT 75 Tiểu kết chương 1 77 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT 79 2.1. Khái quát về các trường ĐHSPKT 79 2.1.1. Lịch sử phát triển các trường ĐHSPKT 79 2.1.2. Ngành nghề, quy mô đào tạo 80 2.1.3. Chất lượng đào tạo 84 2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng 86 2.2.1. Mục đích khảo sát 86 2.2.2. Đối tượng khảo sát 87 2.2.3. Nội dung điều tra, khảo sát 88 2.2.4. Công cụ điều tra, khảo sát 88 2.2.5. Cách tiến hành khảo sát 88 2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên các trường ĐHSPKT 89 2.3.1. Về số lượng, giới tính và độ tuổi đội ngũ giảng viên 89 2.3.2. Trình độ đào tạo của ĐNGV 91 10 2.3.3. Trình độ nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học của ĐNGV 93 2.4. Thực trạng năng lực của ĐNGV các trường ĐHSPKT 96 2.4.1. Năng lực chuyên môn của ĐNGV 96 2.4.2. Năng lực dạy học của ĐNGV 98 2.4.3. Năng lực nghiên cứu khoa học 102 2.4.4. Năng lực phát triển chương trình đào tạo của ĐNGV 105 2.4.5. Năng lực quan hệ với doanh nghiệp của ĐNGV 106 2.4.6. Năng lực phát triển nghề nghiệp của ĐNGV 107 2.5. Thực trạng phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT 109 2.5.1. Quy hoạch đội ngũ giảng viên 109 2.5.2. Tuyển dụng đội ngũ giảng viên 111 2.5.3. Bố trí, sử dụng giảng viên 114 2.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển giảng viên 116 2.5.5. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên 120 2.5.6. Chính sách đối với giảng viên 123 2.5.7 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ĐNGV trường ĐHSPKT 128 2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ĐNGV các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật 130 2.6.1. Mặt mạnh 130 2.6.2. Hạn chế 131 2.6.3. Nguyên nhân 133 2.6.3.1. Nguyên nhân của những mặt mạnh 133 2.6.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 234 2.7. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển ĐNGV theo tiếp cận năng lực 135 Philipin, Singapore, Hà Lan, Mỹ, Đức, Australia, Hàn Quốc. 11 Tiểu kết chương 2 140 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC 142 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT theo hướng tiếp cận năng lực 142 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 142 142 143 143 143 3.2. Giải pháp phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT theo hướng tiếp cận năng lực 143 3.2.1. Đề xuất xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên các trường ĐHSPKT trong giai đoạn hiện nay 143 3.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT theo hướng tiếp cận năng lực 3.2.3. Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng ĐNGV đúng vị trí việc làm theo chuẩn năng lực và các chức năng nhiệm vụ 150 156 3.2.4. Đánh giá, xếp loại giảng viên theo năng lực 160 3.2.5. Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV. 165 3.2.6. Hoàn thiện chế độ chính sách để tạo động lực phát triển ĐNGV 170 3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 173 3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm 173 12 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm 175 3.3.2.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất 175 3.3.2.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp đề xuất 177 3.4. Thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất 178 3.4.1. Mục đích thử nghiệm 178 3.4.2. Giới hạn thử nghiệm 178 3.4.3. Tiêu chí đánh giá 179 3.4.4. Phương pháp và tiến trình thử nghiệm 182 3.4.5. Kết quả thử nghiệm 183 3.4.5.1. Năng lực dạy học của GV trước thử nghiệm 183 3.4.5.2. Năng lực dạy học của GV trong và sau thử nghiệm 183 3.4.5.3. Ý kiến đánh giá của GV về chương trình bồi dưỡng NVSP 185 Tiểu kết chương 3 186 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 187 1. Kết luận 187 2. Khuyến nghị 190 2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo 190 2.2. Đối với các trường ĐHSPKT 190 2.3. Đối với đội ngũ giảng viên 191 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 192 TÀI LIỆU THAM KHẢO 193 PHỤ LỤC 201 13 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [15], đã đề ra mục tiêu cụ thể trong giáo dục đại học là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ, giải pháp: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Trong đó nhấn mạnh đến năng lực nghề nghiệp của ĐNGV. Để phát triển được ĐNGV phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ, giảng viên đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; khuyến khích học tập nâng cao trình độ; có chính sách hỗ trợ GV trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Đổi mởi cơ chế quản lý giáo dục, phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [14, tr.131]. Trường ĐHSPKT có sứ mệnh trọng đại, thực hiện đào tạo đa ngành, đa trình độ theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, GV là máy cái, cung ứng GVDN cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp để phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với phương châm đào tạo đa ngành nghề, đa loại hình, nên không kể các ngành SPKT, hiện nay, hầu hết các trường ĐHSPKT đều thực hiện đào tạo các 14 ngành kỹ thuật công nghệ, đáp ứng nguồn nhân lực đa dạng theo yêu cầu của thị trường lao động. Để thực hiện được sứ mệnh trọng đại này, các trường ĐHSPKT phải không ngừng đổi mới theo một chiến lược nhất quán với tầm nhìn rộng, đặc biệt phải nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo các trường ĐHSPKT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng ĐNGV là yếu tố quyết định nhất đến chất lượng đào tạo. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhiều nước trên thế giới rất coi trọng và quan tâm đến công tác phát triển ĐNGV. Công tác này được coi là nhiệm vụ then chốt, đảm bảo chất lượng đào tạo và sự thành công của cả quá trình phát triển giáo dục. Đội ngũ GV các trường ĐHSPKT hiện nay còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu: ĐNGV vừa thừa vừa thiếu cục bộ, không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, năng lực SPKT của ĐNGV còn hạn chế, GV có trình độ cao còn thiếu và yếu, một bộ phận ĐNGV và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Công tác phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT đã được chú trọng và đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Chưa xây dựng được khung năng lực cụ thể của ĐNGV, chưa chú trọng phát triển năng lực ĐNGV, việc tuyển dụng, sử dụng ĐNGV còn chưa hiệu quả, việc cử GV đi học tập nâng cao trình độ còn nhiều bất cập, chưa có chế tài phù hợp để quản lý GV, đặc biệt là GV có trình độ cao; việc kiểm tra, đánh giá GV không được chú trọng, sức ép đối với GV phải tự đào tạo, bồi dưỡng không cao, việc sàng lọc cán bộ thiếu cơ sở Do đó ĐNGV ngày càng tăng nhưng sự thay đổi để nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT như: Nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý trong nhà trường đối với vị trí, vai trò của ĐNGV; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng GV; công tác quản lý phát triển ĐNGV; động cơ phát triển của 15 ĐNGV; trình độ phẩm chất năng lực của ĐNGV; chính sách ưu đãi, thu hút đãi ngộ; điều kiện về môi trường làm việc. Với những vấn đề nêu trên, việc phát triển ĐNGV theo tiếp cận năng lực được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu đối với CBQL của các trường ĐHSPKT. Tiếp cận năng lực trong phát triển đội ngũ chính là chuẩn hóa hệ thống các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho người giảng viên SPKT gắn với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể nhất định. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT theo tiếp cận năng lực nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho ĐNGV hướng đến mục tiêu “chuẩn hóa, hiện đại hóa” ĐNGV các trường ĐHSPKT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐHSPKT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác phát triển đội ngũ giảng viên các trường ĐHSPKT 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT theo tiếp cận năng lực. 4. Giả thuyết khoa học Phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT đã đạt được các kết quả nhất định, song còn nhiều bất cập trong công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với GV. Nếu đề xuất và áp dụng các giải pháp phát triển ĐNGV theo tiếp cận năng lực một 16 cách đồng bộ, hệ thống, đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi, từ việc xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ĐHSPKT đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV theo năng lực; thực hiện tuyển dụng, sử dụng ĐNGV đúng vị trí theo chuẩn năng lực và nhiệm vụ; tăng cường đánh giá, xếp loại giảng viên theo năng lực; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV; hoàn thiện chế độ chính sách để tạo động lực phát triển ĐNGV thì sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập và nâng cao được năng lực đội ngũ giảng viên ĐHSPKT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV đại học theo tiếp cận năng lực. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực ĐNGV, thực trạng phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT. 5.3. Đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT theo tiếp cận năng lực. Đồng thời, tiến hành khảo nghiệm, thử nghiệm nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp đã đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận - Tiếp cận hệ thống: Yêu cầu xem xét các đối tượng một cách toàn diện, trong các mối liên hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài luận án, vận dụng quan điểm tiếp cận hệ thống để thấy được phát triển ĐNGV các trường ĐHSPKT thuộc tổng thể phát triển ĐNGV, phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Tiếp cận duy vật biện chứng: Giúp cho người nghiên cứu có những quan điểm, quy tắc chỉ đạo nghiên cứu dựa vào các quy luật chung của thế giới tự nhiên, xã hội, đây là các cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu tính toàn diện, chính xác, sâu sắc về các hiện tượng. Tiếp cận duy vật biện 17 chứng trong đề tài luận án để thấy được mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, năng lực ĐNGV và chất lượng đào tạo, năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Phát triển ĐNGV cần đặt trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng, trong mối quan hệ biện chứng với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và các yếu tố khác bên ngoài, bên trong nhà trường. - Tiếp cận thực tiễn: Yêu cầu khoa học phải gắn liền với sự phát triển của thực tiễn sinh động đa dạng. Chính vì vậy nghiên cứu khoa học phải có tính cấp thiết nhằm
Luận văn liên quan