1. Tính cấp thiết của đề tài
Trí thức là vốn quý của dân tộc, là hiện thân trí tuệ của thời đại. Xã hội
càng phát triển, vị trí, vai trò của trí thức càng được đề cao, nhất là trong bối
cảnh cuộc cách mạng KHCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với sự cạnh
tranh về chất xám ngày càng tăng.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ
trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày
nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt
quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược
phát triển [40, tr.81].
Bởi vậy, phát triển ĐNTT chính là nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của dân
tộc, qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng khẳng định “xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” [42, tr.161].
Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên
nhiên và việc khai thác các yếu tố này đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy
nhiên, do chưa tìm hiểu, đánh giá đầy đủ và thấu đáo dẫn đến sự hiểu biết về
vùng đất, con người nơi đây còn nhiều hạn chế. Tư duy khai thác mang tính
tận thu, tận diệt vẫn là chủ đạo ở nhiều cấp, nhiều ngành và người dân ở đây,
chưa hình thành tư duy khai thác gắn với bảo tồn, phát triển. Hệ quả là rừng
bị tàn phá, môi trường sinh thái xuống cấp nghiêm trọng; cơ cấu dân cư có
nhiều thay đổi và xáo trộn không theo quy hoạch; nhiều vấn đề phức tạp nảy
sinh, tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đe doạ đến sự
ổn định và phát triển Tây Nguyên, từ đó dễ tạo ra những lỗ hổng, kẽ hở cho
các thế lực thù địch, phản động chống phá
176 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ trí thức ở tây nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG HỮU NAM
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG HỮU NAM
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS TRỊNH QUỐC TUẤN
2. TS. ĐINH KHẮC TUẤN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Lương Hữu Nam
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 5
1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ
trí thức 5
1.2. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ trí
thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 16
1.3. Những giá trị của các công trình và vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 25
Chương 2: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28
2.1. Một số quan niệm cơ bản 28
2.2. Mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên với sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 39
2.3. Những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở
Tây Nguyên 54
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY
NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 68
3.1. Thực trạng phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 68
3.2. Những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với sự phát triển đội ngũ trí thức ở
Tây Nguyên hiện nay 104
Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 114
4.1. Những quan điểm cơ bản tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
hiện nay 114
4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
hiện nay 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 163
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐNTT Đội ngũ trí thức
GDĐT Giáo dục, đào tạo
KHCN Khoa học và công nghệ
KTTT Kinh tế tri thức
KT-XH Kinh tế - xã hội
NCKH Nghiên cứu khoa học
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu GDP vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 59
Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người ở Tây Nguyên giai đoạn
2001 - 2015 59
Bảng 3.1: Tỉ lệ người có trình độ đại học trở lên theo trình độ và so
với dân số, lực lượng lao động 70
Bảng 3.2: Tỉ lệ trí thức dân tộc thiểu số trong cơ cấu đội ngũ trí
thức ở Tây Nguyên 78
Bảng 3.3: Chi cho sự nghiệp khoa học của các tỉnh Tây Nguyên 97
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu 3.1: Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên. 76
Biểu 3.2: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
phân theo trình độ học vấn 90
Biểu 3.3: Cơ sở vật chất phục vụ công việc cho đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 96
Biểu 3.4: Những khó khăn tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở
Tây Nguyên hiện nay 98
Biểu 3.5: Đánh giá của trí thức ở Tây Nguyên về các chính sách đối với
đội ngũ trí thức 102
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trí thức là vốn quý của dân tộc, là hiện thân trí tuệ của thời đại. Xã hội
càng phát triển, vị trí, vai trò của trí thức càng được đề cao, nhất là trong bối
cảnh cuộc cách mạng KHCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với sự cạnh
tranh về chất xám ngày càng tăng.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ
trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày
nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt
quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược
phát triển [40, tr.81].
Bởi vậy, phát triển ĐNTT chính là nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của dân
tộc, qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng khẳng định “xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” [42, tr.161].
Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên
nhiên và việc khai thác các yếu tố này đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy
nhiên, do chưa tìm hiểu, đánh giá đầy đủ và thấu đáo dẫn đến sự hiểu biết về
vùng đất, con người nơi đây còn nhiều hạn chế. Tư duy khai thác mang tính
tận thu, tận diệt vẫn là chủ đạo ở nhiều cấp, nhiều ngành và người dân ở đây,
chưa hình thành tư duy khai thác gắn với bảo tồn, phát triển. Hệ quả là rừng
bị tàn phá, môi trường sinh thái xuống cấp nghiêm trọng; cơ cấu dân cư có
nhiều thay đổi và xáo trộn không theo quy hoạch; nhiều vấn đề phức tạp nảy
sinh, tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đe doạ đến sự
ổn định và phát triển Tây Nguyên, từ đó dễ tạo ra những lỗ hổng, kẽ hở cho
các thế lực thù địch, phản động chống phá.
2
Thực tế trên cho thấy, để đảm bảo sự ổn định, phát triển nhanh và bền
vững thì Tây Nguyên cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng
sang kết hợp chiều rộng với chiều sâu. Trong đó, cần phải xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao làm bước đột phá. Giải quyết bài toán này chính là
gỡ nút thắt cho sự đi lên nơi đây. Song tìm ra lời giải cho bài toán không phải
là việc dễ dàng mà hết sức khó khăn. Nhất là trong một thời gian dài Tây
Nguyên là vùng trũng về GDĐT, kéo theo đó là nguồn nhân lực nói chung và
ĐNTT nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Bên cạnh đó, trong những năm qua dù đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về Tây Nguyên nhưng dưới góc độ triết học chưa có đề tài nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
Điều đó cũng đặt ra sự cần thiết phải tìm hiểu về lĩnh vực này.
Xuất phát từ những lý do trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thực
trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để xác định quan điểm, giải pháp tiếp
tục phát huy, phát triển đội ngũ này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt
lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, là một người con sinh sống, trưởng thành và
công tác hơn 30 năm qua ở Tây Nguyên, với mong muốn đóng góp một phần
sức lực nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển, coi như một sự tri ân đối với
vùng đất và con người nơi đây đã nuôi dưỡng, đùm bọc mình, vì vậy, nghiên
cứu sinh chọn đề tài “Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên
ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, giải
pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này trong thời gian tới, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH Tây Nguyên.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án khái quát các công trình nghiên cứu về trí thức, phát triển
ĐNTT nói chung và ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nói riêng.
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Đưa ra
quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, những yếu tố tác động đến sự
phát triển. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ này ở Tây
Nguyên và chỉ rõ những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ĐNTT và sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên từ
năm 1996 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Việc thực hiện luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về trí thức, phát triển ĐNTT. Luận án còn kế thừa có chọn lọc
những thành tựu nghiên cứu lý luận của ngành khoa học xã hội và nhân văn
liên quan đến đề tài.
- Cơ sở thực tiễn: Thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào quá trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Là những tài liệu thu thập được từ các
nghị quyết, quyết định, báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố và các
tài liệu khác liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng và sử dụng bảng hỏi để lấy
ý kiến. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành xử lý và phân tích theo mục
4
đích, yêu cầu và nội dung nghiên cứu. Để đạt được mục đích, yêu cầu, nghiên
cứu sinh tiến hành khảo sát 5 tỉnh Tây Nguyên. Tổng số phiếu khảo sát là 750
phiếu. Đối tượng được khảo sát là những người có trình độ đại học trở lên, đang
công tác và làm việc ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
Sau khi lấy ý kiến, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm thống kê xã hội
học (phần mềm SPSS) để xử lý và phân tích các dữ liệu thu được từ các phiếu
khảo sát, trong đó có sự phân tích mối tương quan giữa các câu trả lời để làm
cơ sở cho việc nhận định, đánh giá thực trạng.
- Phương pháp trình bày nội dung luận án: Lịch sử - lôgíc, phân tích -
tổng hợp, so sánh, thống kê.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đưa ra quan niệm về ĐNTT, phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
Mối quan hệ giữa phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên với đẩy mạnh CNH, HĐH
và những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
- Cung cấp một cách nhìn về thực trạng ĐNTT và phát triển ĐNTT ở
Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và những vấn đề đặt ra
trong quá trình phát triển đội ngũ này.
- Đề xuất và đưa ra các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu tiếp tục
phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên trong những năm tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung một số nội dung lý luận về ĐNTT
và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để hoàn thiện thêm cơ sở cho việc xem
xét, hoạch định chính sách đối với sự phát triển đội ngũ này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ thực trạng phát triển ĐNTT
ở Tây Nguyên và những giải pháp tiếp tục phát triển đội ngũ này.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển nhanh chóng và ngày càng mạnh mẽ của KHCN,
KTTT, những năm qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập
đến các phương diện khác nhau của ĐNTT. Điều đó thể hiện vị trí, vai trò của
đội ngũ này ngày càng quan trọng đối với sự phát triển. Liên quan đến vấn đề
trên, có thể kể đến một số công trình khoa học tiêu biểu sau:
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức
- Trí thức Việt Nam thời xưa, của Vũ Khiêu [59]: Khẳng định: Trí thức
Việt Nam dù ngày xưa hay hôm nay đều chung một dòng chảy. Thời kỳ khác
nhau có thể đem lại sự khác nhau giữa các thế hệ trí thức Việt Nam về hoàn
cảnh xã hội, nhiệm vụ lịch sử, cách thức tư duy và hành động nhưng điều đó
không làm lu mờ phẩm chất bền vững của họ từ xưa đến nay, đó là sự gắn bó
máu thịt với dân tộc, cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng chảy lịch sử:
Hưng thịnh hay suy vong; vinh quang hay tủi nhục; thành công hay thất bại.
Từ đó tác giả khẳng định: Trí thức thời xưa vẫn còn gửi lại trí thức hôm nay
những hoài bão chưa thực hiện được và những lo lắng khôn nguôi về vận
mệnh của dân tộc, đất nước.
- Bác Hồ với nhân sĩ trí thức, do Trần Đương (biên soạn) [44]: Cuốn
sách là sự chắt lọc, hệ thống hoá các nguồn tư liệu thành những bài viết về
mối quan hệ và ảnh hưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với nhân sĩ, trí
thức Việt Nam thời kỳ đất nước mới giành được độc lập, đang rất cần những
người có tâm, có tài để phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Người đã
quy tụ được đông đảo nhân sĩ, trí thức rất nổi tiếng và tài năng, cả những
người đã từng phục vụ trong chế độ cũ, các nhà khoa học đã thành danh ở
nước ngoài trở về với dân tộc, cống hiến tài năng cho sự nghiệp cách mạng.
6
Qua cuốn sách cho ta thấy được những phẩm chất cao quý của trí thức
chân chính đó là đức tính khiêm tốn, giản dị, tâm huyết với ngành, nghề của
mình và luôn trung thành với Đảng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng.
Đồng thời, thấy được tâm đức, nghệ thuật của Bác Hồ trong việc cảm hóa, thu
hút và sử dụng trí thức, trong đó đầu tiên là việc phát hiện trí thức; sự chân
thành, cầu thị và niềm tin của Người vào trí thức.
- Về trí thức Nga, nhiều tác giả (Nga), do La Thành và Phạm Nguyên
Trường dịch [78]: Nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức trong định nghĩa trí
thức. Trí thức Nga được hiểu là một tầng lớp xã hội theo nghĩa một lớp người
tương đối đông về số lượng và có sự liên kết nội tại mật thiết và thống nhất.
Đặc điểm phân biệt họ với các tầng lớp xã hội khác là họ có trình độ cao hơn
so với mặt bằng chung của xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định, luôn
tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với toàn thể cộng đồng và có thái độ dấn
thân để thực hiện sứ mệnh đem lại tương lai tươi sáng cho cộng đồng.
Các tác giả nhấn mạnh phẩm chất, tính cách trí thức trước hết là tính
độc lập trong tư duy, “những con người tự do trong đức tin của mình, những
con người không bị lệ thuộc bởi các ràng buộc về kinh tế, đảng phái, quyền
chính, không phải tuân phục các khế ước tư tưởng, mới thuộc giới trí thức”
[78, tr.240].
- Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng, của
Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) [58]: Từ phương pháp tiếp cận mang tính liên
ngành, cuốn sách đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam và xây dựng, phát huy
nguồn lực trí tuệ; những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này.
Từ đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển
nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Trong đó nhấn mạnh ba giải pháp chủ yếu, đó là: Chống chảy máu chất
xám; hoàn thiện chính sách bảo hộ tài sản trí tuệ; chú trọng xây dựng và phát
huy nguồn lực trí thức nữ, DTTS và trí thức Việt kiều.
7
- Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, của Nguyễn Đắc Hưng [55]:
Khái quát về trí thức và ĐNTT, phân tích nội hàm khái niệm trí thức, theo đó:
Trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn và chuyên môn cao,
lao động bằng trí óc trên mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH mà còn phải có
khả năng sáng tạo ra tri thức và vận dụng tri thức vào thực tiễn, làm ra của
cải, phục vụ nhu cầu con người và phát triển xã hội. Tác giả cũng chỉ ra
những thách thức mới đòi hỏi ĐNTT phải phát huy vai trò trong công tác dự
báo và chủ động trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình trong nước
và thế giới. Đồng thời, qua phân tích vai trò của GDĐT, cho thấy sự cần thiết
của việc đổi mới công tác GDĐT và chính sách thu hút, sử dụng trí thức.
- Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng
và phương hướng xây dựng, của Đỗ Thị Thạch [85]: Đây là công trình nghiên
cứu chuyên sâu về lực lượng trí thức nữ. Tác giả đã có những đóng góp mới
cả về lý luận và thực tiễn khi kiến giải tiềm năng cũng như vai trò to lớn của
lực lượng trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đời sống xã hội. Xuất
phát từ thái độ tôn trọng, tin vào khả năng đóng góp của lực lượng này, tác
giả đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy tiềm năng,
vai trò của lực lượng trí thức nữ trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong quá
trình đổi mới đất nước.
- Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới,
của Trịnh Quang Cảnh [16]: Nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội về trí
thức DTTS ở Việt Nam với tư cách là một bộ phận trong tầng lớp trí thức
Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng nguồn lực trí tuệ, trí
thức người DTTS và tình hình ĐNTT DTTS, tác giả đề xuất phương hướng
và một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển tiềm năng trí tuệ của đội ngũ
này đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH vùng miền núi, DTTS.
- Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức, của Nguyễn Công
Trí [97]: Từ cách tiếp cận tổng hợp, tác giả nêu lên những đặc trưng, tiêu chí
cơ bản để xác định trí thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện phát triển
8
KTTT. Trí thức là người lao động trí óc và thường có trình độ học vấn cao,
được đào tạo hoặc tự đào tạo. Giá trị quan trọng nhất của trí thức chân chính
đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là người tự tin và ngay thẳng, có lòng tự
trọng, khả năng hành xử đúng mực.
- Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của
Nguyễn Thị Thanh Hà [46]: Trình bày những quan niệm, đặc điểm và vai trò
của ĐNTT giáo dục đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đi vào phân tích, đánh giá thực trạng và đề
xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò
ĐNTT giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
trong giai đoạn hiện nay, của Lê Công Lương [70]: Khẳng định trí thức là
vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ của một quốc
gia. Tác giả trình bày một số quan niệm về trí thức và công tác vận động trí
thức. Đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút ra những
kinh nghiệm lãnh đạo công tác vận động trí thức làm cơ sở thực tiễn cho việc
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác vận động
trí thức. Dự báo thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề
xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận
động trí thức đến năm 2025.
- Quan điểm và chính sách của V.I.Lênin đối với trí thức trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa, của Trịnh Quốc Tuấn [101]: Bài nghiên cứu khẳng
định trí thức có vai trò hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,
vì vậy cần phải phát huy tiềm năng trí tuệ, nếu không “thì cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa nổ ra và giành những thắng lợi rực rỡ sẽ ngừng lại bởi thiếu sự
phát động khởi nguồn và xã hội khó tránh khỏi lâm vào khủng hoảng” [101,
tr.8]. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh, V.I.Lênin đã từ bản thân mình là
một trí thức để nhìn nhận tầng lớp trí thức, qua đó có chính sách đúng đắn đối
9
với trí thức. Tác giả khẳng định đặc trưng nổi bật nhất của trí thức là nhân
cách sáng tạo. Và để phát huy vai trò ĐNTT cần phải tạo điều kiện cho họ
được làm việc theo nguyện vọng, sở trường và tài năng; quan tâm cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần để tạo điều kiện cho họ làm việc, cống hiến; có
môi trường tự do cho lao động sáng tạo, có không khí dân chủ để giao lưu.
- Vài nét về vai trò của trí thức - quan điểm từ châu Âu, của Trần
Phương Hoa [52]: Khẳng định lịch sử văn hoá, văn minh châu Âu là lịch sử
của các dòng chảy tư tưởng, trong đó có sự đóng góp của trí thức. Đồng thời
đưa ra những cách nhìn nhận về trí thức:
Trước hết, người Anh