Luận án Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang

2.1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn Căn cứ vào những nghiên cứu của Alliance (2020), Suthamma Nitikasetsoontorn (2014), Nopparat Satarat (2010) và Nguyễn Trọng Nhân (2015),… Sau khi tổng hợp, phân tích, phân loại của các nghiên cứu trước và bổ sung chủ kiến, tác giả đã hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn bao gồm các yếu tố sau: 1) yếu tố điều kiện kinh tế xã hội; 2) sức hấp dẫn của điểm đến du lịch; 3) khả năng tiếp cận điểm đến; 4) tính tiện nghi của điểm đến; 5) cơ sở hạ tầng; 6) nhận thức của các đối tượng tham gia; 7) trình độ của người dân; 8) cơ chế chính sách và 9) khoa học công nghệ. Cụ thể như sau: * Yếu tố điều kiện kinh tế xã hội Kinh tế - xã hội của một đất nước, một địa phương có tác động rất lớn đến khả năng và xu hướng phát triển bền vững ngành du lịch của đất nước, địa phương đó. Kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương phát triển ở trình độ nào thì ngành du lịch sẽ có được cơ sở, tiền đề, nền tảng (bao gồm cả nền tảng về hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, nền tảng về văn hóa, trình độ tổ chức xã hội, trình độ dân trí) và môi trường, điều kiện cho sự phát triển của mình ở mức độ đó. Mặt khác, tùy theo trình độ và mức độ phát triển kinh tế - xã hội mà các mục tiêu, tiêu chí cụ thể của phát triển du lịch cộng đồng và tương quan giữa các mục tiêu, tiêu chí này cũng phải được mỗi quốc gia, địa phương cân nhắc cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn phát triển của mình. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, địa phương cũng liên quan đến thu nhập và trình độ dân trí và từ đó tác động đến phát triển du lịch cộng đồng ở quốc gia, địa phương đó thông qua khả năng chi tiêu và ý thức của du khách, khả năng, năng lực tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương và ý thức trách nhiệm của người dân địa phương trong việc góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

pdf241 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NCS. NGUYỄN HẢI DƯƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TỈNH HÀ GIANG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2024 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NCS. NGUYỄN HẢI DƯƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TỈNH HÀ GIANG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9.31.01.10 Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Đỗ Anh Tài Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Quang Hợp THÁI NGUYÊN - 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học và không trùng với bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hải Dương ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô giáo Khoa Quản lý - Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế & QTKD, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Đỗ Anh Tài, TS. Nguyễn Quang Hợp là những người hướng dẫn khoa học đã định hướng và tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo tỉnh Hà Giang, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, Sở Kế hoạch & Đầu tư và Cục Thống kê tỉnh Hà Giang cùng các chủ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, người dân các xã đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Hải Dương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ ................................................ viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Tính mới của luận án ............................................................................................... 3 5. Kết cấu luận án ........................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN ......................................... 5 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về du lịch cộng đồng ................................................. 5 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn và du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn ............................................................................... 13 1.2.1. Làm rõ nội hàm kinh tế tuần hoàn .................................................................. 13 1.2.2. Các nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực kinh tế .................... 17 1.3. Phát triển du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn ........................................ 21 1.4. Khoảng trống trong nghiên cứu ......................................................................... 26 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN .................................................................. 28 2.1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và kinh tế tuần hoàn ................................. 28 2.1.1. Khái niệm về du lịch ....................................................................................... 28 2.1.2. Khái niệm về du lịch cộng đồng ..................................................................... 29 2.1.3. Nội dung nghiên cứu của du lịch cộng đồng .................................................. 30 2.1.4. Khái niệm về kinh tế tuần hoàn ...................................................................... 33 2.1.5. Nguyên tắc, đặc điểm, một số mô hình và lợi ích của kinh tế tuần hoàn ....... 35 2.1.6. Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn............................ 39 iv 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn 47 2.2.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới ..................................................... 47 2.2.2. Phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn tại Việt Nam ........................................... 51 2.3. Bài học vận dụng cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang .............................................................................................. 57 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN ỨC U VÀ CÁCH TIẾP CẬN ................ 59 3.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 59 3.2. Khung phân tích phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn ... 59 3.3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 61 3.4. Phương pháp tiếp cận ......................................................................................... 63 3.4.1. Tiếp cận hệ thống ............................................................................................ 63 3.4.2. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia ............................................................. 63 3.4.3. Tiếp cận định tính, định lượng ........................................................................ 64 3.5. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 64 3.6. Chọn mẫu điều tra .............................................................................................. 65 3.7. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 66 3.7.1. Thu thập thông tin thứ cấp .............................................................................. 66 3.7.2. Thu thập thông tin sơ cấp ................................................................................ 67 3.8. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 68 3.9. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 69 3.10. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 74 3.10.1. Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang 74 3.10.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động du lịch cộng đồng ...................... 75 3.10.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn ... 76 3.10.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới du lịch cộng đồng và du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn .................................................................. 78 CHƯƠNG 4 PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG .................................................. 80 4.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội tỉnh Hà Giang .......................................................... 80 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 80 v 4.1.2. Đặc điểm xã hội .............................................................................................. 83 4.1.3. Thực trạng du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang ................................................. 86 Thực trạng quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng ............. 87 4.1.4. Thực trạng nguồn lực của hộ làm du lịch cộng đồng ...................................... 91 4.1.5. Đánh giá về điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của Hà Giang ........................................................................................................................ 94 4.2. Kết quả hoạt động du lịch cộng đồng của các hộ tỉnh Hà Giang ....................... 97 4.2.1. Đánh giá về mức độ tham gia của người dân .................................................. 98 4.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động du lịch cộng đồng ............................................. 100 4.2.3. Đánh giá du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo kinh tế tuần hoàn .. 102 4.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang .......................................................................... 117 4.2.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 123 4.3. Phân tích SWOT cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang ...................................................................................... 129 4.3.1. Điểm mạnh .................................................................................................... 129 4.3.2. Điểm yếu ....................................................................................................... 131 4.3.3. Cơ hội ............................................................................................................ 133 4.3.4. Thách thức ..................................................................................................... 135 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TỈNH HÀ GIANG .................................. 138 5.1. Bối cảnh ........................................................................................................... 138 5.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang ...................................................................................................................... 139 5.2.1. Quan điểm định hướng .................................................................................. 139 5.2.2. Mục tiêu ....................................................................................................... 139 5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang ...................................................................................... 140 vi 5.3.1. Nâng cao nhận thức cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và khách du lịch trong việc phát triển du lịch cộng đồng theo hướng tuần hoàn .................................................................................................... 140 5.3.2. Xác định và quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng ..................................... 141 5.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng, xem xét sản phẩm sử dụng trong ngành du lịch theo vòng đời .................................................................................... 142 5.3.4. Đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực du lịch và cán bộ chuyên môn ngành du lịch của tỉnh trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn ......................................... 143 5.3.5. Bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch .................................... 145 5.3.6. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn .......................................................................................... 146 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 150 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyen Môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CBT Du lịch cộng đồng CEBM Mô hình kinh doanh dừa trên kinh tế tuần hoàn CNTT Công nghệ thông tin CVĐC Công viên địa chất ĐB Đông Bắc DLCĐ Du lịch Cộng đồng ĐN Đông Nam GSH Giải pháp nhà xanh HĐND Hội đồng nhân dân IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế KTTH Kinh tế tuần hoàn KTXH Kinh tế xã hội NQ Nghị quyết OCOP Mỗi xã phường một sản phẩm QĐ Quyết định QL Quốc lộ SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ TB Tây Bắc TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc THPT Trung học phổ thông TN Tây Nam TP Thành phố TTg Thủ tướng TW Trung ương UN Tổ chức Liên hợp Quốc VAC Vườn ao chuồng VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Hình Hình 1: Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn ....................................................... 33 Hình 2. Khung kế hoạch hành động 8T để phát triển bền vững ngành du lịch Hội An hậu Covid-19. ............................................................................................. 54 Hình 3.1. Phân tích các yếu tố đầu vào cho phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn ........................................................................................ 70 Hình 4.1: Sơ đồ độ cao tỉnh Hà Giang. ..................................................................... 80 Bảng biểu Bảng 1.1. Mức ý nghĩa của giá trị bình quân theo thang đo Likert .......................... 68 Bảng 3.2. Thang đo nhóm công nghệ, cơ sở hạ tầng ................................................ 71 Bảng 3.3. Thang đo nhóm yếu tố tự nhiên ................................................................ 71 Bảng 3.4. Thang đo nhóm yếu tố xã hội ................................................................... 72 Bảng 3.5. Thang đo nhóm năng lực con người ......................................................... 72 Bảng 4.1: Tổng hợp cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2023 ...... 89 Bảng 4.2: Tổng hợp nhà hàng ăn, quán ăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2023 .................................................................................................. 90 Bảng 4.3: Nhân khẩu, lao động bình quân của hộ làm du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang năm 2023 ......................................................................................... 91 Bảng 4.4: Đất đai bình quân của các hộ làm du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang năm 2023............................................................................................................ 92 Bảng 4.5: Nguồn lực tài chính của hộ làm du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang năm 2023 93 Bảng 4.6: Điều kiện tiềm năng cho phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang theo đánh giá của người hỏi ....................................................................... 94 Bảng 4.7: Mức độ tham gia thực hiện hoạt động du lịch cộng đồng theo đánh giá của những người được hỏi ......................................................................... 98 Bảng 4.8: Đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia và kết quả ................................ 99 Bảng 4.9: Một số số liệu về khách du lịch đến với hộ làm du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang năm 2022 ....................................................................................... 100 ix Bảng 4.10: Đánh giá về những thay đổi khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng ...... 102 Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về mức độ sử dụng sản phẩm do hộ tự sản xuất .. 103 Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về mức độ sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất, phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng ............................................. 104 Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào cho hoạt động du lịch từ các vật liệu tự nhiên ........................................................ 105 Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về mức độ sử dụng và tái sử dụng các yếu tố nguồn lực trong hoạt động du lịch công đồng ......................................... 106 Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về mức độ chia sẻ các yếu tố nguồn lực trong tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng ..................................................... 107 Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về mức độ tăng hiệu suất / hiệu quả của sản phẩm và loại bỏ/ hạn chế chất thải trong quy trình sản xuất và trong chuỗi cung ứng cho du lịch cộng đồng .............................................................. 108 Bảng 4.17. Mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào cho hoạt động du lịch từ các vật liệu tự nhiên theo đánh giá của du khách ........................................................ 109 Bảng 4.18: Mối quan hệ tới việc sử dụng yếu tố đầu vào của du lịch cộng đồng theo ý kiến trả lời của hộ dân làm du lịch cộng đồng (%) ............................... 111 Bảng 4.19: Mối quan hệ tới việc sử dụng và tái sử dụng các yếu tố nguồn lực trong hoạt động du lịch cộng đồng (%) ............................................................. 112 Bảng 4.20: Mối quan hệ tới việc chia sẻ các yếu tố nguồn lực trong tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng (%) ..................................................................... 113 Bảng 4.21: Mối quan hệ tới phát thải và tái chế trong hoạt động du lịch cộng đồng (%) ............................................................................................................ 113 Bảng 4.22: Mối quan hệ trong việc tăng hiệu suất/hiệu quả của sản phẩm và loại bỏ/ hạn chế chất thải trong quy trình sản xuất và trong chuỗi cung ứng cho du lịch cộng đồng (%) ................................................................................... 114 Bảng 4.23: Mối quan hệ đến kết quả hoạt động du lịch cộng đồng về số lượng khách du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang............................. 115 x Bảng 4.24: Mối quan hệ giữa nguồn thu, tổng thu từ các hoạt động du lịch cộng đồng của các nhóm hộ tham gia du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang theo mức độ tiếp cận kinh tế tuần hoàn ........................................................... 116 Bảng 4.25: Kiểm định ANOVA cho tổng thu của 03 nhóm hộ .............................. 117 Bảng 4.26: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch và du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn .............................................................................................. 118 Bảng 4.27: Kết quả phân tích KMO và kiểm định Barlett các thành phần............. 123 Bảng 4.28: Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha cho các nhân tố ........... 124 Bảng 4.29: Phân tích tương quan Pearson cặp đôi từng biến độc lập với biến phụ thuộc phát triển DLCĐ theo hướng kinh tế tuần hoàn ............................ 126 Bảng 4.30: Hệ số tổng hợp mô hình hồi quy .......................................................... 127 Bảng 4.31: Hệ số phương sai .................................................................................. 127 Bảng 4.32: Kết quả hệ số hồi quy tuyến tính bội .................................................... 128 Biểu đồ Biều đồ 4.1: Thu từ các hoạt động du lịch cộng đồng của các hộ tỉnh Hà Giang năm 2022.......................................................................................................... 101 Biểu đồ 4.2: Các lợi ích người dân được hưởng khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.......................................................................................................... 101 Biểu đồ 4.3: Tổng hợp mức độ hướng đến kinh tế tuần hoàn trong du lịch cộng đồng của các hộ làm du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, 2022 (%) ........ 110 Sơ đồ Sơ đồ 3.1. Khung phân tích nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn ...................................................................................... 60 Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 62 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 2021 đến nay, trong 2 năm đại dịch COVID-19, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng gần như hoàn toàn sau đỉnh cao của dịch bệnh năm 2019. Kể từ 15/3/2022, Việt Nam bắt đầu mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài. Cũng từ sau đại dịch, cùng với việc thực hiện cam kết COP26, với việc lựa chọn kinh tế xanh là định hướng phát triển dài hạn và bền vững, các đối tác lớn-bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, các quốc gia châu Âu bắt đầu áp dụng cách đánh thuế môi trường cho tất cả các doanh nghiệp liên quan với họ. Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng chung trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay. Hà Giang là vùng đất địa đầu Tổ quốc có nhiều di sản về địa chất, kiến trúc, danh lam thắng cảnh cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Tính đến tháng 12-2022, tỉnh có 91 di sản văn hóa, trong đó có 31 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia, 30 di tích, danh thắng xếp hạng cấp tỉnh, lưu giữ được 3 bảo vật quốc gia. Tỉnh Hà Giang có 446 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 17 di sản về loại hình tiếng nói, chữ viết, 47 di sản ngữ văn dân gian, 12 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 259 di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng, 13 di sản lễ hội truyền thống, 41 di sản nghề thủ công và 57 di sản tri thức dân gian. Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận nằm trong hệ thống mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã mang lại nhiều giá trị to lớn cho Hà Giang, nhất là về du lịch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (Anh Châu, 2022)1. Hà Giang, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc với nền văn hóa đa dạng và phong phú. Sự đa dạng này không chỉ là nguồn gốc của sự giàu có văn hóa mà còn là một tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng. Trong năm 2022, tỉnh Hà Giang đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, với việc đón tiếp khoảng 2,2 triệu lượt khách du lịch và thu về doanh thu ước đạt 4.306 tỷ đồng (theo dữ liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang, năm 2022). Du lịch cộng đồng, dựa trên sự đa dạng về văn hóa, kiến thức bản địa và hoạt 1 hien-dot-pha-phat-trien-du-lich-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon.aspx 2 động sản xuất nông lâm nghiệp, đang trở thành một xu hướng phát triển quan trọng tại Hà Giang. Nền văn hóa độc đáo và sự giàu có về địa hình và sinh thái cảnh quan tại địa phương này cung cấp một cơ sở lý tưởng cho việc phát triển du lịch sinh thái, đồng thời tạo điều kiện cho sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Bằng cách này, không chỉ tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng địa phương mà còn giúp bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị văn hóa, sinh thái và truyền thống của dân tộc Hà Giang. Điều này không chỉ là một cơ hội kinh tế mà còn là một phương tiện quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của vùng đất này. Tính toán dựa trên số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2022 cho thấy nguồn thu từ du lịch gấp khoảng 4,29 lần so với thu nhập thuần túy từ nông nghiệp. Kinh tế tuần hoàn là một nội dung không mấy xa lạ với chúng ta trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, song trong lĩnh vực du lịch và cụ thể hơn nữa là du lịch cộng đồng thì hoàn toàn là một tiếp cận mới, được giới thiệu gần đây và đang dần được đưa vào và vì thế các thông tin thứ cấp về nội dung này là không có, đặc biệt ở một tỉnh như Hà Giang. Tuy nhiên, từ khái niệm về kinh tế tuần hoàn cho thấy nếu chuyển hướng du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp 1) Đảm bảo rằng du lịch cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương; 2) Đóng góp vào phát triển kinh tế của địa phương thông qua việc tạo ra nguồn thu nhập mới và tăng cường nguồn lực cho cộng đồng; 3) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch, từ quản lý đến tổ chức và tiếp thị; 4) Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động du lịch và phổ biến kiến thức về kinh tế tuần hoàn ở một tỉnh có tài nguyên du lịch lớn như Hà Giang là một việc đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường. Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Đề tài triển khai nhằm phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang một cách bền vững đặc biệt hạn chế việc khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và phát thải có thể ảnh hưởng đến môi trường từ đó tạo sinh kế và tăng thu nhập 3 bền vững cho người dân của tỉnh. Mục tiêu cụ thể: 1- Góp phần làm sâu sắc hơn và tổng hợp thêm các lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng và du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn. 2- Đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 3- Phân tích mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 4- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo hướng kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới. 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Giới hạn về phạm vi không gian: tỉnh Hà Giang Giới hạn về thời gian: Các thông tin thứ cấp sẽ được khai thác và sử dụng phân tích từ 2021 đến 2023 với những thông tin có thể tiếp cận và được công bố tại các cơ quan quản lý. Các thông tin sơ cấp được khảo sát năm 2023. Giới hạn về nội dung: Các vấn đề liên quan đến du lịch cộng đồng tại các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng và kinh tế tuần hoàn theo chiều ngang bao gồm việc sử dụng các nguyên vật liệu trong hộ gia đình phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng từ các nguồn tự nhiên thân thiện môi trường, các vấn đề về chia sẻ nguồn lực giữa các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng để hạn chế mua mới, sửa chữa các đồ dụng vật dụng trong gia đình để hạn chế khai thác nguồn vật liệu và việc hạn chế phát thải rác trong các hoạt động du lịch để ít ảnh hưởng đến môi trường. 4. Tính mới của luận án 4.1 Về mặt lý luận Luận án đã tiến hành tổng hợp các lý luận về phát triển du lịch cộng đồng, kinh tế tuần hoàn, từ đó rút ra được khái niệm chung về phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn. Đây là một đóng góp quan trọng của luận án về mặt lý luận. 4.2 Về mặt thực tiễn Về mặt thực tiễn, luận án đã có những đóng góp mới sau: (i) Luận án đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang theo hướng kinh tế tuần hoàn; (ii) Đề xuất một số giải pháp, cùng các kiến nghị có giá trị cho chính quyền tỉnh Hà Giang nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh mới; (iii) Kết quả nghiên cứu của luận án 4 có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan và là học liệu cho hoạt động đào tạo các ngành, chuyên ngành phù hợp. 5. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng và kinh tế tuần hoàn Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng và kinh tế tuần hoàn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận Chương 4: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hà Giang Chương 5: Giải pháp phát triển du lich cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn tại tỉnh Hà Giang 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về du lịch cộng đồng Các yếu tố phát triển du lịch cộng đồng Nghiên cứu "Community-based tourism: A success?" của tác giả Smith, J. và Johnson, R. (2018) tập trung vào việc đánh giá sự thành công của du lịch dựa trên cộng đồng thông qua các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Bằng cách phân tích các dự án du lịch cộng đồng, nghiên cứu này đã xác định sự kết hợp hài hòa 3 nhóm yếu tố trong đó đặc biệt là yếu tố kinh tế và môi trường là quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án, nghiên cứu cũng đánh giá các lợi ích về vật chất và thách thức về môi trường, xã hội mà các dự án này mang lại cho cộng đồng địa phương. Điều này giúp tạo ra cái nhìn tổng thể về tác động của du lịch cộng đồng và đề xuất các chiến lược tối ưu hóa lợi ích cho cả du khách và cộng đồng địa phương. Nghiên cứu "Cultural impacts of community-based tourism in a Maori community: A case study" của tác giả Nguyen, T. và Brown, K. (2019) tập trung vào việc phân tích tác động văn hóa của cộng đồng Maori tới du lịch. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cần phải bảo tồn yếu tố văn hóa để giúp phát triển du lịch cộng đồng, nhờ có văn hóa cộng đồng mà du lịch mới hình thành và phát triển. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của du lịch đối với các phong tục, truyền thống và giá trị của cộng đồng Maori. Qua đó có thể thấy được bức tranh hai chiều giữa văn hóa và du lịch đồng thời du lịch và văn hóa, nhờ du lịch cộng đồng mà thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển văn hóa. Nghiên cứu "Sustainable community-based tourism: A case study in Nepal" của tác giả Lee, S. và Patel, A. (2017) là một nghiên cứu trường hợp tập trung vào việc phân tích các chiến lược và thực tiễn quản lý trong du lịch dựa trên cộng đồng tại Nepal. Nghiên cứu này đánh giá sự bền vững của các dự án du lịch dựa trên cộng đồng, cũng như hiệu quả của chúng trong việc đảm bảo lợi ích cho cả du khách và cộng đồng địa phương. Nghiên cứu này tập trung dưới góc độ các chiến lược quản lý tài nguyên, tăng cường cơ sở hạ tầng du lịch, và xây dựng mối quan hệ hòa nhập với cộng đồng địa phương. Bằng cách tiếp cận quản lý du lịch dựa trên cộng đồng tại Nepal, nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu rộng về cách thức duy trì và phát triển một mô hình du lịch 6 cộng đồng bền vững trong một môi trường đa dạng văn hóa và môi trường như Nepal. Nghiên cứu "The role of women in community-based ecotourism: A case study from Costa Rica" của tác giả Garcia, M. và Martinez, L. (2020) tập trung vào vai trò của các hộ trong cộng đồng đặc biệt là người phụ nữ, nghiên cứu đã đánh giá tác động và vai trò đóng góp của người phụ nữ trong các dự án du lịch sinh thái dựa trên cộng đồng. Trong đó đặc biệt đề cập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý tài nguyên tự nhiên, giáo dục, văn hóa và môi trường. Qua đó cho thấy cần tăng cường vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động du lịch cộng đồng và sinh thái điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và tỉnh Hà Giang. Trong nghiên cứu "Community-based tourism and its contribution to sustainable development: The case of a rural village in Thailand", của tác giả Wong, P. và Tan, S. (2016) các nhà nghiên cứu đã tập trung vào việc đánh giá những đóng góp của du lịch dựa trên cộng đồng vào phát triển bền vững cho khu vực, thông qua việc phân tích một trường hợp ở một làng quê ở Thái Lan. Dưới đây là một số phát hiện chính của nghiên cứu: Tạo cơ hội kinh doanh và tăng thu nhập: Du lịch dựa trên cộng đồng đã tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho cộng đồng địa phương, bao gồm việc phát triển các dịch vụ như homestay, hướng dẫn du lịch, và sản xuất và bán các sản phẩm địa phương. Bảo tồn và phát triển văn hóa: Du lịch cộng đồng đã giúp bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương thông qua việc thúc đẩy sự tự hào văn hóa, bảo tồn truyền thống và phong tục, cũng như tạo ra các hoạt động giao lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng địa phương. Tăng cường hạ tầng và dịch vụ: Doanh thu từ du lịch đã được sử dụng để cải thiện hạ tầng địa phương và dịch vụ công cộng như đường giao thông, hệ thống nước sạch và giáo dục, tạo ra lợi ích cho cả cộng đồng địa phương và du khách. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Du lịch cộng đồng đã đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên bằng cách thúc đẩy các hoạt động du lịch bền vững và giáo dục du lịch về sự quan trọng của bảo vệ môi trường. Những phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu rộng về tác động tích cực của du lịch cộng đồng vào phát triển bền vững của một làng quê ở Thái Lan, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng các mô hình du lịch có trách nhiệm xã hội và môi 7 trường. Nhóm tác giả Tosun và Timothy (2003) với Arguments for Community Participation in the Tourism Development Process (Journal of Tourism Studies) đã đưa ra phương thức để quy hoạch du lịch cộng đồng bằng việc kết hợp ba chiến lược - viết tắt là “PIC” (Planning, Incremental, Collaborative), tuy nhiên nhóm tác giả cũng nhấn mạnh phương thức này không dùng để thay thế cho phương thức lập kế hoạch theo kiểu truyền thống mà nên ứng dụng trong một bối cảnh rộng hơn giúp các bước lập kế hoạch diễn ra một cách hợp lý, toàn diện. Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng khẳng định những nguyên tắc các thành viên trong cộng đồng được phép và được khuyến khích tham gia vào việc quy hoạch phát triển du lịch, sự cộng tác diễn ra và hoạt động du lịch phát triển theo chiều hướng tích cực. Từ góc độ lý thuyết để đi vào vận dụng thực tiễn tác giả Etsuko Okazaki (2008), Đại học Kobe, Nhật Bản (Kobe university) đã xuất bản công trình nghiên cứu A Community-based Tourism Model: Its conception and Use với đề xuất mô hình du lịch dựa vào cộng đồng trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, và đặc biệt tác giả đề cập đến lý thuyết Vốn xã hội trong nghiên cứu của mình từ đó áp dụng mô hình lý thuyết vào tình huống thực tế ở Palawan, Philippines. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với tăng trưởng kinh tế cộng đồng Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những tác động tích cực của phát triển du lịch cộng đồng gắn với quá trình tăng trưởng kinh tế cho cộng đồng địa phương, tạo thêm cơ hội việc làm, sinh kế trong lĩnh vực du lịch, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong cộng đồng thông qua việc chi tiêu của khách du lịch khi đến thăm bản làng, lưu trú và sử dụng dịch vụ tại hộ, mua sắm tại địa phương. Du lịch cộng đồng có thể làm cho thu nhập cho các hộ dân được tăng lên, giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm thiểu việc di cư ra thành phố lớn tìm kiếm việc làm để có thêm thu nhập; cộng đồng có thêm nguồn thu từ thuế, phí và các khoản quỹ được trích ra từ hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng (Andereck và cộng sự, 2008; Lai và Nepal, 2006; Lepp, 2007; Tasci và cộng sự, 2013) góp phần cải thiện cở sở hạ tầng, hỗ trợ trang thiết bị cở sở vật chất kỹ thuật, góp phần thay đổi diện mạo địa phương theo hướng tích cực 8 (Phạm Hồng Long và Nguyễn Thị Thanh Kiều, 2019). Theo đó, các ngành nghề truyền thống của địa phương như nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm cũng được quan tâm, phát triển, mở rộng theo hướng hiện đại hóa, tạo ra những sản phẩm có giá cao hơn do nhu cầu phát triển của thị trường địa phương (Nopparat Satarat, 2010). Phát triển du lịch cộng đồng gắn với tăng trưởng về chất cũng được các học giả (Neto, 2002; Tosun, 2005) đề cập đến như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cộng đồng từ hoạt động nông, lâm, thủ công nghiệp sang dịch vụ du lịch, người dân được nâng cao kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý và nhiều kinh nghiệm kinh doanh mới từ việc phát triển du lịch cộng đồng , chất lượng cuộc sống được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của phát triển du lịch cộng đồng gắn với quá trình phát triển kinh tế cộng đồng, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra những tác động tiêu cực đến kinh tế địa phương như vấn đề tăng giá của đất đai, hàng hóa, dịch vụ (Garland, 2008); gánh nặng thuế cho người dân địa phương hay vấn đề rò rỉ lợi ích kinh tế ra bên ngoài (Roe và cộng sự, 1998; Mowforth và Munt, 2015). Ngoài ra, nghiên cứu của Akis và cộng sự, (1996) cũng chỉ ra rằng, nhiều người dân địa phương tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch thường được sắp xếp, bố trí ở những công việc phổ thông và có vị trí thấp hơn so với nhân viên được tuyển từ bên ngoài cộng đồng. Thêm vào đó là vấn đề phân phối phúc lợi không đều trong cộng đồng (Akis và cộng sự, 1996). Trần Tiến Dũng (2007) không đo lường cụ thể những chỉ tiêu kinh tế khi đánh giá sự phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha, Kẻ Bàng, nhưng nghiên cứu cũng đã chỉ ra bên cạnh những mặt tích cực của phát tiển du lịch như đóng góp cho kinh tế địa phương; tạo sinh kế và việc làm cho người dân trong lĩnh vực du lịch; góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân thì phát triển du lịch cũng để lại một số hạn chế như chưa tạo việc làm, hay chưa tập trung tăng thu nhập cho cộng đồng các dân tộc ít người; chưa tận dụng hết những lợi thế tài nguyên của địa phương cho phát triển kinh tế. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển văn hóa - xã hội Nghiên cứu của nhiều học giả đã chỉ ra sự phát triển du lịch cộng đồng gắn với các khía cạnh văn hóa - xã hội như: Các giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của người dân được bảo tồn; Nâng cao năng lực của cộng đồng trong quản lý du lịch; Phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_du_lich_cong_dong_theo_huong_kinh_te_tuan.pdf
  • pdfCV đang tin ĐHTN.pdf
  • pdfTóm tắt luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdfTóm tắt luận án (tiếng Việt).pdf
  • docxTrang thông tin luận án (Tiếng Việt + Tiếng Anh).docx
Luận văn liên quan