Luận án Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế nam Thành phố Hồ Chí Minh

Trong hơn 5 thập kỷ qua, làn sóng phát triển các khu kinh tế với nhiều dạng thức khác nhau đã và đang là một xu hướng phổ biến rộng rãi trên thế giới. Một số quốc gia châu Á trong thời gian qua cũng đã lựa chọn phát triển khu kinh tế như một đột phá khẩu trong tiến trình đổi mới, mở cửa, hội nhập. Chỉ sau vài thập niên họ đã làm nên những điều kỳ diệu với sự phát triển thành công một cách ngoạn mục của các đặc khu kinh tế nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Điều gì đã giúp các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, làm nên sự phát triển thần kỳ với những kỳ tích đáng khâm phục đó? Việt Nam có vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, với những cảng biển nước sâu, với các đô thị lớn ven biển, rất thuận lợi cho việc phát triển thành các đặc khu kinh tế, các đặc khu kinh tế - hành chính. Trong thời gian qua, phong trào phát triển các loại hình khu kinh tế tại Việt Nam không chỉ là điểm nhấn nổi bật trong tiến trình đổi mới, mở cửa, hội nhập mà còn là chìa khóa tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế của từng địa phương, từng vùng và cả nước. Tuy nhiên, do thiếu các nguồn lực cần thiết như: Tài chính, nhân lực, công nghệ, đặc biệt là thiếu cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp, nên mặc dù đã cải cách mở cửa khá lâu nhưng nước ta vẫn chưa phát triển được một đặc khu kinh tế nào mang tầm cỡ khu vực và thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt - Một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ lớn của cả nước. Thành phố còn là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu tạo động lực có sức thu hút và lan tỏa lớn đối với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực đột phá tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước.

pdf181 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế nam Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT DŨNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á VÀ KINH NGHIỆM CHO KHU KINH TẾ NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT DŨNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á VÀ KINH NGHIỆM CHO KHU KINH TẾ NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Lƣu Ngọc Trịnh 2. TS. Bùi Thị Thùy Nhi HÀ NỘI – 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nguyễn Việt Dũng ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN ........................................................ 8 1.1. Các nghiên cứu lên quan đến vai trò khu kinh tế ................................. 8 1.2. Các nghiên cứu liên quan kinh nghiệm xây dựng và phát triển khu kinh tế các quốc gia châu Á .................................................................... 9 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách, định hƣớng, kinh nghiệm xây dựng và phát triển khu kinh tế tại Việt Nam ......................... 16 1.4. Đánh giá khái quát các nghiên cứu trƣớc ............................................ 25 1.4.1. Những vấn đề đã được thống nhất ................................................ 25 1.4.2. Những vấn đề chưa được giải quyết ............................................. 27 1.5. Những hƣớng nghiên cứu tiếp tục của Luận án .................................. 28 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ .......................................................... 29 2.1. Cơ sở lý luận phát triển khu kinh tế .................................................... 29 2.1.1. Khái niệm khu kinh tế ................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm của các loại hình khu kinh tế phổ biến ......................... 33 2.1.3. Mục tiêu xây dựng và phát triển khu kinh tế ................................ 35 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển khu kinh tế ............................. 37 2.1.5. Những điều kiện và khả năng để một khu kinh tế thành công ..... 41 2.1.6. Nội dung cơ bản của việc xây dựng và phát triển khu kinh tế ..... 47 2.1.7. Lộ trình xây dựng và phát triển các khu kinh tế ........................... 55 2.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng và phát triển khu kinh tế ........................... 58 2.2.1. Sự cần thiết xây dựng và phát triển các khu kinh tế trên thế giới ...... 58 2.2.2. Thực tiễn xây dựng và phát triển các khu kinh tế trên thế giới .... 68 Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 76 iii Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á .................................................... 78 3.1. Đặc điểm xây dựng và phát triển khu kinh tế ở các quốc gia châu Á .... 78 3.2. Thực trạng xây dựng và phát triển một số khu kinh tế của Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia ....................................................................... 85 3.2.1. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Trung Quốc ................................ 85 3.2.2. Khu kinh tế tự do Incheon - Hàn Quốc ......................................... 97 3.2.3. Đặc khu kinh tế Iskandar - Malaysia .......................................... 108 3.2.4. So sánh bối cảnh hình thành, nội dung, kinh nghiệm xây dựng . 115 3.3. Bài học kinh nghiệm xây dựng và phát triển khu kinh tế các quốc gia châu Á ..................................................................................................... 119 3.3.1. Bài học xác định các điều kiện tạo thành công của khu kinh tế . 119 3.3.2. Bài học về các nội dung xây dựng và phát triển khu kinh tế ...... 121 Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 122 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................... 123 4.1. Sự cần thiết, quan điểm, định hƣớng xây dựng và phát triển Khu kinh tế phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 123 4.1.1. Sự cần thiết xây dựng và phát triển Khu kinh tế phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 123 4.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 126 4.2. Điều kiện và khả năng cho việc xây dựng và phát triển một khu kinh tế ở khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 129 4.2.1. Về vị trí và qui mô ...................................................................... 130 4.2.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................... 135 4.2.4. Khả năng tập trung ngành nghề và phạm vi cạnh tranh ............. 139 4.2.5. Khả năng gắn kết với nền kinh tế trong nước ............................. 139 iv 4.2.6. Khả năng chống chịu với các thách thức của môi trường quốc tế ... 141 4.2.7. Quyết tâm chính trị của chính quyền Thành phố ........................ 141 4.3. Những giải pháp chủ yếu để xây dựng và phát triển một khu kinh tế tại khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 143 4.3.1. Các giải pháp định hình khung pháp lý cho Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 143 4.3.2. Đề xuất địa bàn xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 145 4.3.3. Các giải pháp thiết kế và triển khai xây dựng Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 146 4.3.4. Các giải pháp thu hút nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 148 4.4. Kiến nghị ............................................................................................... 149 4.4.1. Đối với Chính phủ ....................................................................... 149 4.4.2. Đối với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 149 Tiểu kết Chƣơng 4 ....................................................................................... 150 KẾT LUẬN .................................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 153 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 164 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ tắt Tên gốc Tên tiếng Việt ASEAN BOT Association of South East Asian Nations Build-Operate-Transfer Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao CNH Công nghiệp hóa CNTT Công nghệ thông tin COVID -19 Coronavirus Disease 2019 Bệnh virus corona 2019 CSHT Cơ sở hạ tầng ĐBSCL Đồng bằng sông Cữu Long DFZ Duty Free Zone Khu phi thuế quan ĐKKT ĐKKT-HC Đặc khu kinh tế Đặc khu Kinh tế - Hành chính ĐPT Đang phát triển DWT Dead Weight Tonnage Trọng tải toàn phần EPZ Export Processing Zone Khu chế xuất EU European Union Liên minh châu Âu EZ Enterprise Zone Khu doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do FTZ Free Trade Zone Khu mậu dịch tự do FZ Free Zone Khu tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn GTGT Giá trị gia tăng HC-KT Hành chánh - Kinh tế HĐND Hội đồng nhân dân HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế HNQT Hội nhập quốc tế vi ICT Information & Communication Technology Công nghệ thông tin và truyền thông ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế IRDA Iskandar Regional Development Authority Cơ quan Phát triển vùng Iskandar KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao KCX Khu chế xuất KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KHCN Khoa học công nghệ KKT Khu kinh tế KKT-HC Khu Kinh tế - Hành chính KKTĐB Khu kinh tế đặc biệt KKTM Khu kinh tế mở KKTTD Khu kinh tế tự do KL Kết luận KT-CT Kinh tế - Chính trị KT-HC Kinh tế - Hành chánh KTMTD Khu thương mại tự do KT-XH KTTĐPN Kinh tế - Xã hội Kinh tế trọng điểm phía Nam KTTT Kinh tế thị trường MIDA Malaysian Investment Development Authority Ban Phát triển đầu tư Malaysia NDT Nhân dân tệ NĐT Nhà đầu tư R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển SEZ Special Economic Zone Đặc khu kinh tế SF Single Factory Khu đơn xưởng vii SJER South Johor Economic Region Vùng Kinh tế Nam Johor SMEs Small and Medium-sized Enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa SPCT Saigon Premier Container Terminal Cảng Container Quốc tế Trung tâm Sài Gòn SZ Specialized Zone Khu chuyên dụng TCH Toàn cầu hóa TNCN Thu nhập cá nhân TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia TNDN Thu nhập doanh nghiệp TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TW Trung ương UAE United Arab Emirates Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UBND Ủy ban nhân dân UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNIDO United Nations Industrial Development Organization Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc USD VH-XH United States Dollar Đồng đô la Mỹ Văn hóa - xã hội WB World Bank Ngân hàng Thế giới WEPZA World Export Processing Zone Association Hiệp hội Khu chế xuất thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Những loại hình khu kinh tế truyền thống châu Á ........................ 80 Bảng 3.2. Các khu kinh tế châu Á theo loại hình, lĩnh vực và nguồn vốn ..... 82 Bảng 3.3. Các chính sách ưu đãi của Khu kinh tế tự do Incheon ................. 107 Bảng 3.4. Bối cảnh hình thành 3 khu kinh tế của Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia ........................................................................................... 115 Bảng 3.5. So sánh nội dung xây dựng và phát triển giữa 3 khu kinh tế của Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia .............................................. 116 Bảng 3.6. So sánh bài học kinh nghiệm của 3 khu kinh tế của Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia ............................................................... 118 Bảng 4.1. Điểm đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chí phát triển Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 130 Bảng 4.2. Số đơn vị hành chính tại khu kinh tế phía Nam Thành phố phân theo phường/xã/thị trấn đến năm 2019 ........................................ 131 Bảng 4.3. Dân số các quận/huyện trong khu vực phía Nam Thành phố giai đoạn 2015 - 2019 ............................................................................ 134 Bảng 4.4. Dân số nữ trung bình phân theo quận/huyện 2015 - 2019 ........... 134 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Xu hướng tăng lên về số lượng các khu kinh tế trên thế giới ......... 68 Hình 3.1. Số lượng khu kinh tế ở các quốc gia châu Á đến năm 2019 ........... 79 Hình 3.2. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Trung Quốc .................................. 86 Hình 3.3. Khu kinh tế tự do Incheon - Hàn Quốc ........................................... 99 Hình 3.4. Mô hình Ban quản lý Khu kinh tế tự do Incheon ......................... 101 Hình 3.5. Đặc khu kinh tế Iskandar - Malaysia ............................................ 109 Hình 4.1. Vị trí địa lý Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh ............... 133 Hình 4.2. Cầu vượt hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ .......... 136 Hình 4.3. Cảng Container Quốc tế Trung tâm Sài Gòn (SPCT) ................... 137 Hình 4.4. Một góc Khu Đô thị Phú Mỹ Hưng .............................................. 138 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hơn 5 thập kỷ qua, làn sóng phát triển các khu kinh tế với nhiều dạng thức khác nhau đã và đang là một xu hướng phổ biến rộng rãi trên thế giới. Một số quốc gia châu Á trong thời gian qua cũng đã lựa chọn phát triển khu kinh tế như một đột phá khẩu trong tiến trình đổi mới, mở cửa, hội nhập. Chỉ sau vài thập niên họ đã làm nên những điều kỳ diệu với sự phát triển thành công một cách ngoạn mục của các đặc khu kinh tế nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Điều gì đã giúp các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia,làm nên sự phát triển thần kỳ với những kỳ tích đáng khâm phục đó? Việt Nam có vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, với những cảng biển nước sâu, với các đô thị lớn ven biển, rất thuận lợi cho việc phát triển thành các đặc khu kinh tế, các đặc khu kinh tế - hành chính. Trong thời gian qua, phong trào phát triển các loại hình khu kinh tế tại Việt Nam không chỉ là điểm nhấn nổi bật trong tiến trình đổi mới, mở cửa, hội nhập mà còn là chìa khóa tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế của từng địa phương, từng vùng và cả nước. Tuy nhiên, do thiếu các nguồn lực cần thiết như: Tài chính, nhân lực, công nghệ,đặc biệt là thiếu cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp, nên mặc dù đã cải cách mở cửa khá lâu nhưng nước ta vẫn chưa phát triển được một đặc khu kinh tế nào mang tầm cỡ khu vực và thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt - Một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ lớn của cả nước. Thành phố còn là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu tạo động lực có sức thu hút và lan tỏa lớn đối với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực đột phá tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước. 2 Tuy nhiên, trong những năm gần đây tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của thành phố này. Để thực sự đủ sức tiếp bước những thành công trong quá khứ, tạo động lực để vượt qua các rào cản và định hình các khuôn khổ hướng tới thành công trong tương lai, Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục có những đột phá mới. Việc xây dựng và phát triển một khu kinh tế cũng là một giải pháp tốt có thể được lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu này. Hiện nay, Khu đô thị phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh được xem là khu vực phát triển rất năng động của Thành phố, với Khu chế xuất Tân Thuận - Khu chế xuất đầu tiên của cả nước, Khu đô thị mới kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng và Khu đô thị công nghiệp cảng Hiệp Phước đang dần dần được hình thành. Khu vực Nam Thành phố cũng được đánh giá hầu như hội đủ các điều kiện tiền đề để xây dựng và phát triển thành một khu kinh tế. Việc xây dựng và phát triển thành công khu kinh tế tại khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi phải có cơ sở lý luận khoa học, trong đó kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế, nhất là kinh nghiệm những quốc gia trong khu vực, những quốc gia đang phát triển có điều kiện chính trị, kinh tế và hoàn cảnh phát triển tương đồng với Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là “Qua lăng kính lý luận khoa học, những kinh nghiệm nào của một số quốc gia châu Á hữu ích cho Việt Nam và để áp dụng những kinh nghiệm đó thì cần những điều kiện gì?” Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình, với mong muốn luận án này sẽ góp phần bổ sung những kết quả nghiên cứu mới trong lý luận và thực tiễn phát triển khu kinh tế, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà thực tiễn, và các nhà nghiên cứu có thêm nguồn thông tin tham khảo. 3 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu chung: Mục đích nghiên cứu của Luận án là từ những kinh nghiệm quốc tế và điều kiện thực tế Việt Nam, đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm xây dựng và phát triển thành công Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh. - Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Để đạt được mục đích trên, Luận án cần hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: + Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế, chỉ ra những điều kiện và những tiêu chí để xây dựng và phát triển thành công một khu kinh tế. + Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển các khu kinh tế tại một số quốc gia châu Á, đúc kết những kinh nghiệm xây dựng và phát triển một khu kinh tế. + Phân tích, đánh giá những khả năng và điều kiện của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong việc đáp ứng các tiêu chí xây dựng và phát triển thành công khu kinh tế tại khu vực này. + Trên cơ sở đó, gợi mở một số quan điểm, định hướng và giải pháp để xây dựng và phát triển thành công Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển khu kinh tế trên thế giới, đặc biệt các khu kinh tế tiêu biểu ở một số quốc gia châu Á, cũng như các điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển một khu kinh tế tại khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu từ những năm 1980, khi đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc được được nghiên cứu thành lập. 4 + Về không gian: Nghiên cứu khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, các khu kinh tế ở châu Á tiêu biểu như: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc), Khu kinh tế tự do Incheon (Hàn Quốc), và Đặc khu kinh tế Iskandar hay Vùng Kinh tế Nam Johor - SJER (Malaysia). + Về nội dung: Vì việc phát triển một thực thể kinh tế không thể thành công được, nếu thực thể đó không được xây dựng trên một nền tảng tốt; điều đó có nghĩa là để có được một thực thể kinh tế tốt, việc phát triển và xây dựng chúng phải luôn đi liền, gắn chặt và tác động lẫn nhau một cách chặt chẽ. Do đó, dù tên Luận án là đề cập đến việc Phát triển khu kinh tế, song trên thực tế Luận án sẽ nghiên cứu không chỉ việc Phát triển mà nghiên cứu cả việc Xây dựng khu kinh tế. Trong đó, nhấn mạnh đến việc nghiên cứu cơ sở lý luận về khu kinh tế, nghiên cứu thực tiễn xây dựng và phát triển một số khu kinh tế châu Á; và những điều kiện hình thành và phát triển một khu kinh tế tại khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận và cách tiếp cận: Luận án tiếp cận đề tài qua lăng kính lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử,và lý luận của các ngành: Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Địa lý kinh tế, và Lịch sử kinh tế, để thể hiện được vấn đề với góc nhìn kinh nghiệm quốc tế góp phần xây dựng căn cứ thực tiễn cho việc phát triển thành công Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án cũng sẽ kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế về thành công lẫn th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_khu_kinh_te_mot_so_nuoc_chau_a_va_kinh_ng.pdf
  • pdfQD_NguyenVietDung.pdf
  • pdfTT Eng NguyenVietDung.pdf
  • pdfTT NguyenVietDung.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenVietDung.pdf
Luận văn liên quan