Luận án Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 có khó khăn về nói học hòa nhập

Ở trường tiểu học hiện nay, HS KKVN tham gia học GDHN chiếm số lượng không hề nhỏ. Thế nhưng, đại đa số GV tiểu học chưa được trang bị những kiến thức cần và đủ về GDHN nói chung và dạy học cho HS KKVN nói riêng. Một số buổi tập huấn đến với GV chỉ dừng lại ở việc nêu các biểu hiện về phát âm sai của trẻ một cách sơ sài và giới thiệu lướt qua các trò chơi NN cho HS. Vì thế, GV chưa hiểu tường tận về quá trình dạy học phát triển KNN cho HS KKVN. Nguồn tư liệu về các nội dung, bài tập trị liệu NN chưa có nhiều, việc tiến hành chỉnh âm cho HS cũng chưa được GV chú trọng, nếu có thì các bài tập hỗ trợ cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không đem lại hiệu quả như mong muốn. Phát triển KNN cho HS KKVN là một vấn đề hiện nay đang được đặt ra đối với nhiều ngành khoa học khác nhau như: Giáo dục học, Giáo dục đặc biệt, Tâm lí học, Âm ngữ trị liệu. Mỗi ngành có hướng tiếp cận can thiệp và trị liệu riêng. Với ngành Giáo dục học vấn đề phát triển KNN cho HS KKVN chưa được nghiên cứu liên kết tích hợp vào trong chính các môn học trong nhà trường. GV xem quá trình rèn KNN cho HS KKVN là một quá trình tách biệt với CTGDPT và mục tiêu cuối cùng cần đạt là HS khắc phục được KKVN. Các kết quả thu được về độ tuổi, các phát âm sai của HS KKVN cũng như xác định quy trình can thiệp trị liệu cho thấy vấn đề này đang được quan tâm và cần phát triển. Do tính chất đặc thù của đối tượng KKVN, các kết quả và bài tập can thiệp chủ yếu được các bác sĩ trị liệu áp dụng nhiều hơn các GV. Trong những giới hạn về thời gian sinh hoạt ở trường, nội dung kiến thức bài học cần đạt, GV khó thực hiện trọn vẹn các bài tập chỉnh âm như những bác sĩ can thiệp trị liệu. Điều đó cho thấy, vai trò của người GV tiểu học trong việc chỉnh âm cho HS KKVN là vô cùng quan trọng vì thời gian HS gắn bó với GV khá dài. Chính vì thế, cần thiết phải xây dựng các biện pháp, các bài tập hỗ trợ phù hợp để GV áp dụng được cho các HS KKVN trong phạm vi lớp mình phụ trách. Có thể tổ chức nhiều hoạt động như can thiệp cá nhân và tổ chức các hoạt động chung để trẻ có thể cùng tham gia. Phát triển KNN cho HS lớp 1 có KKVN càng quan trọng hơn trong môi trường hòa nhập vì đây là yếu tố tiền đề, giúp HS có thể tham gia các hoạt động cùng với các bạn trong lớp, trong trường nhằm phát triển toàn diện để tiếp tục học cao hơn.

pdf254 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 có khó khăn về nói học hòa nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGÔ THỊ PHƯƠNG TRÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ NÓI HỌC HÒA NHẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2023 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGÔ THỊ PHƯƠNG TRÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ NÓI HỌC HÒA NHẬP Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ HIỀN LƯƠNG 2. TS. VƯƠNG HỒNG TÂM Hà Nội, 2023 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến tập thể giáo viên: PGS.TS Trần Thị Hiền Lương và TS Vương Hồng Tâm, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, dành cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lí Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế; Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phòng - Ban của Trường Đại học Quy Nhơn, đặc biệt là Lãnh đạo Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn (Bộ môn Tâm lý - Giáo dục và Công tác xã hội); chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và các bạn sinh viên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục Thành phố Quy Nhơn, trân trọng cảm ơn sự cộng tác, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ của toàn thể quý Thầy, Cô giáo ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nơi tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm đề tài luận án. Tôi yêu thương và trân quý các em học sinh đã đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện luận án. Sự tiến bộ của các em là nguồn động viên lớn nhất để tôi nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và những người thân yêu luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Trân trọng! Tác giả Ngô Thị Phương Trà ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Hiền Lương và TS Vương Hồng Tâm. Nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan, chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Các ngữ liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về những điều tôi đã cam đoan ở trên. Quy Nhơn, ngày 26 tháng 6 năm 2023 Tác giả Ngô Thị Phương Trà iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 4 4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4 6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 5 7. Đóng góp của luận án........................................................................................ 7 8. Bố cục của luận án ............................................................................................ 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ NÓI HỌC HÒA NHẬP ............ 9 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu về phát triển kĩ năng nói cho học sinh ........................................... 9 1.1.2. Nhận diện học sinh khó khăn về nói trong quá trình phân loại các đối tượng khuyết tật ngôn ngữ ................................................................................................... 13 1.1.3. Công cụ đánh giá và đo lường ........................................................................ 18 1.1.4. Về nội dung và phương pháp phát triển kĩ năng nói cho học sinh khó khăn về nói .............................................................................................................................. 22 1.2. Phát triển kĩ năng nói cho học sinh khó khăn về nói học hoà nhập ở trường tiểu học ................................................................................................................. 27 1.2.1. Lời nói và âm lời nói ....................................................................................... 27 1.2.2. Khái niệm kĩ năng và kĩ năng nói ................................................................... 34 1.2.3. Kĩ năng nói của học sinh tiểu học theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt.................................................................................. 35 1.2.4. Học sinh khó khăn về nói ................................................................................ 37 1.2.5. Yêu cầu phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 có khó khăn về nói trong trường hòa nhập......................................................................................................... 48 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 59 iv CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ NÓI HỌC HÒA NHẬP Ở MÔN TIẾNG VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ................... 61 2.1. Chương trình môn Tiếng Việt tiểu học 2018 và việc phát triển kĩ năng nói cho học sinh tiểu học ........................................................................................... 61 2.1.1. Mục tiêu Chương trình môn Tiếng Việt quyết định nội dung, phương pháp dạy nói và cách thức đánh giá học sinh ........................................................................... 61 2.1.2. Những điểm mới của Chương trình môn Tiếng Việt tiểu học 2018 và việc phát triển kĩ năng nói cho học sinh tiểu học ..................................................................... 65 2.2. Thực trạng phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 có khó khăn về nói học hòa nhập ....................................................................................................... 69 2.2.1. Tổ chức khảo sát ............................................................................................. 69 2.2.2. Kết quả khảo sát .............................................................................................. 77 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 93 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 NÓI NGỌNG HỌC HÒA NHẬP VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............. 95 3.1. Một số nguyên tắc dạy học nhằm phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 nói ngọng học hòa nhập ...................................................................................... 95 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo học sinh lớp 1 nói ngọng là chủ thể của hoạt động dạy học phát triển kĩ năng nói trong lớp học hòa nhập .......................................................... 95 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo nội dung dạy học phát triển kĩ năng nói phải bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tiếng Việt tiểu học 2018 ...................... 96 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo việc rèn luyện, phát triển kĩ năng nói được tích hợp với dạy học các kĩ năng nghe, đọc, viết .......................................................................... 97 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo dạy học phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 nói ngọng học hòa nhập theo tiến trình ........................................................................... 98 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính cá biệt, tính hiệu quả, tính khả thi đem lại giá trị thực tiễn cho việc dạy học phát triển kĩ năng nói của học sinh lớp 1 nói ngọng trong lớp học hòa nhập ................................................................................... 98 3.2. Một số biện pháp phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 nói ngọng học hòa nhập .............................................................................................................. 99 3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch tác động nhằm phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 nói ngọng học hòa nhập ....................................................................................... 100 v 3.2.2. Giai đoạn tác động bằng các phương pháp đặc thù để giúp khắc phục lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 nói ngọng ............................................................................ 112 3.3. Điều kiện nâng cao hiệu quả dạy học phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 nói ngọng học hòa nhập ........................................................................... 128 3.3.1. Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên để phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 nói ngọng học hòa nhập .......................................................................................... 128 3.3.2. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 nói ngọng học hòa nhập .......................................................................... 139 3.4. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 141 3.4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 141 3.4.2. Giả thuyết thực nghiệm .................................................................................. 141 3.4.3. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................. 141 3.4.4. Nghiên cứu điển hình và kết quả đánh giá ..................................................... 142 3.4.5. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 146 3.4.6. Kết luận thực nghiệm .................................................................................... 151 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 152 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 153 1. Kết luận ......................................................................................................... 153 2. Khuyến nghị .................................................................................................. 154 2.1. Đối với các cơ quan quản lí về Giáo dục và Đào tạo ....................................... 154 2.2. Đối với các cơ quan nghiên cứu ....................................................................... 155 2.3. Đối với nhà trường phổ thông và chuyên biệt ................................................. 155 2.4. Đối với giáo viên chủ nhiệm của học sinh khó khăn về nói ............................ 156 2.5. Đối với phụ huynh học sinh khó khăn về nói .................................................. 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................ 157 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 158 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 CTGDPT Chương trình Giáo dục phổ thông 2 DHTV Dạy học tiếng Việt 3 GDHN Giáo dục hoà nhập 4 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 5 GV Giáo viên 6 HS Học sinh 7 KHGDCN Kế hoạch giáo dục cá nhân 8 KKVN Khó khăn về nói 9 KT Khuyết tật 10 KNGT Kĩ năng giao tiếp 11 KNN Kĩ năng nói 12 NN Ngôn ngữ 13 NCĐB Nhu cầu đặc biệt 14 PH Phụ huynh 15 PL Phụ lục 16 PP Phương pháp 17 TN Thực nghiệm 18 VD Ví dụ vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt những đặc điểm của nguyên âm tiếng Việt ................................. 31 Bảng 1.2. Tóm tắt những đặc điểm của phụ âm tiếng Việt....................................... 32 Bảng 1.3. Sự phân bố thanh điệu trong các loại hình âm tiết ................................... 33 Bảng 1.4. Mốc phát triển lời nói bình thường của trẻ từ 1 đến 8 tuổi (phát âm các âm đầu) ............................................................................................................................ 56 Bảng 2.1. So sánh chuẩn kĩ năng nói lớp 1 trong Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học năm 2006 và 2018 ............................................................................... 66 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số lượng khách thể tham gia khảo sát .............................. 70 Bảng 2.3. Bảng từ thử ............................................................................................... 73 Bảng 2.4. Khả năng nhận biết và phân loại HS KKVN ............................................ 77 Bảng 2.5. Nhận thức của GV đối với nguyên nhân gây ra KKVN cho HS lớp 1 có KKVN ....................................................................................................................... 78 Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát hiện HS KKVN và sự cần thiết của việc phát triển KNN cho HS KKVN ở lớp 1.............................. 79 Bảng 2.7. Thứ hạng mức độ sử dụng các PP dạy học cho HS KKVN ..................... 80 Bảng 2.8. Những khó khăn của GV khi dạy học cho HS lớp 1 có KKVN trong môi trường lớp học hòa nhập ........................................................................................... 81 Bảng 2.9. Tổng hợp về khả năng giao tiếp của 34 HS KKVN ................................. 83 Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả khảo sát sâu 28 học sinh nói ngọng ........................... 86 Bảng 2.11. Mức độ quan tâm của PH đến KKVN của trẻ ....................................... 91 Bảng 2.12. Hướng khắc phục của PH khi trẻ gặp KKVN ........................................ 92 Bảng 3.1. Tiến trình nhận biết HS nói ngọng ......................................................... 100 Bảng 3.2. Danh sách HS được áp dụng các nhóm biện pháp phát triển KNN ....... 141 Bảng 3.3. Bảng thống kê lỗi phát âm của 001 ........................................................ 143 Bảng 3.4. Bảng thống kê lỗi phát âm của 005 ........................................................ 144 Bảng 3.5. Bảng thống kê lỗi phát âm của 016 ........................................................ 144 Bảng 3.6. Bảng thống kê lỗi phát âm của 001 trước, trong và sau TN ................... 147 Bảng 3.7. Bảng thống kê lỗi phát âm của 005 trước, trong và sau TN ................... 148 Bảng 3.8. Bảng thống kê lỗi phát âm của 016 trước, trong và sau TN ................... 149 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phương pháp dạy học cho HS KKVN .................................................. 80 Biểu đồ 2.2. Dạng khó khăn về nói ........................................................................... 84 Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân của các dạng tật .............................................................. 85 Biểu đồ 2.4. Nhu cầu giao tiếp của học sinh nói ngọng ............................................ 90 Biểu đồ 2.5. Sự nhạy cảm trong giao tiếp của HS KKVN ........................................ 90 Biểu đồ 2.6. Sự tham gia của các lực lượng hỗ trợ phát triển KNN cho HS KKVN ...... 92 Biểu đồ 3.1. Biểu diễn quá trình TN của mã số 001 ............................................... 147 Biểu đồ 3.2. Biểu diễn quá trình TN của mã số 005 ............................................... 149 Biểu đồ 3.3. Biểu diễn quá trình TN của mã số 016 ............................................... 150 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Minh họa công cụ kiểm tra ....................................................................... 74 Hình 2.2. Minh họa công cụ kiểm tra (Bước 1) ........................................................ 75 Hình 2.3. Minh họa công cụ kiểm tra (Bước 2) ........................................................ 76 Hình 2.4. Minh họa công cụ kiểm tra (Bước 3) ........................................................ 76 Hình 3.1. Vòng tay bạn bè ...................................................................................... 109 Hình 3.2. Cấu hình miệng nguyên âm [A] .............................................................. 117 Hình 3.3. Cấu hình miệng phụ âm [Đ] .................................................................... 123 Hình 3.4. Minh họa Bộ thẻ chữ ............................................................................... 127 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Một số biện pháp phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 nói ngọng học hòa nhập .................................................................................................................... 99 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. KNN đóng một vai trò quan trọng đối với HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 1. NN là công cụ để giao tiếp và tư duy. Giao tiếp NN là một hoạt động diễn ra thường xuyên, phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong hoạt động giao tiếp NN, con người vừa có thể tiếp nhận thông tin từ người khác đồng thời phản hồi những ý kiến của bản thân. Chính sự phản hồi này là điều kiện để người giao tiếp điều chỉnh nội dung giao tiếp cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Muốn phản hồi tốt thì người giao tiếp phải trang bị cho mình nhiều loại kĩ năng, trong đó KNN có thể coi là quan trọng nhất. Nói là một trong bốn kĩ năng sử dụng NN của con người, được xem như một loại công cụ đặc biệt quan trọng để phát triển nhận thức, hỗ trợ quá trình học tập, phát triển bản thân, tham gia và đóng góp cho xã hội, đơn giản hơn là giúp con người sống được và sống có hạnh phúc. Với mỗi HS, hoạt động giao tiếp không chỉ diễn ra trong nhà trường mà còn ở gia đình và cộng đồng xã hội. Nhà trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện KNGT cho HS. Trong các phương tiện giao tiếp, giao tiếp bằng NN là cách thức hữu hiệu nhất được thực hiện thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và khi vận dụng trong giao tiếp, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có sự chuyển hóa về chất và tạo ra năng lực lời nói cá nhân (năng lực nghe, năng lực nói, năng lực đọc, năng lực viết). Vì vậy, dạy NN nói và viết cần lấy giao tiếp làm môi trường và để lựa chọn PP dạy học thích hợp, cần lấy việc phục vụ giao tiếp làm mục đích. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một kĩ năng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành năng lực giao tiếp, đó là KNN. KNN góp một phần quan trọng giúp HS tiểu học nói chung, HS lớp 1 nói riêng hoàn thành tốt các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. HS lớp 1 nói tốt sẽ giúp các em diễn đạt rõ ràng, mạch lạc suy nghĩ của bản thân cũng như trong việc góp ý xây dựng bài. Trẻ em đã biết nói trước khi đến trường nhưng để trình bày mạch lạc suy nghĩ, cảm xúc của mình thì phải được học tập, rèn luyệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_ki_nang_noi_cho_hoc_sinh_lop_1_co_kho_kha.pdf
  • pdf1. Ngô Thị Phương Trà_Summary.pdf
  • pdf2. Ngô Thị Phương Trà_ Tóm tắt tiếng Việt.pdf
  • docxNgô Thị Phương Trà_Thông tin luận án tiếng Việt và tiếng Anh.docx
  • pdfQD cap Vien. TRA.pdf