Luận án Phát triển kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai

2.1. Một số vấn đề chung về kinh tế du lịch cộng đồng 2.1.1. Quan niệm kinh tế du lịch và kinh tế du lịch cộng đồng 2.1.1.1. Quan niệm kinh tế du lịch Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về du lịch, KTDL song những tư tưởng, nội dung phản ánh về KTDL được biểu hiện ở các mức độ khác nhau. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã vạch ra cơ sở phương pháp luận khoa học cho việc nhận thức đúng về bản chất của du lịch và KTDL. Các ông đều dành sự quan tâm nghiên cứu du lịch ở các khía cạnh khác nhau. Nhờ sự phân công lao động xã hội, lực lượng sản xuất của nhân loại phát triển, dẫn tới việc hình thành và phân chia các ngành khác nhau. C.Mác đã chỉ ra rằng: “Mỗi nghề là một loại phân công lao động xã hội nhất định, phát triển những năng lực khác nhau của tinh thần của con người, tạo ra những nhu cầu mới và những phương thức mới để thỏa mãn những nhu cầu đó”[49, tr.549]. Do đó, du lịch cũng được ra đời và phát triển do sự phân công lao động xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu về du lịch của du khách và lợi ích của người cung cấp sản phẩm du lịch. C.Mác viết: “Người công nhân còn cần có thời giờ để thỏa mãn những nhu cầu tinh thần và xã hội, mà quy mô và số lượng là do tình trạng chung của nền văn minh quyết định” [50, tr.343]. Nhu cầu tinh thần của người công nhân chính là những hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, du lịch… Như vậy, theo C.Mác, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tinh thần của con người ngày càng trở nên phong phú hơn và đa dạng hơn, trong đó có nhu cầu đi du lịch. Để có thể thực hiện được nhu cầu đi du lịch thì trước tiên người đó phải có tiền. Trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” C.Mác đã viết: “Nếu tôi không có tiền để đi du lịch thì tôi cũng không có nhu cầu, nghĩa là nhu cầu hiện thực và được chuyển thành hiện thực về du lịch” [51, tr.214].

doc211 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Tác giả luận án Nguyễn Thanh Trà MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 31 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 37 2.1. Một số vấn đề chung về kinh tế du lịch cộng đồng 37 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai 49 2.3. Quan niệm phát triển kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai và kinh nghiệm thực tiễn 62 Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 82 3.1. Ưu điểm, hạn chế của kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai 82 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai 113 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2035 130 4.1. Quan điểm phát triển kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035 130 4.2. Giải pháp phát triển kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035 140 KẾT LUẬN 172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175 PHỤ LỤC 194 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chính quyền địa phương CQĐP 2 Cộng đồng dân cư CĐDC 3 Cộng đồng địa phương CĐĐP 4 Du lịch bền vững DLBV 5 Du lịch cộng đồng DLCĐ 6 Kinh tế du lịch KTDL 7 Kinh tế - xã hội KT-XH 8 Một thành viên MTV 9 Trách nhiệm hữu hạn TNHH DANH MỤC BẢNG TT Tên các bảng Trang 1 Bảng 3.1. Số lượng các điểm DLCĐ đã được công nhận và các tour du lịch tới các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai (2019 - 2023) 82 2 Bảng 3.2. Số lượng các tổ chức kinh tế tham gia hoạt động kinh tế du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch cộng đồng đã được công nhận trên địa bàn tỉnh Lào Cai (2019-2023) 85 3 Bảng 3.3. Số lượng phòng, giường ở các homestay trên địa bàn tỉnh Lào Cai (2019 - 2023) 87 4 Bảng 3.4. Doanh thu từ các dịch vụ mua sắm tại các điểm du lịch cộng đồng đã được công nhận trên địa bàn tỉnh Lào Cai (2019-2023) 96 5 Bảng 3.5. Đóng góp của kinh tế du lịch cộng đồng cho GRDP của tỉnh Lào Cai (2019 - 2023) 99 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 3.1. Số lượng khách đến các điểm du lịch cộng đồng đã được công nhận ở Lào Cai (2019-2023) 88 2 Biểu đồ 3.2. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống tại các điểm du lịch cộng đồng đã được công nhận trên địa bàn tỉnh Lào Cai (2019-2023) 93 3 Biểu đồ 3.3. Doanh thu từ các dịch vụ lưu trú tại các điểm du lịch cộng đồng đã được công nhận trên địa bàn tỉnh Lào Cai (2019-2023) 97 4 Biểu đồ 3.4. Số lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai (2019 - 2023) 100 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Ngày nay KTDL đã trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế có vai trò quan trọng trong việc đóng góp ngày càng cao vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của địa phương, các quốc gia, khu vực và trên thế giới. Với vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên thuận lợi của Việt Nam cho phép phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển KTDL. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch thành phần một ngành kinh tế mũi nhọn” [23, tr.145]. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, có tiềm năng thiên phú cho phát triển du lịch; từ Lào Cai, du khách có thể sang Trung Quốc, vào sâu nội địa Việt Nam và đi các nước ASEAN. Lào Cai có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đặc biệt là khu du lịch Sa Pa cùng truyền thống văn hóa giàu bản sắc của 25 dân tộc được bảo lưu phong phú hấp dẫn đan xen thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch nói chung và kinh tế du lịch cộng đồng nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó tập trung khu du lịch thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai, Bắc Hà, Y Tý; DLCĐ và các sản phẩm du lịch đặc sắc” [20, tr.8]. Đây là một trong hai lĩnh vực đột phá được đề ra trong phát triển KT-XH của Tỉnh. Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế nói chung, kinh tế DLCĐ nói riêng và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Kinh tế DLCĐ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đóng góp cho GRDP của Tỉnh ngày càng cao; nâng cao đời sống cho nhân dân; khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, lao động, văn hóa tại chỗ; bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn, phát huy văn hóa, truyền thống độc đáo của địa phương Bên cạnh những thành tựu rất đáng trân trọng, phát triển kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng còn 6 những hạn chế cần phải khắc phục như: Quy mô của kinh tế DLCĐ trên địa bàn Tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng của kinh tế DLCĐ còn nhiều mặt chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của nhà nước quy định; đóng góp của kinh tế DLCĐ cho sự phát triển KT-XH của tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có... Để khắc phục những hạn chế trên, phát huy lợi thế so sánh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lào Cai về kinh tế DLCĐ, đưa kinh tế DLCĐ tỉnh Lào Cai phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Điều đó đòi hỏi cần có công trình nghiên cứu cụ thể cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai” làm luận án tiến sĩ kinh tế, ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về kinh tế DLCĐ, phát triển kinh tế DLCĐ; đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Làm rõ những vấn đề lý luận về kinh tế DLCĐ, phát triển kinh tế DLCĐ, bao gồm: quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và chỉ ra các yếu tố tác động đến kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai; khảo cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế DLCĐ ở một số địa phương trong nước và rút ra bài học cho tỉnh Lào Cai. Đánh giá đúng thực trạng kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo các tiêu chí đã xác định; chỉ ra nguyên nhân và khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 7 Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế DLCĐ trên địa bàn cấp tỉnh. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu kinh tế DLCĐ với góc độ là một hình thức của KTDL, trong đó tập trung làm rõ về mặt lượng (điểm DLCĐ được công nhận và các tour du lịch đến tham quan; hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia kinh tế du lịch cộng đồng; cơ sở lưu trú tại các điểm DLCĐ; khách du lịch tới các điểm DLCĐ); chất lượng (sản phẩm DLCĐ, cơ sở lưu trú, dịch vụ mua sắm, dịch vụ ăn uống); đóng góp của kinh tế DLCĐ đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Lào Cai (đóng góp vào GRDP của Tỉnh; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo; bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương). Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó tập trung vào thị xã Sa Pa, các huyện Bát Xát, Bắc Hà và Bảo Yên. Đây là những địa phương có 13 điểm DLCĐ đã được Tỉnh công nhận. Về thời gian: Số liệu khảo sát đánh giá tập trung chủ yếu từ năm 2019 đến năm 2023; đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2035. 4. Cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các lý thuyết kinh tế về phát triển du lịch, kinh tế du lịch. Cơ sở chính trị, pháp lý: Luận án nghiên cứu dựa trên đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về du lịch, phát triển KTDL và DLCĐ; Văn bản pháp luật, nghị định, quyết định, thông tư... của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về du lịch, KTDL, phát triển KTDL, kinh tế DLCĐ. 8 Cơ sở thực tiễn: Luận án nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về KTDL, kinh tế DLCĐ ở trong nước và ngoài nước; tham khảo, sử dụng các nghị quyết, báo cáo tổng kết, thống kê của các sở ban ngành và cơ quan liên quan của một số địa phương trong nước, đặc biệt là của tỉnh Lào Cai. 5. Phương pháp nghiên cứu Để xây dựng luận án, nghiên cứu sinh sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp biện chứng duy vật: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của luận án, nhất là ở chương 2, 3, 4 nhằm xây dựng khung lý luận, phân tích, làm rõ thực trạng kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế của thực trạng đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035 trong sự vận động và liên hệ, tác động qua lại giữa các bộ phận cấu thành kinh tế DLCĐ; đặt phát triển kinh tế DLCĐ trong mối liên hệ với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của Tỉnh. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Luận án không đi sâu nghiên cứu tất cả các nội dung, các yếu tố liên quan đến phát triển kinh tế DLCĐ của Tỉnh mà tập trung nghiên cứu những nội dung, những yếu tố cơ bản, cốt yếu nhất, phản ánh rõ nét kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các chương 2, 3, 4 trong xây dựng quan niệm, nội dung, yếu tố tác động đến kinh tế DLCĐ, khảo cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế DLCĐ ở một số địa phương trong nước; đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong cả 4 chương của luận án. Ở chương 1, tác giả khảo sát các công trình 9 nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan, phân tích, rút ra khoảng trống khoa học để luận án tập trung nghiên cứu. Chương 2, trên cơ sở dữ liệu thu thập được thông qua các văn bản, tài liệu có liên quan, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp để xây dựng khung lý luận về phát triển kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chương 3, trên cơ sở những dữ liệu định lượng tổng hợp từ các báo cáo, thống kê của các sở ban ngành và các cơ quan liên quan của Tỉnh cũng như quá trình khảo sát thực tế kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tác giả phân tích và tổng hợp để minh chứng, làm rõ những nhận định, đánh giá được đưa ra trong luận án. Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ quan điểm và luận giải các giải pháp phát triển kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035. Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở thống kê các số liệu theo nội dung kinh tế DLCĐ, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá kinh tế DLCĐ của tỉnh Lào Cai với mục tiêu định hướng, xu thế phát triển KTDL và kinh tế DLCĐ của một số địa phương trong nước; so sánh quy mô, tỷ trọng của các bộ phận trong kinh tế DLCĐ, từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế của kinh tế DLCĐ tỉnh Lào Cai. Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: Được sử dụng trong toàn bộ luận án. Ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp logic - lịch sử để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo từng cụm nội dung và tiến trình thời gian công bố. Trong chương 2, chương 3 và chương 4, phương pháp này được sử dụng để khái quát các kinh nghiệm, ưu điểm, hạn chế, quan điểm, giải pháp thành các luận điểm, sau đó minh chứng, luận giải làm rõ các luận điểm đó. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án được xây dựng thành công sẽ có những đóng góp mới về khoa học như: 10 Luận án xây dựng quan niệm, tiêu chí đánh giá kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai; chỉ ra các vấn đề cần giải quyết từ thực trạng kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế DLCĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035 có tính hệ thống, khả thi sát với thực tiễn tỉnh Lào Cai. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về lý luận Luận án góp phần làm sâu sắc, phong phú thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn về kinh tế DLCĐ cấp tỉnh. Về thực tiễn Luận án góp phần cung cấp thêm căn cứ khoa học cho cấp ủy, chính quyền tỉnh Lào Cai và các địa phương có điều kiện tự nhiên, xã hội tương đồng tham khảo đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế DLCĐ của địa phương. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các nội dung có liên quan ở các nhà trường, cơ sở đào tạo trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch, kinh tế du lịch Charlotte Sullivan (2016), Leisure and Tourism Economics (Giải trí và Kinh tế du lịch) [168]. Cuốn sách này của tác giả đã trình bày các khía cạnh đa dạng của du lịch và giải thích bối cảnh của chúng trong một nền kinh tế đang phát triển. Tác giả chỉ ra với sự phát triển của ngành du lịch sẽ làm xuất hiện các loại hình du lịch mới như: Du lịch nông nghiệp; du lịch chữa bệnh; du lịch mạo hiểm; du lịch cộng đồng... Các loại hình du lịch này là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở các nơi đến khác nhau, với nhiều mục đích khác nhau nhưng tựu chung lại là sự thỏa mãn những nhu cầu về hiểu biết, nghỉ dưỡng Theo tác giả, mỗi loại hình du lịch đều chứa đựng ba nhóm thuộc tính: Thuộc tính chung, thuộc tính đặc thù và thuộc tính riêng biệt. Álvaro Matias, Peter Nijkamp, João Romão (2018), Impact Assessment in Tourism Economics (Đánh giá những tác động tới kinh tế du lịch) [163]. Các tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu KTDL, đó là quan hệ cung - cầu du lịch để phân tích những tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển KTDL. Phát triển KTDL là phát triển cung - cầu du lịch. Muốn phát triển hoạt động KTDL tại một không gian, thời gian cụ thể phải có cầu về du lịch - khách du lịch. Bên cạnh đó, KTDL cũng chịu sự chi phối của hầu hết các ngành kinh tế như ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Các nguồn lực về tài nguyên, nguồn nhân lực, hạ tầng du lịch cần phải được khai thác, sử dụng có hiệu quả thì mới có thể thúc đẩy KTDL phát triển. Tác 12 giả cho rằng việc phân bổ các nguồn lực phải theo hướng đa dạng, tuân thủ các quy luật vốn có của thị trường. Sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thuận lợi hơn trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực. A.K. Bhatia (2019), International Tourism Management (Quản trị du lịch quốc tế) [161]. Công trình chỉ ra du lịch lữ hành và lữ hành sẽ là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn hiện nay. Để chứng minh điều này, tác giả đã lấy số liệu thống kê của Tổ chức du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp quốc: Ngành du lịch sẽ tiếp tục phát triển từ thế mạnh này sang thế mạnh khác thông qua số liệu thống kê từ 70 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm 1960 đã tăng lên hơn 710 triệu lượt năm 2000 và dự kiến đạt 1,5 tỷ lượt vào năm 2020. Cuốn sách đề cập đến bản chất, cấu trúc, tổ chức, tiếp thị của ngành du lịch toàn cầu và tác động của nó đối với các khía cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước sở tại. Chính những thay đổi này là yếu tố quan trọng trong quản trị du lịch và công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực du lịch; đồng thời giải thích rõ hơn hiện tượng du lịch trong các điều kiện khác nhau. Álvarez González, José Antonio (2019), Sustainable Tourism: Breakthroughs in Research and Practice (Du lịch bền vững: Đột phá trong nghiên cứu và thực hành) [164]. Cuốn sách chỉ ra rằng, khi ngành du lịch và khách sạn phát triển mạnh, các dấu ấn sinh thái, văn hóa và kinh tế mà ngành này để lại đã tạo ra nhiều thay đổi trở thành động lực của các khu vực kinh tế khác nhau. Cuốn sách đã đưa ra khái niệm DLBV; phương pháp luận và các khía cạnh kỹ thuật để nghiên cứu các vấn đề trách nhiệm xã hội; điểm du lịch; du lịch sinh thái; tiếp thị và dịch vụ du lịch. Các tác giả cho rằng nhiều quốc gia dựa vào các điểm du lịch, đặc biệt là điểm du lịch về văn hóa để góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì các điểm thu hút khách du lịch và duy trì trạng thái cân bằng giữa cộng đồng địa phương và khách du lịch để hướng tới phát triển ngành du lịch bền vững. 13 Stephen J. Page (2019), Tourism Management (Quản trị du lịch) [188]. Cuốn sách giới thiệu ý tưởng về các nguyên tắc cơ bản của ngành du lịch bao gồm: Thể thao; lễ hội và sự kiện du lịch; tác động của Thế vận hội Olympic; sự tác động của truyền thông xã hội đối với ngành du lịch và sự phát triển của du lịch y tế. Đồng thời, tác giả chỉ ra yếu tố tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch như chủ nghĩa khủng bố; tác động của Brexit (British exit - Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Irland rời khỏi Liên minh Châu Âu) tạo ra sự thay đổi lớn về thị trường du lịch, chuyển dịch vào châu Á cũng như các thị trường mới nổi ở Trung Đông và Nam Mỹ. Cùng với đó là sự phát triển vượt bậc ngành giao thông vận tải Trung Quốc và Nam Mỹ mà các nhà khai thác vận tải toàn cầu đã thấy được tiềm năng của sự tăng trưởng du lịch trong tương lai và những thách thức mà các nhà quản trị du lịch phải đối mặt. Larry Dwyer, Peter Forsyth and Wayne Dwyer (2020), Tourism Economics and Policy (Chính sách và Kinh tế du lịch) [181]. Các tác giả của công trình này đã đưa ra khái niệm chung về KTDL và cho rằng du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp, bởi vì du lịch có tác động qua lại với rất nhiều ngành trong nhóm ngành kinh tế dịch vụ nói chung và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình khám phá KTDL được biểu hiện thành những câu chuyện tiết lộ nhiều tính cách, niềm đam mê và mang tính đặc thù đó là sự lựa chọn du lịch của các tác giả như một chuyên ngành để trả lời cho các câu hỏi: Mối quan tâm của bạn đối với ngành du lịch phát triển như thế nào? Ai có ảnh hưởng và tác động đến quá trình lựa chọn nghề nghiệp của bạn? Niềm vui và sự thất vọng khi làm việc với tư cách là một nhà KTDL là gì? Bạn coi điều gì là một trong những thành tựu quan trọng nhất của mình? Đồng thời, nội dung trong các cuốn sách cũng cung cấp những hiểu biết về sự hình thành và phát triển sự nghiệp của bản thân trong ngành KTDL chỉ ra những cơ hội, thách thức và những điểm bất ngờ trong ngành KTDL. Yong Chen (2021), Economics of Tourism and Hospitality: A Micro Approach (Kinh tế du lịch và Sự hiếu khách: Một cách tiếp cận vi mô) [ 193]. Cuốn sách đưa ra hệ thống lý thuyết về kinh tế vi mô trong ngành du lịch 14 thông qua cách tiếp cận toàn diện về cơ chế thị trường; quan hệ cung - cầu; hành vi và chiến lược của doanh nghiệp; giao dịch và thể chế. Tác giả đã đưa ra các lý thuyết vi mô cốt lõi cần thiết để hiểu ngành du lịch và khách sạn, hành vi của người tiêu dùng và chiến lược cụ thể cho ngành du lịch. Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng toán học và biểu diễn đồ họa, tác giả đã giải quyết nhiều vấn đề về tăng giá đột biến của vận chuyển, điều chỉnh nguồn cung, cạnh tranh. Từ đó, tác giả khẳng định sự phát triển của kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động dưới cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Víto João Pereira Domingues Martiho (2021), Economics of Tourism in Portugal: Impact of the COVID-19 pandemic (Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế du lịch Bồ Đào Nha) [189]. Công trình này của tác giả đã nêu ra tác hại của đại dịch Covid-19 toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới nói chung và ngành du lịch nói riêng. Riêng ngành du lịch Bồ Đào Nha đã gặp phải những khó khăn chưa từng có trong lịch sử. Các chỉ tiêu của ngành du lịch hầu như không hoàn thành, không thực hiện được so với kế hoạch đã đề ra. Tác giả cũng chỉ ra rằng dịch Covid-19 đã làm doanh thu của ngành du lịch sụt giảm nghiêm trọng do số lượng khách du lịch quá ít. Hơn nữa, nhiều lao động trong ngành du lịch đã phải nghỉ việc hoặc chuyển sang lĩnh vực việc làm khác. Trước thực trạng như vậy, để phát triển KTDL Bồ Đào Nha trong bối cảnh mới, đặc biệt trong và sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tác giả gợi ý trên ba mô hình: Mô hình mới về lưu trú qua đêm và khách du lịch; thay đổi về doanh thu du lịch; các lựa chọn thay thế tiềm năng. Mario Tancrede Maurice (2022), Agriculture & Tourism Economics: An anti-poverty success story (Câu chuyện thành công về chống đói nghèo khi kết hợp Kinh tế Nông nghiệp và Kinh tế du lịch) [182]. Cuốn sách được tiếp cận nhiều khía cạnh nghiên cứu về học thuật và nghiên cứu thực tiễn từ các tổ chức 15 kinh tế quốc tế, các tạp chí du lịch và lữ hành ở các quốc gia khác nhau. Tác giả phân tích sự thành công của việc áp dụng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với chính sách phát triển KTDL, giáo dục tư pháp và quân sự trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng tài chính của các cá nhân, cộng đồng và quốc gia đấu tranh cho việc phát triển kinh tế và chống đói nghèo. Qua đó, để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để phát huy những thành công đã đạt được. Trong đó có nêu ra giải pháp tăng cường nâng cao nhận thức của người dân địa phương về vai trò quan trọng của du lịch và lợi ích từ hoạt động du lịch bằng các hình thức khác nhau. Việc phát triển du lịch của vùng phải được căn cứ vào quy hoạch tổng thể thống nhất của cả vùng chứ không được riêng lẻ. Đẩy mạnh sự liên kết và hợp tác giữa chính quyền địa phương với các tổ chức kinh doanh du lịch. Juan Ignacio Pulido-Fernández (2023), Tourism Economics (Kinh tế du lịch) [178]. Cuốn sách của tác giả đưa ra các vấn đề lý luận cơ bản về KTDL. Các yếu tố cấu thành của KTDL bao gồm: Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch và các đơn vị không gian, tức là các điểm đến du lịch; nhu cầu du lịch bao gồm cả hành vi mua của khách du lịch; kinh doanh cơ sở lưu trú và kinh doanh các loại hình dịch vụ khác. Cơ sở hình thành ngành du lịch bao gồm các quy luật chung (cung - cầu du lịch) và quy luật kinh tế thị trường. Trong số các nhu cầu du lịch như yếu tố về điều kiện ở địa phương du lịch, điều kiện vật chất, trình độ văn hóa, giao thông vận tải thì yếu tố thời gian nhàn rỗi là yếu tố quyết định đến việc hình thành nhu cầu du lịch. Phần lớn các chuyến đi nghỉ mát, thăm quan đều được diễn ra trong thời gian nhàn rỗi của con người như ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ phép 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng Fangfang Chen, Honggang Xu & Alan August Lew (2019), “Livelihood resilience in tourism communities: The role of human agency” (Vai trò của yếu tố con người góp phần phục hồi sinh kế trong ngành du lịch cộng đồng) [171]. Bài 16 báo của tác giả cho thấy phát triển DLCĐ ở Trung Quốc đã mang lại cả cơ hội và thách thức đối với CĐĐP. Trong đó, con người là nhân tố quyết định đến việc phục hồi sinh kế DLCĐ của địa phương. Vấn đề cốt lõi mà tác giả đề cập trong công trình là sự đối phó và thích ứng của địa phương đối với sự thay đổi mà ngành du lịch đem lại để duy trì sinh kế. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực tế hai ngôi làng ở vùng nông thôn Trung Quốc, kết quả cho thấy khả năng đối phó với những thay đổi và cấu trúc xã hội có sự khác nhau, tuy nhiên cả hai địa phương đều thất bại trong việc chuyển đổi mô hình phát triển mà nguyên nhân chính là vai trò của yếu tố con người. Vì vậy, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao đời sống cho người dân, trong đó giải pháp quan trọng đó là cần phải nâng cao trình độ học vấn của cộng đồng dân cư ở địa phương. Jarkko Saarinen (2019), “Communities and sustainable tourism development: Community impacts and local benefit creation tourism” (Cộng đồng và phát triển du lịch bền vững: Tác động của cộng đồng và du lịch mang lại lợi ích cho địa phương) [177]. Nghiên cứu của tác giả chỉ ra DLCĐ có những tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH, tạo ra việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân bản địa. Cụ thể: DLCĐ làm nảy sinh và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành và lĩnh vực mới, bảo tồn và khôi phục các nghề truyền thống. Bên cạnh đó, DLCĐ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống ở địa phương. Mặc dù, ở một số nơi, người dân địa phương đã biết khai thác tài nguyên du lịch để làm du lịch, nhưng do thiếu tính chuyên nghiệp trong tổ chức, kỹ năng, nghiệp vụ dẫn đến tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng, chất lượng dịch vụ chưa được đảm bảo, các sản phẩm du lịch thiếu đa dạng. Do đó, tác giả đã đưa ra gợi ý để khắc phục những vấn đề trên là chính quyền địa phương phải có một kế hoạch tổng thể trong phát triển DLCĐ, nhấn mạnh yếu tố đào tạo và nâng cao kỹ năng cho lao động tại chỗ gắn với lợi ích của người lao động và lợi ích của địa phương. 17 Yasuo Ohe (2020), Community-based Rural Tourism and Entrepreneurship: A Microeconomic Approach (Du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng và Khởi nghiệp: Phương pháp tiếp cận kinh tế vi mô) [ 190]. Cuốn sách nghiên cứu thực tế đa dạng các hoạt động du lịch ở nông thôn, không chỉ đề cập đến các cộng đồng nông dân truyền thống, khép kín mà còn bao gồm các cộng đồng mới nổi được hình thành bởi các tổ chức phi lợi nhuận địa phương. Đưa ra được khung khái niệm để hiểu du lịch nông thôn từ góc độ kinh tế vi mô, theo tác giả, du lịch nông thôn được định nghĩa là loại hình du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn, với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thiên nhiên, gắn với những đặc điểm tiêu biểu ở khu vực nông thôn, những di sản văn hóa xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã...; thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi vùng nông thôn. Qua nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp kinh tế định lượng, tác giả đưa ra vấn đề là cần có sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại; cộng đồng nông nghiệp khép kín với doanh nghiệp khởi nghiệp mới nổi và các tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương để bổ sung cho nhau, giúp vượt qua những trở ngại đối với du lịch nông thôn. Từ đó tạo ra mối quan hệ bền vững giữa thành thị và nông thôn. Ilham Junaid, Marianna Sigala, Azilawati Banchit (2021), “Implementing community-based tourism (CBT): Lessons learnt and implications by involving students in a CBT project in Laelae Island, Indonesia” (Thực hiện du lịch cộng đồng: Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa bằng cách thu hút sinh viên tham gia vào một dự án du lịch cộng đồng ở đảo Laelae, Indonesia) [174]. Bài báo của các tác giả tập trung thảo luận và minh họa cách thức tổ chức DLCĐ để thu hút lực lượng học sinh, sinh viên tham gia vào dự án DLCĐ nhằm đạt ba mục tiêu chính: Một là, sử dụng học sinh làm người cung cấp thông tin bằng sự hiểu biết và những lời khuyên hữu ích cho cộng đồng địa phương; Hai là, cung cấp ví dụ thực tế về cách nâng cao trải nghiệm học tập thực tế của sinh viên; Ba là, xác định những khó khăn, thách thức mà sinh viên gặp phải để có biện pháp, cách thức học tập tốt hơn từ quá trình nghiên cứu dựa trên thực địa. Trong quá trình tham gia, sinh viên đã cho thấy thông tin hữu ích về các vấn đề văn hóa xã hội đã 18 cản trở việc thực hiện hoạt động DLCĐ. Qua nghiên cứu, tác giả kết luận dự án DLCĐ sẽ phát triển hơn nếu có sự hòa nhập của đội ngũ học sinh, sinh viên và cũng là gợi ý để các cơ sở giáo dục tham gia vào hoạt động DLCĐ. Khamsavay Pasanchay, Christian Schott (2021), “Community-based tourism homestays’ capacity to advance the Sustainable Development Goals: A holistic sustainable livelihood perspective” (Năng lực homestay của du lịch cộng đồng để thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững: Quan điểm sinh kế bền vững toàn diện) [179]. Công trình này của tác giả tiếp cận ngành du lịch với tư cách là một nghề không nghèo đói ở cộng đồng nông thôn, homestay là một thành phần thuộc DLCĐ nhằm phục vụ khách du lịch về chỗ ở và thu hút nhiều gia đình ở địa phương tham gia. Do đó, homestay có đóng góp tích cực trong việc đưa cả gia đình thoát nghèo. Tuy nhiên, tác giả cho rằng loại hình homestay vẫn chưa phát huy được năng lực thực sự của nó để thúc đẩy các hoạt động của DLCĐ khi xem xét chúng dưới góc độ sinh kế bền vững, toàn diện. Vì vậy, tác giả nghiên cứu nghiêm túc yếu tố lợi ích sinh kế và vận hành homestay thông qua phương pháp tình huống, phỏng vấn, quan sát, ghi chú và các nguồn tài liệu thứ cấp để chỉ ra cách điều hành homestay tại một điểm đến DLCĐ cụ thể ở Lào. Kết quả cho thấy, việc vận hành các homestay có thể mang lại sinh kế và phát triển bền vững nhưng chi phí quá lớn đòi hỏi phải có kế hoạch và tổ chức quản lý điều hành phù hợp. Sandeep Kumar Walia (2021), The Routledge Handbook of Community Based Tourism Management - Concepts, Issues & Implications (Sổ tay Quản lý du lịch cộng đồng: Khái niệm, Vấn đề và Mối liên quan) [187]. Cuốn sách đưa ra các quan điểm tiên tiến về các vấn đề như cộng đồng bản địa, du lịch và môi trường, tính bền vững và tác động của các cộng đồng kỹ thuật số. Trong đó, tác giả đã chỉ ra các tác động tiêu cực của du lịch đại chúng và các mối đe dọa của nó đối với văn hóa, truyền thống, bản sắc, môi trường và di sản thiên nhiên. Trong quá trình phát triển ngành du lịch, cuộc sống hiện đại đã phần nào làm xói mòn bản sắc dân tộc và đánh mất truyền thống của nền văn hóa. Việc quá phụ thuộc vào việc kinh doanh 19 các sản phẩm du lịch của một số hộ gia đình và cá nhân dẫn tới xu hướng ít hoặc không tham gia vào các hoạt động khác tại địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch còn gây ra một số những hậu quả về ô nhiễm môi trường. Yinghao Chen, Rong Chen, Jundong Hou, Muzhou Hou, Xiaoliang Xie (2021), “Research on users’ participation mechanisms in virtual tourism communities by Bayesian network” (Nghiên cứu cơ chế tham gia hình thức du lịch cộng đồng ảo bằng hệ thống mạng lưới máy tính Bayesian) [192]. Bài báo của các tác giả đã phân tích vai trò quan trọng của công nghệ thông tin, trong đó network là một trong những tài nguyên đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức, quy trình vận hành quản lý giao tiếp và cộng tác thông qua Internet đã giúp ngành du lịch mở ra những cơ hội phát triển mới. Các tác giả đã nghiên cứu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người dùng trong cộng đồng ảo (chẳng hạn như đồng sáng tạo và giá trị sử dụng của người tham gia). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy cơ chế tham gia của người dùng trong cộng đồng du lịch ảo còn hạn chế. Paula Cardozo Pesce, Selva Figueredo, Evelyn Schuster (2022), Ecotourism and community-based tourism: Homestays - Roque Pérez (Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng: Mô hình Homestay ở Pérez) [183]. Công trình này của các tác giả đã đánh giá tiềm năng một loại hình dịch vụ lưu trú mới đó là Homestay. Các tác giả đã phân tích nhu cầu mới của khách du lịch là hướng tới tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng mà họ đến thăm. Những hoạt động này đã khai sinh ra một loại hình nhà nghỉ mới - “homestay”. Từ kinh nghiệm trên thế giới và ở Argentina, loại hình homestay đã được áp dụng tại thành phố Roque Pérez. Để hài lòng du khách thông qua hoạt động của dịch vụ du lịch homestay, các tác giả gợi ý địa phương có điểm đến du lịch cần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, mang tính tổng thể và chi tiết nhằm phát triển du lịch sinh thái và DLCĐ. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo việc khai thác hài hòa điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội; ngày càng nâng cao chất lượng, chia sẻ lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_kinh_te_du_lich_cong_dong_tren_dia_ban_ti.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.doc
  • docx4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.docx
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan