Luận án Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Duyên hải Nam Trung bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Ở Việt Nam, trang trại đã có từ lâu, những trong một thời gian dài không được quan tâm phát triển. Đến những năm 90 của thế kỷ 20, nắm bắt xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp nước nhà, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách đúng đắn, kịp thời để thúc đẩy kinh tế trang trại (KTTT) phát triển và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với cả nước, KTTT vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) vẫn chậm phát triển. Làm thế nào để đẩy mạnh phát triển KTTT của vùng trong điều kiện công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) nông nghiệp – nông thôn (NN-NT) đang là một bài toán khó đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, ở tầm quốc gia cũng như ở tầm khu vực. Nhận thức được tính cấp thiết đó, tác giả đã quyết định chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Duyên hải Nam Trung bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài cho luận án NCS của mình

pdf24 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Duyên hải Nam Trung bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Ở Việt Nam, trang trại đã có từ lâu, những trong một thời gian dài không được quan tâm phát triển. Đến những năm 90 của thế kỷ 20, nắm bắt xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp nước nhà, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách đúng đắn, kịp thời để thúc đẩy kinh tế trang trại (KTTT) phát triển và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với cả nước, KTTT vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) vẫn chậm phát triển. Làm thế nào để đẩy mạnh phát triển KTTT của vùng trong điều kiện công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) nông nghiệp – nông thôn (NN-NT) đang là một bài toán khó đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, ở tầm quốc gia cũng như ở tầm khu vực. Nhận thức được tính cấp thiết đó, tác giả đã quyết định chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Duyên hải Nam Trung bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài cho luận án NCS của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ những đặc trưng, vai trò và các mô hình phát triển KTTT, chỉ ra kinh nghiệm phát triển KTTT của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực có thể vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam; - Chỉ rõ thực trạng phát triển kinh tế trang trại vùng DHNTB; - Chỉ ra những nguyên nhân cơ bản kìm hãm việc đẩy mạnh phát triển KTTT vùng DHNTB gắn với phát triển bền vững; - Xác định phương hướng cơ bản cho việc phát triển các trang trại gắn với mục tiêu bền vững trên địa bàn vùng DHNTB trong tương lai; - Đề ra hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy KTTT vùng DHNTB phát triển trong điều kiện CNH, HĐH và yêu cầu phát triển bền vững NN-NT. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Vùng DHNTB từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà; - Về thời gian: Các giải pháp đặt ra ở tầm 5 -10 năm tương ứng với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương và cả nước. - 2 - - Về tầm hạn. Luận án hướng vào xây dựng hệ thống các giải pháp để phục vụ cho Chính phủ, lãnh đạo các địa phương trong việc đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy KTTT vùng DHNTB phát triển theo hướng ổn định, bền vững trong những năm đến. 4. Phương pháp nghiên cứu Quan điểm tiếp cận nghiên cứu là: duy vật biện chứng; duy vật lịch sử và tiếp cận hệ thống. Các phương pháp sử dụng là: nghiên cứu dữ liệu, điều tra thực tế, dự đoán; mô hình toán học, phân tích chỉ số, hồi quy tương quan, ma trận, phân tích chuỗi giá trị, phương pháp so sánh. Các giải pháp trong luận án được thiết kế theo nguyên lý điều khiển “hộp đen” của lý thuyết hệ thống, bao gồm: giải pháp tạo môi trường, giải pháp tác động lên đầu vào, tác động lên đầu ra và điều chỉnh cấu trúc của hệ thống. 5. Những đóng góp của luận án - Đã hệ thống hoá các lý luận về phát triển KTTT trong điều kiện CNH. HĐH; nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của các quốc gia có điều kiện tương tự để vận dụng vào phát triển KTTT vùng DHNTB. - Đã chỉ ra được những khác biệt trong quá trình phát triển trang trại vùng DHNTB so với các vùng khác trong cả nước. - Đã chỉ ra được những tồn tại, mâu thuẫn trong quá trình phát triển KTTT vùng DHNTB và làm rõ những nguyên nhân kìm hãm. - Đã xác lập được những tiền đề vững chắc làm cơ sở cho việc đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ trên cả 03 giác độ: vùng, địa phương và trang trại nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển KTTT vùng DHNTB trong tương lai. 6. Nội dung chủ yếu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 03 chương với các nội dung như sau: Chương 1. Phát triển KTTT trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chương 2. Thực trạng phát triển KTTT trên địa bàn vùng DHNTB Chương 3. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển KTTT trên địa bàn DHNTB trong quá trình CNH, HĐH - 3 - CHƯƠNG 1 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1.1. Trang trại gia đình và Kinh tế trang trại (KTTT) Trang trại gia đình là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, có quy mô tương đối lớn, được hình thành và quản lý bởi gia đình chủ trang trại. KTTT là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa cơ bản trong nông nghiệp, phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân. 1.1.2. Các đặc điểm của trang trại - Các hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. - Phần lớn sản phẩm của trang trại được bán ra thị trường. - Trang trại phải có quy mô sản xuất lớn hơn hộ gia đình. - Tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc quyền sở hữu của chủ thể độc lập. - Có trình độ tổ chức sản xuất, quản lý cao hơn hộ gia đình. - Có cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất mạnh hơn. 1.1.3. Các tiêu chí xác định trang trại: Để xác định trang trại, người ta dựa vào: Giá trị sản lượng hàng hoá; quy mô sử dụng đất; quy mô vốn đầu tư và lao động. 1.1.4. Phân loại trang trại 1.1.2.1. Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý 1.1.2.2. Phân loại theo cơ cấu thu nhập 1.1.2.3. Phân loại theo cơ cấu sản xuất 1.1.2.4. Phân loại theo quy mô hoạt động 1.1.2.5. Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất 1.1.5. Vai trò của KTTT trong quá trình CNH, HĐH NN-NT - Trang trại gia đình là nền tảng quan trọng để đẩy mạnh CNH. - Tạo ra sự thịnh vượng cho khu vực nông thôn. - Góp phần quan trọng trong việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. - Góp phần tích cực trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển tính đa dạng của nông thôn. - Sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất. - 4 - - Góp phần thúc đẩy tiến bộ nông thôn. 1.2. PHÁT TRIỂN KTTT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN 1.2.1. Khái niệm và nội dung phát triển KTTT Phát triển KTTT được hiểu là việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lượng và sản lượng hàng hoá nông sản của các trang trại cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò tiên phong của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu cầu phát triển bền vững. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế trang trại - Giá trị sản lượng hàng hoá nông sản: Chi tiêu này cung cấp thông tin về quy mô giá trị sản lượng hàng hoá nông sản do các trang trại sản xuất ra trong 01 năm. - Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hoá nông sản: Chỉ tiêu này đo lường sự thay đổi của quy mô sản xuất hàng hoá nông sản của một địa phương, vùng hoặc quốc gia giữa năm sau so với năm trước hoặc so với một năm cố định. - Tỷ lệ đóng góp của kinh tế trang trại: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa giá trị sản lượng HHNS do các trang trại sản xuất ra so với giá trị lượng HHNS của toàn ngành trong 01 năm. Chỉ tiêu này cho thấy vai trò của KTTT trong nền sản xuất nông nghiệp của một địa phương, vùng hoặc cả nước. - Quy mô sử dụng các nguồn lực sản xuất: Chỉ tiêu này cho thấy, bình quân mỗi trang trại sử dụng bao nhiêu đất đai, lao động, tiền vốn vào sản xuất, kinh doanh. - Tỷ lệ sử dụng các nguồn lực sản xuất: Trình độ phát triển KTTT của một địa phương còn được biểu hiện qua chỉ tiêu thể hiện quan hệ giữa quy mô sử dụng đất đai, lao động, tiền vốn vào sản xuất của trang trại so với quy mô sử dụng của toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp. - Hiệu quả sử dụng nguồn lực vào sản xuất: Chỉ tiêu này cho biết mức lợi nhuận thu được trên 01 đồng vốn đầu tư; trên 01 ha canh tác hoặc trên 01 lao động sử dụng trong trang trại. - 5 - - Sự chuyển dịch về cơ cấu: Trình độ phát triển KTTT của một địa phương được thể hiện qua cơ cấu trang trại có chuyển dịch theo hướng tích cực hay không. 1.2.3. Yêu cầu phát triển KTTT gắn với mục tiêu bền phát triển bền vững trong quá trình CNH, HĐH NN – NT Kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường 1.2.4. Các nhân tố tác động đến việc hình thành và phát triển của KTTT 1.2.3.1. Các nhân tố tạo môi trường Bao gồm các nhân tố quan trọng là: điều kiện tự nhiên thuận lợi; sự phát triển của thị trường nông nghiệp; trình độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng; sự tác động tích cực từ khu vực công nghiệp; được luật pháp thừa nhận và Chính phủ ủng hộ; có những người có trình độ và khát vọng làm giàu từ nông nghiệp. 1.2.3.2. Các nhân tố tác động đến đầu vào a) Khả năng tích tụ đất đai: Trang trại gắn liền với sản xuất nông nghiệp, tức là luôn gắn với sử dụng đất đai. Vì vậy, để trang trại hình thành và phát triển, phải tập trung được nguồn lực đất đai đủ lớn. b) Khả năng tích lũy vốn: Muốn có lợi thế về quy mô và trình độ tổ chức sản xuất vượt trội, các trang trại không những cần phải có quy mô ruộng đất đủ lớn mà còn cần phải có vốn đầu tư đủ nhiều. c) Nguồn cung ứng lao động phù hợp: Do quy mô sản xuất lớn nên chủ trang trại phải sử dụng thêm lao động thuê ngoài nên cần có nguồn cung ứng lao động phù hợp. d) Trình độ thông tin: Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, để quyết định sản xuất chủ trang trại phải có thông tin thị trường. e) Khả năng đáp ứng các dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Trang trại phải đầu tư thâm canh cao hơn so với hộ gia đình, tức là phải sử dụng giống tốt hơn, đặc sắc hơn, phải bón phân khoa học hơn, phải sử dụng công nghệ chăm bón vượt trội hơn... - 6 - 1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu ra a) Nhu cầu thị trường: Quy mô thị trường đủ lớn để đảm bảo cho nông sản của trang trại sản xuất ra có thể tiêu thụ hết chính là “tín hiệu” cực kỳ quan trọng để KTTT phát triển. b) Tình hình cạnh tranh trên thị trường: Trước khi quyết định thành lập trang trại hay mở rộng trang trại phải cân nhắc tình hình cạnh tranh trên thị trường. c) Giá cả nông sản: Giá cả thị trường là nhân tố quyết định việc chủ trang trại có bỏ vốn để phát triển KTTT hay không. d) Khả năng liên kết tạo ra “chuỗi giá trị” nông sản: Để tăng cường khả năng cạnh tranh, các trang trại cần tham gia vào “chuỗi giá trị nông nghiệp” nhằm chia sẻ rủi ro để tạo ra lợi thế cạnh tranh chung. 1.3. KINH NGHIỆM VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ 1.3.1.Vị trí của trang trại gia đình trong nền nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới. Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới cho thấy, trang trại gia đình có vị trí rất quan trọng tại nhiều quốc gia khác nhau. 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển KTTT của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực 1.3.1.1. Ưu tiên cho phát triển KTTT ở những vùng đồi núi 1.3.1.2. Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ” cho sự ra đời và phát triển 1.3.1.3. Cùng tồn tại nhiều loại hình kinh doanh 1.3.1.4. Phát triển trang trại có trọng tâm, trọng điểm 1.3.1.5. Đa dạng hoá phương thức phát triển KTTT 1.3.1.6. Nhanh chóng hình thành thị trường các yếu tố sản xuất 1.3.3. Một số mô hình phát triển kinh tế trang trại 1.3.2.1. Mô hình “Kinh tế mới” (New Economics) 1.3.2.2. Mô hình “Phát triển bất cân đối” (Unbalanced Growth) 1.3.2.3. Mô hình “Phát triển cân đối”(Balanced Growth) 1.3.2.4. Mô hình “Hạt nhân phát triển” (Development Nucleus) - 7 - CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG DUYÊN DẢI NAM TRUNG BỘ THỜI GIAN QUA 2.1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 2.1.1. Điều kiện phát triển KTTT vùng DHNTB 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: Có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao thương kinh tế với Tây Nguyên, miền Nam, miền Bắc và các nước Lào, Campuchia, là điều kiện tốt để phát triển KTTT. Khí hậu đặc trưng chủ yếu là nóng ẩm, nhiều ánh sáng, mùa mưa trùng với mùa bão lớn. Có khoảng 140.000 ha mặt nước lợ, mặn có giá trị nuôi trồng thuỷ đặc sản. Đất nông nghiệp có 583,8 nghìn ha, chiếm 16,6%; đất có rừng 1.459,8 nghìn ha, chiếm 37,1%; đất trống chưa sử dụng là 1.273,2 nghìn ha chiếm 39,5% diện tích đất tự nhiên toàn vùng. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội: Dân số nông thôn là 4.983,6 nghìn người, chiếm 72% tổng dân số. Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 2.198,7 nghìn người, chiếm 62,8% tổng lao động; lao động chưa có việc làm là 287,5 nghìn người, chiếm 5,36% tổng lao động. Cơ sở hạ tầng của vùng DHNTB còn kém phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, chưa phục vụ đắc lực cho việc đẩy mạnh phát triển KTTT. 2.1.2. Tình hình phát triển KTTT vùng Duyên hải Nam Trung bộ 2.1.2.1. Về số lượng Các số liệu ở Bảng 2.1 cho thấy, đến năm 2006 số lượng trang trại trên địa bàn là 7.808, tăng 4.904 trang trại so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001-2006 là trên 22%. Đến năm 2006, số lượng trang trại của khu vực chiếm tỷ trọng trên 6,9% trong tổng số 113.730 trang trại của cả nước (theo chuẩn mới). Tuy nhiên, số hộ làm KTTT chỉ mới chiếm 1,0%, sử dụng 1,34% lao động và 2,1% đất sản xuất nông, lâm, nuôi trồng thuỷ sản của cả vùng. - 8 - 2.1.2.2. Về loại hình sản xuất kinh doanh: Những năm qua tỷ trọng trang trại theo loại hình kinh doanh không ổn định, biến động mạnh. Bảng 2.1: SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI VÙNG DHNTB ĐẾN NĂM 2006 Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2006 TT Tên địa phương Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Đà Nẵng 259 8,9 283 4,3 220 3,1 327 4,2 2 Quảng Nam 423 14,6 703 10,8 916 13,0 933 11,9 3 Quảng Ngãi 63 2,2 304 4,7 393 5,6 322 4,1 4 Bình Định 400 13,8 766 11,8 1.124 15,9 993 12,7 5 Phú Yên 910 31,3 2.502 38,4 2.634 37,32.735 35,0 6 Khánh Hoà 849 29,2 1.951 30,0 1.783 25,22.498 32,0 Tổng 2.904 100,0 6.509 100 7.070 1007.808 100 Nguồn: Tổng hợp từ [1], [8], [17], [18], [19], [20]. 2.1.2.3. Về quy mô và trình độ sản xuất hàng hóa: Trong giai đoạn 2001-2006, giá trị sản lượng nông sản hàng hóa (GTSLNSHH) của các trang trại vùng DHNTB đã tăng từ 480,3 tỷ năm 2001 lên 850,5 tỷ vào năm 2006. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng GTSLNSHH của trang trại trong cả nước, tốc độ tăng trưởng của khu vực KTTT vùng DHNTB là quá thấp. Nhìn chung, trình độ sản xuất hàng hóa của các trang trại vùng DHNTB chưa cao; mặc dù có sự gia tăng nhanh chóng số lượng trang trại song quy mô và tỷ trọng đóng góp của trang trại trong sản xuất nông nghiệp tăng chậm, giá trị nông sản hàng hóa bình quân của trang trại có xu hướng giảm sút nhanh chóng. 2.1.2.3. Về quy mô các nguồn lực sản xuất a) Đất đai: Tổng diện tích của các trang trại đến năm 2006 là 37.500 ha, bình quân 4,8ha/trang trại, chỉ bằng 74,3% mức bình quân chung cả nước. Có đến 50% số trang trại có diện tích dưới 1,0 ha, chủ yếu là trang trại sản xuất tôm giống và chăn nuôi. Các trang trại trồng trọt có quy mô dao động trong khoảng 2,0-20,0 ha (chiếm trên 90%). b) Vốn đầu tư: Vốn đầu tư bình quân của trang trại tăng từ 65,6 triệu đồng năm 1999 tăng lên 380,6 triệu đồng năm 2004. Đến năm 2006, vốn bình quân đã giảm xuống còn 144,4 triệu, bằng 56% so với cả nước và chỉ bằng 40% của mức bình quân của năm 2004. Vào thời điểm 2006, - 9 - các trang trại trong vùng có quy mô vốn đầu tư khá thấp, tập trung trong khoảng từ 50-200 triệu (chiếm đến 72%). c) Lao động: Đến năm 2006, trang trại sử dụng thường xuyên khoảng 27,4 nghìn lao động, số lượng lao động bình quân/trang trại của vùng là 3,1, bằng 88,6% bình quân chung cả nước. Các trang trại có quy mô dưới 10 lao động chiếm ưu thế tuyệt đối với trên 92,6% số trang trại. 2.1.2.4. Về thu nhập: Năm 2006, thu nhập bình quân mỗi trang trại trong vùng khoảng 38,3 triệu, bằng 62,4% so với mức bình quân chung cả nước, bằng 45% của vùng Đông Nam bộ (ĐNB). Rất ít trang trại có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. 2.1.3. Những đóng góp của KTTT cho quá trình CNH, HĐH NN-NT vùng Duyên hải Nam Trung bộ 2.1.3.1. Về định lượng: KTTT đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng, từ 376,5 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 914,2 tỷ đồng năm 2004, gấp 2,4 lần. Đến năm 2006, KTTT đã đóng góp cho nền kinh tế khối lượng hàng hóa nông sản trị giá khoảng 875 tỷ đồng; thu hút được 27,4 nghìn lao động, trong đó thuê ngoài khoảng 10,1 nghìn người; đảm bảo được khoảng 50% nguyên liệu tôm, 32% nguyên liệu mía, 25% nguyên liệu sắn, 17% nguyên liệu hạt điều và 12% nguyên liệu giấy... cho các cơ sở chế biến công nghiệp trong vùng. 2.1.3.2. Về định tính: KTTT đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhiều địa phương trong vùng; khai thác tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân vào sản xuất nông sản hàng hóa; mở ra hướng làm ăn mới được đông đảo hộ gia đình nông dân tích cực tham gia; tạo ra những hạt nhân trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp... ở nông thôn. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC TRANG TRẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực đầu vào của trang trại 2.2.1.1. Tình hình huy động các nguồn lực a) Đất đai: Đất được giao chiếm 65,4%, đất nhận chuyển nhượng là 7,8%, đất tự khai phá là 18,3% còn lại là diện tích thuê, nhận thầu, nhận - 10 - khoán từ các nông, lâm trường… khoảng 8,6%. Ngoài các trang trại nuôi tôm có mức độ thâm canh khá cao, còn lại chủ yếu vẫn hoạt động quảng canh và bán thâm canh. b) Vốn đầu tư: Vốn tự có chiếm 76,2%, vốn vay chiếm 10,2%, còn lại là vốn huy động từ các nguồn khác chiếm 13,6%. c)Về lao động: Chỉ có khoảng 13% lao động được đào tạo trong đó phần lớn trình độ tương đương sơ cấp. Lao động làm thuê đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ chiếm trên 60%, người địa phương dưới 40%. 2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất của trang trại a) Hiệu quả sử dụng đất: Trong giai đoạn 2000-2004, hiệu quả sử dụng đất trong các trang trại vùng DHNTB không ổn định. Chủ yếu do thiếu vốn đầu tư, chưa quan tâm đến đầu tư chiều sâu và còn tồn tại các trang trại trá hình. Quy mô hiệu quả của trang trại vùng DHNTB là từ 6,0 – 20,0 ha. b) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn của trang trại vùng DHNTB những năm qua chưa ổn định và còn thấp so với cả nước và với kinh tế hộ gia đình.. Suất đầu tư hiệu quả đối với trồng trọt là từ 2,0-4,0 triệu đồng/ha; lâm nghiệp là 1,0-2,0 triệu đồng/ha; thủy sản là 10,0-20,0 triệu đồng/ha; kinh doanh tổng hợp không thể hiện xu thế rõ ràng song mức đầu tư hiệu quả là dưới 6,0 triệu/ha. Bảng 2.2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC TRANG TRẠI DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ QUA CÁC NĂM ĐVT: đồng Năm Duyên hải Nam Trung bộ Bình quân cả nước Kinh tế hộ gia đình 2001 0,305 0,319 0,318 2002 0,277 * * 2003 0,227 0,283 0,234 2004 0,151 0,222 0,168 2006 0,268 0,238 0,266 Nguồn: Tính toán từ [1], [17], [18], [19], [20], [30]. * Không có số liệu c) Hiệu quả sử dụng lao động: Các số liệu tính toán được ở bảng 2.3 mô tả hiệu quả sử dụng lao động trong trang trại vùng DHNTB. - 11 - Có thể thấy, xu hướng thu nhập/lao động của trang trại vùng DHNTB đang giảm tương đối so với bình quân trong trang trại cả nước. 2.2.1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào đối với kết quả kinh doanh của trang trại a) Nguồn dữ liệu phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào các số liệu điều tra đã được xử lý trên phần mềm SPSS 13, sử dụng mô hình hồi quy bội nhằm mô hình hoá mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh của trang trại (Y) với các nhân tố cơ bản là: thành phần chủ trang trại (X1), trình độ chủ trang trại (X2), số năm hoạt động (X3), số nhân khẩu của gia đình chủ trang trại (X4), quy mô lao động (X5), quy mô vốn đầu tư (X6) và diện tích canh tác (X7). b) Kết quả nghiên cứu: Đã lựa chọn được mô hình tối ưu mô tả quan hệ giữa thu nhập với các nhân tố ảnh hưởng cho từng loại trang trại. c) Những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu - Từ 60-90% những thay đổi của thu nhập bình quân trong trang trại được giải thích bởi: vốn đầu tư, lao động, đất đai và số nhân khẩu. - Trong các nhân t
Luận văn liên quan