Luận án Phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) của Trung Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam

Trong thập kỷ vừa qua, công nghệ tài chính (FinTech) đã và đang phát triển nhanh chóng, tác động đáng kể đến các sản phẩm tài chính truyền thống, các doanh nghiệp, dịch vụ, người tiêu d ng và cả cơ cấu tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trên toàn cầu. Việc ứng dụng rộng rãi các công nghệ thông tin (CNTT) như số hóa, kết nối mạng, công nghệ thông minh, c ng với nhu cầu thị trường khổng lồ đã thúc đẩy sự b ng nổ mạnh mẽ của công nghệ tài chính để phục vụ nền kinh tế. FinTech, theo đó, đã có những bước phát triển nhảy vọt, thu hút lượng vốn đầu tư lớn và mang lại nhiều lợi ích tài chính cho người tiêu d ng; kể từ năm 2010 cho đến nay, đầu tư vào FinTech trên thế giới đã tăng trưởng gấp hơn 100 lần. Việt Nam không n m ngoài xu hướng phát triển của thế giới khi làn sóng FinTech đang nhanh chóng lan rộng và tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong ngành tài chính ngân hàng tại nhiều quốc gia. Việt Nam là một thị trường có dân số trẻ đầy hứa h n cho các công ty ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, sự phát triển của FinTech tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Do trình độ, năng lực về công nghệ thông tin còn hạn chế nên các sản phẩm, dịch vụ còn sơ khai, chưa đủ sáng tạo và đột phá để cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống. Hệ sinh thái FinTech còn thiếu liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia (cơ quan quản lý, các định chế tài chính và các công ty FinTech). Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa bắt kịp với sự phát triển của các mô hình mới là rủi ro hiện hữu đối với các công ty FinTech Bởi vậy, Việt Nam rất cần tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài trong việc phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính còn non trẻ của mình, để vừa lường trước được những rủi ro, thách thức vừa học hỏi kinh nghiệm đã được tích lũy qua thực tế của những nước đi trước có thị trường FinTech phát triển. Đặc biệt, do chưa có nền tảng lý luận và tích lũy thực tiễn cần thiết, công tác giám sát hoạt động FinTech ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu, nên việc nghiên cứu sâu về FinTech là rất cần thiết và cấp bách. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý, xem xét phương pháp quản lý, giám sát để đồng thời thúc đẩy thị trường FinTech phát triển trong khi phải đảm bảo an toàn tài chính cũng như môi trường ổn định cho các định chế tài chính ngân hàng là yêu cầu cấp thiết đặt ra với Chính phủ Việt Nam.

pdf196 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) của Trung Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẠ PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẠ PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN BÌNH GIANG 2. TS. HÀ THỊ HỒNG VÂN HÀ NỘI - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các tài liệu, số liệu nêu trong luận án có nguồn trích dẫn hợp lý, không vi phạm quy định của pháp luật. Tôi cam đoan những điều trên là đúng sự thật; nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hạ ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Học viện Khoa học xã hội, khoa Kinh tế học, các thầy cô giáo và anh chị em đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Đặc biệt, nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Bình Giang và cô Hà Thị Hồng Vân đã tận tình hướng dẫn, góp ý, chỉ bảo tận tâm và đưa ra nhiều gợi mở quý báu cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. NCS cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn động viên, chia sẻ để NCS có động lực cố gắng, nỗ lực hoàn thiện tốt nhất luận án này. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án ............................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................... 4 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án............................. 5 5. Đóng góp mới của luận án ......................................................................... 7 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................ 8 7. Kết cấu của Luận án................................................................................... 9 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở TRUNG QUỐC ........... 11 1.1 Các nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của lĩnh vực FinTech ở Trung Quốc ...................................................................................................... 11 1.2 Các nghiên cứu về chính sách quản lý, phát triển lĩnh vực FinTech của Trung Quốc và kinh nghiệm ...................................................................... 13 1.3 Các nghiên cứu về thực trạng phát triển FinTech ở Trung Quốc và kinh nghiệm phát triển FinTech từ Trung Quốc ............................................ 16 1.4 Các nghiên cứu về các mảng thị trường ứng dụng FinTech và một số công ty FinTech hàng đầu của Trung Quốc ................................................ 18 1.5 Các nghiên cứu về những rủi ro, thách thức, tiềm năng và xu hướng phát triển của lĩnh vực FinTech ở Trung Quốc .................................. 21 1.6 Nhận xét, đánh giá ........................................................................................ 23 1.6.1 Các vấn đề chưa được đề cập/Khoảng trống nghiên cứu ................... 24 1.6.2 Các vấn đề mà Luận án sẽ kế thừa ..................................................... 24 1.6.3 Những vấn đề tiếp tục được triển khai nghiên cứu trong nội dung của luận án ................................................................................................... 25 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH ................................................................. 27 2.1 Khái niệm và phân loại FinTech ................................................................. 27 iv 2.1.1 Khái niệm FinTech ............................................................................. 27 2.1.2 Phân loại FinTech ............................................................................... 28 2.2 Một số nội dung cơ bản về phát triển FinTech.......................................... 29 2.2.1 Hệ sinh thái FinTech ........................................................................... 30 2.2.2 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của FinTech (Hệ sinh thái sản phẩm- dịch vụ FinTech) ................................................................. 35 2.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển FinTech ............................................. 37 2.4 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của FinTech ............................... 40 2.4.1 Các nhân tố tác động tới sự hình thành và phát triển của FinTech .... 40 2.4.2 Các nhân tố chính thúc đẩy sự thành công của các công ty FinTech ........................................................................................................ 45 2.5 Thực tiễn phát triển lĩnh vực FinTech trên thế giới ................................. 48 2.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển của FinTech trên toàn cầu ...................... 48 2.5.2 Lịch sử phát triển của FinTech tại Trung Quốc .................................. 51 2.5.3 Phát triển FinTech tại một số quốc gia điển hình khác trên thế giới. ....... 53 2.6 Khung phân tích của luận án ...................................................................... 55 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 57 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC .............................. 59 3.1 Quan điểm, chủ trương của Trung Quốc về phát triển FinTech ............ 59 3.2 Thực trạng phát triển FinTech ở Trung Quốc .......................................... 62 3.2.1 Phát triển quy mô của thị trường ........................................................ 63 3.2.2 Phát triển của Hệ sinh thái FinTech .................................................. 64 3.2.3 Phát triển về ứng dụng công nghệ ...................................................... 71 3.3 Xu hướng phát triển, thách thức và các vấn đề đặt ra đối với phát triển FinTech ở Trung Quốc ............................................................................. 72 3.3.1 Xu hướng phát triển ............................................................................ 72 3.3.2 Những thách thức và các vấn đề đặt ra đối với phát triển FinTech ở Trung Quốc ............................................................................................... 74 v 3.4 Các chính sách quản lý, phát triển FinTech của Trung Quốc ................. 76 3.4.1 Nhóm chính sách về hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như môi trường, quy hoạch tổng thể cho phát triển FinTech nói chung .................... 77 3.4.2 Nhóm chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển FinTech (đầu tư vốn, công nghệ, nhân tài... cho phát triển FinTech) ......... 93 3.4.3 Nhóm chính sách phát triển Hệ sinh thái FinTech ........................... 104 3.5 Một số đánh giá về phát triển FinTech ở Trung Quốc ........................... 107 3.5.1 Những lý do thúc đẩy FinTech phát triển nhanh và bùng nổ tại Trung Quốc ............................................................................................... 107 3.5.2 Một số đánh giá về cách tiếp cận chính sách của Trung Quốc trong việc quản lý, phát triển FinTech ....................................................... 110 3.5.3 Một số đánh giá về cách thức triển khai các chính sách quản lý, phát triển FinTech của Trung Quốc ........................................................... 114 3.5.4 Một số đánh giá về những kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại .. 116 3.6 Kinh nghiệm phát triển FinTech ở Trung Quốc ..................................... 122 3.6.1 Kinh nghiệm phát triển FinTech của Chính phủ Trung Quốc .......... 122 3.6.2 Kinh nghiệm giải quyết những thách thức chung đối với lĩnh vực FinTech ...................................................................................................... 124 3.6.3 Kinh nghiệm phát triển của một số Kỳ lân FinTech ở Trung Quốc ........................................................................................................... 128 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 133 Chương 4: MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM .......................................... 135 4.1 Khái quát thực trạng phát triển lĩnh vực FinTech ở Việt Nam ............. 135 4.1.1 Sự phát triển FinTech ở Việt Nam .................................................... 135 4.1.2 Một số vấn đề và thách thức đối với sự phát triển FinTech ở Việt Nam ............................................................................................................ 139 4.2 Tác động của sự phát triển FinTech ở Trung Quốc đến Việt Nam ....... 141 4.2.1 ―Chiến lược toàn cầu hóa‖ của các công ty FinTech Trung Quốc và tác động ................................................................................................. 141 vi 4.2.2 Tác động tiềm năng từ tiền số của Trung Quốc ............................... 144 4.3 Một số hàm ý cho phát triển FinTech ở Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm phát triển FinTech của Trung Quốc ................................................ 147 4.3.1 Về phía Chính phủ và các cơ quan quản lý ...................................... 148 4.3.2 Về phía các doanh nghiệp FinTech, các công ty phát triển công nghệ và các định chế tài chính ................................................................... 156 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................. 159 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ...................................................... 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 165 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ bằng tiếng Anh/Trung (nếu có) Viết đầy đủ bằng tiếng Việt API ADB AI BRI CNTT DCEP/ eCNY FinTech IMF KYC e-KYC Application Programming Interface The Asian Development Bank Artificial Intelligence Belt and Road Initiative (一带一路) Digital Currency Electronic Payment/ electronic Chinese Yuan Financial Technology International Monetary Fund Know Your Customer Electronic Know Your Customer Giao diện lập trình ứng dụng Ngân hàng Phát triển châu Á Trí tuệ nhân tạo Sáng kiến ―Vành đai và Con đường‖ Công nghệ thông tin Thanh toán điện tử tiền tệ kỹ thuật số/ Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc Công nghệ tài chính Quỹ Tiền tệ Quốc tế Hiểu khách hàng của bạn (Định danh khách hàng) Định danh khách hàng điện tử NHTW NHNN NIFA NDT National Internet Finance Association of China (中国 互联网 金融 协会) Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Nhà nước Hiệp hội Tài chính Internet Trung Quốc Nhân dân tệ PBoC P2P People's Bank of China (中国人民银行) Peer to Peer (lending) Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Cho vay) ngang hàng WB World Bank Ngân hàng Thế giới viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố hỗ trợ/thúc đẩy sự hình thành FinTech ................... 42 Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển công nghệ tài chính Trung Quốc năm 2021........... 84 Bảng 3.2: Đặc điểm và trường hợp ứng dụng của phát triển trọng điểm công nghệ tài chính Trung Quốc ............................................................................... 85 Bảng 3.3: Mục tiêu phát triển các thành phố trọng điểm công nghệ tài chính Trung Quốc ....................................................................................................... 86 Bảng 3.4: Tổng hợp chính sách hỗ trợ các thành phố trọng điểm công nghệ tài chính Trung Quốc (1) ....................................................................................... 87 Bảng 3.5: Tổng hợp chính sách hỗ trợ các thành phố trọng điểm công nghệ tài chính Trung Quốc (2) ....................................................................................... 89 Bảng 3.6: Tổng hợp chính sách hỗ trợ các thành phố trọng điểm công nghệ tài chính Trung Quốc (3) ....................................................................................... 91 Bảng 3.7: Tổng hợp các chính sách hỗ trợ ngành công nghệ tài chính Trung Quốc tính đến tháng 5/2021 (1) ........................................................................ 95 Bảng 3.8: Tổng hợp chính sách hỗ trợ ngành công nghệ tài chính Trung Quốc tính đến tháng 5/2021 (2) ................................................................................. 97 Bảng 3.9: Tổng hợp chính sách hỗ trợ ngành công nghệ tài chính Trung Quốc tính đến tháng 5/2021 (3) ............................................................................... 100 Bảng 3.10 Các động lực thúc đẩy tăng trưởng FinTech ở Trung Quốc .................. 108 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Hệ sinh thái FinTech .................................................................................. 34 Hình 3.1: Các phương thức thanh toán ở Trung Quốc .............................................. 65 Hình 3.2: Các phương thức thanh toán ở Mỹ ............................................................ 65 Hình 3.3 Quy mô thị trường của ngành cho vay P2P (theo khối lượng giao dịch) của Trung Quốc (từ năm 2014 và dự báo đến năm 2023) ...................... 66 Hình 4.1 Thị trường FinTech Việt Nam 2021 ........................................................ 136 Hình 4.2 Hệ sinh thái FinTech Việt Nam 2021 ...................................................... 137 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thập kỷ vừa qua, công nghệ tài chính (FinTech) đã và đang phát triển nhanh chóng, tác động đáng kể đến các sản phẩm tài chính truyền thống, các doanh nghiệp, dịch vụ, người tiêu d ng và cả cơ cấu tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trên toàn cầu. Việc ứng dụng rộng rãi các công nghệ thông tin (CNTT) như số hóa, kết nối mạng, công nghệ thông minh, c ng với nhu cầu thị trường khổng lồ đã thúc đẩy sự b ng nổ mạnh mẽ của công nghệ tài chính để phục vụ nền kinh tế. FinTech, theo đó, đã có những bước phát triển nhảy vọt, thu hút lượng vốn đầu tư lớn và mang lại nhiều lợi ích tài chính cho người tiêu d ng; kể từ năm 2010 cho đến nay, đầu tư vào FinTech trên thế giới đã tăng trưởng gấp hơn 100 lần. Việt Nam không n m ngoài xu hướng phát triển của thế giới khi làn sóng FinTech đang nhanh chóng lan rộng và tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong ngành tài chính ngân hàng tại nhiều quốc gia. Việt Nam là một thị trường có dân số trẻ đầy hứa h n cho các công ty ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, sự phát triển của FinTech tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Do trình độ, năng lực về công nghệ thông tin còn hạn chế nên các sản phẩm, dịch vụ còn sơ khai, chưa đủ sáng tạo và đột phá để cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống. Hệ sinh thái FinTech còn thiếu liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia (cơ quan quản lý, các định chế tài chính và các công ty FinTech). Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa bắt kịp với sự phát triển của các mô hình mới là rủi ro hiện hữu đối với các công ty FinTech Bởi vậy, Việt Nam rất cần tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài trong việc phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính còn non trẻ của mình, để vừa lường trước được những rủi ro, thách thức vừa học hỏi kinh nghiệm đã được tích lũy qua thực tế của những nước đi trước có thị trường FinTech phát triển. Đặc biệt, do chưa có nền tảng lý luận và tích lũy thực tiễn cần thiết, công tác giám sát hoạt động FinTech ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu, nên việc nghiên cứu sâu về FinTech là rất cần thiết và cấp bách. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý, xem xét phương pháp quản lý, giám sát để đồng thời thúc đẩy thị trường FinTech phát triển trong khi phải đảm bảo an toàn tài chính cũng như môi trường ổn định cho các định chế tài chính ngân hàng là yêu cầu cấp thiết đặt ra với Chính phủ Việt Nam. 2 Trong khi đó, Trung Quốc, nước láng giềng gần gũi có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, lại là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực FinTech trên toàn cầu. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất thế giới về thanh toán kỹ thuật số, chiếm gần 50% thị phần thanh toán toàn cầu. Nước này cũng thống lĩnh mảng cho vay trực tuyến khi chiếm tới 3/4 thị trường thế giới và là thị trường giao dịch chứng khoán trực tuyến lớn nhất toàn cầu (PwC, 2020). Sự phát triển FinTech ở Trung Quốc đã và đang giúp cho hàng tỷ người dân của nước này được hưởng lợi từ những dịch vụ tài chính số nói riêng và góp phần xây dựng, phát triển nền kinh tế số của Trung Quốc nói chung. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lĩnh vực FinTech, Trung Quốc là hình mẫu mà thế giới sẽ phải học hỏi kinh nghiệm (Zhong và Ruihui, 2019). Nước này là một trong số các quốc gia có những chính sách quản lý, phát triển FinTech một cách hiệu quả mà đã và đang cho thấy những sự thành công nhất định cả về mặt chiến lược lẫn thực tiễn. Với kinh nghiệm phát triển FinTech mạnh mẽ trong hai thập kỷ vừa qua, bài học từ Trung Quốc sẽ vô c ng ý nghĩa và hữu ích đối với các nước đi sau như Việt Nam trong việc định hướng, lập kế hoạch và thực thi các chính sách quản lý và phát triển FinTech. Bên cạnh đó, khi Trung Quốc mở cửa hệ thống tài chính của mình và đã tung ra loại tiền kỹ thuật số quốc gia đầu tiên trên thế giới, lĩnh vực FinTech của nước này đang sẵn sàng tạo ra những tác động lớn đến thị trường tài chính toàn cầu. Bởi vậy, nghiên cứu quá trình phát triển FinTech của Trung Quốc; những bài học thành công và hạn chế của quốc gia láng giềng trong quản lý và phát triển thị trường này sẽ có giá trị tham khảo to lớn cho Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu các chính sách, biện pháp mà Trung Quốc áp dụng nh m thúc đẩy cũng như quản lý hoạt động FinTech; từ đó, đúc rút những kinh nghiệm và gợi mở cho quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc quản lý và phát triển bền vững lĩnh vực FinTech và các đối sách cho Việt Nam trước những tác động tiềm năng từ sự phát triển FinTech của Trung Quốc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn hết sức thiết thực. Với ý nghĩa quan trọng đó, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề “Phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) của Trung Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam‖ làm đề tài luận án tiến sỹ. 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là làm rõ thực trạng và các chính sách phát triển lĩnh vực FinTech ở Trung Quốc; đúc kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển FinTech của nước này để cho Việt Nam tham khảo và đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam. Bên cạnh mục tiêu chính là đúc kết kinh nghiệm, luận án cũng xem xét một số xu hướng tác động tiềm năng từ sự phát triển FinTech ở Trung Quốc để đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam về mặt ứng phó tác động. Để đạt được những mục tiêu đó, luận án sẽ hướng tới các mục tiêu cụ thể sau đây: (1) Phân tích, đánh giá sự phát triển lĩnh vực FinTech của Trung Quốc, các chính sách quản lý và thúc đẩy phát triển FinTech của nước này; (2) Đánh giá những mặt thành công (hay thành tựu đạt được), những thách thức và các vấn đề đặt ra đối với sự phát triển FinTech của Trung Quốc; (3) Rút ra kinh nghiệm tham khảo và một số hàm ý cho Việt Nam. (4) Xem xét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_linh_vuc_cong_nghe_tai_chinh_fintech_cua.pdf
  • pdfQD_NguyenThiHa.pdf
  • pdfTT NguyenThiHa.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiHa.pdf
Luận văn liên quan