Ngay khi ra đời ở nửa sau thế kỷ 20, CNTT đã chứng tỏ tính ưu việt và tốc
độ phát triển vượt bậc so với các ngành công nghệ khác. Chỉ trong một khoảng thời
gian ngắn, CNTT đã phát triển nhảy vọt. Từ cỗ máy nặng hàng tấn với những tấm
bìa đục lỗ, đến ngày nay là thiết bị cầm tay tích hợp hàng trăm chương trình; từ
những chiếc máy tính riêng lẻ kết nối thành hệ thống mạng internet toàn cầu; từ
những chương trình viết bằng ngôn ngữ máy đến phần mềm chuyên nghiệp ứng
dụng trong mọi lĩnh vực; từ phương thức lưu trữ đơn lẻ, cục bộ đến công nghệ điện
toán đám mây Với những thành tựu này, CNTT thâm nhập vào tất các lĩnh vực
trong đời sống của con người. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, thế kỷ 21 được đánh
dấu bởi “Giáo dục số hóa trong nền kinh tế tri thức – Education for a digital world”.
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục những năm đầu thế kỷ này được coi là cuộc
cách mạng thứ 3 liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong tiếp nhận, phân bổ
thông tin và hiện tại đang là thời kỳ của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong thời đại kỹ thuật số, một trong những yếu tố đảm bảo cho việc phát
triển năng lực nghề nghiệp là khả năng sử dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn
và đời sống xã hội. Năng lực CNTT trở thành năng lực cơ bản, cần thiết cũng như
khả năng đọc, viết và tính toán. Đối với giáo viên, năng lực CNTT trở thành một
thành phần cơ bản trong năng lực nghề nghiệp, cần được hình thành, phát triển ở
trường đại học và tiếp tục được bồi dưỡng, phát huy trong suốt quá trình hoạt động
nghề nghiệp của mình. Vai trò của các trường sư phạm đặc biệt quan trọng trong
định hướng và phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung và năng lực CNTT trong
dạy học cho SVSP nói riêng.
224 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
f
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ KIM LOAN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ KIM LOAN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9.14.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Nguyễn Thị Tình
2. PGS.TSKH Nguyễn Xuân Huy
HÀ NỘI – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Lê Thị Kim Loan
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án, chúng tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân.
Chúng tôi xin bày tỏ tình cảm quý trọng và tri ân đến PGS.TS Nguyễn Thị Tình
và PGS.TSKH Nguyễn Xuân Huy, những cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình
chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý - Giáo dục, Tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy, các
nhà khoa học, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập,
nghiên cứu, hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu sinh.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, giảng viên và sinh viên của
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng,
Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Phạm Văn Đồng, các trường THPT
trên địa bàn Tp Tuy Hòa, huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa của tỉnh Phú Yên đã
tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình khảo
sát và thực nghiệm đề tài luận án.
Chúng tôi đặc biệt tri ân Lãnh đạo, tập thể giảng viên và sinh viên Trường
Đại học Phú Yên đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi được học tập và đồng hành cùng
chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Chúng tôi trân trọng biết ơn sự tư vấn,
giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học, các chuyên gia.
Và, lời tri ân sâu sắc nhất xin kính gửi đến Mẹ, gia đình và những người bạn
đã dành trọn cho chúng tôi tình yêu và niềm tin để vượt qua khó khăn, hoàn thành
luận án.
Trân trọng biết ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Lê Thị Kim Loan
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ....................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ........................................................................................ 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 10
1.1.1. Nghiên cứu về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học 10
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
cho sinh viên sư phạm 13
1.1.3. Nhận xét chung về những vấn đề đã được nghiên cứu và xác định
những vấn đề luận án cần giải quyết 21
1.2. Những vấn đề lý luận về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của
sinh viên sư phạm ....................................................................................... 23
1.2.1. Năng lực công nghệ thông tin 23
1.2.2. Năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên sư phạm 33
1.2.3. Khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy học đối với sinh viên
sư phạm 36
1.3. Những vấn đề lý luận về phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy
học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học............................................ 45
1.3.1. Khái niệm phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên sư phạm 45
1.3.2. Sự cần thiết phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên sư phạm 47
1.3.3. Mục đích phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên sư phạm 48
iv
1.3.4. Nguyên tắc phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên sư phạm 49
1.3.5. Nội dung phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên sư phạm 50
1.3.6. Các con đường phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
cho sinh viên sư phạm 52
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực công nghệ thông tin
trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học ............................ 54
1.4.1. Các yếu tố chủ quan 54
1.4.2. Các yếu tố khách quan 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 59
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ........................................................................................ 60
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu và tổ chức khảo sát thực trạng phát triển
năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở
trường đại học ............................................................................................. 60
2.1.1. Khái quát về địa bàn khảo sát thực trạng 60
2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 62
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển năng lực công nghệ thông tin trong
dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học ....................................... 66
2.2.1. Phân tích chung về đối tượng khảo sát 66
2.2.2. Thực trạng năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên
sư phạm 68
2.2.3. Thực trạng phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên sư phạm 76
2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực
công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường
đại học 88
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển năng lực công nghệ thông tin
trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học ............................ 91
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân 91
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 95
v
Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................................................................................... 96
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tin
trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học ............................. 96
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học sư phạm 96
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học công nghệ 96
3.1.3. Đảm bảo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn kỹ năng công nghệ
thông tin cơ bản 97
3.1.4. Đảm bảo tính liên ngành 98
3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 98
3.1.6. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 99
3.1.7. Đảm bảo tính hiện đại, mở và khả dụng 100
3.2. Các biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên sư phạm ở trường đại học ........................................................ 100
3.2.1. Biện pháp 1: Cụ thể hóa khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy
học đối với sinh viên sư phạm 100
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình dạy học định
hướng phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên sư phạm 105
3.2.3. Biện pháp 3: Tư vấn, hướng dẫn sinh viên sư phạm tự học, tự bồi
dưỡng năng lực công nghệ thông tin trong dạy học 109
3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp hoạt động giảng dạy các học phần về phương
pháp dạy học và công nghệ thông tin với hoạt động thực hành nghề
nghiệp của sinh viên sư phạm ở trường phổ thông 110
3.2.5. Biện pháp 5: Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin và thiết lập môi
trường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư
phạm 112
3.2.6. Biện pháp 6: Đánh giá mức độ phát triển năng lực công nghệ thông tin
trong dạy học của sinh viên sư phạm 114
3.2.7. Điều kiện thực hiện các biện pháp 117
3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp 117
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp ....................................................................... 120
3.3.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo nghiệm 120
vi
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm 120
3.4. Thực nghiệm biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy
học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học ............................................ 122
3.4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 122
3.4.2. Quy trình thực nghiệm 122
3.4.3. Kết quả thực nghiệm 127
3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 139
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 145
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 151
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nghĩa
1. CNTT Công nghệ thông tin
2. CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông
3. DH Dạy học
4. ĐH Đại học
5. ĐT Đào tạo
6. EU
European Union - Liên minh châu
Âu
7. GD Giáo dục
8. GD-ĐT Giáo dục và đào tạo
9. GV Giảng viên
10. ICT
Information and Communication
Technology – Công nghệ thông tin
và truyền thông
11. NL Năng lực
12. OECD
Organization for Economic Co-
operation and Development, Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế
13. SV Sinh viên
14. SVSP Sinh viên sư phạm
15. TN Thực nghiệm
16. UNESCO
United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên Hiệp Quốc
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1. Bảng 1.1. Hệ thống năng lực CNTT tổng quát 31
2. Bảng 1.2. Phân tích nghề giáo viên theo phương pháp DACUM 40
3.
Bảng 1.3. Hệ thống năng lực thành phần của khung năng lực CNTT
trong dạy học đối với SVSP
42
4. Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát 63
5. Bảng 2.2. Thang đo khoảng theo giá trị trung bình 66
6. Bảng 2.3. Thống kê số lượng SV theo ngành, trường và năm 67
7. Bảng 2.4. Thực trạng năng lực CNTT trong dạy học của SVSP 69
8.
Bảng 2.5. Đánh giá năng lực CNTT trong dạy học của SVSP
theo nhóm
73
9. Bảng 2.6. Kết quả phân tích One – Way ANOVA 74
10. Bảng 2.7. Thực trạng năng lực CNTT theo trường đại học 74
11. Bảng 2.8. Thực trạng năng lực CNTT theo ngành, giới tính và năm 75
12. Bảng 2.9. Thời gian sử dụng CNTT trong ngày của SVSP 77
13. Bảng 2.10. Mục đích sử dụng CNTT của SVSP 77
14. Bảng 2.11. Tần suất sử dụng CNTT của SVSP 78
15. Bảng 2.12. Kết quả khảo sát năng lực CNTT của GV 79
16.
Bảng 2.13. Mức độ cần thiết phát triển năng lực CNTT trong dạy
học cho SVSP
80
17. Bảng 2.14. Thực trạng mức độ đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất 82
18. Bảng 2.15. Công bố chuẩn CNTT đối với cho GV 83
19. Bảng 2.16. Công bố chuẩn CNTT đối với SVSP 84
20. Bảng 2.17. Kế hoạch/chiến lược phát triển năng lực CNTT cho SV 84
21. Bảng 2.18. Công bố mục tiêu năng lực CNTT 85
22. Bảng 2.19. Hình thức phát triển năng lực CNTT cho SVSP 85
23. Bảng 2.20. Mức độ phát triển năng lực CNTT của SVSP 86
24.
Bảng 2.21. Mức độ thực hiện phát triển năng lực CNTT trong dạy
học cho SVSP
87
25.
Bảng 2.22. Thực trạng các con đường phát triển năng lực CNTT
cho SVSP
88
ix
26.
Bảng 2.23. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát
triển năng lực CNTT cho SVSP
89
27.
Bảng 2.24. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát
triển năng lực CNTT cho SVSP
90
28. Bảng 3.1. Nội dung Năng lực 1 của khung năng lực CNTT 102
29. Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp 120
30. Bảng 3.3. Tiến trình thực nghiệm Biện pháp 1 124
31. Bảng 3.4. Năng lực CNTT trong dạy học của SV trước và sau TN 127
32.
Bảng 3.5. Thống kê số SV theo các mức năng lực CNTT trong dạy
học trước và sau thực nghiệm
128
33.
Bảng 3.6. Bảng điểm thi học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học
Tiếng Anh
129
34.
Bảng 3.7. Thống kê điểm thi học phần Ứng dụng CNTT trong dạy
học Tiếng Anh theo các mức điểm
129
35.
Bảng 3.8. Bảng điểm học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học
Tiếng Anh
129
36.
Bảng 3.9. Thống kê điểm học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học
Tiếng Anh theo các mức điểm
130
37. Bảng 3.10. Bảng điểm thực tập giảng dạy 130
38. Bảng 3.11. Thống kê điểm thực tập giảng dạy 130
39.
Bảng 3.12. Kết quả phân tích Paired – Samples T Test đối với
Nhóm 1
131
40.
Bảng 3.13. Kết quả phân tích Paired – Samples T Test đối với
Nhóm 2
132
41. Bảng 3.14. Kết quả phân tích One-Way ANOVA đối với điểm HP 135
42.
Bảng 3.15. Kết quả phân tích One-Way ANOVA đối với điểm
THGD
135
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TT Tên biểu đồ, sơ đồ Trang
1.
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của các nhóm về 10 năng lực thành phần của
SVSP
73
2.
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của các nhóm về năng lực CNTT trong dạy
học của SVSP
73
3.
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ Mean Plots trong phân tích One-Way
ANOVA
74
4.
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của các nhóm về mức độ cần thiết phát triển
các năng lực CNTT cho SVSP
81
5.
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của các nhóm về mức độ phát triển các năng
lực của SVSP
86
6. Sơ đồ 3.1. Các bước xây dựng đề cương chi tiết học phần 106
7.
Biểu đồ 3.2. So sánh số SV theo các mức năng lực CNTT trong dạy
học trước và sau TN
128
8.
Biểu đồ 3.3. So sánh điểm năng lực CNTT trong dạy học của SV
trước và sau TN
128
9.
Biểu đồ 3.4. So sánh hệ số tương quan trong Paired- Samples T
Test của Nhóm 1 và Nhóm 2
133
10.
Biểu đồ 3.5. Biểu diễn quan hệ giữa năng lực CNTT trong dạy học
Nhóm 1 trước và sau TN
134
11.
Biểu đồ 3.6. Biểu diễn quan hệ giữa năng lực CNTT trong dạy học
Nhóm 2 trước và sau TN
134
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên biểu đồ, sơ đồ Trang
1. Hình 1.1. Cấu trúc năng lực 26
2. Hình 1.2. Khung năng lực CNTT tổng quát 33
3. Hình 3.1. Mô hình nội dung khung năng lực CNTT 101
4. Hình 3.2. Mô hình nội dung năng lực thành phần 102
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay khi ra đời ở nửa sau thế kỷ 20, CNTT đã chứng tỏ tính ưu việt và tốc
độ phát triển vượt bậc so với các ngành công nghệ khác. Chỉ trong một khoảng thời
gian ngắn, CNTT đã phát triển nhảy vọt. Từ cỗ máy nặng hàng tấn với những tấm
bìa đục lỗ, đến ngày nay là thiết bị cầm tay tích hợp hàng trăm chương trình; từ
những chiếc máy tính riêng lẻ kết nối thành hệ thống mạng internet toàn cầu; từ
những chương trình viết bằng ngôn ngữ máy đến phần mềm chuyên nghiệp ứng
dụng trong mọi lĩnh vực; từ phương thức lưu trữ đơn lẻ, cục bộ đến công nghệ điện
toán đám mây Với những thành tựu này, CNTT thâm nhập vào tất các lĩnh vực
trong đời sống của con người. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, thế kỷ 21 được đánh
dấu bởi “Giáo dục số hóa trong nền kinh tế tri thức – Education for a digital world”.
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục những năm đầu thế kỷ này được coi là cuộc
cách mạng thứ 3 liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong tiếp nhận, phân bổ
thông tin và hiện tại đang là thời kỳ của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong thời đại kỹ thuật số, một trong những yếu tố đảm bảo cho việc phát
triển năng lực nghề nghiệp là khả năng sử dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn
và đời sống xã hội. Năng lực CNTT trở thành năng lực cơ bản, cần thiết cũng như
khả năng đọc, viết và tính toán. Đối với giáo viên, năng lực CNTT trở thành một
thành phần cơ bản trong năng lực nghề nghiệp, cần được hình thành, phát triển ở
trường đại học và tiếp tục được bồi dưỡng, phát huy trong suốt quá trình hoạt động
nghề nghiệp của mình. Vai trò của các trường sư phạm đặc biệt quan trọng trong
định hướng và phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung và năng lực CNTT trong
dạy học cho SVSP nói riêng.
Phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP là một nhiệm vụ quan
trọng trong quá trình đào tạo giáo viên, cụ thể hóa quan điểm đào tạo theo định
hướng phát triển năng lực người học. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, các
trường đại học cần căn cứ vào khung lý luận cơ bản bao gồm các khái niệm, khung
năng lực CNTT trong dạy học, nội dung, các con đường và các yếu tố ảnh hưởng
2
đến phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP. Lý luận dạy học đại học
hiện đại đã và đang tập trung nghiên cứu quá trình đào tạo định hướng phát triển
năng lực người học trong bối cảnh phát triển công nghệ số và Cách mạng công
nghiệp 4.0. Tuy nhiên, khung lý luận cơ bản về phát triển năng lực CNTT trong
dạy học cho SVSP chưa được hoàn thiện và cần thiết phải có những nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề này để giúp các trường đại học có cơ sở xây dựng biện pháp
phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP.
Ở Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XI của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã xác định
rõ mục tiêu đổi mới là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả
giáo dục, đào tạo; Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy
tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân ”[2]. Một trong những
mục tiêu cụ thể là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng
của người học, tập trung vào dạy cách học, khuyến khích người học tự học và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học.
Nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT là phương tiện dạy học hiện
đại các trường đại học đã tăng cường ứng dụng CNTT trong toàn bộ quy trình đào
tạo và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. CNTT làm thay đổi phương pháp
giảng dạy của giáo viên, từ hình thức lớp học truyền thống sang lớp học sử dụng đa
phương tiện, lớp học trực tuyến, lớp học kết hợp giữa truyền thống và trực tuyến.
Tuy nhiên, việc phát triển năng lực CNTT cho SVSP chưa được quan tâm đúng
mức. Những năng lực CNTT gì cần phát triển và làm thế nào để phát triển những
năng lực này cho SVSP đang là một vấn đề mà các trường đại học cần quan tâm
nghiên cứu sâu sắc hơn.
Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong đào tạo
giáo viên ở trường đại học nhưng chưa có nghiên cứu về phát triển năng lực CNTT
trong dạy học cho SVSP một cách toàn diện. Ở Việt Nam, phần lớn các nghiên cứu
3
chủ yếu tập trung theo hướng xem CNTT là một phương tiện dạy học và đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong đào tạo giáo viên. Việc xem năng lực CNTT là một trong
những năng lực nghề nghiệp và phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP
theo quan điểm đào tạo định hướng phát triển năng lực chưa được các nghiên cứu
quan tâm.
Với những lý do nêu trên, việc chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực
công nghệ thông tin tron